Nhật Bản, năm 1998 : phim The Ring (Ringu) của đạo diễn Hideo Nakata và phim Spiral (Rasen) của đạo diễn Joji Iida là hai phim đã "bò" vào các rạp cine và tiến tới giết địch thủ . Lúc đó, học sinh nữ trung học là những khán giả được 2 phim này muốn nhắm đến, nhưng sự ảnh hưởng của loại phim này lại nổ bùng trên toàn thế giới . Không ai có thể ngờ rằng sức hút đó lại sụp đổ và trớ lại khởi đầu sau 7 năm .
Khi nhắc đến phim kinh dị của Nhật Bản thì những khán giả ruột của dạng phim này sẽ nghĩ ngay ra được những điểm chung của nó : những hồn ma đi trả thù, tóc đen dài đong đưa, tiếng kêu "meo meo" của những hồn ma bé trai, những cuốn băng video bị nguyền rủa (hoặc điện thoại di động hoặc là máy vi tính ), những căn chung cư bị mục nát, những tờ báo cuốn sách bị đóng bụi, những âm thanh và hình ảnh ghê rợn . Rồi kể cả những kết thúc hạnh phúc một cách kỳ lạ , khó tin . Cũng không quên nhắc đến những bài hát nghe ngọt ngào trong phim .
"Phim kinh dị Nhật Bản", là một cái danh hiệu thông minh được đặt cho thể loại phim được khởi sự từ giữa những năm '90, nhưng thực ra danh hiệu này như một sợi dây kim tuyến mỏng manh. Không khác gì "Phim kinh dị Hàn Quốc" , loạt phim được chiếu cố đến gần đây, cả hai dạng phim này đều không thể nào có thể biến đổi vững bền như kim loại để đúc thành tiền xu được . Dần dần, khán giả đã quá mệt mỏi với những phim kinh dị Nhật Bản được ra mắt gần đây . Có lẽ mệt mỏi nhất là vấn đề những nhà làm phim Nhật có thói quen làm những phần kế tiếp cho một phim, hoặc cố làm mới lại một phim nào đó . Đó chính là lý do chính khiến cho phim kinh dị Nhật Bản (kể cả phim Hollywood ) ngày càng tồi tệ .
Nếu nói đến một nhân vật quan trọng gây ảnh hưởng lớn nhất cho phim kinh dị Nhật Bản hiện nay thì nhân vật đầu tiên được nhắm đến là đạo diễn Takeshige Ichise . Không có ông thì không có Ring, Grudge hoặc Dark Water . Một nhà làm phim thiên tài và nhà viết kịch bản của nhiều phim khác (kể cả phim The Grudge làm lại bởi Mỹ ) . Nhắc sơ qua những dự định tương lai của đạo diễn này chúng ta sẽ thấy là năm 2006, ông dự định cho ra Juon 3 và The Grudge 2 tại Mỹ . Đôi tay của đạo diễn Takashige Ichise là đôi tay của ma quỷ, chính ông tạo dựng lên chúng thì chính đôi tay ông cũng huỷ diệt nó một cách mau chóng trong tương lai nếu ông cứ làm như thế . Trước khi nói đến tương lai của phim kinh dị Nhật Bản thì chúng ta cũng nên nhắc qua lịch sử của nó .
LỊCH SỬ: THỂ LOẠI KINH DỊ TRONG VĂN HỌC, HỘI HOẠ VÀ TRUYỆN TRANH CỦA NHẬT BẢN.
Thể loại kinh dị đã có lịch sử lâu dài được nhìn thấy trong văn học, sách vở, điêu khắc và nhiều dạng nghệ thuật khác xa xưa của Nhật Bản . Một số người sẽ cho rằng tác phẩm Ugetsu Monogatari (Tales of Moonlight and Rain) của tác giả Akinari Uada là tác phẩm văn học đầu tiên của thể loại kinh dị Nhật Bản . Đây cũng là tác phẩm mà đạo diễn Kenji Mizoguchi chọn lựa để tạo ra làn sóng thể loại kinh dị hiện tại của Nhật . Nhưng riêng về mặt điện ảnh hiện nay thì nó ít được dùng đến .
Akinari Ueda (1734-1809) là một trẻ mồ côi và được nuôi nấng bởi cha mẹ nuôi . Lớn lên, ông làm từ nghề buôn bán, đến viết văn và bác sĩ . Sự khác biệt lớn nhất mà ông có được so với nhiều tác giả lúc đó là ông viết theo nhiều phong cách nhưng hay đưa những kinh nghiệm sống và những sự việc xảy ra cho chính ông để đưa vào tác phẩm của mình . Qua đó, ông cho ra 2 tác phẩm Ugetsu Monogatari và Harusame Monogatar (Tales of Spring Rain, đây là tác phẩm chỉ được phát hành sau khi ông qua đời ).
Ugetsu Monogatari là một tác phẩm bao gồm sưu tầm những truyện dân gian của Nhật Bản và Trung Quốc được Ueda biến chuyển mới theo phong cách viết mang tính tâm lý và đầy chất thơ phú của ông . Tác phẩm này được coi trọng vì nó được tập hợp cách viết văn phong, thơ cú và diễn tả độc đáo không những được khen ngợi tại Nhật Bản mà còn được coi là niềm tự hào của quốc gia .Tuy những truyện trong tác phẩm này thường dùng những từ văn hoa, nhưng cái chính nó là những truyện này có văn thái tàn bạo và gây bất ngờ .
Bên cạnh đó, vào năm 1825, vở kịch Tokaido Yotsuya Kaidan (The Ghost Story of Yotsuya) của tác giả Nanboku Tsuruya được trình diễn lần đầu tiên tại Tokyo . Đây là vớ kịch diễn tả một cách chi tiết sự ám ảnh của tác giả về hồn ma của người phụ nữ mà ông đã hất hủi . Vở kịch rất nổi tiếng, cho đến nay nó vẫn là một câu chuyện hồn ma được nhiều tác giả khác dựa theo . Kể cả được dựng thành phim và đặc biệt là đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng của Nhật là Nobuo Nakagawa đã làm một phim cùng tên vào năm 1959. Khi bắt đầu vào thế kỷ mới, nhiều tác giả đã dùng những truyện dân gian, thay đổi chúng theo phong thái mới, đóng gói lại rồi cho ra nhiều tác phẩm để dễ tiêu thụ hơn . Ví dụ như các tác giả Lafcadio Hearn (hoặc được biết đến với tên khác là Yakumo Koizumi 1850-1904), Junichiro Tanizaki (1886-1965), và Edogawa Rampo (1894-1965). Những tác giả này đều có tác phẩm đã được dựng thành phim .
Trước khi chuyển lịch sử từ dạng "đọc" cho đến dạng "nhìn" của thể loại kinh dị của Nhật Bản thì cần nhắc qua tác phẩm Botan Doro (The Peory Lantern) của tác giả Sanyutei Encho(1839-1900) và vở kịch Bancho Sarayashiki (The Ghost Story of Okiku) đã được viết trên gỗ tạo lên làn sóng biểu hiện sự cuồng tín vào hồn ma (The Peony Lantern) . Kế đó, Nhật Bản nổi lên làn sóng văn học viết truyện thần tiên dài tập . Trong đó có những hình vẽ yêu tinh, hồn ma, ma quỷ và những hình ảnh ghê rợn khác . Những bản vẽ này dần được hình thành rõ nét hơn , chia ra nhiều phần nối tiếp nhau . Đây chính là những bản đầu tiên của truyện tranh kinh dị Nhật Bản . Hokusai được xem là bộ truyện tranh Nhật Bản đầu tiên của Nhật Bản .
LỊCH SỬ : THỂ LOẠI KINH DỊ TRONG PHIM NHẬT BẢN
Nếu nói về lịch sử thể loại kinh dị trong phim Nhật thì có thể viết thành một cuốn sách . Sau loạt phim kinh dị thành công, rồi kế đến thời gian phim kinh dị được thịnh hành . Tại phương Tây thì những câu chuyện kinh dị được làm thành những phim ngắn trước . Nó nhanh chóng được yêu thích bởi vì đó là cách các nhà làm phim tiếp xúc với khán giả thuận tiện nhất và kiếm được không ít tiền . Ngay cả bây giờ, 100 năm sau, phim kinh dị vẫn là thể loại kiếm tiền dễ nhất và nhiều nhất . Phương Tây thì thế, Nhật Bản cũng không ngoại lệ . Cái khác giữa phim kinh dị phương Tây và phim kinh dị Nhật Bản là khán giả đã nhìn nó ra sao và sẽ nhìn nó ra sao trong tương lai .
Điều khác nhau đáng chú ý là thể loại thông dụng của dạng phim kinh dị phương Tây là phim thường kể về câu chuyện nhân vật chính đã được cảnh cáo đừng nên làm một hành động nào đó, nhưng nhân vật đó lại bỏ mặc, cứ làm rồi phải trả giá cho sự dại dột của mình là cái chết . Dĩ nhiên cũng có vài chủ đề khác nữa , đôi khi nạn nhân thường không nhận biết tội lỗi của mình và bị trừng phạt như từng thấy trong loạt phim Friday the 13th . Một vấn đề lớn khác là trong phim kinh dị phương Tây là sự logic và đạo đức thường phải hoà hợp với nhau . Phim kinh dị phương Tây cần phải cho những quái vật / ma / linh hồn là những thứ vô lý, được xem là không có thật . Tóm lại là phim kinh dị phương Tây chứng tỏ những chuyện ma quái là chuyện thần kỳ . Cứ nghĩ đến mà xem, The Exorcist (1973) của William Friedkin đã phải tốn bao nhiêu thời gian để chứng tỏ ma quỷ có thể nhập vào một con người , rồi lại có thể bị trục xuất ra .
Tại Nhật Bản, thì vấn đề đòi hỏi sự thật trong phim không cần cao lắm, và đa số người Nhật tin rằng ma có thật vì văn hoá của họ đã làm cho họ tin vào những điều đó qua những truyện dân gian xa xưa . Thêm vào đó, họ tin rằng linh hồn sống được trong mọi thứ, từ đồ vật bất động cho đến những sinh vật hoạt động . Từ những niềm tin như thế, họ lại càng tin là có kiếp sau . Ví dụ hoàn hảo cho niềm tin có kiếp sau của nền văn hoá Nhật Bản là tin vào butsudan (bàn thờ đạo Phật tại gia), là nơi mà họ tin những linh hồn sau khi chết sẽ cư ngụ tại đó . Điều cơ bản này đã chứng minh sự khác nhau giữa phương Tây và Phương Đông có sự nhìn nhận khác nhau giữa cái chết và kiếp sau . Đó là lý do khiến phim kinh dị Nhật khác với phim kinh dị phương Tây .
Phim kinh dị tại Nhật Bản, do đó đã xuất hiện đến Chiến Tranh Thế Giới II , nhưng sau thời gian thế chiến, khối Liên Minh không muốn cho sản xuất những phim kinh dị mang phong cách xưa nay vì họ lo sợ nó sẽ tạo lên làn sóng khuyến khích tinh thần đi theo chủ nghĩa yêu nước bảo thủ . Kết quả là phim kinh dị Nhật Bản được phương Tây hoá . Tuy là dạng phim này sống không lâu, nhưng đến nay cũng còn có những phim mang phong cách tây hóa như thế . Ví dụ như phim Junk (2000) của đạo diễn Atsushi Muroga .
Thời điểm thay đổi quan trọng nhất của phim kinh dị Nhật Bản đó là thời gian của đạo diễn Nobuo Nakagawa . Sinh năm 1905, ông đạo diễn tác phẩm đầu tiên là một phim câm nhưng không phải phim kinh dị là phim Yumiya Hachimanken (Bow and Arrow Yumiya Sword) . Sau khi đi lính, ông làm việc tại Shintoho và gặp nhà sản xuất Mitsugu Okura . Đó là khởi điểm thời gian làm phim kinh dị của ông . Mitsugu Okura được xem như là Takashige Ichise vào thời đại đó . Đặc biệt là ông chỉ làm phim nào nếu ông nghĩ là nó sẽ kiếm được nhiều tiền . Không quan tâm đến nghệ thuật hay chất lượng phim, phim của ông được xếp từ hạng dở nhất cho đến hạng nổi tiếng nhất như The Ghost Story of Yotsuya (Tokaido Yotsuya Kaidan , 1959) và phim Jigoku (1960) . Cả hai phim này đặc biệt vì nó làm nổi bật cách làm phim của ông, đó là tuy kinh phí thấp nhưng phim cũng làm khán giả giải trí và ngạc nhiên . Không khí trong phim dày đặc, có sáng tạo và làm say mê người xem .
Năm 1964, phim Kwaidan lạ thường của đạo diễn Masaki Kobayashi ra đời . Phim đoạt được nhiều giái thưởng mà khi xem ta sẽ hiểu ngay tại sao . Kwaidan là phim dựa theo 4 truyện kinh dị ngắn của tác giả Lafcadio Hearn . Đạo diễn Masaki Kobayashi đã quay phim của ông bằng màu sắc đầy sinh khí trên cảnh trí đã được dựng sẵn, thay vì cảnh thật .
Thời đại 1970 chính là thời đại phim kinh dị nặng nề và mang tính chất làm kết phim bất ngờ nhưng lại lạm dụng quá nhiều máu me, khiến cho không khí phim không còn ớn lạnh nữa . Thời đại 1980, những phim rác rưởi của Mỹ và Châu Âu được nhập vào Nhật bản đã khiến cho phim kinh dị Nhật Bản bị ảnh hưởng biến đổi từ phim kinh dị trở thành phim máu me . Điều này khiến cho không những thể loại phim kinh dị của Nhật Bản bị ảnh hướng mà nền điện ảnh Nhật Bản cũng bị yếu dần theo .
Rất may, có một làn sóng những nhà làm phim mới quyết tâm làm thay đổi thời đại . Một trong số họ là đạo diễn Shinya Tsukamoto . Phim Tetso: The Iron Man (1989) của ông đã làm mọi người chú ý . Được quay với dạng trắng đen 16mm, nó nổi tiếng và gây tranh cãi, đến nay vẫn còn có đạo diễn làm theo cách của ông . Ví dụ như Pinocchino (1992) của đạo diễn Shozin Fukui và phim Lover (1996) của đạo diễn Rubber . Chính Shinya Tsukamoto là người đã tạo lên làn sóng mới cho nền điện ánh của Nhật . Lớn lên tại Tokyo, ông đã chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tân tiến lúc đó của Tokyo, ông đưa kinh nghiệm sống hiện đại của mình vào phim và làm cho mọi người chú ý .
Băng hình video đã chiếm lĩnh thị trường tại Nhật vào những năm '80 . Tiệm băng hình luôn đầy ắp những phim mới nhất từ phim trong nước đến phim quốc tế . Công ty phát hành băng hình Original Video (OV) tại Nhật Bản đã cố thúc đẩy nền kinh doanh này, đặc biệt là phim kinh dị . Từ đó, loạt phim truyền hình đã được hình thành . Kế đến, phim kinh dị cũng được đẩy lên một mức mới, tạo lên bàn đạp cho thời đại phim kinh dị Nhật Bản hiện nay . Bên cạnh băng video, sự ảnh hướng khác là máy chụp hình . Khi những tấm hình đầu tiên lúc đó được chụp ra, nó được zoom vào phần cảnh vật phía sau để tạo cảm giác là có ma hoặc linh hồn được chụp ở phần nền của hình . Những hình ảnh đó được đưa vào phim một cách tự nhiên vì người Nhật vốn đã sẵn tin hồn ma là có thật .
Trước khi tiến đến năm 1997 (là thời kỳ thịnh vượng ) của phim kinh dị Nhật Bản thì chúng ta phải nhắc đến là đạo diễn Kyyoshi Kurosawa đã nổi tiếng với những phim kinh dị quái lạ như Cure (1997) và Charisma (1999) . Trước khi làm phim Ring khoảng 7 năm thì đạo diễn Hideo Nakata đã tạo lên một loạt phim bộ Scary True Stories (1992) . Ngay tại năm 1992, phim kinh dị Nhật Bản đã tự ăn thịt mình vì thời điểm này phim video rất rẻ nên khá nhiều đạo diễn làm phim kém chất lượng .
*** Phần 2 : Phim Kinh Dị Nhật Từ Năm 1997-2000 . Sự Chết Dần Của Thể Loại Phim Kinh Dị Nhật .
Theo Midnight Eye
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.