Bài được lấy từ website tuoitre.com.vn, post vào đây để mọi người cùng nhìn lại vài nét về những bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
Thập niên 80: Trung thành với nguyên tác
Thư kiếm ân cừu lục: 60 tập. Lần đầu tiên phát sóng vào tháng 7/1979. Diễn viên Trịnh Thiếu Thu, Uông Minh Thuyên, Dư An An.
Thư kiếm ân cừu lục là bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên của Kim Dung được TVB làm phim truyền hình vào cuối những năm 70. Do thời đó kỹ thuật dựng phim còn thô sơ nên phần trang phục, đạo cụ, võ thuật vẫn còn rất thủ công, nhưng bù lại, các nhân vật chính do các diễn viên được yêu thích lúc bấy giờ, như Uông Minh Thuyên (vai Hương Hương Công chúa), Dư An An (vai Hoắc Thanh Đồng) đảm nhận, nên phim đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Xạ điêu tam bộ khúc – Anh hùng xạ điêu: 60 tập. Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1983. Diễn viên: Ông Mỹ Linh, Huỳnh Nhật Hoa, Dương Phán Phán, Miêu Kiều Vỹ
So với Thư kiếm ân cừu lục thì Anh hùng xạ điêu có tiến bộ hơn về mặt dàn dựng, hơn nữa, còn đóng đinh vào ký ức của khán giả hình ảnh một Hoàng Dung (Ông Mỹ Linh đóng) vừa ngổ ngáo, vừa khả ái, một Quách Tĩnh (Huỳnh Nhật Hoa đóng) ngây ngô, bộc trực.
Xạ điêu tam bộ khúc – Thần điêu đại hiệp: 40 tập. Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1983. Diễn viên: Trần Ngọc Liên, Lưu Đức Hoa.
Thần điêu đại hiệp ra đời sau hiệu ứng mạnh mẽ của Anh hùng xạ điêu. Nhân vật Dương Qua do Lưu Đức Hòa thủ diễn tuy không được đánh giá cao như vai Quách Tĩnh của Huỳnh Nhật Hoa, nhưng hình ảnh Dương Qua và Tiểu Long Nữ (Trần Ngọc Liên đóng) trong bản phim này được xem là tiểu biểu nhất trong số các bản phim Thần điêu đại hiệp.
Lộc đỉnh ký: 40 tập. Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1984. Diễn viên: Lương Triều Vỹ, Lưu Đức Hoa, Lưu Gia Linh.
Nhà văn Kim Dung từng phát biểu, Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm mà ông yêu thích nhất, và Vi Tiêu Bảo là nhân vật ông tâm đắc nhất. Không phụ lòng mong mỏi của Kim Dung, Lương Triều Vỹ đã thể hiện nên một Vi Tiêu Bảo độc nhất vô nhị, trở thành hình ảnh kinh điển mà chưa có diễn viên nào qua mặt được.
Ngoài các bộ phim tiêu biểu nêu trên, còn có một số tác phẩm như Ỷ thiên đồ long ký (Lương Triều Vỹ vai Trương Vô Kỵ), Tiếu ngạo giang hồ (Châu Nhuận Phát vai Lệnh Hồ Xung), Bích huyết kiếm (Huỳnh Nhật Hoa vai Viên Thừa Chí), và Thiên long bát bộ (Thanh Chấn Nghiệp vai Đoàn Dự) cũng được VTB dàn dựng một cách công phu, gần gũi với nguyên tác.
Thập niên 90: Sáng tạo
Đầu thập niên 90, Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan hợp tác làm phim Tuyết sơn phi hổ, do Mạnh Phi đóng vai chính. Tuy nhiên, cách tạo hình của các nhân vật trong phim quá khác lạ so với nguyên tác, Mạnh Phi có chiều cao khiêm tốn, hoàn toàn không thích hợp thể hiện nhân vật Hồ Nhất Đao oai phong lẫm liệt, uy trấn giang hồ. Ngoài ra, vai Miêu Nhược Lan của Vương Lộ Dao cũng quá nũng nịu, đỏm dáng. Chỉ riêng Ngô Vũ Quyên là diễn xuất nổi bật qua vai Viên Tử Y.
Bắt đầu từ năm 1992, trước khi bắt tay chuyển thể hàng loạt tác phẩm Kim Dung lần thứ hai, TVB đã thực hiện một số phim thử nghiệm như Cửu âm chân kinh (năm 1993), do Khương Đại Vệ, Lương Bội Linh đóng vai chính, kể về cuộc đời của vợ chồng Hoàng Dược Sư. Cửu âm chân kinh có nhiều cải tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật, bối cảnh phim trường, trang phục và cách hóa trang. Cuộc thăm dò này thành công ngoài sức tưởng tượng, thúc đẩy TVB mạnh dạn làm lại các tác phẩm Kim Dung
Anh hùng xạ điêu: Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1994, Diễn viên: Trương Chí Lâm, Chu Ân, La Gia Lương.
Gương mặt xinh xắn, thân hình nhỏ nhắn, cử chỉ lanh lợi, so với Ông Mỹ Linh, vai Hoàng Dung do Chu Ân thể hiện khá sinh động, chỉ tiếc là diễn xuất của cô chưa lão luyện bằng Ông Mỹ Linh. Ngược lại, vai Quách Tĩnh của Trương Trí Lâm không thuyết phục người xem cho lắm, ngoại trừ gương mặt đẹp trai.
Thần điêu đại hiệp: 31 tập, lần đầu tiên phát sóng vào năm 1995, Diễn viên: Cổ Thiên Lạc, Lý Nhược Đồng.
Trong số các bộ phim Kim Dung được VTB chuyển thể đợt 2, Thần điêu đại hiệp được đánh giá là tiêu biểu nhất. Bản phim này đã đưa chàng diễn viên trẻ Cổ Thiên Lạc trở thành thần tượng mới của khán giả, bên cạnh đó, Lý Nhược Đồng cũng nhờ vai Tiểu Long Nữ tỏa sáng trên màn ảnh nhỏ. Thần điêu đại hiệp được xem là bộ phim thành công lớn của TVB.
Tiếu ngạo giang hồ: 40 tập, lần đầu tiên phát sóng vào năm 1996, Diễn viên: Lũ Tụng Hiền, Lương Bội Linh.
Trong phim Tiếu ngạo giang hồ, nhân vật Lệnh Hồ Xung do Lữ Tụng Hiền thể hiện thiếu nét hào phóng, ngạo nghễ của một đại hiệp lãng tử, mà có vẻ hơi thư sinh. Trái lại, Lương Bội Linh được báo chí dành cho nhiều lới khen ngợi, diễn xuất và tạo hình đều đạt điểm cao. Khán giả nhận xét, Lương Bội Linh là nữ diễn viên thích hợp nhất đóng vai Nhậm Doanh Doanh, mọi góc cạnh của nữ ma đầu Nhậm Doanh Doanh đều được Lương Bội Linh lột tả trọn vẹn và sinh động, tự nhiên.
Thiên long bát bộ: Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1996, Diễn viên: Huỳnh Nhật Hoa, Lý Nhược Đồng, Trần Hạo Dân, Lưu Cẩm Linh, Lưu Ngọc Thúy, Phàn Thiếu Hoàng, Huỳnh Kỷ Doanh
Thiên long bát bộ là bộ phim ăn khách của TVB trong năm 1996. Nhân vật Vương Ngữ Yên do Lý Nhược Đồng thể hiện có vẻ đẹp thanh thoát, tao nhã chẳng thua kém Trần Ngọc Liên trước đó. Vai Đoàn Dự của Trần Hạo Dân cũng chiếm được tình cảm khán giả.
Lộc đỉnh ký: Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1997, Diễn viên: Trần Tiểu Xuân, Lương Tiểu Băng, Lưu Ngọc Thúy, Đàm Diệu Văn
Sau Anh hùng xạ điêu và Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký là tác phẩm được chọn chuyển thể tiếp theo, nhưng nó lại không thành công như mong đợi. Bản phim năm 1984 được khen bao nhiêu, thì phiên bản mới do Trần Tiểu Xuân đóng bị chê nhiều bấy nhiêu. Mặc dù Trần Tiểu Xuân đã hết sức cố gắng chọc cười khán giả, nhưng anh lại không có đủ nét khôi hài duyên dáng như Lương Triều Vỹ.
Ỷ đồ thiên long ký: Lần đầu tiên phát sóng vào năm 1999, Diễn viên: Ngô Khải Hoa, Lê Tư, Xa Thi Mạn, Tào Vĩnh Liêm, Lưu Tùng Nhân, Mễ Tuyết
Trong số những bản phim Ỷ thiên đồ long ký (tức Thanh kiếm đồ long), bản phim cuối thế kỷ này bị đánh giá là kém nhất, nó đã không thể xóa được ấn tượng sâu đậm của khán giả về bộ phim thực hiện hồi thập niên 80.
Bắt đầu từ giữa những năm 90, nhà chế tác Đài Loan – Dương Bội Bội cũng bắt đầu thực hiện series phim Kim Dung: Ỷ thiên đồ long ký, Thần điêu đại hiệp và Tiếu ngạo giang hồ. Trong số đó, phim Ỷ thiên đồ long ký gặp thất bại ê chề nhất, nam diễn viên Mã Cảnh Đào đóng vai Trương Vô Kỵ đã không tạo được sự hứng thú cho khán giả.
Thế kỷ 21: Trở lại theo nguyên tác
Mặc dù TVB toàn chọn các gương mặt ăn khách tham gia phim võ hiệp Kim Dung, nhưng vì bị hạn chế về mặt bề thế phim trường, dàn dựng cảnh quay, ngoại cảnh nên phim truyền hình Hong Kong không thể hiện được sự hoành tráng của phim võ hiệp. Trong khi những yếu tố mà Hong Kong bị hạn chế lại là thế mạnh của các nhà làm phim Trung Quốc.
Tiếu ngạo giang hồ: 40 tập, lần đầu tiên phát sóng vào năm 2000. Diễn viên: Lý A Bằng, Hứa Tịnh, Miêu Ất Ất, Lý Giải, Ngụy Tử
Tiếu ngạo giang hồ là bộ phim võ hiệp dầu tiên được nhà chế tác phim truyền hình T.Q Trương Kỷ Trung đưa lên màn ảnh, khó tránh khỏi những thiếu sót.
Anh hùng xạ điêu: 40 tập, lần đầu tiên phát sóng vào năm 2001. Diễn viên: Lý A Bằng, Châu Tấn, Châu Kiệt, Thủy Linh
Anh hùng xạ điêu là tác phẩm Kim Dung thứ hai Trương Kỷ Trung thực hiện. Cũng như các bộ phim võ hiệp Kim Dung khác, Anh hùng xạ điêu được khán giả, báo chí quan tâm theo dõi sít sao, lại còn bị đưa lên bàn cân so sánh với những bản phim trước. Dù sao đi nữa, Anh hùng xạ điêu cũng được đánh giá là thành công về tỷ suất bạn xem đài tại Trung Quốc, một bộ phim võ hiệp có đầu tư kinh phí kỷ lục (hơn 40 triệu nhân dân tệ), ngoại cảnh đẹp, khung ảnh hoành tráng, kỹ thuật quay phim hiện đại
Thiên long bát bộ: 40 tập, lần đầu tiên phát sóng vào năm 2004. Diễn viên: Hồ Quân, Cao Hổ, Lâm Chí Dĩnh, Lưu Diệc Phi, Lưu Đào, Trần Hảo, Tạ Vũ Hân, Thanh Trấn Tông, Chung Lệ Đề
Thiên long bát bộ được xem là bộ phim võ hiệp hoàn chỉnh, qui mô, hoành tráng nhất của truyền hình Trung Quốc. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi nhất, trong số 3 tác phẩm Kim Dung mà Trương Kỷ Trung đã chuyển thể từ năm 2000-2002.
Theo Thế giới Điện Ảnh – TN
Tuyết Sơn Phi “Hồ” chứ ko phải …”Hổ”. Phần trên toàn nói tới mấy fin cũ của TVB Hong Kong ko à ha!
Tôi thấy fin TNGH mà Nhậm Hiền Tề – Viên Vịnh Nghi đóng cũng có cái hay đó. Tiếc là trong đây ko có nói đến.
Mấy lời bình hay quá!! Trình Anh chịu khó đi lục lọi quá ha!!
he he, Thập kỷ 80 trung thành với nguyên tác. Chịu thua
Hic, seo lại lôi mấy cái Nam Đế Bắc cái, Cửu Âm chân kinh vào đây nhỉ, cũng tác phẩm của KD luôn à
Theo ý kiến riêng mình chẳng phim nào có thể theo đúng nguyên tác 100% cả,chỉ thể hiện lên phim cho hợp với sự hâm mộ của khán giả thôi.Đọc truyện của Kim Dung thì mỗi người mỗi ý tưởng…vậy mới hay thật sự.Đạo diễn cũng vậy thôi.Nếu tôi là đạo diễn thì các tác phẩm của Kim Dung sẽ đưa lên màn ảnh một hình ảnh hoàn toàn mới.Mỗi người mỗi vẻ mà….
Hangnguyen. Nam Đế Bắc Cái và Cửu Âm Chân Kinh tuy là đồ “phóng tác” nhưng cũng là dựa khá nghiêm túc và logic theo trên nền tảng truyện chính thống của Kim Dung, chứ ko phải dựa theo tác giả nào khác. Vậy chẳng phải cũng liên quan đến KD à? Mà liên quan đến Kim Dung thì sao lại ko được nhắc tới??
Ngay ở trên chẳng phải người ta đã nói rõ ràng hai chữ “thử nghiệm” và “thăm dò” với NĐBC và CÂCK đó sao? Hai bộ phim ấy là bước đệm khơi mào trở lại dòng phim võ hiệp “dính dáng” đến Kim Dung đầu thập niên 90. Khơi mào dòng phim võ hiệp với trang phục sáng sủa hơn, kỹ xảo tân tiến hơn… Công lớn lắm chứ, sao ko cho lôi vào nhỉ??
Hình như ngoài Nam Đế Bắc Cái và Cửu Âm Chân Kinh còn vài bộ “ăn theo” nữa như “Vương Trùng Dương”, “Kim Mao Sư Vương”… Hehe, 3/4 bộ này là do anh Kiện Móm đóng vai chính, fong độ wá trời, vậy mà ko được giao 1 vai chính nào trong film KD cả!!!
Àh ko, có chứ, vai Trần Hạo Nam trong “Lộc Đỉnh Kí 2000” (Trương Vệ Kiện đóng Vi Tiểu Bảo). Đúng ra đây là 1 vai wan trọng trng LĐK, nhưng mà trong film này xuất hiện đưọc… 20 phút
Àh, mọi người cho hỏi cá film “Độc Cô Cầu Bại” do Huỳnh Nhật Hòa đóng vai chính có fải fóng tác từ truyện KD ko, hay nội dung hoàn toàn do TVB bịa ra???
Ỷ thiên đồ long của Ngô Khải Hoa và Lê Tư chắc độc chiếm ngôi Phim Kiếm hiệp phóng tác từ tiểu thuyết KD dở nhứt quá . Triệu Minh nhìn như sư tỉ Vô Kỵ .
Với lại sau này truyện KD được xuất bản vô tư , nhưng với 1 bản dịch khác so với bản Ten coi hồi nửa đầu thập niên 90 , Triệu Minh thì gọi là Triệu Mẫn ( ko hỉu ) , hoà thượng Nói Không Được thì thành Thuyết bất Đắc , Kiều Phong thành tiêu Phong ???? Bản dịch lại không lôi cuốn hấp dẫn như hùi xưa ( nhớ hùi đó thi tốt nghiệp tiểu học mà vẫn ôm khư khư cuốn Thần Điêu Đại Hiệp như bị ma ám vậy ) , chiêu thức võ công mô tả không có cái thần để liên tưởng được .
“Trương Tam Phong ” của Lương Bội Linh và ai nữa tự dưng wên béng cũng méo mó từ nhân vật của KD mà ra . Nói chung , Ten thích phim KD của Trung Quốc hơn , đặc biệt là cách quay ngoại cảnh thật và lãng mạn , nhưng những nhân vật của KD lại gắn với tên tuổi của DV HK ( đặc biệt thích nhân vật Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh – và Dương Quá của Lưu Đức Hoà )
Phim ĐCCB là phim bịa thứ thiệt đó em trai… há há… Chẳng dính dáng gì đến Kim Dung cả. Coi fin đó nhảm chưa từng thấy, vô duyên òm, chán phèo, đánh đấm cũng bịnh nữa. Ghét HNH từ vai diễn này. Y như một gã ngố múa máy lung tung vậy!!
HNH có cái bịnh rất lớn là đánh đấm tệ lậu nhưng lại thích đóng mấy vai anh hùng có đánh đấm. Cụ thể là đóng chung với Thành Long trong Tuý Quyền 2. Đóng vai một tay… sư phụ nào đó, hay ganh tị với HPH của Thành Long. Bịnh phải biết!!
Mấy bản dịch truyện KD mới của công ty Phương Nam đang phát hành ngoài thị trường là chính xác nhất đấy Tenoaic! Mấy cái tên lạ lạ đó là do Kim Dung chỉnh sửa lại cho hay hơn, phù hợp hơn đấy. Ko phải nơi phát hành sách bên mình bịa đâu.
Kiều Phong thành Tiêu Phong thì hình như chỉ có đài TH TPHCM dám chơi thôi. Chứ đâu có sách nào dám!!
Triệu Minh nhìn như sư tỉ Vô Kỵ
Triệu Minh nhìn giống con Vô Kỵ thì đúng hơn
Còn cái film Trương Tam Phong do Quan Lễ Kiệt và Lương Bôi Linh đóng. Tui thấy film này coi cũng được mà, đâu có bóp méo truyện KD đâu, film này cũng do TVB bịa ra đó chứ!!!
cái phim bịa trắng trợn nhất là phim Thiếu niên Trương Tam Phong của Trương Vệ Kiện và Lý Băng Băng đóng đó. Thiệt tình là tui coi phim đó chỉ vì anh Tae…. đẹp chai wá nên ráng coi cuốn 1,2 rùi nhảy xuống coi cuốn chót
Bài viết của báo tui đọc mà thấy hông đồng ý cho lắm.
Trong phim Tiếu ngạo giang hồ, nhân vật Lệnh Hồ Xung do Lữ Tụng Hiền thể hiện thiếu nét hào phóng, ngạo nghễ của một đại hiệp lãng tử, mà có vẻ hơi thư sinh.
Tui lại thấy Lữ Tụng Hiền thể hiện vai naylà đạt nhất, hơn Châu Nhuận Phát, Nhậm Hiền Tề và dĩ nhiên là hơn xa Lý Á Bằng ..(tui thiệt không hình dung nổi một diễn viên lại có thể đóng vai Quách Tĩnh và Lệnh Hồ Xung gần như liên tiếp).
Thế kỷ 21: Trở lại theo nguyên tác, tức là nói về ba bộ phim của TQ
Không dám trở lại nguyên tác đâu, ba phim này chế búa lua xua đến nỗi Kim Dung bực mình quá mà “chém đẹp” tiền cho kịch bản TTBB sau khi đã “tặng không” AHXĐ và TNGH vì được hứa sẽ làm theo nguyên tác. Mà TTBB đúng là phim võ hiệp hoành tráng thật, coi tuyệt!
Về nguyên tác thì TVB mới là trung thành nhất, các phim làm lại sau này TVB đều mời Kim Dung đọc và chỉnh sữa kịch bản á
Chịu thua rồi đấy, Bác móc đâu ra cái định lý nào, công thức nào không cho phép 1 người đón LHX không được đóng được QT nào!
Bác có phải là người bên thr 2 của TLBB nói về chuyện kịch bản bám sát không dzạ, xin hỏi bác cái truyện kiếm hiệp Ahxd mà bác đọc là truyện nào, riêng về khoản bám sát nguyên tác thì anh TVB đừng có lên mặt với TQ. AHXD và TLBB thì phải gọi là rất bám sát nguyên tác, AHXD tuy có bỏ đi mấy trận đấu hay nhưng vẫn trung thành với nguyên lý “thuật nhi bất tác”, sát hơn nhiều so với 2 cái bản 83,95 của TVB. Hê hê, TNGH tuy modife hơn so với bản 96 nhưng còn xịn hơn cái bản năm 84 của Châu Nhuận Phát.
Thêm một thông tin nữa, AHXD tiền mua bản quyền là 600.000 nhân dân tệ, móc đâu ra vụ cho không.
TVB trung thành với nguyên tác đến nỗi sau mấy cái của nợ như Lộc Đỉnh Ký của TV Kiện, Ỷ thiên 2000, cụ Kim cắt không cho TVB thực hiện phim của cụ nữa nhỉ.
-AHXĐ 2003 thì MSP chưa có coi , nhưng cái thr “so sánh” của MSP rõ ràng rồi , đó là tổng hợp ý kín của nhìu ng.
-AHXĐ là phim đầu tiên mà Trương Kỷ Trung phóng tác theo tác phẩm của cụ kim , đọc báo ông thấy cụ Kim nói nếu ĐTHTWTQ dựng phim tiểu thuyết của ổng thì ổng lấy có 1 NDT làm tượng trưng thui . Sau khi thấy 2 bộ AHXĐ và TNGH k bám sát nên cụ Kim mới hét giá bản quyền bộ TLBB đấy chứ .
-Những phim trước 95 TVB làm còn chấp nhận được , mí bộ sau này dở tệ .YTĐLK mà cho “ông lão”Ngô Khải Hoa vai TVK thì hết ý kiến.
To Tenoaics : Với lại sau này truyện KD được xuất bản vô tư , nhưng với 1 bản dịch khác so với bản Ten coi hồi nửa đầu thập niên 90 , Triệu Minh thì gọi là Triệu Mẫn ( ko hỉu )—>hixhix, cụ Kim viết lại ấy chứ , cụ chỉnh sửa chứ Vn đâu dám . Bộ cũ Triệu Mẫn , bộ mới là Triệu Minh .Những bộ cụ chỉnh sửa là :AHXĐ , TĐĐH ,YTĐLK , TLBB , LĐK ; mấy bộ nì Vn mua bản quyền dịch hết rồi .
Ten thích phim KD của Trung Quốc hơn , đặc biệt là cách quay ngoại cảnh thật và lãng mạn , nhưng những nhân vật của KD lại gắn với tên tuổi của DV HK–>gắn với tên tủi của DVHK là tất nhiên , họ phóng tác tiểu thuyết KD từ những năm 70 lận muh ; TQ thì mới có 3 bộ của TKT thui .
To kensin :Kiệt móm đóng mỗi bộ “Nam đế Bắc cái”thui muh ; hùi xưa bộ CACK được coi là nổi tiếng lắm đấy , mà MSP thấy cũng hay .Ng mà hay đóng các tác phẩm dựa KD có Quan Lê Kiệt nữa đấy như Vương Trùng Dương , Trương tam Phong…sau nì bộ Trương Tam Phong do Hà Gia Kính đóng (pa nì ghét ve kiu )
To DY:Tôi thấy fin TNGH mà Nhậm Hiền Tề – Viên Vịnh Nghi đóng cũng có cái hay đó. Tiếc là trong đây ko có nói đến–>chắc phim ĐL k ai dám nói đến wá , tui thấy hay nhức là ca khúc trong phim do Nhậm Hiện Tề trình bày . Giai điệu khác hoàn toàn bộ TNGH cũ do 1 nam 1 nữ trình bày .
hic, hoangtrinh lấy thông tin AHXD là tác phẩm đầu tiên TKT thực hiện ở đâu vậy? TNGH mới đúng – ông KD chỉ lấy 1 đồng nhân dân tệ tượng trưng thôi.
TNGH bắt đầu quay vào cuối năm 1999 đóng máy vào năm 2000,
AHXD quay vào cuối năm 2000 vắt sang 2001,
TLBB quay vào khoảng tháng 7/2002 – đóng máy vào khoảng tháng 1/2003. (he he, cái này chính xác vì khoảng 8/2002 bọn tớ đã theo dõi phim này từ sina.com òi – hix, nhớ hồi đó dòm ông Hu Jun suýt ngất xỉu vì chán đời (thằng cu KP nhà tớ còn khóc hu hu trên YIM), còn bi giừ, trùi trui….iu ông này x chịu được )
Hix, nếu ai ca cẩm là AHXD sai nguyên tác với chế biến lung tung thì chắc là ăn phải bả của báo chí rồi + với đem mấy mớ kiến thức chế biến từ 2 phiên bản 83+95 mà áp vào, coi lời báo chí là 100%. Nhớ hồi xem AHXD, báo Thế Giới Điện Ảnh (cái báo duy nhất đến giờ tớ cho là có 1 tý cẩn thận) cực kỳ củ chuối đưa tin phim modife Mục Niệm Từ, Dương Khang với Hoàng Nhan Hồng Liệt tự sát ở cuối phim. Làm bọn tớ nhảy tưng tưng trong cái topic ở bên KHC – bẩu: chết con bà thằng Dương Quá rồi. Đến lúc xem phim xong thì quay ra chửi báo bố láo bố toét. Nói chung báo chí bi giờ tớ chỉ tin 35% thôi, bài dịch thì còn tàm tạm chứ bài viết thì vứt luôn. Đấy, vẫn cái báo Thế giới điện ảnh mới đây này, cái gì mà bài hát “Ngưỡng Vọng” play lúc A Châu tự sát, Thiên Sơn Đồng lão uýnh nhau với tứ đại ác nhân hay TP cũng Yên vân 16 kỵ truy sát tướng Liêu. Đọc xong – tức lòi mắt – ngu không chịu nổi.
Hơ, thế thôi, còn ai thích bẩu gì thì tùy, chán rồi chả nói nữa – cái phim vậy mà còn bảo là sai nguyên tác thì tốt nhất là không nên nói nữa.
Hoangtrinh tổng hợp từ nhiều người là bao nhiêu người, tớ thì tớ đọc những dạng bài tổng hợp chỉ ở dạng tham khảo, còn chính kiến của mình nữa chứ.
Trịnh Y Kiện đóng trong Vương Trùng Vương [ cùng Lương Bội Linh ] và Nam Đế Bắc Cái [ cùng Ngụy Tuấn Kiệt ]. Còn Cửu Âm Chân kinh là Lương Bội Linh và Khương Đại Vệ đóng. Quan Lễ Kiệt không có đóng trong Vương Trùng Vương
Nhắc mới nhớ, hồi đó tui thích Khương Đại vệ trong vai Hoàng Dược Sư ghê lắm, thêm Lương Bội Linh tui thích đã từ rất lâu nữa –> khoái Cửu âm chân kinh ( dù biết phim là phim, truyện là truyện hehehe… )
Vương Trùng Vương ( “chế” ) cũng khoái Trịnh Y Kiện. Thích Trịnh Y Kiện với Trần Tùng Linh đóng với nhau, nhưng kỳ này với Lương Bội Linh cũng… đẹp đôi hihi, bộ này có La Gia Lương đóng nữa, nhớ có cảnh ông này bế ai đó đi trong mưa ( ??? )
xí, phim Vương Trùng Dương có Quan Lễ Kiệt đó. Quan Lễ Kiệt với Châu Huệ Mẫn đóng vai ba mẹ của Trịnh Y Kiện mà.
Sự thật là phim của TQ có bám sát nội dung tác phẩm nhất trong các phim của KD. Tuy nhiên phim là phim, truyện là truyện, kịch bản cũng phải có một vài điểm thay đổi cho tiện, hay cho phù hợp với công tác làm phim nữa. Cho nên những ai thấy coi phim không theo như nguyên tác mà khó chịu thì cũng đúng thôi
Đơn cử như TĐHL, trong truyện là DQ bị chặt tay phải (vì theo thói quen, chàng ta đương nhiên là phải giơ tay thuận lên đỡ rồi) Nhưng vào phim, diễn viên đóng vai bị cụt tay đã khó, đã thế còn là cao thủ kiếm càng khó hơn. Cho nên tui thấy đạo diễn cho DQ đổi lại là cụt tay trái (sai trầm trọng nguyên tác, nhưng cũng chấp nhận được mà).
Một đơn cử khác như phim Cửu âm chân kinh là 1 bộ phim hoàn toàn không có liên wan gì tới KD ngoại trừ tên các nhân vật chính trong phim. Thế nhưng điều tôi thích thú chính là tác giả đã rất trung thành với tích cách nhân vật của KD. Hoàng Dược Sư của Khương Đại Vệ này có thể nói rất tà, nhưng không ác, rất chung tình và thương yêu đồ đệ nhưng cũng hết sức nghiêm khắc và chuyên chế. Trong AHXĐ, khán giả, người đọc chỉ biết về vợ của HDS qua cái mộ, qua bức hoạ, qua câu chuyện về Cửu âm chân kinh và qua lời kể của CBT. Phim này đã tạo nên một người sống, một tính cách rõ ràng và nhất là đã tạo nên một người con gái rất đáng cho kẻ thiên hạ đệ nhất tà là HDS hết lòng yêu thương. Vì vậy đây cũng có thể gọi là một tác phẩm hay, một bộ phim hay. Nếu có người xem nào thấy rằng bộ phim này là ăn theo thôi thì cũng đành chịu. Nhưng tôi muốn nói, nếu có ăn theo thì họ cũng đã rất trung thành với cái cốt lõi của nguyên tác rồi
Còn cái khoản báo chí thì… dạo này đúng là các báo có khi viết không đúng lắm hix hix…. (tui có đụng chạm tới ai hông ta?)
Ờ hén, có hai diễn viên đó đóng chút chút… nhớ có cảnh Châu Huệ Mẫn trèo hay trượt dốc gì đó
Các bác có trí nhớ siu phàm thiệt đoá , bái phục !!
Phim Thiên Long Bát Bộ đang chiếu tui thấy coi cũng hay , có điều sao chi tiết kéo dài , coi mịt quá !
To HoangTrinh81 : Có phải bộ ỷ Thiên Đồ Long sau này cụ Kim cũng đã lược bỏ cái chi tiết Vô Kỵ an fải con ếch độc khi đang bị nội thương không ? Khi ấy Vô Kỵ đến sống với Thần Y đoá ?
Chịu thua rồi đấy, Bác móc đâu ra cái định lý nào, công thức nào không cho phép 1 người đón LHX không được đóng được QT nào!
Hehe, định lí công thức hông có nhưng thực tế thì có đấy, Quách Tĩnh và Lệnh Hồ Xung là hai nhân vật và tính cách hơi bị khác nhau, có lẽ phải là một diễn viên rất giỏi mới đóng được hai vai này liên tiếp mà xin lỗi anh Lý Á Bằng, mong các bạn hâm mộ LAB thông cảm chứ hai vai của anh ẹ quá, tốn tiền nhà nước ..(cũng may hông phải nước mình, haha), Quách Tĩnh hông biết anh có đọc KD chưa mà anh thể hiện sao giống bị .. thiếu muối iod quá, khờ khạo hiền lành và đần độn nó khác đấy!! Còn Lệnh Hồ Xugn của anh thì xem ra cũng chẳng có gì đặc biệt, chẳng thấy phóng khoáng tí nào …
TVB trung thành với nguyên tác đến nỗi sau mấy cái của nợ như Lộc Đỉnh Ký của TV Kiện, Ỷ thiên 2000, cụ Kim cắt không cho TVB thực hiện phim của cụ nữa nhỉ.
Lộc đỉnh kí nào của Trương Vệ Kiện nhỉ ?? Xin lỗi chứ thông tin TVB mời KD xem kịch bản trước mỗi phim làm lại là có thật, như thế là tốt rồi còn hơn của ông nội TQ, hứa lèo làm KD tiên sinh buồn não ruột. Nếu đem so phần ngoại cảnh giữa phim TVB và phim TQ thì giống như lấy cái lợi thế của người này đi đánh người kia quá, TVB mà có tiền đầu tư như TQ, tui tin rằng phim sẽ hay hơn rất nhiều. Còn hình tượng nhân vật hả, xin lỗi chứ TQ cho diễn viên của mình ăn mặc và đầu tóc thấy mà gớm, nhìn quê mùa bà cố, riêng bộ TTBB thì đương nhiên có khá hơn nhưng Kiều Phong nếu không nhờ Hồ Quân diễn xuất hay quá thì cái đầu của anh cũng tầm bậy, chẳng có râu nữa chứ, không thể tưởng tượng được. Kiều Phong chẳng giống người Khếit Đang chút nào, à còn Đoàn dự già chát khú đế nữa chứ, làm tốn công tìm cô Vương Ngữ Yên trẻ đẹp còn vị hoà thượng Hư Trúc thì nhìn nét mặt hơi bị phong trần, hơi bị đàn ông …..
Những gì tôi chưa biết hoặc biết lầm mà được đính chính, tôi thành thật cám ơn nhiều.
Lộc đỉnh kí nào của Trương Vệ Kiện nhỉ
Có đó. Đó là bộ Lộc Đỉnh Kí 2000, gồm toàn sao bự ko… Nhưng bộ này là TVB mua lại, ko fải TVB làm…
Thực tế của bác là cái gì? ở đâu ra, thực tế của you là thực tế của người khác chắc. vai QT của Lý Á Bằng được đích thân chỉ định đó .
Cụ Kim não ruột ư, vậy sao sau TNGH hàng dài phim chuyển thể của cụ Kim chờ được lên màn ảnh nhỏ nhỉ: AHXD, TLBB, sắp tới là TĐHL và xa hơn nữa là Lộc Đỉnh Ký – Tuyết Sơn Phi Hồ, Bích Huyết Kiếm đang xếp hàng chờ nè. họ Trương cả đấy, he he, TVB cho xem trước kịch bản thế nào thì chả biết đúng hay sai, nhưng trong quá trình quay 3 phim TNGH, AHXD, TLBB cụ Kim đều đến thăm và cố vấn cả đấy- có cần tôi đưa hình làm bằng chứng cho không? gặp gỡ trò chuyện hơi bị nhiều, chậc, tôi có cả 1 đoạn video clip dài gần 40 phút cụ Kim trò chuyện với đoạn làm phim TNGH + AHXD, hic, cụ còn khỏe và vui vẻ lắm, TĐHL cụ cũng hăm hở tham gia cố vấn nữa nè, cụ này mấu thật, hơn 80 tủi chứ ít ỏi gì nữa.
Hơ hơ, Đầu tóc của Hồ Quân thì sao, ban đầu tôi cũng không ngẫm ra được tại sao họ lại hóa trang cho HQ kiểu tóc đó, nhưng khi xem phim thì quả là xứng đáng với câu “uy dũng như mãnh sư” mà cụ Kim đã miêu tả, vả lại, cái bang chứ có phải công tử ăn trắng mặc trơn đâu mà cần phải gọn gàng.
Hắc hắc, cái gì mà không tưởng tượng được Kiều Phong không có râu, vốn nguyên tác Kiều Phong là X gì có râu quai nón hở, cái ông HNH mặt mũi không đủ uy nghi nên TVB mới chế thêm cho bộ râu cho nó uy nghi thôi, điểm duy nhất thành công trong tạo hình, còn lại chuối từ đầu đến chân. Hi hi, Kiều Phong chả giống Khất Đan tẹo nào ư, vậy thế nào mới là Khất Đan hở. hi hi, Hư Trúc không là đàn ông thì là đàn bà chắc….
Riêng về quần áo và đầu tóc, tôi hoàn toàn ủng hộ TQ luôn TNGH – TLBB thì cổ kính, hợp lịch sử, đâu ra đấy, sự khác nhau của Phật học Tiểu thừa với đại thừa , quần áo khất đan – tống khác biệt. Trùì, quần áo ông HQ phải gọi là cực kỳ luôn. AHXD với kiểu ăn mặc phá cách của Hoàng Dung – rất hay – Hoàng Dung là Hoàng Dung – tà tà mà độc đáo, riêng biệt. Mông cổ, Kim, hán rõ ràng, sắc nét. Chứ TVB chơi đi chơi lại vài bộ nhìn muốn bịnh quá. Bộ đồ cưới của Nhậm Doanh Doanh năm 96 lại thành bộ đồ Ba Tư của Tiểu Chiêu năm 2000 – ngất xỉu – ông Thành cát tư hãn với HNHL trong ahxd 94 thì kiểu đầu y chang nhau, khác nỗi một ông đội mũ, một ông không …- vừa chuối mà vừa phản lịch sử. He he, kể vài cái ra thôi, chớ kể nhiều ra thì mở thêm vài cái topic cũng chả hết.
Hơ, thôi, đây là bài post cuối cùng, tôi không hứng thú nữa, cứ dòm vào phim và nguyên tác mà đánh giá, thanh giản tự thanh
To hangnguyenòu , tớ nhầm , AHXĐ khởi quay vào tháng 8-2001 , đóng máy vào tháng 2-2002 , wa giai đoạn chỉnh sửa , chế tác hậu kì bộ phim mới hoàn thành vào cuối 2002 . TLBB khởi quay vào tháng 7-2002. Nhưng sau 2 bộ AHXĐ với TNGH ông TKT mới hét giá bộ TLBB ấy chứ.
– K phải tớ tổng hợp mà do độc giả ghiền KD đưa lên mạng Internet , so sánh bộ năm 1983 với 2003 .
Đây..đây…đoạn A Châu cải trang cho Kiều Phong :
–“A Châu liền lấy phấn bột, nước hồ, bút lông, mực keo, các đồ dùng ra. Nàng chỉ ra tay một lúc là những điểm dị dạng trên mặt Kiều Phong đều biến mất. Nàng lại thêm cho ông một chòm râu giả lơ thơ”
-To Deepblue :hoà thượng Hư Trúc thì nhìn nét mặt hơi bị phong trần, hơi bị đàn ông—>HT bộ nì mà chú pẩu như vậy thì pó tay thiệt á . HT được cụ Kim mô tả
“xấu đau xấu đớn” , tui thấy HT bộ nì xấu thấy ớn luôn . Lúc pà Diệp Nhị Nương chết , HT khóc mà nước mắt nước mũi tèm nhem , dơ ơi là dơ , càng xấu tệ . Phàn Thiếu Hoàng đẹp trai hơn pa nì là cái chắc
Thực tế của bác là cái gì? ở đâu ra, thực tế của you là thực tế của người khác chắc.
Tôi nói là dựa trên cảm nhận riêng của mình và quan điểm là mỗi người một cảm nhận, có lẽ hanhnguyen mới là người không hiểu được điều này.
vốn nguyên tác Kiều Phong là X gì có râu quai nón hở
Vụ này hình như cũng do bạn tưởng tượng ra, cả hoangtrinh cũng vậy, cứ lôi TVB ra nói, có cảm thấy giống như mình tự lẩm ba lẩm bẩm không ????
Hư Trúc không là đàn ông thì là đàn bà chắc….
Vậy sao ?? haha
Các phim của KD sẽ được làm nữa là vì nó hay, đơn giản vậy thôi, không cầu kì lắm đâu.
-To Deepblue :hoà thượng Hư Trúc thì nhìn nét mặt hơi bị phong trần, hơi bị đàn ông—>HT bộ nì mà chú pẩu như vậy thì pó tay thiệt á
Có người yêu chưa cô bé ??? Cái mặt pa này vậy mà kêu xấu à, haha. Chịu khó nhìn kĩ chút i, pa này mà gái chê thì chắc đàn ông đa phần ế vợ
thôi, đây là bài post cuối cùng, tôi không hứng thú nữa, cứ dòm vào phim và nguyên tác mà đánh giá, thanh giản tự thanh
Đúng rồi, deep cũng không post nữa vì thấy … cô đơn quá, haha
Kiều Phong nếu không nhờ Hồ Quân diễn xuất hay quá thì cái đầu của anh cũng tầm bậy, chẳng có râu nữa chứ, không thể tưởng tượng được—> cái này Bác coi TVB của Huỳnh Nhật Hoà có râu rùi bác bảo KP có râu.
Vụ này hình như cũng do bạn tưởng tượng ra, cả hoangtrinh cũng vậy, cứ lôi TVB ra nói, có cảm thấy giống như mình tự lẩm ba lẩm bẩm không ????—->hixhix..tớ trích trong cuốn TLBB của KD ra đấy chứ Bác…
Có người yêu chưa cô bé ??? Cái mặt pa này vậy mà kêu xấu à, haha. Chịu khó nhìn kĩ chút i, pa này mà gái chê thì chắc đàn ông đa phần ế vợ—->cảm nhận của phụ nữ mà lị , đối với tớ thì pa này wá xấu và wá hợp ,so với Phàn Thiếu Hoàng của TVB tất nhiên là xấu hơn rùi . hixhix…mà ai nói Phàn Thiếu Hoàng xấu trai nhỉ
Chán.. vẫn chuyện chê phim TQ ko bám nguyên tác à? Khổ, đã phát biểu thì phát biểu cho rõ ràng rành mạch. Ko bám là ko bám thế nào, và thế nào theo bác deep mới là bám sát? Chê khơi khơi thì dễ lắm, nói cho nguời ta đồng tình mới là vấn đề.
Hơ hơ mà riêng câu này đã thấy hơi bị trẻ con “TVB mà có tiền đầu tư như TQ, tui tin rằng phim sẽ hay hơn rất nhiều”
Hehe speed tỉ bớt nóng, chuyện đâu còn có đó..
Uh, có thể nói điều mà tôi bất mãn nhất với TVB là đã 2 lần dàn dựng Bích Huyết kiếm nhưng cả 2 lần đều thay đổi nguyên tác của KD rất quá đáng. Đồng ý là phim làm với kịch bản rất hấp dẫn, nếu chọn theo kiểu là phim kiếm hiệp thông thường thì tôi chấm cả 2 phim này là No 1….
Nhưng đây lại là phim được chuyển thể từ 1 tác phẩm được nhiều đọc giả yêu thích, và trong phim còn có ghi luôn nguyên tác Kim Dung (Bích Huyết Kiếm do Lâm Gia Đống đóng có ghi như vậy, tôi nhớ rõ ràng mà). Nhưng cuối cùng thật hụt hẫng với cách chuyển đổi nhân vật chính thành phụ, nhân vật phụ thành chính.
Có thể các bạn cho rằng tôi trẻ con vì tôi thích HTT trong truyện nên mới phản ứng khi thấy thần tượng của mình bị hạ vai trong phim Có thể lắm (tôi cũng hay thiếu khách quan như vậy lắm ) Nhưng nói thật là tôi xem phim Bích Huyết kiếm do Huỳnh Nhật Hoa đóng rồi mới tìm truyện để đọc. Đây là 1 thành công của phim vì đã làm tôi thích thú đến nỗi phải tìm lại nguyên tác đọc cho đã ghiền. Thế rồi tôi hoàn toàn bị bất ngờ và sững sốt khi thấy truyện khác phim gần như 180 độ
Lúc TVB tái thực hiện, tôi hy vọng nhiều khi thấy đài có chú thích tên KD vào phim, nhưng hy vọng càng cao thất vọng càng lớn. Mặc dù phim này cũng rất hay… hay đến nỗi tôi coi 2 lần nữa đó
Tuy nhiên tôi chỉ đành an ủi là mình đang coi Khí phách anh hùng chứ không phải là Bích Huyết kiếm. Đây là 1 phim được phăng ra từ 1 truyện của KD, giống như Vương Trùng Dương hay Cửu Âm chân kinh mà thôi
Bởi vì tình iu với TVB wá lớn mà …. !!!!!!! đành chấp nhận
hầu như những truyện của kim Dung khi dựng thành fiml đều hay cả tất nhiên khi lên fiml thì nếu như ta cứ giữ 100% như nguyên tác thì không hay vì vậy cũng phải có phần thay đổi một chút chứ tôi thấy fiml tiếu ngạo giang hồ rất hay đó
Tui đồng ý với diquan về bộ Khí phách anh hùng, trong nguyên tác Viên Thừa Chí và Ôn Thanh Thanh(sau này mới đổi họ Hạ) rất ư là dễ thương,trong phim nữ diễn viên không thể lột tả được hình ảnh một Ôn Thanh Thanh xinh đẹp,thông minh pha chút lém lỉnh và ngang bướng. Trong truyện VTC rất yêu thương OTT và coi A Cửu như một muội muội vậy mà trong phim quay đúng 180 độ cho VTC yêu A Cửu say đắm làm coi tức muốn cành hông
còn tui đọc truyện, thì thấy trong sâu thẳm tâm hồn, Viên Thừa Chí yêu đích thực là A Cửu, còn Thanh Thanh chỉ coi là “đệ” – vì thế mối tình tay ba Viên Thừa Chí – A Cửu – Thanh Thanh khá giống với LHX – Nhạc Linh San và Nhậm Doanh Doanh.
2003-2023