IV. Quay một bộ phim
A.Phương pháp quay thông thường
Screenwriter viết kịch bản, the producer tìm kiếm director, key actor và một thứ quan trọng : budget để thực hiện bộ phim, shooting schedule được ấn hành. Tất cả những quá trình này được gọi là development stage
Tiếp theo là pre-prodution stage. Trong suốt quá trình này, producer sẽ thông qua kịch bản cuối cùng, đoàn làm phim và diễn viên khác được chọn, địa điểm quay được ấn định, director, assistan director, UPM, producer lên kế hoạch cho những cảnh quay riêng lẻ. Nếu có thể, actor tập luyện trước. The producer, director, và designers làm việc với nhau để dựng cảnh cho phim, trang trí, phục trang, trang điểm, kiểu tóc và ánh sáng.
Khi quá trình chuẩn bị hoàn thành, thì đoàn làm phim mới bắt đầu tiến hành quay thực sự. Một bộ phim được quay đoạn này tới đoạn khác, một đoạn được quay từ cảnh này tới cảnh khác. Thường thì các đoạn và cảnh thường được quay không theo trật tự như chúng xuất hiện trong phim sau này, lý do là quá trình quay phụ thuộc và nhiều yếu tố như thời tiết, diễn viên, dàn dựng trong ở các địa điểm quay. Những cảnh dựng rộng lớn, khó thường được quay cuối cùng, vì nó mất khá nhiều thời gian để hoàn thành, những cảnh này có thể rất phức tạp, ví dụ như trong Titanic (1997), các nhà làm phim đã dựng các phòng khách hạng sang, cầu thang, phòng ăn rộng lớn trên một bể chứa 19 triệu lít nước rồi dung hệ thống thuỷ lực kéo chúng xuống nhằm thể hiện cảnh con tàu chìm.
Chuẩn bị cho một cảnh quay bao gồm 5 thao tác chính :
– Phục trang, đạo cụ, trang trí, hoá trang, trang điểm, dựng cảnh
.
– Diễn viên xem thông qua kịch bản và diễn xuất
– The director of photography lựa chọn và điều chỉnh ánh sáng
– Đội ngũ âm thanh tính toán mức âm lượng, vị trí của các microphone
– Đạo diễn quan sát và phối hợp mọi hoạt động
Mỗi cảnh phim được quay gọi là take, đối với cảnh quay phức tạp như chiến đấu liên tục trên chiến trường, đạo diễn cần phải sử dụng nhiều máy quay để giảm bớt số take, sau mỗi take, đạo diễn hội ý với cameraman và production sound mixer, nếu diễn viên diễn xuất tốt và không có vấn đề về camera và âm thanh, take đó sẽ dừng lại nếu không thì quay lại.
Thường thì quay những master shot (cảnh rộng, toàn cảnh ) dài với hầu hết cách hành động của diễn viên, sau đó là quay cover shot, cover shot là những đoạn ngắn, cover shot sẽ được biên tập và lồng vào master shot nhằm tăng biểu cảm, ấn tượng (dramatic) của đoạn phim và làm cho từng chi tiết có ý nghĩa. Cover shot bao gồm quay cận cảnh (closeup), vừa phải (medium shot), xa (long shot), tracking shot (camera di chuyển trong lúc quay) và panning shot (camera xoay khi đang quay). Hợp lại toàn bộ các shot ta có coverage. Mỗi cover shot cần phải xác định lại vị trí mới cho camera cũng như những bố trí mới về microphone, diễn viên, ánh sáng, do đó buộc phải làm sao để cảnh này phải khớp với cảnh kia. Ví dụ như trong master shot, nam diễn viên cầm súng tay trái thì anh này không được cầm súng bằng tay phải trong closeup chẳng hạn.
Cuối một ngày, những cảnh đạo diễn ưng ý sẽ được print. Ngày tiếp theo, director, producer, cinematographer, và edior sẽ xem lại dailies. Khi quay xong, director và editor gộp những cảnh thành một đoạn, gộp đoạn thành sequences (đoạn liên tục), và sequences đầu tiên được gọi là early cut. Khi biên tập, director và editor sẽ bỏ những take thừa, cấu trúc cuối cùng của phim cũng xuất hiện và gọi là rough cut. Sau đó các cảnh và đoạn chuyển tiếp được trau chuốt lại, rough cut dần dần thành first cut
Trong suốt quá trình postprodution (hậu kỳ), director và editor sẽ sửa chửa các sai sót. Trong quá trình biên tập first cut, đạo diễn sẽ cân nhắc các đề xuất của biên tập nhưng vẫn cố giữ toàn bộ bộ phim theo kế hoạch. Nhà sản xuất cũng tham gia quá trình này, đặc biệt khi đạo diễn và biên tập quyết định quay lại cảnh nào đó -> kinh phí tăng. Khi first cut hoàn thành, nhà sản xuất cùng với biên tập hoặc (và) đạo diễn thực hiện những chọn lọc khác. Cuối cùng first cut thành final cut và phim đã sẳn sàng để biên tập âm thanh, hoàn thành nhạc nền và hoà âm.
B.Kỹ thuật trong quay phim
1. Máy quay
Chuẩn bị phim, điều chỉnh ống kính và quay. (^_^ hình như không đơn giản như mình nghĩ)
Những bộ phận quan trọng của máy quay phim là lens (ống kính), shutter (cửa chập), two weels (hai ống tròn để phim). Khi quay thì shutter mở, phim lộ ra thu nhận những hình ảnh qua ống kính, sau đó shutter đóng lại và một thiết bị được gọi là pull-down claw chuyển phim, chuẩn bị cho lần quay kế tiếp. Thông thường, chu kỳ làm việc của máy quay là 24 lần 1 giây, tạo ra 24 hình ảnh riêng rẻ liên tiếp.
Bằng cách điều chỉnh chu kỳ làm việc của máy quay (nhanh hơn hay chậm hơn 24 lần 1 giây), người ta có thể tạo ra những chuyển động dài hay ngắn. Ví dụ như cảnh phim quay với 72 frames (khung hình) trong 1 giây, chiếu ở máy phát 24 frames 1 giây thì 1 giây lúc quay sẽ được xem trong vòng 3 giây trên màn hình, do đó chúng ta sẽ thấy chuyển động chậm đi 3 lần khi xem trên màn hình. Quay ở số khung hình thấp (bé hơn 24 frames) tạo ra những hiệu ứng trái ngược nhau và đặc biệt hữu ích khi quay những quá trình xảy ra rất chậm. Ví dụ như sự phát triển của thực vật, khi sự phát triển thực vật được quay với 1 frame trong 3 giờ và chiếu trên máy phát 24 frames 1 giây thì 3 ngày phát triển của thực vật được xem trong vòng 1 giây, và chúng ta có thể xem được một bông hoa nở trong vòng vài giây.
Sự điều đặn hình ảnh trong lúc quay của camera là do camera mount (giá) và một thiết bị được gọi là registration pin. Camera thường được hổ trợ bởi tripod (giá 3 chân) trong lúc quay, đường ray để camera di chuyển gọi là dolly, trục nâng máy quay lên cao hay xuống thấp gọi là boom (Micti Moviesboom!?). Steadicam là một giá của camera được thay thể khi việc sử dụng dolly và boom gặp khó khăn, ví dụ như quay ở cầu thang. Steadicam sử dụng những con quay hồi chuyển (gyroscope) và các thiết bị điện tử khác để giữ camera khỏi lung lay. Khi cameraman không muốn sự thằng bằng thì họ chẳng cần dùng đến camera mount. Họ sẽ dùng tay để giữ nó. Kỹ thuật quay bằng tay được dùng cho phim tài liệu để quay nhanh hay trong phim truyện để tạo cảm giác như documentary.
2.Ánh sáng
Một cảnh có thể quay ở studio hay một địa điểm nào đó, có nghĩa rằng địa điểm quay không phải là lý tưởng, và ánh sáng cũng bị ảnh hưởng.
Có hai nguồn sáng được sử dụng trong lúc quay, tuỳ vào quay ngoài hay quay trong studio. Đèn nóng sáng (incandescent lamps), vài watt đến 10000 watt giống như bóng đèn trong nhà được, được dùng nhiều trong thời gian quay. Đèn hồ quang (arc lamp), mạnh hơn toả ra rộng hơn, được sử dụng khi cần chiếu sáng một vùng rộng lớn hoặc khi cảnh cần đến ánh sáng vô cùng lớn.
Nhiều địa điểm quay nằm ở ngoài trời, thời thiết không thể đoán trước được, làm cho việc chuẩn bị ánh sáng gặp khó khăn. Ngay cả ban ngày, đoàn làm phim vẫn và sử dụng đèn và gương phản xạ để tăng ánh sáng hay để giấu đi chổ râm và tối. Khi địa điểm quay quá sáng, đoàn làm phim sẽ sử dụng đến butterflies (tấm vải làm từ lụa hay vật liệu khuếch tán) để giảm bớt độ sáng.
Thỉnh thoảng, đạo diễn thực hiện day-for-night shooting (quay ban ngày cho những cảnh ban đêm). Để đạt hiệu quả mong muốn, đoàn làm phim đưa vật thể cần quay vào trong bóng râm, vị trí camera không quay được cảnh trên trời, sử dụng những cái lọc (filters) đặt trên ống kính, tất nhiên là còn có các kỷ thuật khác.
3.Thu âm
Trong làm phim, âm thanh được ghi lại bằng microphone và thu vào băng. Suốt quá trình quay, boom sẽ giữ những microphone trên đỉnh đầu diễn viên, tất nhiên camera sẽ không quay hình ảnh này! Bất cứ khi nào có thể, mỗi bản thu gốc chỉ có duy nhất một đoạn hội thoại.
Đôi khi quay ngoài trời, có quá nhiều tiếng ồn và tạp âm làm cho đoạn hội thoại của diễn viên không rõ thì lúc đó người ta sẽ dùng đến phương pháp ADR. Trong quá trình postproduction, foley artist còn phải tạo ra những âm thanh đặc biệt như tiếng chân.
Bản nhạc chính của phim được thu âm riêng. Hội thoại là hội thoại, nhạc phim là nhạc phim, hiệu ứng là hiệu ứng, tất cả điều nằm rời nhau trong mỗi track. Thông thường toàn bộ âm thanh của phim nằm trong 30 track hay nhiều hơn, sound editor sẽ có nhiệm vụ hoà âm và nối chúng và chúng sẽ nằm một track riêng biệt với final cut.
4.Phim để quay
Phim dùng để quay được sản xuất thành những đoạn dài và được bỏ vào trong những cuộc tròn (rolls). Những hàng răng cưa hai bên mép phim giúp nó di chuyển được trong camera, printer, và projector (máy chiếu phim) với tốc độ chuẩn 24 hình giây. Khi phần âm thanh hoàn thành, hình ảnh và âm thanh cùng được cho vào một vào để đưa tới rạp xinê.
Độ rộng chuẩn của phim thường dùng để quay phim truyện là 35 li (mm), tất nhiên vẫn có loại lớn hơn như loại 70 li hay nhỏ hơn như 16 li, loại này thường được dùng để quay trong phim có ít kinh phí hay phim thực nghiệm. (Những nhà làm phim ngày nay thường dùng đến các loại băng video kỹ thuật số cho phim tài liệu hay thực nghiệm vì giá rẻ, chất lượng không thua kém và dễ thao tác).
Phim có một lớp mỏng được làm bằng vật liệu nhạy sáng gọi là emulsion (chất bắt ánh sáng trên phim ảnh), hầu hết các emulsion chứa bạc brômua. Đối với phim màu, có 3 lớp, mỗi lớp chứa bạc brômua với một hoá chất dễ bắt một trong ba màu là đỏ, xanh da trời, xanh lá cây. Khi quay mỗi ảnh thu được sẽ nằm trên 3 lớp màu khác nhau.
Khi emulsion gặp sáng, hình ảnh sẽ hình thành. Suốt quá trình xử lý, người ta thay đổi lớp halogen bạc bằng bạc kim loại ở những nơi ánh sáng chiếu vào trên emulsion. Công đoạn tiếp theo, phần halogen bạc không bị ảnh hưởng của ánh sang được rửa sạch bằng hoá chất gọi là hypo hay fixer (chất hảm). Còn lại là bạc kim loại, người ta thu được phim âm bản, phần tối nhất là nơi ánh sáng chiếu vào mạnh nhất và ngược lại, phần sáng nhất là nơi ánh sáng ít chiếu nhất.
Để làm phim dương bản, người ta lại cho ánh sáng đi qua phim âm bản và sang qua một cuộn phim khác. Phần nào trên phim âm bản dày thì phần tương ứng trên phim dương bản ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Tiếp theo sẽ rửa sạch phần bạc halogen còn lại trên phim dương bản, làm nó trái ngược với phim âm bản.
To be continued…
Bài viết của micti
=MoviesBoOm=
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.