Liêu trai chí dị là chuyện ma, đại khái là tao nhân mặc khách hạnh ngộ kiều nữ hành tung bí hiểm, nói té đi nàng là yêu nữ mà lưu luyến chốn hồng trần chứ không có ý gì đê hạ. Nhưng ở đây xin tạm mượn chữ liêu traivốn để chỉ tính chất phiêu diêu lãng đãng rất đặc trưng trong chuyện ma nàymà viết về Những cô gái chân dài
Dị truyện thứ nhất của pho Những cô gái chân dài là chuyện về tài đạo diễn và quay phim. Phim này là phim thương mại, coi như là chuyện ngườichuyện thế tục. Nhưng tay đạo diễn này thì liêu trai lắm, làm chuyện người không muốn cứ muốn kéo thêm cả ma vào cho xôm tụ. Thế nên hắn làm phim thương mại mà cứ art art thế nào cho nó liêu trai chơi.
Phần chuyện người của phim nhìn rất hồn nhiên: từ kịch bản, cách quay, hình ảnh, casting cho tới âm thanh, nhạc nền đều rất đúng ngữ pháp của phim dạng Hollywood commercial. Mở đầu đã thấy lôi cuốn hấp dẫn. Hắn dùng thủ thuật quay montage rất khéo để giới thiệu hai thế giới parallel của hai nhân vật chính, Thuỷ (Anh Thư) và Hoàng (Minh Anh) Nhạc nền lúc này cũng sôi nổi trẻ trung, tạo được không khí ngay từ đầu, chàng tắm coi bộ quá phè phỡn còn nàng lóc cóc ôm heo lên thành phố thi ĐH. Rồi hai thế giới đụng nhau cái rầm, lần một trúng cái ống nhòm máy hình, lần hai trúng em heo mũm mĩm đẹp xinh. Có đầu có đũa, có đủ hỉ nộ ái ố, có người một bước lên tiên, có người đồng tính, có người bị CA rượt, có người bị bệnh mê chân dài, có người bị bệnh tương tư cấp tính và có người bị chảnh. Kết thúc lại cực kì có hậu. Có thể nói là có tùm lum mấy thứ giật gân câu khách. Người xem cứ an tâm là mình đang xem một phim thương mại làm theo công nghệ thế giới chứ không có dở dở ương ương như mấy phim nửa mùa trước đây. Vì đây là phim về những người nổi tiếng, do đạo diễn trẻ cũng khá nổi tiếng, về những câu chuyện hơi bị nổi tiếng trong giới người mẫu, và có đội ngũ PR cũng nổi tiếng theo chỉ vì làm được cho phim nổi tiếng. Nghe mấy tay ấy chào mời coi bộ rất xăng xái!!!
Nhưng có vậy thì không có gì đáng nói, NCGCD hay thì cứ hay theo thể loại đó. Có điều, xem phim lâu lâu cứ bị con ma nhà họ art nó hù cho một cái, vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Cảnh chiếc xe đò con con chạy đi, chiếc xe đạp chạy lại, con bò chạy qua, góc quay tà tà ngang mặt đường bâng quơ, phim thương mại thuần tuý đố tìm được cái nào nhìn thì tự nhiên, ít dụng ý mà lại đẹp như vậy. Cảnh đồng quê, cảnh thành phố nhìn cũng bắt mắt, ai bảo cảnh VN mình quê mùa nhớp nháp??? Khuôn hình đầy đặn, xử lý hậu kì cực đẹp làm cho bộ phim bật lên hẳn. Một phim thì có nhiều scenes, mỗi scene chụp mũ bởi 1 theme và gồm nhiều shots gộp lại, cầm cái máy lia 1 cái rùi cắt cái bụp thì gọi là một shot, có đủ long shot, upclose shot, panoramic shot dành cho mỗi tâm trạng, chuyển giữa các shots chính là cut. Cái hay của đạo diễn thể hiện rõ nhất ở cut vì cut tải được mạch phim một cách tinh tế hiệu quả nhất theo ý đồ đạo diễn. Ở đây Vũ Ngọc Đãng cut phim khá điêu luyện và đúng bài bản của thể loại giải trí này, chứng tỏ có tìm tòi hệ thống. Tiết tấu phim do vậy không bị rề rà hay nhanh chậm tuỳ hứng. Những cảnh tạo cảm giác hồi hộp như lúc các cô diễn trong hộp đêm bị CA dí cũng rất thành công. Lúc Anh Thư lên taxi với Hải Đông, cách quay classic (trong xe quay nhìn lại, người ngoài lố nhố, taxi là một thế giới kín khác) nhưng cũng khá cảm động, lời thoại súc tích, cũng hơi bị cảm động. Cảnh sáng tạo nữa là khúc vedette Xuân Lan vạch màn bước ra, đúng là mấy show thời trang thì cũng không có cái vụ này, có điều phim thì phải nhấn mạnh thế mới góp phần tạo nên vị thế đáng ao ước của một vedette chứ. Mà mỗi lần Xuân Lan xuất hiện trước ống kính (cho tới khi bị Anh Thư soán ngôi) đều rất bốc, rất ngầu, nhấn tình tiết chuẩn, nhạc phụ hoạ cũng hay!
Không hiểu sao cảnh quay mà athospk tâm đắc nhất lại là cảnh Yến Ngọc trốn trong toilet nam và cho Ngọc Nga vào trốn ké. Góc hình lúc Ngọc Nga mở cửa thấy Yến Ngọc trốn trong cái cubicle cuối cùng của toilet đẹp đến sững sờ. Lúc đó Yến Ngọc đứng úp người vào tường bên, quay mặt ra cửa, cô chỉ bảo :dzô đi!, chỉ cái shot đó thôi làm athospk điếng người vì cảm động. Toilet vốn dĩ là nơi thiên hạ chẳng đặng đừng mới phải lui tới, người ngoài muốn vào còn người trong thì muốn ra; đây lại là toilet nam, cho nên chỉ phục vụ cho ½ dân số của thiên hạ. Yến Ngọc coi như nằm trong vòng cấm địa, tiến thoái lưỡng nan, cũng như cô đang nằm trong thế giới của các cô mẫu, người ngoài muốn vào, người trong xong chuyện cũng muốn ra chứ chả vương vấn gì. Cho nên trong cubicle cuối cùng, Yến Ngọc đứng úp người vào tường, xoay mặt ra cửa chỉ chực chạy đi, mà là tường bên chứ không phải tường sau hay cửa, cái tường không đối diện/ tiếp nối với bất kì cái cubible nào nữa. Cái úp người chứng tỏ cô đang muốn và đang phải tự bảo vệ lấy chính mình, dù cho tường thẳng thì cũng không che chắn gì được, chỉ để có một cảm giác an toàn, thoát khỏi bị CA truy quét hay thoát khỏi cái thế giới mà cô đang mắc kẹt trong đó, không biết được. Nhưng Yến Ngọc đứng úp người là đứng chứ không có ngồi, trong khi Anh Thư thất thần ngồi hẳn xuống cái toilet, xoạc 1 chân. Quay Yến Ngọc cũng quay ngang tầm mắt, tạo cảm giác ngang hàng, tôn trọng, thông cảm, trong khi quay Anh Thư quay từ trên xuống có vẻ trịch thượng, răn dạy và nghiêm khắc hơn. Lúc sau, ở phần tập thử của cuộc thi hoa hậu, Yến Ngọc cũng là người nhận thử vương miện hoa hậu, chứng tỏ đạo diễn âm thầm cổ vũ cho nhân vật rất có cá tính này. Hay!
Vũ Ngọc Đãng cũng làm người xem thích thú với hàng loạt những chi tiết nho nhỏ mà cầu kì khác. Bàn về chuyện xây dựng nhân vật. Ví dụ như nhân vật cái cô bé học trò của Mai Hoa, cái cô điệu điệu có cái màn chống cằm điệu thầy chạy. Chỉ phác có vài nét, nhân vật phụ ơi là phụ, thế mà tay viết kịch bản/đạo diễn cũng làm tròn trịa từ đầu tới cuối, cái chống cằm trở thành 1 cái trademark của cô nhỏ này, dòm duyên dáng lạ!
Nói đến trò phải nói đến thầy. Nhân vật của Mai Hoa rất đáng yêu. Là một trong những người tạo mâu thuẫn chính cho chuyện phim, Mai Hoa vừa hài hước, vừa đáng thương. Có nghiên cứu tâm lý học phương Tây, nhân vật Mai Hoa là một loại bệnh obsessive-compulsive điển hình, ám ảnh bởi sự ngăn nắp, kĩ tính, sự an toàn, sự ổ định của xã hội, và là thành trì của những lề thói truyền thống. Lại thêm tài diễn xuất của Mai Hoa làm cho nhân vật người chị cổ hủ trở nên sống thực đến ngẩn ngơ. Nói đến bệnh tâm lý, lại phải nhắc đến con bệnh thứ hai là nhiếp ảnh gia Hải Đông. Lão có một fetish, một loại bệnh mà người ta derive sexual pleasures từ những vật chả liên quan gì tới chuyện ấy, ví dụ như giày (shoe fetish), chân (foot fetish), cà vạt (tie fetish) Khuôn hình cảnh Anh Thư và Hải Đông ngủ trên lụa đỏ đẹp ở chỗ cái tư thế sáu mươi chín (69) của hai người vừa khắc hoạ được cái foot fetish của Hải Đông (ôm chân nàng ngủ), vừa thể hiện cái weird sexual practice của mấy tay artists.
Thêm một cách sống không theo số đông khác là nhân vật đồng tính luyến ái Khoa do Thanh Long thủ vai. Ở đây thì lộ rõ Đãng đi với bụt thì đã chịu mặc áo cà sa, nhưng lúc đi với ma vẫn không chịu mặc áo giấy hẳn. Làm phim ma liêu trai vậy nhưng cái nhân vật Khoa là cái nhân vật kinh tế thị trường nhất. Hắn mời Thanh Long đóng nhằm câu tới rạp thêm mấy nường duy mỹ chủ nghĩa như athospk thôi. Đất diễn của Long quá ít nên không có cơ sở để đánh giá diễn xuất của tay này, chê dở thì oan mà khen hay thì trúng kế đạo diễn, vì thực ra ngoại hình của Long diễn dùm cho tay này hết ráo rồi, cái mặt cute cute đầy tâm trạng cho nên mở miệng nói câu nào chưa kịp nghe hết bà con cũng đã xuýt xoa cảm khái hết rồi. Nếu như thay Long bằng một tên xí trai mắt toét nhiều khi lại còn bật được tính đa chiều kích của tình yêu dành cho cái đẹp của Minh Anh.
Thôi, bi giờ đã bàn lan tới Minh Anh rùi thì xin kể thêm dị truyện thứ hai: ma đóng phim. Ma rất đẹp, toàn là ma mẫu không hà, Minh Anh nè, Anh Thư nè, Xuân Lan nè, quá trời người đẹp kể tên không xuể, ba trăm một mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho nằm chắc ai lo casting phim này kết sui gia với đại lý bán chiếu luôn quá! Quá nhiều người đẹp, đẹp nào đóng cũng từ khá tới hay, không bàn nhiều. Xin chỉ nhắc tới Anh Thư và Minh Anh. Anh Thư nét diễn rất hồn nhiên, có cái dí dỏm đáng yêu. Mấy lines của Anh Thư nói cũng gần gũi, có cái câu gì gì chết liền (lúc ngồi sau xe Minh Anh) nghe rất hợp mốt, giờ thấy ai cũng dùng từ này. Cái duyên dáng của cô kết hợp với xây dựng tình tiết hài hước nhẹ nhàng làm cho nhân vật 3 chiều hơn, như lúc cô đang tập đi trong nhà tắm, bị Mai Hoa bắt gặp, cô đánh trống lảng bốn góc bằng nhau, lúc cô đi diễn về khuya len lét vào nhà
Nhưng athospk khoái nhân vật của Minh Anh đóng nhất. Ai bảo Minh Anh cứ cười cười vô duyên thế chứ athospk thấy đây là một vai thành công của phim. Minh Anh tình nguyện vào vai clown của phim, cả về mặt nhận thức lẫn hình thức. Về mặt nhận thức, Hoàng là một người đam mê cái đẹp, hồn nhiên chân thật, có tâm tình sôi nổi, ngẫu hứng, sống trong thế giới phù hoa mà vẫn giữ được sự trong trẻo của cảm xúc, đó phải chăng là một tên hề nhỏ ngơ ngác trong tấn trò đời này. Về mặt hình thức, Minh Anh tạo cho mình một nét diễn riêng, ngây ngây thơ thơ (nên hay bị bảo oan là vô duyên), athospk thấy đó lại là sự trẻ trung của một vai diễn. Đồng ý có những cường điệu nhất định trong việc xây dựng Hoàng (cũng như vai của Mai Hoa), nhưng nó vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng của thể loại, athospk cũng nghĩ rằng nhận thức luận của Minh Anh đối với vai Hoàng cũng không sai lệch hơn ý đồ của Vũ Ngọc Đãng bao nhiêu, nếu không muốn nói Minh Anh tạo được một chữ kí riêng cho Hoàng. Có người đề nghị switch vai giữa Minh Anh và Thanh Long, athospk nhiệt liệt phản đối. Cho Thanh Long vào vai Hoàng là phá hỏng toàn bộ thông điệp của phim: cái nét của Minh Anh là nét dễ thương kiểu mong manh, dễ bị làm cho tổn thương, tràn đầy sức sống, trong khi Thanh Long cuốn hút theo kiểu phái tính, lại ít ồn ã hơn, khó có thể nghĩ Thanh Long là người mới gặp Anh Thư sẽ ngơ ngẩn bần thần, cũng khó có thể nghĩ Anh Thư sẽ chạy theo Hải Đông mà không một lần ngó ngàng lại Thanh Long tiếc nuối (tiếc wá chứ sao hông hì hì), cái chất nghệ sĩ của Long và Anh hoàn toàn khác nhau mà athospk nghĩ rằng chỉ có của Anh mới làm cho mạch phim suông sẻ, thuyết phục và thú vị hơn, của Long sẽ làm phim chuyển hẳn sang kiểu nghệ sĩ thất tình khá mòn, thì cứ tưởng tượng xem cái cách Khoa thất tình đem áp vào Hoàng sẽ thấy kịch bản bị sáo hẳn.
Dị truyện thứ ba: phim thương mại Việt Nam làm như vậy là rất xuất sắc! Tất nhiên ngồi bới lông tìm vết thì sẽ ra một số cái còn hơi bị thắc mắc, nhưng bói ra ma quét nhà ra rác, review một phim không phải là đem phim đó ra đấu tố phát mãi, nhất là lấy lý mà nói, phim cũng nhận được nhiều lời động viên khen ngợi khách quan, về tình mà nói thì lại càng nên khuyến khích làn sóng phim thương mại có chất lượng và giá trị (nội dung lẫn nghệ thuật) ngày càng cải thiện hơn.
bài viết quá tuyệt vời…
Xí, minh oan cho 2 chữ liêy trai xíu: đây là tên hiệu của tg thôi chứ hông mang hoàn toàn cái nghĩa.. kia đâu .
Sao muh viết hay quá dzợ clap clap .
chùi ui,đọc xong rùi tự dưng thấy NCGCD hay hơn hẳn thực chất phim của nó,bài viết này hay wá,cho 1 tràng pháo tay bộp bộp…
Bài viết quá hay, tự nhiên làm mình muốn xem lại ghê lun, xem những cái má athospk nói. Phân tích thuộc hàng siêu siêu phàm nha em athospk.
bài viết wé hay hic.hic poke chưa sem nghe pác nói mún sem wé.. vỗ tay khen pác nè bộp bộp …
lãnh ý anh mikemyer athospk xin giải thích là bản thân đã dùng chữ liêu trai theo nghĩa mới của mình (đã giải thích) sau đó mới recycle lại một lần nữa và dùng cho phim NCGCD để chỉ cái commercial+art của phin
phim này của VN mà hay wá nên phải giật tít cho kêu thế để kêu gọi bà con đi coi cho nhìu nhìu
ặc ặc
ai mún đi coi nữa thì đi với athospk và em của mình chiều thứ bảy xuất 7 giờ tại Diamond
cheers!
hí hí, lấy bài này đăng báo được ko em? (mắc cỡ)
Đọc bài này, tự dưng thấy “bớt” ghét Minh Anh tí xíu! Quả là ko uổng công tui đi coi film này tới 3 lần
Bạn hiểu từ liêu trai theo cách của bạn cũng ngộ ghê á! Nhưng bài viết này hay quá trời, thực sự hay á! ( sao ko đăng báo huh)
cái nét của Minh Anh là nét dễ thương kiểu mong manh, dễ bị làm cho tổn thương, tràn đầy sức sống
Ai thấy NV này dễ thương, mỏng manh chứ mỗi lần tui nghe anh ta cười và nhìn cái mặt ngô nghê của MA..tui mún nỗi da gà da zịt lun zậy… Đàn ông con chai thì phải cho ra đàn ông.. zẹo zẹo zậy rùi kiu là style riêng thì còn gì là giá trị thẩm mỹ nữa chòi… Đồng ý là mỗi người có một nhân sinh quan riêng biệt, nhưng đã là một tác phẩm đại chúng như fim ảnh thì phải có giá trị điển hình một chút chứ.. NV nam như MA theo tui chả có gì để cho một cô gái mạnh mẽ và nhiều tham vọng như Thuỷ trao gửi Tình Iu cả… một con người nhạt nhẽo, vô vị yếu ớt má ta có thể gặp ở bất cứ đâu, một chai coca trong hàng đống coca khác….
Đã vậy, còn để cho Thuỷ quay lại với Hoàng khúc cuối fin , sau khi đã bị anh thợ chụp hình cho ra rìa thì thiệt là một sự sắp đạt dễ dãi và đầy tính áp đặt..Hoàng đã không thể làm Thuỷ băn khoăn xíu nào khi quay đi thì làm sao đủ sức kéo Thuỷ quay về ( dù là sau thất bại ) chứ….
Nhưng dù sao cũng đồng ý với atho là với cách diễn của MA thì thích hợp với mạch fim và những tình tiết vô lý như thế .. khó tưởng tượng nỗi có một anh chàng ( cũng bảnh trai và là niềm mơ ước của các cô gái khác , vd như Hà ) lại chấp nhận đứng nhìn người iu mình phản bội ngay mũi mình , mà vì cái gì chứ? chỉ vì tham vọng của cô ta ngay khi tình cảm của hai người đang tốt đẹp ..rồi lại một cách tự nhiên đón nhận cô ta quay về sau khi đã tả tơi??? có thật là có người như vậy trên đời này không? hay Thuỷ dễ dàng được tha thứ và thông cảm chỉ vì cô ta đẹp, cô ta là người mẫu???
Túm lại , nói gì thì nói…mỗi người có một cách nhìn… nhưng hy vọng nhà báo phải có cách nhìn khách quan và đại diện cho đa số… vì chức năng của báo chí là hướng con người tới cái gọi là Chân Thiện Mỹ ….
sori nha.. sao type bị lỗi nên nghiêng tùm lum ..
Sao chữ nghiêng tùm lum zạ trời… Nhưng không sao, một chút lỗi kỹ thuật thôi….đọc vẫn hiểu mà
Liêu trai ư…Có lẽ chất liêu trai đó nằm ngoài suy nghĩ của đạo diễn rùi Có lẽ nét mong manh, dễ vỡ của Minh Anh đã làm cho bộ phim thêm nhẹ nhàng và nâng cao tính giải trí thôi…Ngoài đời thật, mà gặp phải người yêu như vậy….chắc phải kém tu…mới gặp…. Mà cũng phải thôi, phim giải trí mà lị….không có giá trị thực tế đâu…đừng có mà mơ. Đọc những dòng Athospk phân tích cận cảnh trong toa lét, nơi hội ngộ khi các cô gái nhảy bị công an dzí đó….Tui thật sự ngạc nhiên…Thật sự có nét lãng mạn và hay như dzị thật sao..Hay cả từ góc quay…..đọc xong mới thấy đạo diễn có ý đồ “trên cả sự mong đợi”…Phân tích cứ như…..những nhà phê bình phim… nhưng…coi một lần rùi thui
Một vài lời nói lại…Phim này để giải trí coi được… thì còn chấp nhận được Chứ bảo phim thương mại xuất sắc….Hông dám à…Khen quá muốn té hen luôn.Mà tui không phải nằm trong đám người muốn zùi zập phim nì đâu nha ( như hôm trước trong cái Thread nào đó có người nói đó…Đợi phim này ra dập cho tơi tả… Dzã man thiệt )Hehehe….Tui là khán giả yêu phim Việt Nam nè… Yêu nhiệt tình luôn
phim nì lần đầu tiên nghe về nó là qua cha Neo ù đẹp-chai-tài-trí-lương-thiện, Neo làm PR cho cái kịch bản hơi bị hay, gì mà cứ 15 phút sẽ có 1 nhân vật nổi lên, rùi Neo bàn về mấy cảnh hay bị cắt… nghe thấy rất ngạc nhiên, phim thương mại thui mà dụng công cũng nhiều
lúc đi coi lần đầu tiên thì phải sau Festival Huế mấy ngày mới về coi đc, tâm trạng chờ phim mỏi mòn cộng với chiện đi coi với bé yang làm cho sức thẩm thấu nghệ thuật tự nhiên mẫn cảm lên hẳn.
thêm nữa bản thân cũng có học về cách làm phim/phê bình phim, và là 1 trong 2 người viết review phim cho báo trường hàng tuần ([http://www.grinnell.edu], search “kay nguyen”) trong suốt 1 năm wa, nên có thể theo quán tính mà…khen chăng?
nhưng nói đi thì cũng nói lại, làm review chỉ sợ nhất chuyện không hiểu hết ý đồ đạo diễn, nhìn không ra cái hay, hoặc cái hay mà nhìn thành cái dở, chứ không sợ chuyện hiểu sâu hiểu xa hơn lão đạo diễn, người dưng làm sao hiểu con cái bằng cha mẹ, có phải vậy không?
hơn nữa một bộ phim cũng giống như một bài văn bài thơ, trước khi có thể phân tích nghệ thuật nội dung thì cũng phải biết cách đọc 24 chữ cái đã, có điều chữ cái của phim thì không có được phổ cập như chữ cái Latin, nó là ý nghĩa/chức năng của từng loại shot, góc quay, cắt cảnh, ráp nhạc…
mà phim thương mại cũng được viết bằng cùng một thứ chữ như phim nghệ thuật vậy thôi, có điều thay vì viết thành thơ ca thì nó đi sang thứ bình dân giải trí hơn như vè/đồng dao… tiêu chí tư tưởng thì khác nhau nhưng tiêu chí nghệ thuật thì không thay đổi, hoặc là anh làm phim chán òm dở ẹc, hoặc anh làm sao cho thiên hạ bị dụ tới rạp 1 lần trước đã, và hớn hở quay lại rạp lần sau hoặc rủ rê thêm tới mấy …thiên hạ nữa.
một phim thương mại hay thì cũng là một bộ phim hay
một phim thương mại xuất sắc so với bối cảnh phim còn nhập nhoạng như hiện nay là cả một sự hoan hỉ cho người yêu phim chứ!
tất nhiên những gì athospk nói mang tính nhận định chủ quan, chưa kể review của phim còn chịu một sự kiểm duyệt cá nhân: những chi tiết không làm mình hài lòng về phim, athospk chủ động…lờ đi, vì xét tổng hoà thì thấy mặt được trội hơn hẳn mặt chưa được,
nói cái này thiệt tình với nhau, làm cái gì đã khó, nhận xét về nó càng khó hơn, chê nhiều quá, chê không đúng thì thể hiện cái tư duy thẩm mỹ của mình còn quá giản dị, đến mức cũng không ý thức được là nó mộc mạc ra sao, chưa kể thể hiện thái độ coi thường những người cùng thụ cảm (ở đây là những khán giả khác) và người làm ra thứ mà mình chê, cái nào cũng là đại kị,
mà khen nhiều quá, khen từa lưa thì đâm ra người ta cũng chất vấn cái “bộ thu phát nghệ thuật” của mình, nhưng ít ra mình cũng được tiếng rộng lượng
có lẽ athospk đang cầu tiếng rộng lượng chăng?
mặc dù vậy, với mỗi chi tiết tâm đắc, athospk cũng đưa ra giải thích khách quan song song với phát biểu cảm tính, chứ không hề đánh trống ca trù kiểu “bịt miệng cô đầu”, trống thưởng mà thành ra câu hát nói chưa dứt đã nghe tốc tốc tốc chát, phá luôn cái “mùi” của giọng ả đào như mấy tay cầm chầu vớ vẩn.
NCGCD ca hay thì mình cứ đánh trống thưởng thôi chứ nhỉ?
athospk viết review này cho MB không với tư cách là một nhà báo, hơn nữa mình cũng chưa phải là nhà báo thực sự, chỉ mới là SV năm 2 sắp lên năm 3, cũng không học báo chí.
MB là diễn đàn của những người mê phim và quan trọng hơn cả là am hiểu phim, hướng tới một loại độc giả đặc biệt như vậy không cho phép athospk khinh xuất mà quẳng lên những câu đại khái chung chung, muốn hiểu sao cũng được, không ai bắt bẻ gì được mình. Vì tính chất của MB, những gì mình viết phải là những gì tâm huyết và riêng nhất, cá nhân nhất của mình, một cách chiêu gọi tranh luận lành mạnh giữa những người qun tâm đến phim với nhau.
viết sao cho “khách quan và đại diện đa số” thì mang tính phổ cập giáo dục quá, đâu thể nào xuất hiện trong những diễn đàn phục vụ các “chuyên gia” về phim như MB?
Những thắc mắc ở trên về nhân vật của Minh Anh và Anh Thư xin không được trả lời vì quả thật là hỏi trớt quớt, vì đúng thật là mỗi người có một thế giới quan khác nhau, giải thích cũng rất khó, có thể xem phim khen hay nhưng không đồng cảm, athospk thấy nó tròn trịa rồi nhưng người khác lại thấy khác, mọi người tôn trọng ý kiến của người khác, không có sao hết, athospk xin không giải thích để tránh chuyện áp đặc
với lại athospk quẳng lên một bài khen cho …bõ miệng thế là mãn nguyện rùi hì hì, chừng nào thấy cần phải phản hồi lại những câu hỏi cắt cớ hơn thì sẽ tự sign public GB của bản thân như Chí Phèo , khỏi bị close thread thì hỏng mất đi dụng ý ban đầu là muốn cho mọi người đọc về phim NCGCD
Có thể dúng như Atho nói ở trên là ĐD có những ý đồ đặc biệt và cách thể hiện trong fim ảnh cũng không mang tính “phổ cập” đến số đông nên chỉ có những người “Trong Nghề”, những người chuyên viết review cho fim mới có đủ trình độ để “cảm ” được hết những vẽ đẹp cũng như ý tứ sâu xa của bộ fim. Nhưng thiết nghĩ, một bộ fim làm ra là nhắm tới số đông khán giả, phải nói cái ngôn ngữ mà người ta đang nói chứ đâu fải làm fim là để đóng cửa lại cho mấy Nhà Báo và “giới nghệ” xem xong rùi xuýt xoa khen nhau .
Có thể là quan niệm của tôi quá khắt khe khi nhận xét, nhưng thử nhìn lại các thr các của fin này xem đa số khán giả cảm nhận thế nào…Tôi nghĩ ĐD của fin này mà đọc bài cảm nhận của Atho chắc cũng xuýt xoa vì “fim của mình nó hay đến thế, nó sâu sắc đến thế mà sao hồi giờ mình nghĩ không ra” ..
Trong bối cảnh mà fin VN chỉ toàn là ” gái nhảy” rối”khi người ta yêu” thì sự mới lạ và dụng công của “NCGCD” có thể làm người ta ngạc nhiên và hào phóng lời khen tặng cũng là điều dễ hiểu…rồi thấy “ờ con nhà mình sao nó múa cũng hay, nó hát cũng giỏi” nhưng quả thật có gì đáng mừng đáng vui khi lấy những fim thế này làm mốc đo cho sự thành công của fim Vn ( như Atho nói : fim thương mại vậy là rất xuất sắc !), cũng không nên lấy số vé bán ra để đo mức độ hay dở, vì khán giả ( như tôi chẳng hạn ) vẫn rất tha thiết với fim VN và đặt nhiều kỳ vọng…
Ông bà mình có câu ” kẻ chê ta đúng là thầy ta, kẻ khen ta đúng là bạn ta, còn kẻ khen ta mà không đúng là kẻ thù của ta…” ở đây tôi không có tham vọng làm “thầy bà” gì cả, chỉ muốn góp 1 tiếng nói nhỏ nhoi ( nhưng tin là không lạc lõng ) vào đây cho thêm phần xôm tụ.
Tôicũng nói báo chí cần khách quan vì nhà báo cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, có những cảm nhận rất con người.. mà ” iu ai iu cả lối đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” nên phàm cái gì mình đã thích rùi thì…. Báo chí cũng tác động rất lớn đến những người đọc, đôi khi còn đóng vai trò hướng dẫn “nhân sinh quan, thế giới quan” gì đấy cho bạn đọc – nhất là người trẻ- nên việc cẩn trọng khen chê cũng là điều nên làm…Tôi không biết bạn có là nhà báo hay không , nhưng tôi nói thế vì có người nhăm nhe đăng bài của bạn lên báo. Nếu bạn viết với tư cách là thành viên diễn đàn, tôi không có ý kiến, còn nếu bạn viết với tư cách người làm báo, tôi thấy lo lắng cho sự cảm nhận của một tầng lớp khán giả ( chắc có nhìu người đọc đến đây tự hỏi : sao hôm bữa mình thấy dở mà atho nói hay, lại viết hay vậy, chắc mình không biết coi fin???).
Nếu còn tự đóng cửa khen nhau kiểu này, rồi sẽ còn những “Trai Nhảy, Những cô gái Chân dài đến nách” theo mô típ “fim thương mại xuất sắc của VN ” xuất hiện cho bà kon thưởng thức…..
đọc xong bài viết này tự dưng muốn trao Oscar hay Quả cầu vàng gì cho Những cô gái chân dài ghê !!!!
Bài viết công nhận hay thiệt mới đầu còn hơi hơi khó hiểu (cái gì mà “liêu trai”) nhưng càng dọc càng hay. Bài viết fân tích sâu về film này làm tui muốn đi coi film này nữa ghê vậy
Có lẽ đây là bài viết thú vị nhất về NCGCD mà tui được đọc.
Hông biết sao coi xong phim này tui lại không có hứng viết nhiều. Chắc tại tình cảm cá nhân. Dù có một số ý kiến không nhất trí với cảm nhận của athospk trong bài viết này nhưng tui cảm thấy bài viết này tạo cảm hứng cho tôi hơn chính bộ phim rất nhiều!
Bài viết của một người có góc độ nhìn nhận khác người bình thường, thậm chí có thể nói chính bản thân đạo diễn cũng chưa thấy được như vậy nữa. Cách viết này lạ và cũng quái quái, liêu trai.
Chào bạn lena, tôi nghĩ những điều mà bạn athospk bình luận cũng không có gì quá khó hiểu đối với những bạn yêu thích nghệ thuật điện ảnh.
Đối với công chúng nói chung,
– Thứ nhất, nội dung bộ phim được tiếp thu qua 2 đường chính: lời thoại và hành động trong phim. Xin lỗi trước nếu tôi nói theo cảm nhận chủ quan ở đây. 80~90% số người quen tôi biết, xem phim chỉ nghe lời thoại, xem diễn viên đẹp, xem các cảnh đẹp, hùng tráng, hành động, võ thuật.
– Thứ hai, các góc quay lạ, các tình tiết nhỏ thể hiện tâm lí nhân vật, không mấy khi được để ý, lưu tâm.
Vì vậy, người bình luận phim phải nêu được những điểm hay/dở của bộ phim, mà công chúng nói chung chưa nhận ra được. Điều đó tạo nên giá trị của bài bình luận.
Thích sao thì hiểu vậy thôi, ai cấm chứ. Chúng ta tán hưu tán vượn mấy bài văn mấy bài thơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà chắc gì tác giả đã có ý đó? Người ta nói đọc thơ thì phải bình thơ mới cảm hết được cái hay; thì bây giờ coi fim xong nên đọc review để thêm thấm thía!
Nói thật mình rất thích vai diễn của Minh Anh. Có người nói nhân vật này dở hơi,hở tí là cười.Nhưng đó thật sự rất đáng yêu.Không biết mình có quá lời không nhưng mình thật sự rất ngưỡng mộ tình yêu của một người mà bị mọi người cho là dở hơi đó.Rất chung thuỷ…
bài viết hay hay, hơi liêu trai từ 1 người “liêu trai”. Athospk quả là người có tài thuyết fục, bài viết nào trên MB ai cũng khen hay, Athospk mà làm nhà chính trị chắc ai cũng bầu làm “thủ tướng” “tổng thống”
………..
đã coi fim NCGCD 2 lần và nói chung fim không thật xuất sắc nhưng rất đáng xem, fim VN thế là tốt, mặc dù tôi không thích kết thúc fim cho lắm…..
…..
Các bác khen nhau thắm thiết thía… Bài viết này hay hay ở cái chỗ “liêu trai”, lạ lạ ở cái chỗ nhìn ra được “cái mà bản thân đạo diễn còn chưa nhìn ra được”….Một bài viết tạo cảm hứng còn hơn cả bộ phim…
Túm lại là tài văn chương của bác Athospk rất là ghê gớm, thuyết phục được cả những người “chuyên nghiệp” lẫn những kẻ “amateur”…Tui cũng nghĩ giống Minamigirl….bác Athospk mà làm chính trị thì chắc phù hợp rùi…Muốn làm nhà chính trị phải có tài ăn nói để lôi kéo được đám đông ( còn phải máu lạnh, rồi thủ đoạn….còn nhiều nữa….tui có đọc được trong bao nhưng không có nhớ hết ) Bác mà làm nhà báo thì phí mất….Đọc xong bài của bác Athospk, không thấy phim NCGCD hay thêm được miếng nào, mà thấy bác Athospk quả là có tài…
Ko dám có ý kiến gì nhiều nhưng mình có một chút thắc mắc:
Tại sao phim của VN cứ phải lấy những cái tựa hơi “trần trụi” :Gái nhảy, NCGCD…để câu khán giả…
Thêm nữa là những Poster cố tình khoe các phần hấp dẫn của phụ nữ, những cảnh ko hay lắm (chắc hẳn đó ko phải là cái mà tác giả muốn gửi gắm qua bộ phim), Xem cả đống Poster gửi tham dự để chọn Poster chính cho phim mà cảm thấy dường như mọi người muốn lăng xê cái mode “trần trụi” rất…
Nhớ lại câu bình phẩm đã xem ở một tờ báo: ko lẽ dân mình bây giờ đến rạp xem phim Vn chỉ để nhìn những cái…cho đã mắt…
Xin lỗi nha nếu lỡ có đụng chạm tới quí vị nào đã có suy nghĩ như vậy…
“Đọc xong bài của bác Athospk, không thấy phim NCGCD hay thêm được miếng nào, mà thấy bác Athospk quả là có tài…”
ý kiến của tui giống docare, văn chương của Athospk quả là hay và Athospk là người giỏi tài thuyết phục
Thật ra là do cảm nhận của mỗi người thôi,có nhiều người quan trọng quá lời phê bình của báo chí rồi đấy…Đây là diễn đàn nên mọi người đều có quyền nêu ý kiến của mình,athospk thật sụ là rất có tài thuyết phục mọi người,lật đổ được một số tư tưởng ko hay dành cho NCGCD,nhưng tôi lại ko thấy vậy…Thật ra tôi nghĩ như lena,đọc bài viết cực dài này,thật sự câu cú chuẩn xác,lý lẽ chặt chẽ nhưng rõ ràng tôi có cảm giác tác giả đang bới lông tìm vết,tất cả mọi chuyện bạn nói đều đi từ cảm nhận bản thân là chính,còn nhiều chuyện lồ lộ ra của bộ phim lại không thấy bạn đề cập,những người đề cập lại là những-người-xem-đơn-giản,nghĩa là chúng tôi bắt gặp ý đồ đạo diễn ngay khi xem,chứ chúng tôi không về nhà,suy đi nghĩ lại,nặng nề hóa từng chi tiết,để rồi rút ra hàng lố kết luận mang tính chủ quan lớn như vậy!!!Cứ như những bộ phim lớn của thế giới,mang tính triết lý cao nhưng tôi vẫn có thể hiểu ngay tác giả muốn nói gì,chỉ có điều tác giả nói đến khiến chúng ta suy nghĩ thôi,tức là chúng ta suy nghĩ về điều tác giả nói,chứ không phải là suy nghĩ tác giả qua những đọan phim tưởng như vô thưởng vô phạt ấy nói gì…tài viết văn tôi kém quá,mong bạn đọc và cố gắng hiểu…cảm nhận riêng tôi thì đây là phim VN khá,không quá khô khan nhưng vẫn không thể xem là phim đại diện vì tồn tại quá nhiều hạt sạn,nội dung cũng không có gì mới mẻ,chỉ được cái táo bạo,nhưng điều táo bạo này “GN” đã đề cập rồi,bộ phim có thể kéo được nhiều người đến rạp vì công tác quảng cáo quá tốt,vì diễn viên đẹp,ok,nhưng người ta sẽ chẳng nhớ gì về phim này ngòai đây là phim có được nhiều bàn cãi quá…
tôi k có thắc mắc gì về ài viết tôi chị thắc mắc về người viết bài .tại sao c thể viết tuyệt như thế .
ai xóa dùm cái post trên, thanks.
phim nì lần đầu tiên nghe về nó là qua cha Neo ù đẹp-chai-tài-trí-lương-thiện, Neo làm PR cho cái kịch bản hơi bị hay, gì mà cứ 15 phút sẽ có 1 nhân vật nổi lên, rùi Neo bàn về mấy cảnh hay bị cắt… nghe thấy rất ngạc nhiên, phim thương mại thui mà dụng công cũng nhiều
Hihi, áh thì ra là vậy, giờ mới hiểu tại sao Moviesboom không còn được *một lòng* như hồi *Gái Nhảy 2*, nhiều nhân vật *xuất chúng*, có tiếng tăm trên Moviesboom lại quan tâm NCGCD đến vậy. Vậy là không khách quan rồi.
lúc đi coi lần đầu tiên thì phải sau Festival Huế mấy ngày mới về coi đc, tâm trạng chờ phim mỏi mòn cộng với chiện đi coi với bé yang làm cho sức thẩm thấu nghệ thuật tự nhiên mẫn cảm lên hẳn.
Phải nói là sức bị *nghệ thuật* thẩm thấu có lý do để mẫn cảm hằn lên chứ bồ, không tự nhiên đâu.
thêm nữa bản thân cũng có học về cách làm phim/phê bình phim, và là 1 trong 2 người viết review phim cho báo trường hàng tuần ([www.grinnell.edu], search “kay nguyen”) trong suốt 1 năm wa, nên có thể theo quán tính mà…khen chăng?
Phê bình đồng nghĩa với khen? Theo vốn tiếng Việt tại hạ được học tới giờ cũng đã là 13-14 năm, phê bình trong tiếng Việt thường mang xu hướng *phê*, nghĩa là phê phán, chê bai nhiều hơn là khen tặng. Tuy nhiên, từ phê bình dùng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thường nghiêng về phần *bình*, tức là bình luận hơn. Mà bình luận là gì? Tại hạ nhớ hồi học lớp 8-9 gì đó, văn bình luận là thể loại văn người viết phải dùng khả năng quan sát, cảm thụ để *cảm* một tác phẩm, để thấy được cái hay, phải làm sao cho khi người khác đọc xong bài bình luận, sẽ thấu hiểu hết được tác phẩm, làm tăng giá trị của tác phẩm lên. Ý quên, người bình luận còn phải thấy, và thấu hiểu, vạch trần được cái khiếm khuyết, hạn chế, những điểm chưa hay để người đọc bình thường, thậm chí tầm thường vẫn có thể hiểu được.
Để làm được điều này, người bình luận một mặt phải cởi mở lòng mình để cùng đồng cảm với tác giả, một mặt phải hết sức khách quan, minh bạch.
Ít ai làm được cả hai, hihi. Khổ cho những người phải *bình* một tác phẩm mà cái hay quá ít, tuy nhiên, vì *những mối quan hệ* (hihi, giờ người ta sống chủ yếu dựa vào quan hệ) nào đó, người ta bắt buộc phải vạch lá tìm hoa. Hihi, khổ là ở chỗ, công việc vạch lá thường là để tìm sâu, giờ phải làm việc ngược lại, mà làm hay và thuyết phục thì quả là rất phi thường. Vỗ tay!
nhưng nói đi thì cũng nói lại, làm review chỉ sợ nhất chuyện không hiểu hết ý đồ đạo diễn, nhìn không ra cái hay, hoặc cái hay mà nhìn thành cái dở, chứ không sợ chuyện hiểu sâu hiểu xa hơn lão đạo diễn, người dưng làm sao hiểu con cái bằng cha mẹ, có phải vậy không?
quá đúng, nhất là khi gặp phải tác phẩm thuộc trường phái *trừu tượng*. Hihì, mà NCGCD có *trừu tượng* không ta?
hơn nữa một bộ phim cũng giống như một bài văn bài thơ, trước khi có thể phân tích nghệ thuật nội dung thì cũng phải biết cách đọc 24 chữ cái đã, có điều chữ cái của phim thì không có được phổ cập như chữ cái Latin, nó là ý nghĩa/chức năng của từng loại shot, góc quay, cắt cảnh, ráp nhạc…
Hì nè bồ, biết đọc 24 chữ cái chưa chắc gì đã biết viết review àh . Thử kêu mấy đứa học lớp 1,2 viết bình luận xem, rồi sẽ thấy. Mà nhiều khi đã học cao lên rồi, học đầy đủ rồi, nhưng khổ nỗi người ta vẫn không viết văn được, hoặc viết được nhưng chỉ là viết để cho có, hoặc quá đơn giản, hoặc quá cầu kì sáo rỗng. Ấy vậy mà có người không cần học nhiều, vẫn có thể viết văn hay, thậm chí rất hay. Hìhì, một điều tương tự như phim ảnh. Thử hỏi trên moviesboom này, mấy ai được học về phim ảnh nhiều? Vậy mà vẫn có rất nhiều bài cảm nhận rất tuyệt với đó.
mà phim thương mại cũng được viết bằng cùng một thứ chữ như phim nghệ thuật vậy thôi, có điều thay vì viết thành thơ ca thì nó đi sang thứ bình dân giải trí hơn như vè/đồng dao… tiêu chí tư tưởng thì khác nhau nhưng tiêu chí nghệ thuật thì không thay đổi, hoặc là anh làm phim chán òm dở ẹc, hoặc anh làm sao cho thiên hạ bị dụ tới rạp 1 lần trước đã, và hớn hở quay lại rạp lần sau hoặc rủ rê thêm tới mấy …thiên hạ nữa.
đồng ý.
một phim thương mại hay thì cũng là một bộ phim hay
một phim thương mại xuất sắc so với bối cảnh phim còn nhập nhoạng như hiện nay là cả một sự hoan hỉ cho người yêu phim chứ!
hìhì, xuất sắc trong mắt ai?
tất nhiên những gì athospk nói mang tính nhận định chủ quan, chưa kể review của phim còn chịu một sự kiểm duyệt cá nhân: những chi tiết không làm mình hài lòng về phim, athospk chủ động…lờ đi, vì xét tổng hoà thì thấy mặt được trội hơn hẳn mặt chưa được,
Ấy, sao lại lờ đi, với khả năng của mình, nếu bồ athospk chịu khó hơn một chút nữa thì chắc hẳn là tui và nhiều người khác đã thấy được nhiều điều *hấp dẫn hơn* mà mình chưa thấy ở NCGCD.
nói cái này thiệt tình với nhau, làm cái gì đã khó, nhận xét về nó càng khó hơn, chê nhiều quá, chê không đúng thì thể hiện cái tư duy thẩm mỹ của mình còn quá giản dị, đến mức cũng không ý thức được là nó mộc mạc ra sao, chưa kể thể hiện thái độ coi thường những người cùng thụ cảm (ở đây là những khán giả khác) và người làm ra thứ mà mình chê, cái nào cũng là đại kị,
mà khen nhiều quá, khen từa lưa thì đâm ra người ta cũng chất vấn cái “bộ thu phát nghệ thuật” của mình,
Hihì, bổ sung thêm, khen nhiều quá thì tư duy thẩm mĩ của mình cũng có vấn đề àh, mà khen nhiều quá thì sẽ thể hiện thái độ coi thường những người…chê! Đến khổ! Nghĩa là những người nào chê thì sẽ có tư duy thẩm mỹ còn quá giản dị, đến mức cũng không ý thức được là nó mộc mạc ra sao . Rõ là khó làm trọn vẹn đôi đường nhỉ? Ông bà ta có câu, ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê, hihi, vậy thì thôi, ta ở sao, khen chê gì đó, miễn sao làm vừa lòng mình và những người mình muốn làm vừa lòng là được rồi hen.
nhưng ít ra mình cũng được tiếng rộng lượng
đúng như bồ nói, cái được nó hơi bị ít .
athospk viết review này cho MB không với tư cách là một nhà báo, hơn nữa mình cũng chưa phải là nhà báo thực sự, chỉ mới là SV năm 2 sắp lên năm 3, cũng không học báo chí.
MB là diễn đàn của những người mê phim và quan trọng hơn cả là am hiểu phim, hướng tới một loại độc giả đặc biệt như vậy không cho phép athospk khinh xuất mà quẳng lên những câu đại khái chung chung, muốn hiểu sao cũng được, không ai bắt bẻ gì được mình. Vì tính chất của MB, những gì mình viết phải là những gì tâm huyết và riêng nhất, cá nhân nhất của mình, một cách chiêu gọi tranh luận lành mạnh giữa những người qun tâm đến phim với nhau.
viết sao cho “khách quan và đại diện đa số” thì mang tính phổ cập giáo dục quá, đâu thể nào xuất hiện trong những diễn đàn phục vụ các “chuyên gia” về phim như MB?
Hihi, hóa ra mình cũng là “chuyên gia”.
Những thắc mắc ở trên về nhân vật của Minh Anh và Anh Thư xin không được trả lời vì quả thật là hỏi trớt quớt, vì đúng thật là mỗi người có một thế giới quan khác nhau, giải thích cũng rất khó, có thể xem phim khen hay nhưng không đồng cảm, athospk thấy nó tròn trịa rồi nhưng người khác lại thấy khác, mọi người tôn trọng ý kiến của người khác, không có sao hết, athospk xin không giải thích để tránh chuyện áp đặc
với lại athospk quẳng lên một bài khen cho …bõ miệng thế là mãn nguyện rùi hì hì, chừng nào thấy cần phải phản hồi lại những câu hỏi cắt cớ hơn thì sẽ tự sign public GB của bản thân như Chí Phèo , khỏi bị close thread thì hỏng mất đi dụng ý ban đầu là muốn cho mọi người đọc về phim NCGCD
Yeah, quá tâm đắc, hehe người khen hay, kẻ chê dở, miệng thế gian mà. Hihi, quan trọng là mình thấy như thế nào, buồn buồn thì lên đây làm vài bài cho đã , như hôm nay chẳng hạn.
–mplayer.
from Utrax…..
Đúng là sự thực là phim thương mại như NCGCD nên để tiêu chí là coi để giải trí, chứ tui ghét cái kiểu
“chim hót vượn hú”, “mượn gió bẻ măng”, … cái gì mà liêu trai, con yêu nữ là con nào? cái chốn hồng trần là chỗ nào? ý đồ đê hạ, ý gì? Mở bài đã thấy chẳng ăn nhập rồi Dính dáng gì tới cái phim NCGCD để mà bàn lan ra cả chiện người và MA ở đây? Phim thương mại – chuyện người hả? Chà, giờ tui mới biết… Trước giờ tui coi phim thương mại như ăn tô mì gói, chẳng cần biết nó có cái gì trong đó, ăn cho no là xong. Hic, trước giờ mình coi phim người hay vật vậy nhỉ???
Bài tập làm văn viết lan man, dài dòng mà chẳng có cơ sở vững chắc, thuyết phục. Quảng cáo thế mà cũng quảng cáo, kẻ kinh doanh như tui bỏ tiền ra cũng lo ko biết có xứng đáng không. À không, nhìn reply thì thấy hơi bất ngờ thiệt, tòan khen với khen, tòan là vỗ tay bộp bộp, tuyệt vời, wé hay, thực sự… hay quá ???!!! Nối tiếp nối khen, quên mất là cái vấn đề đang bàn lựng là gì, bộ phim hay bài viết? Mà nói thiệt, viết vậy, còn yếu yếu lắm, mụ dân ngu chứ sao mà thuyết phục những người có chính kiến.
Tui không rành về phim, nhưng là tui là một người yêu thích phim thật sự. Tui thích nhìn nhận từng ngóc ngách chứ không thích khen thái quá như vậy. Nghĩ tiếc quá, những admin tui nghĩ họ cũng yêu phim còn hơn tui nữa, đáng lẽ họ phải công tâm rõ ràng lắm. Chẹp, chắc cũng đến lúc mình rời bỏ thôi, chật chội quá, hạn hẹp quá, khó thở… —> he he, tui vẫn còn hăng máu lắm
Tui học về commerce, nhưng tui thích về advertising hơn, khi mà ngôn ngữ là vũ khí.
to Utrax (ala, thiệt ra là ai thì ai cũng biết)
1. Đúng là sự thực là phim thương mại như NCGCD nên để tiêu chí là coi để giải trí, chứ tui ghét cái kiểu “chim hót vượn hú”, “mượn gió bẻ măng”
mỗi người có kiểu giải trí riêng, chẳng hạn có người coi phim sex để giải trí, có người coi phim giết người thiệt như phim thằng Irqa cắt cổ thằng Mỹ để giải trí và có người coi phim kiểu The hours, Spider để giải trí.
Giải trí cũng vì thế có nhiều kiểu, có kiểu vô nằm phè ra, nó làm cái gì mình cũng được, miễn mình sướng là được, có kiểu giải trí mà nó nằm phè, còn mình làm nó sướng thì mình cũng sướng, có kiểu mình giải trí khi mình phải vận dụng đầu óc, chứ không phải tay chân, để thấy sướng (vui lòng không nghĩ bậy, ại nghĩ bậy thì đó là chuyện người đó, không phải của tui)
nên nếu bạn xem phim NCGCD theo kiểu giải trí nằm phè, là chuyện của bạn. người khác xem phim này và nhận ra nhiều thứ hay ho khác, là chuyện của họ. không thể áp đặt cho nhau.
2. Quảng cáo thế mà cũng quảng cáo, kẻ kinh doanh như tui bỏ tiền ra cũng lo ko biết có xứng đáng không.
bài viết này của một người xem phim xong và họ có quyền phát biểu. nếu ala thấy phim dở, có thể viết bài như nopecare chẳng hạn (ai biết được, có khi hai người là 1, hoặc 2 người tâm đầu ý hợp nên không cần phát biểu thêm, ok, vậy thôi)
3. Tui thích nhìn nhận từng ngóc ngách chứ không thích khen thái quá như vậy.
mỗi người có một cách nhìn ngóc ngách, có người nhìn ngóc ngách thật, có người nhìn soi mói (cũng là nhìn ngóc ngách), có người nhìn bơi móc (cũng ngóc ngách). Như có người nhìn “ngóc ngách” quá, nhìn con chuột cống trong nhà ra con chuột nuôi xong rồi chửi phim làm ra để đạo diễn trổ tài thú vật!
4. Tui học về commerce, nhưng tui thích về advertising hơn, khi mà ngôn ngữ là vũ khí.
tui không biết gì nhiều về advertising, nhưng câu này nghe xong thì chỉ phì cười và thông cảm bỏ qua hết toàn bộ những cảm xúc nãy giờ dành cho bài viết của ala, tại vì không nên chấp nhất với một bạn như thế
, văn phong của athospk khá phong phú và ngẫu hứng đó nha, , Không biết athospk có xem phim show girl chưa vậy nhỉ, nội dung của phim NCGCD được copy y chang từ phim show girl đó thôi, nếu athopsk có xem phim show girl rồi thì có lẽ bạn sẽ nhìn nhận chính xác và thú vị hơn nhiều.
Tính Liêu Trai thường mang vẻ huyền bí và có phần đi vào thế giới tâm linh của con người, nopecare thấy phim này là phim lột tả về một khía cạnh nhỏ trong công việc làm người mẫu mà athospk, , Một phong cách hiện đại thì làm sao có khả năng đi sâu vào cái gọi là thể loại Liêu Trai Chí Dị nhỉ ? . Nếu thật sự đi sâu vào vấn đề thì nopecare nghĩ bài viết của Athospk phản ánh hay chính xác hơn gọi là miêu tả tài diễn xuất của diễn viên thì đúng hơn đó bạn.
còn về phần Art thì NCGCD phải học nhiều nữa kà, so sánh ra với thể loại phim giải trí thì tạm được thôi, còn về phim ViệtNam nói chung thì nếu đem so sánh với phim trắng đen ” Cánh Đồng Hoang” thì NCGCD chỉ là hàng chút chít chụt chịt thôi.
Trời, bài viết người ta suy nghĩ cái gì nói cái đó chứ đâu phải đi quảng cáo cho bác Đãng đâu muh có chuyện chủ động lờ đi trời . Người ta thấy phin hay thì có wi`n chỉ niu ra mí chiện hay thôi, dở thì tự tìm tòi lấy muh .
tuyệt quá em
hehe, cứ hễ nhắc tới “phim VN nghệ thuật”, bà con ta lại đem Cánh Đồng Hoang ra nói.
vì tui hông biết phim này hay chỗ nào, xin mạn phép giới “phê bình” phân tích giúp
tui cũng chưa coi show girl, nhưng mà hình như phim này với NCGCD cũng chả giống nhau gì hết
càng lúc càng thấy mắc cười
ặc ặc ặc
{quote from mikemyer}
{i}
Trời, bài viết người ta suy nghĩ cái gì nói cái đó chứ đâu phải đi quảng cáo cho bác Đãng đâu muh có chuyện chủ động lờ đi trời
{/i}
{/end quote}
ở đây nè bồ:
{quote from athospk}
{i}
tất nhiên những gì athospk nói mang tính nhận định chủ quan, chưa kể review của phim còn chịu một sự kiểm duyệt cá nhân: những chi tiết không làm mình hài lòng về phim, athospk chủ động…lờ đi, vì xét tổng hoà thì thấy mặt được trội hơn hẳn mặt chưa được,
{/i}
{/end quote}
–mplayer
tui cũng chưa coi show girl, nhưng mà hình như phim này với NCGCD cũng chả giống nhau gì hết
hihi, sao can đảm vậy bồ? Mở miệng ra nói là chưa coi Show Girl, vậy chắc chắn không biết nội dung, hìhì, vậy mà dám chắc là film này chẳng giống NCGCD gì hết. Hihi vậy suy ra điều gì biết hông bồ? Tất cả bộ phim đã được làm, công chiếu ở VN và trên TG, không có film nào có nội dung giống với NCGCD. Hihi, quả là kiệt tác.
–mplayer
Hí hí, viết dài, xớn xác, hổng đọc kĩ, tạ lỗi tạ lỗi .
hihi, sao can đảm vậy bồ? Mở miệng ra nói là chưa coi Show Girl, vậy chắc chắn không biết nội dung, hìhì, vậy mà dám chắc là film này chẳng giống NCGCD gì hết. Hihi vậy suy ra điều gì biết hông bồ? Tất cả bộ phim đã được làm, công chiếu ở VN và trên TG, không có film nào có nội dung giống với NCGCD. Hihi, quả là kiệt tác.
một cách nói thôi mà mplayer, “học tập” từ rất nhiều bạn chưa coi phim nào hết vẫn có thể bình luận khen chê được thôi
Trước hết athospk có lời xin lỗi các bạn đã đọc và reply vào thread này của athospk. Lí do là athospk đã thấy mọi chuyện có chiều hướng khác hơn so với ý định ban đầu của thread, vốn là một lời giới thiệu và cảm nhận mang tính cá nhân của athospk về bộ phim NCGCD, và sự chuyển hướng này có một phần lỗi lớn ở phía athospk với phản hồi không thoả đáng như đã được trích dẫn. Có 3 vấn đề athospk xin được giải trình.
Thứ nhất là về cách nhìn nhận của athospk về bộ phim, lí do athospk review cho phim này hoàn toàn mang tính cá nhân, có những phiến diện đã được athospk nhắc đến và các bạn cũng đã biết: nghe anh Neo, một người gắn bó với MB và có sự đam mê cũng như am hiểu về phim ảnh, giới thiệu sơ lược nội dung trước, đi coi chung với bạn thân và bản thân có chút ít kiến thức về review phim, cũng như cái cách nhìn nhận riêng của bản thân về review phimreview phim là viết về cái hay của 1 phim, mà nói thân tình với các bạn đó là cố tình lờ đi cái chưa được của 1 phim. Có lẽ phim khá tai tiếng về khoản PR nên dễ hiểu nhầm rằng athospk có tình ý hay tiền ý gì với Thiên Ngân, xin thưa rằng không vì nếu quả là có gì thiệt thì athospk không chọn cách review khen nức khen nở một cách sỗ sàng thế này để gây ra phản cảm không cần thiết. Đó cũng là điểm dở của athospk khi viết: còn nhiều cảm xúc và ít tính khách quan, nhưng một lần nữa, xin cho athospk được mượn cớ review trên MB là chủ quan, là cảm nhận rất riêng của bản thân đúng sai gì cũng xin phép được bỏ qua Mặc dù cách nói có sai, nhưng ý nói không sai, review của athospk tự thấy không có gì phải hồi lại về mặt ý tưởng cả. Nhưng cách nói và mức độ khách quan thì các bạn cũng đã nghe athospk nói và chắc cũng đã thông cảm.
Ý thứ hai là cách athospk phản hồi lại những reply của các bạn, đó là lí do chính athospk xin lỗi vì sau khi suy nghĩ chín chắn lại thì thấy mình vì trẻ người non dạ mà không cẩn ngôn, trong lời ăn tiếng nói có phần thiếu ý tứ, chúng ta cùng ở trong MB cả, coi như là 1 nhà, athospk có nói bừa chuyện gì thì nói cho nó nghe một lần cho nó vỡ ra, rồi bỏ qua một bên, vì đã đạt được hảo ý là cho athospk thấy cái chưa được của mình để sửa chữa, nó biết lỗi rồi, muốn sửa rồi thì không xét từng câu từng chữ của nó nữa.
Ý thứ ba là phản hồi của những phản hồi của review (phù, nhiều phản hồi nhỉ), có một số bạn đồng ý với athospk về phim/ về bài review, một lần nữa, nếu có sai sót gì thì đây là cái sai của riêng athospk, chỉ nên nói cho athospk nghe, chứ bắt các bạn ấy nghe luôn thì oan cho họ quá, có phải không ạ? Cho nên, đây là lời thiệt tình của athospk, gửi đến các bạn MB. . Mở miệng nói lời xin lỗi rất là khó, xin các bạn hiểu cái khó đó của athospk. Nhưng nói đi thì cũng nói lại, chấp nhận lời xin lỗi còn khó hơn, athospk cũng đành chịu vậy. Chỉ mong cho MB của mình lúc nào cũng sôi nổi tranh cãi chuyện phim ảnh nhưng không bao giờ là chuyện giữa các user với nhau. Sắp sinh nhật 3 tuổi của MB rồi còn gì. Athospk chúc các bạn luôn vui vẻ, coi nhiều phim hay và cãi nhau về phim cũng chí choé luôn. Thân!
-athospk
Như shrek đã nói:
Đối với công chúng nói chung,
– Thứ nhất, nội dung bộ phim được tiếp thu qua 2 đường chính: lời thoại và hành động trong phim. Xin lỗi trước nếu tôi nói theo cảm nhận chủ quan ở đây. 80~90% số người quen tôi biết, xem phim chỉ nghe lời thoại, xem diễn viên đẹp, xem các cảnh đẹp, hùng tráng, hành động, võ thuật.
– Thứ hai, các góc quay lạ, các tình tiết nhỏ thể hiện tâm lí nhân vật, không mấy khi được để ý, lưu tâm
Bài của Athospk viết thiên về điều thứ 2. Những ý kiến ngược lại thì quan tâm đến điều thứ nhất, tức là trọng tình tiết và kết cấu câu chuyện… Theo báo chí tiết lộ, bộ phim bị cắt vài đoạn (liên quan đến người mẹ tâm thần của cô người mẫu Yến Ngọc, chuyện yêu của anh chàng đồng tính…), thế giới người mẫu cũng quá rộng và quá nhiều điều muốn nói; lại thêm kịch bản là của đạo diễn tự viết lấy nên nhiều người phản ứng về cách xử lý cao trào của bộ phim là lẽ đương nhiên thôi.
Nhiều người chỉ nói ra cái chưa được, chứ bản thân họ đã công nhận cái được của bộ phim rồi. Cái thread này nóng hổi chắc bắt nguồi từ chữ “liêu trai” thôi
Làm phim mà thực quá thì ai thèm coi? Bay bổng quá thì người ta ruồng bỏ… Viết review phim cũng vậy cái gì tầm tầm, ba phải thì khỏi giải bày…
Thôi mờ…Người mở cái thread này đã có vài nhời cùng bà con hai họ rồi… Đừng tán ra, tán vào nữa…mà thêm nhạt…Nói gì thì nói, cái thread này là shock nhất khi nói về phim “NCGCD” …
Thật tình mà nói, đối với một bộ phim của Viết Nam như thế ta nên cảm thấy thế là tạm ổn ! Tại sao cái gì cũng đem hàng của ta ra chì chiết như thế ?
Còn việc tác giả cảm nhận bộ phim ra sao, dẫu nó có giống Liêu Trai Chí Dị hay là giống Bao Công thì việc đó cũng không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới cả , đơn giản như tác giả cũng đã nói ” chỉ là cảm nhận mà thôi “
Riêng về bộ phim, phần nhận xét lúc đầu của tác giả quả thật làm tôi hơi bất ngờ
“Mở đầu đã thấy lôi cuốn hấp dẫn. Hắn dùng thủ thuật quay montage rất khéo để giới thiệu hai thế giới parallel của hai nhân vật chính, Thuỷ (Anh Thư) và Hoàng (Minh Anh) Nhạc nền lúc này cũng sôi nổi trẻ trung, tạo được không khí ngay từ đầu, chàng tắm coi bộ quá phè phỡn còn nàng lóc cóc ôm heo lên thành phố thi ĐH. Rồi hai thế giới đụng nhau cái rầm, lần một trúng cái ống nhòm máy hình, lần hai trúng em heo mũm mĩm đẹp xinh”
Quả thật đây là cách mở đầu bộ phim rất hay, nhìn nhận những bộ phim Hài Hàn Quốc đang hot ngoài thị trường Việt Nam mà xem , cũng một phần giống đấy thôi ! (Nếu như bạn nào có khả năng thử lật lại luận chứng này của tác giả một cách thật hay xem ??)
Về phần nhạc nền, liệu ai có thể chê được ? Cách đưa nhạc vào phim cũng hợp lý, những bài hát trẻ trung sôi động, chẳng xét chi cho xa, nhạc phim cũng là một phần quan trọng trong bộ phim đấy thôi ! Khà khà, về phần này thi tui nghĩ cũng ăn đứt các bộ phim VN khác ( suỵt, đừng đem cánh đồng hoang ra so sánh với một bộ phim của hiện tại, vì nó đã quá xưa so với thời nay ). Cứ ngẫm mà xem, các bộ phim của đài truyền hình VN nội dung thì được nhưng đã lồng nhạc hay như thế chưa ? Nếu chưa thì xin miễn bàn nha !
Về nhân vật, cái anh chàng diễn viên đó được đưa ra đầu tiên cùng với cô gái, tôi cứ nghĩ anh ta sẽ là nhân vật chính cùng với cô gái cơ đấy, nhưng hoá ra anh ta chỉ là nhân vật ….. xém là chính ! Nhưng không sao, cái nụ cười của anh ta đó tuy bị nhiều người chê trách, nhưng đó phải chăng là đặc điểm riêng của anh ta hay cũng là của chính nhân vật trong bộ phim đó ! Hãy nhớ lại bộ phim ” Anh em nhà bác sĩ ” với cái nụ cười nhếch mép một bên mà Jandongun đã làm biết bao nhiêu cô gái chết mê , chết mệt ! Còn các cô gái thì không cần phải nói ! Như thông lệ thì chỉ toàn là người mẫu mà thôi, chứ còn tìm đâu ra ở trường Sân khấu điện ảnh những cô diễn viên xuất sắc mà …. chân lại dài !! Xét cho cùng thì để phù hợp với chính nội dung mà tác giả đưa ra thì giàn diễn viên như thế là hợp lý đúng không ??
Về nội dung phim, đúng là các bộ phim gần đây mang tính cách mạng chỉ toàn nói về người mẫu ! Nhưng ta xét theo một khía cạnh khác của nội dung thì vấn đề mà tác giả đưa ra theo tôi nghĩ là có thực so với thực tế ( phim ảnh, văn học , ca hát phản ánh một phần cuộc sống thời bấy giờ ). Nói như vậy chắc mọi người nói tôi phim nào chẳng thế, nhưng nếu đem 2 bộ phim gái nhảy ra thì có lẽ phim đã ăn đứt đuôi con nòng nọc rồi ! Dĩ nhiên không thể đem phim ra so sánh với các bộ phim tầm cỡ thế giới khác, nhưng xin hãy cho một tràng pháo tay cỗ vũ đi nào ! Nhưng một ý kiến thế này, tôi nghe người ta chuẩn bị làm phần 2 của bộ phim này ! Nhưng tôi xin… đừng làm tiếp bộ phim với một mô tuýp như thế nữa, khán giả sẽ dễ nhàm chán lắm ! Hãy bắt đầu một bộ phim mới, với phong cách như thế , nhưng nội dung hãy khác đi xem nào !
Okie, nếu có gì mạo phạm xin tha thứ hay là có múa rìu qua mắt thợ thì cũng xin chỉ giáo dùm ! Khà khà ….
Cái gì cũng có cái khởi đầu mà! Chân dài cùng với những GN1&2 sẽ là những khởi đầu cho một dòng phim thị trường mới của Điện ảnh Việt? Có thể lắm! Dù “Chân dài” hay hoặc không hay tuỳ theo ý kiến của từng người, tôi vẫn thấy rất trân trọng nó, vì nó đã dường như có công rất lớn trong việc góp phần vực lại một nền điện ảnh ngái ngủ của Việt Nam. Các hãng phim tư nhân đang nhao nhao làm phim quá chời kìa.Xã hội hóa nhiều hơn thì phim ảnh sẽ đa dạng hơn, mà đã đa dạng hơn thì mỗi người sẽ có cơ hội được đáp ứng khẩu vị của riêng mình. Tránh tình trạng cả một nước xúm nhau lại chỉ để đánh giá một phim và thế là sẽ có nhiều ý kiến đối lập dữ dội ( vì thật ra còn phim nào nữa đâu mà phê với chả bình: một năm 8 phim, phân nữa để dành chiếu ngày lễ, một phim chỉ để tranh giải liên hoan phim, một phim quá dở lặn không sủi tăm, còn lại hai phim chìa đầu ra cho đánh!).
Có mừng không khi đã một thời gian dài khán giả quên mất cái rạp hình dáng ra sao nay lại ùn ùn kéo về rạp? Có mừng không khi lâu rồi mới gặp lại cái không khí háo hức đợi chờ của người Việt khi nhắc tới ba chữ “phim Việt Nam”? Có mừng không khi năm tới sẽ hứa hẹn có thêm nhiều phim để xem, để đánh giá, để phê bình, để có cớ ra ngoài chiều thứ bảy( dù lòng không thực sự muốn xem phim nhưng vẫn chui vào rạp với người yêu cho có style như bạn bè)? Có mừng không khi sắp có một thế hệ minh tinh màn bạc mới đóng mác Việt Nam, thay cho những Diễm Hương, Lý Hùng già cỗi, cho Tom Cruise, Won Bin quá xa xôi ? Có mừng không khi báo điện ảnh cũng hay hơn, cách quảng cáo điện ảnh cũng chuyên nghiệp hơn, tinh thần xem phim của khán giả đổi mới hơn?…..Và mừng không nhiều thứ? Riêng tôi, tôi mừng muốn chết! Vậy công của “Chân dài”, và xưa hơn là “Gái nhảy” ở đâu? Mong là sự đánh giá sẽ công bằng hơn, kể cả các phim thị trường về sau nữa!( Vẫn còn ức vụ Gái Nhảy bị dập từa lưa).
Theo tui thấy thì Chân dài có cách làm mới lạ đối với điện ảnh Việt, coi thấy dễ thương, thoải mái như coi mấy cái phim teen ớ ( nội dung không sâu nhưng đẹp nhiều thứ, mắc cười nhiều cái) thích hợp dành cho những dịp tụ họp bè bạn. “Chân dài” như một luồng gió mát , nhưng chưa thực sự là một cơn lốc hấp dẫn như những trông chờ từ trước. Điều này khiến một số người bị hố, nên đã cố tìm ra những cái hay của bộ phim để đẩy nó lên. Những cái dở thì không phải là ít nhưng cái hay thì tui thấy cũng khá nhiều đó chứ, “ca” về nó cũng hợp lý. Tuy nhiên theo tui nghĩ đừng đem hai chữ “nghệ thuật” và “liêu trai” vào làm chi, thấy nó khiên cưỡng làm sao. Một bộ phim hiện đại, mạch phim nhanh, mà dùng từ “liêu trai” vốn phiêu diêu lãng đãng, tui thấy hơi bị dị ứng! Và trong bài viết của “athospk” chỉ mới nghe tới việc chen vào cái gọi là nghệ thuật (và bạn gọi là con ma”art”) mà không nghe bạn giải thích tại sao gọi nó là “ma”, hay gọi vậy là chỉ để phục vụ cho hai chữ “liêu trai” mà bạn đã đặt ra từ đầu? Sao bạn không bỏ chữ liêu trai đi mà đặt tựa là “Chút nghệ thuật trong một bộ phim thương mại” thì tôi nghĩ nó sẽ đỡ khiên cưỡng hơn! Với lại những kiểu quay trong phim, như giới thiệu hai thế giới parallel đầu phim, quay cảnh đồng quê rất đẹp…. thật ra gọi là nghệ thuật thì chưa tới, vì những phim thương mại thuần tuý của Hollywood, những phim truyền hình dầm dề của Hàn Quốc làm còn tốt hơn mà có thấy ai nói là nó liêu trai đâu ? Vì những thứ đó vốn là những thủ pháp mà phim nào cũng cần, là những viên kẹo ngọt đặt vào để ổ bánh thêm ngon hơn, để bộ phim trọn vẹn hơn và không bị khô khan. Nhưng quả thật những thủ pháp đó lại rất mới lạ và quyến rũ, vì nó chưa hề xuất hiện ở bất cứ bộ phim thị trường nào chước đây, vốn chỉ xoáy quanh những cuộc tình nghiệt ngã sến tới phát ớn, nên khi nó xuất hiện ở “Chân dài” bạn lại cảm thấy nó thú vị đến thế! Có điều, tôi lại thấy scene ” tắm trong bóng tối rửa sạch bùn đất trong ánh trăng xanh” ở “Lọ Lem Hè phố ” còn mang yếu tô nghệ thuật và ” liêu trai” hơn ở chân dài nữa, dù rằng phim này thua đứt Chân dài về nhiều mặt.
Ngoài việc bạn “phăng” hai từ “liêu trai” thì những ý kiến còn lại của bạn tui ủng hộ hết mình, vì quả thật bài viết hay ghê và rất trúng ý tui. Bạn có cách viết rất mê hoặc!
Thử bàn về chuyện bàn về tính liêu trai
Đặt cái tựa không ra làm sao như thế là vì trước đây hồi còn đi học thằng cha viết bài này chẳng bao giờ dám tự hào là giỏi văn cả. Thật ra cũng là tại vì không thích chuyện tán khi làm văn trong nhà trường. Do trình độ cảm thụ văn chương có hạn nên không dám tào lao, đọc thấy hay thì khen hay, còn đọc mà chẳng cảm thấy gì thì chịu, không tài nào tán nổi cho dù biết là nếu bắt chước thiên hà mà tán, mà tung hê thì sẽ cải thiện được nhiều lắm cái sự nổi tiếng không giỏi văn của mình.
Thế nên khi đọc bài viết bàn về tính liêu trai của athospk tán lên tới mây xanh bộ phim Những Cô Gái Chân Dài, kẻ này như cảm thấy mình đang trở lại cái thời nhàn nhã cắp sách tới trường, gặp lại những bài luận văn cũ, những người quen xưa!
Cái tán thứ nhất là chuyện quan điểm: liêu trai. Không biết cái gã athospk này có hiểu gì về từ liêu trai mà không dám bàn chuyện nghiêm chỉnh sau khi đã lòe thiên hạ bằng cả một tràng những phiêu diêu, lãng đãng, hồng trần. Nói thật lúc mới đọc qua đoạn Intro hào hùng đó, tôi đã tưởng mình may mắn làm sao khi gặp được một nhân vật biết bàn chuyện liêu trai, biết gãi đúng chỗ ngứa của một thằng con trai từng bị Liêu Trai Chí Dị ám ảnh. Mà may mắn nhất là chỗ cái gã biết nói chuyện liêu trai ấy đã đạt đến cảnh giới tối cao đủ để nhận ra chất liêu trai huyền hoặc trong cái thế giới nhạt nhẽo đầy những trò đùa không giống ai ấy. (Xin hiểu ý tôi, cái thế giới nhạt nhẽo với những trò đùa không giống ai ấy là cái thế giới trong NCGCD chứ hoàn toàn không phải là cái thế giới mặn mà nhan sắc trong đời thực của chị em đâu). Thế nên cho dù athospk đã rào trước đón sau bằng cách nói mượn tạm từ liêu trai, kẻ này vẫn cứ tin rằng ý đồ tán của athospk có trước, kỹ thuật tán xuất hiện sau!
Theo athospk thì chất liêu trai đó bắt nguồn từ ý đồ của Vũ Ngọc Đãng (VNĐ) khi anh chàng này muốn rủ thêm một con ma vào phim, con ma nhà họ ART! Trời ạ! Lấy ví dụ như thằng cha viết bài này muốn chọc ngoáy vào những tâm trạng không vui vẻ gì của một số người sau khi coi phim NCGCD, chẳng lẽ athospk cũng cho rằng bài viết này cũng mang chất liêu trai vì đã mang vào đây một con ma to đùng: con ma nhà họ NGOÁY!
Chẳng biết athospk là ai vậy, sau khi bưng bê vào bài viết một đống những thuật ngữ chuyên môn về nghề như casting, kịch bản, cách quay, hình ảnh, âm thanh, nhạc nền, ngữ pháp Hollywood commercial, montage, hai thế giới parallel thì athospk tuyên bố rất hồn nhiên rằng VNĐ đã làm phim thương mại mà cứ art art thế nào cho nó liêu trai chơi! Tự hỏi không biết mấy cái thuật ngữ chuyên môn to tướng kia là do ai gà cho athospk! Chứ nói thật lòng, với cái vốn kiến thức uyên bác đến thế về nghề mà chỉ xem NCGCD thôi athospk đã xuýt xoa về chất Art trong dòng phim thương mại thì tôi nghĩ chẳng cần khách khí gì mà choảng thẳng luôn là athospk không biết gì về điện! Tôi nghĩ các bạn đang đọc bài viết này sẽ chẳng khó khăn gì khi chuẩn bị một list những phim thương mại kinh điển cực kỳ nghệ thuật từ Âu sang Á để giới thiệu athospk coi cho biết nên không muốn nói nhiều hơn.
Cái tán thứ hai mang tính chuyên môn hơn. Sau một hồi kể lể (có cả một lô những từ chuyên môn như scenes, theme, rồi shots, trong shot có long shot, upclose shot, panoramic shot, rồi cả cut với lại cách quay classic nữa), nói chung athospk cũng khá thật thà khi mắng té tát những bộ phim nửa mùa trước đây, thế rồi athospk lại tiếp tục nức nở khen NCGCD, lần này là khen về tiết tấu! Nói thật , thằng cha viết bài này chẳng bao giờ chịu nổi dòng phim hiện đại của Việt nam quá 5 phút nên chẳng biết tiết tấu dở dở ương ương của những bộ phim nửa mùa trước đây ra sao. Nhưng thiết nghĩ, tiết tấu của phim là do cách nhấn của đạo diễn, đại khái là ý đồ của đạo diễn dành bao nhiêu thời gian cho khán giả ngấm và ngộ ra một tình tiết trong phim, hoặc đạo diễn muốn nhồi cho khán giả những cảm xúc gì trong thời gian bao lâu. Ví dụ khoảng lặng không âm thanh trong JFK khi đạo diễn cho khán giả nghỉ ngơi bằng cách chiếu lại đoạn phim do một người dân quay được cảnh Kennedy bị bắn đã làm chậm lại tiết tấu phim đầy những tình tiết gay gắt, nghẹt thở phía trước, đó là khoảng thời gian khán giả cần có để cảm nhận tư tưởng của bộ phim. Thiết nghĩ xử lý ở đẳng cấp như vậy mới đáng được gọi là tiết tấu!
Cái tán thứ ba: Không biết gọi tên là gì. Có một lần hồi còn nhỏ, kẻ này đã đọc được một bài văn chủ đề đại khái là ca ngợi Bác Hồ. Trong đó tác giả bài văn nọ sau khi nức nở sụt sùi một hồi với tràng giang đại hải những đoạn văn trích để ca ngợi Bác đã tương luôn câu Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong vào bài để chứng minh rằng tâm hồn của Bác rất gần gũi với nhân dân mới viết nổi một câu như vậy! Thế, mãi về sau này tôi mới biết ra hai câu đó là của Thanh Tịnh! Hay ví dụ trong một bản tình ca rất buồn của mình, Phạm Duy đã ngậm ngùi tự sự đời thối phải nói là thơm Thật ra kẻ này cũng đang cảm thấy ngượng mồm lắm lắm khi phải viện đến hai tên tuổi quen thuộc này, tại vì tức thời không nghĩ ra một ví dụ nào dễ nhớ hơn. Ngượng mồm là tại vì lỡ mang những tên tuổi kia ra so sánh với những cái tốt đẹp và hay ho trong NCGCD được athospk tán.
Thế này, dài dòng nãy giờ mới nói được chiêu tán thứ ba: đề nghị đặt thương hiệu cho một cái chống tay vào cằm của cô bé học trò của cô giáo Mai Hoa! Kẻ này không muốn bình luận thêm về chiêu này!
Cũng trong cái tán thứ ba là chiêu gán ghép những ý đồ to đùng vào những sản phẩm trí tuệ! Mà đề cập đến trí tuệ thì dzui lắm, ai cũng cho rằng thượng đế có phần bất công khi chia sẻ hạnh phúc và tiền bạc rất không đồng đều cho những cái thằng tui nhỏ nhoi trong thế giới tội nghiệp do ngài đã cố công tạo ra, chỉ trừ có mỗi một điều là trí tuệ! Không biết các bạn khác thì sao chứ riêng tui cùng với sự tự phụ về trí tuệ của mình vẫn nhất định không thể hiểu nổi lý lẽ của athospk khi giải thích ý nghĩa cuộc trốn chạy của mấy cô nàng người mẫu kia vào cái xứ sở dành riêng cho nửa bên này nhân loại. Tự nhiên nhớ ra có lần Thành Long cũng đã chui vào váy của một người đẹp trên màn ảnh (ai đó nhắc tui với có phải là Trương Mạn Ngọc không vậy?), giả sử kẻ này bi thiết mà bình luận rằng chẳng đặng đừng Thành Long mới phải chui vào cái xứ sở vốn dành cho người khác, phải chứng kiến những thứ chẳng phải dành cho mình, lúc đó nhân vật nghĩ về cái thân phận tội nghiệp gì gì nữa của mình (chịu thua, không tán nổi nữa!).
Cái tán thứ tư: (cũng không biết phải đặt tên là gì) lúc tán về chuyện bệnh hoạn. Thôi thì cũng tin rằng hai nhân vật bệnh hoạn do VNĐ tạo ra có một sức sống nhất định và được dành cho một khoảng không gian để thở trong NCGCD, và cũng tin rằng đâu đó trong cuộc sống thật này có những con người như thế. Cái khó của dân làm nghệ thuật là ở chỗ dám đụng đến những tính cách weird như thế. Vũ Trọng Phụng có nhân vật Xuân Tóc Đỏ đủ sức mang lại vinh dự cho bất kỳ một nền văn học nào. Có lần thầy giáo dạy văn của tôi giảng về cái sức sống thật đến có thể sờ mó được của một nhân vật văn học gợi hình đến nỗi bọn học trò nổi hết gai ốc lên. Văn chương có thế mạnh của văn chương, nhưng trong phim ảnh thời nào người ta cũng tạo nên được những nhân vật thật đến nỗi bản thân họ dường như cũng là những nhân vật có thật trong lịch sử. Ví dụ đã có một Charlot tội nghiệp lạc lõng trong cái văn minh của thời đại công nghiệp hóa, một Forrest Gump thật thà không hiểu cuộc sống vốn là chuỗi dài những sự kiện xảy ra tình cờ hay đã được sắp đặt từ trước. Phim thương mại đấy!
Cái tán thứ năm: Phân bua hộ đạo diễn. Thật ra mà nói thì cũng hơi quá lời nếu bảo athospk tán khi nói về diễn xuất, về casting, vì đây là vấn đề nhạt nhẽo nhất trong NCGCD, athospk nói nhìu về chuyện này chắc là do có ai đó đặt hàng cho vui thôi, chẳng có gì để bàn thêm.
Mà thôi kẻ này cũng không muốn nói thêm nữa, bao nhiêu ấm ức khi phải ngồi chịu trận hết bộ phim NCGCD tới giờ tự nhiên hả hơi hết trơn rùi Hi` hi`!
Thật lòng xin lỗi nếu trong khi bàn về chuyện tán kẻ này có phạm phải sai sót là chê bai NCGCD. Khi mở máy tính lên để gõ bài này, thật lòng kẻ này đã nghĩ rằng biết khen ngợi đúng đắn dù có khó khăn nhưng vẫn có tác dụng tốt hơn một lời chê bai, nhưng đôi khi một lời khen chẳng ra làm sao có thể sẽ mang đến những cảm giác khó chịu còn hơn cả chê bai.
Lời cuối cho hỏi riêng athospk: ai đặt hàng viết bài tán này vậy?
nhócHuy
Lời cuối cho hỏi riêng athospk: ai đặt hàng viết bài tán này vậy?
Hỏi riêng quo_vadis: ai thuê bạn viết câu này vậy (bắt chước hỏi thế thôi, không có ý gì đâu)
Nữa à? Sao các bạn không nghĩ theo 1 chiều hướng tốt hơn vậy? Cứ “đặt hàng”, “quảng cáo” cho NCGCD, có cần phải dùng những từ ngữ như vậy hoài hay không, không thấy chán hay sao? athospk là người có đạo nên hắn thường nghĩ tới những thứ tốt đẹp hơn thì cũng bình thường thôi mà.
mặc dù vậy, đọc bài của quo_vadis cũng làm tui xúc động ghê, giá như mà quo_vadis viết một bài bình luận về phim (bất kỳ phim nào đó, không cứ gì phải chân dài), thì đã lắm. nhưng tiếc thay, quo_vadis chủ yếu nhắm vào athospk. Trước nay, athospk viết bài ca ngợi Identiy, Moulin rouge, Leon, Peter pan v.v…. tóm lại là phim “ngoại bang”, chả có mấy ai vào chê bai khiển trách, ý kiến này nọ (ừm cũng dễ hiểu lắm, phim nước ngoài “chắc là có thâm ý sâu”, nói lại e lộ cái kiến thức của mình vậy), nhưng athospk viết bài về chân dài, thì cũng y chang như bao lần, thì bị mang tiếng này nọ (vì người ta, ừm, cũng dễ hiểu luôn, cho rằng phim VN chắc nhợt nhạt, ta đây hiểu hết, đứng trên ngó xuống thấy có đứa ca thì răn dạy nó để “thể hiện cái kiến thức của mình”). Cũng không có ý nói quo_vadis, ý nói là không có ý nói 1 mình quo_vadis mà là cả đống người khác kìa.
Xin lỗi, tui không định vào đây để chỉ trích cá nhân ai, lại còn đụng chạm tới cái phim này nữa (nói hoài bắt mệt, mang tiếng là “có người đặt hàng” này nọ nữa), nhưng vì tôi nói chuyện với athospk rồi, ít ra cũng cho mình cái quyền hiểu người khác. Sợ nhất là chưa hiểu người khác đã phán này nọ (dĩ nhiên tôi cũng hay vậy lắm, ai mà hông vậy hen, nhưng cũng được vài người nhắc nhở. nhân tiện cám ơn pà con). Nên đọc những gì quo_vadis tự nhiên tôi thấy nực cười, cứ ngỡ như là một người nào đó, nhận một đống tiền để lên nặn ra hàng đống từ ngữ hay ho để chửi “thằng cha viết bài” (xin lỗi, xin lỗi athospk, mạng là ảo, nhưng lỡ gặp athospk nên tiết lộ nhân thân của bạn cho mọi người biết luôn, athospk là con gái hình như mới 20 tuổi thôi, không phải “thằng cha viết bài”, nếu xài từ tương đương thì “con mẹ viết bài” hoặc “con nhỏ viết bài” gì đó, có gì quo_vadis chịu khó ngồi sửa lại cho nó đúng)
mà ngày cả chuyện tán, thì mỗi người một kiểu tán, dĩ nhiên, với những người nào ghét cái phim này thì càng căm cái kiểu tán hươu tán vượn. thôi thà về viết văn mẫu cho nó giống nhau cả, khỏi ai phàn nàn
Thật lòng, tôi vẫn mong chờ đọc một bài chê bai phim Chân ài cho đúng đắn, chứ đừng kiểu “bộ phim làm băng hoại đạo đức giới trẻ”, nghe còn rởm đời hơn nữa kìa
–> nghiêm túc và chân thành: quo_vadis viết một bài phê bình nghiêm túc được không? (mong là không nhận câu trả lời, “phim này có gì đáng mà phê với chả bình, dù trong lòng có đên 90% nghĩ có một câu hồi âm đại loại vậy, vì đã có 90% người trả lời như thế rồi, văn mẫu mà)
Bài của quo_vadis viết chân thành và nghiêm túc rùi đó…Bác Neo còn muốn chân thành và nghiêm túc ra sao nữa…. Tuy nhiên, câu hỏi cuối mà quo_vadis dành riêng cho Athospk em nghĩ là hơi nặng” Ai đặt hàng viết bài tán này vậy”…Em thì nghĩ Athospk thật sự có một chút bay bổng “đầy mê hoặc” trong cảm nhận khi tán phim “NCGCD” thôi, chứ không có gì “riêng tư” ở đây đâu…Hihihi…Đấy là em đoán thôi, các bác ạ
Cứ ngỡ sau khi Athospk đã có nhời cùng bà con hai họ rồi, thì thôi…cho qua….Nhưng hôm nay, thì quo_vadis đã cho chút bay bổng ” đầy mê hoặc” đó đã được….hạ cánh…vì cánh đã bị bẻ… Như thế mới là công bằng… Giá như được đọc bài viết của quo_vadis trong thời gian mà thread này còn nóng hổi thì hay biết là bao nhiêu . Thiệt là zui khi cái fim “Những cô gái chân dài ơi là dài” đã được quo_vadis trả lại…đúng vị trí thực chất của nó một phim thương mại bình thường,có chút cố gắng của điện ảnh Việt Nam
tôi chả thấy có gì chân thành và nghiêm túc (tôi muốn phê bình về phim, không phải về người viết), vì athospk đã có lời xin lỗi (xin lỗi ở chốn công cộng chả quen biết ai không phải là chuyện dễ để nói), nhưng quo_vadis, cả một bài viết chẳng nhắc gì tới phim chân dài, chỉ chăm chăm mỉa mai, nói kháy người khác bằng người ngôn từ tỏ vẻ ta đây là kẻ đứng cao) và kết thúc bằng một câu nghe vừa buồn cười, vừa (xin lỗi, đành nói nặng) ngu để làm vui lòng đông đảo số người nào đó, và phần lớn là, theo như tác giả, vì phải “chịu trận bộ phim” nên vô chửi “thằng cha viết bài khen” cho… sướng!!!!
xin lỗi nói nặng lời (xin lỗi này dễ viết, không có khó như của athospk đâu, viết 10 chữ xin lỗi nữa cũng được), nhưng đọc lại bài viết của quo_vadis thấy buồn cười. Vì những gì quo_vadis nói athospk nó cũng thể hiện y trong bài của quo_vadis vậy, hoặc đây là “thâm ý” của quo_vadis dùng chiêu “lấy bản thân ta làm ví dụ điển hình”
to docare: ai mà chả biết phim chân dài là phim thương mại. Nhưng ngay cả phim thương mại, đạo diễn cũng đã để vào đó chút ý tưởng và ngôn ngữ điện ảnh, nhưng thôi, tôi chả bàn chuyện đó làm gì, vì trong đầu dân chúng vốn đã xem phim VN phải tầm thường cho xứng đáng là hàng Việt Nam, chỉ khi nào là phim Mỹ mới là phim nghệ thuật, cố ngồi móc cho ra mấy cái nghệ thuật chứ… hahaha
tôi vẫn chờ xem quo_vadis viết được bài phê bình đàng hoàng. Nhưng sau bài trả lời này, cũng thôi, không vô nói năng gì nữa trong chủ đề này, những gì cần nói, đã nói gần hết rồi.
thằng cha viết bài
hihi, theo tớ đọc thì cụm từ này là bồ quo_vadis gọi chính mình chứ không phải gọi bồ athospk.
–mplayer.
Không phải vô cớ mà người ta thích xem phim thương mại. Bởi vì khi xem nguời ta không có cảm giác mình bị dạy đời. Phim thương mại nhưng vẫn có thể lồng vào ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng, thật là nhẹ và gần như không cảm nhận ra. NCGCD đã làm đưọc chuyện đó rồi còn gì. Tuy ý nghĩa đó hơi sến và không có gì mới nhưng cũng đã bài bản rồi. Bruce toàn năng là dẫn chứng thứ hai. Phim thuộc dạng hài, hiệu quả đặc biệt, ý mới (con khỉ), rồi cảm động, thay đổi tâm trạng khi xem (lúc cuối mặc bộ đồ trắng đi gặp chúa) ngôi sao, diễn xuất… nói chung đầy đủ các yếu tố của 1 phim giải trí tầm thường nhưng vẫn sâu sắc: chuyện gì cũng có cái giá của nó
không nên oán than điều gì, phải biết trân trọng những gì mình có… ôi thôi biết bao ý nghĩa tổng hợp được từ bộ phim nhưng vẫn nhẹ nhàng và không có những lời thoại nặng mùi “lên lớp”.
sao phải cứ “phim thương mại”, “phim thị trường”, rồi phim giải trí. sao tôi thấy có 1 thái độ khinh rẻ hay 1 ý nghĩa tầm thuờng trong những từ ngữ như vậy. còn những phim chuyển thể từ tác phẩm văn học lớn từ tác giả này tác giả kia là phim gì ta. hãy nhìn lại xem có bao nhiêu học sinh giỏi văn biết cảm thụ những phim đó. nếu không lên đây đọc hướng dẫn trước là khỏi có mà hiểu. sao không làm những phim chỉ coi 1 lần là hiểu, con nít cũng hiểu nguòi lớn không có học như tôi cũng hiểu, nói chung dễ hiểu, hihihì… (cười ngu)
Tôi đã đọc bài reply của quo_vadis hai lần rồi, mà không biết có phải do ngu dốt(?) hay chăng, mà tôi không thể nào hiểu nỗi: Chủ ý của bài viết là gì? Dường như nó không có ý muốn đưa NCGCD về đúng với vị trí của nó, mà đúng hơn là đưa athospk về với vị trí của mình sau một loạt những ngợi khen từ các mem khác!
Sự cay cú thể hiện rất rõ trong từng câu từng chữ của quo_vadis : chữ “tán” là chỉ những cuộc ngồi lê đôi mách nói tào lao trên trời dưới đất và không thực sự nghiêm túc, mà đã là tán theo đặt hàng của người khác lại càng chứng tỏ người đang tán có dáng vẻ của một con rối. Rồi lại còn ” Giọng văn kia không biết là ai gà cho athospk?”=> Hết ý kiến!
Riêng quo_vadis, lúc đầu lại bảo rằng mình không bao giờ biết tán,dù rằng nó lợi này lợi nọ, thì cũng nhất quyết không tán. Ta nên hiểu câu ấy theo ẩn ý nào đây?Có thật thế không quo_vadis? Có thật là bạn không biết tán không? Chứ tôi thì lại thấy tòan bài reply của bạn, bạn đang ngầm ” tự tán mình”!
Sử dụng lại thủ pháp cũ: hạ người khác xuống , nâng mình lên…một cách thâm sâu? Bảo rằng mình dở văn, mà dám viết cả một bài reply dài dòng lang mang, không tán thì còn là gì nữa? Vận dụng cả một lô lốc những dẫn chứng, giọng văn theo kiểu ” ta không muốn viết, nhưng tại ngứa quá phải gãi thôi!” rồi kết bài với một câu nói tuởng ngắn gọn nhẹ nhàng mà cay độc hơn ong chích, không tán là gì? Mà lại là một bài tán rất xúc tích, thể hiện rõ ý đồ của tác giả.
Nhưng rất tiếc một bài tán dài như vậy? “Đúng điệu” như vậy, mà lại lạc đề! Cái mà người khác quan tâm, là về phim, là về cái ý kiến ” có liêu trai hay không” lại bị những dẫn chứng rồi mù lấn át mất, dẫn chứng rất cao xa, con cà con kê, nhưng rốt lại trong đầu người đọc chẳng thể đọng lại một chút gì . Vì, rất dễ hiểu, người viết bài ( quo _ vadis) không hề có cảm xúc và chủ ý theo cái đề đã cho thì làm sao bài văn hay cho được. Văn , tức là người ! Văn, tức là đời đấy anh “quo_ vadis” ạ!
Tôi nói nghiêm túc, mong các mod không xóa.
Tôi thấy ở một site khác, cũng site điện ảnh, vừa qua có một điều đáng buồn là cứ ai hơi có đầu óc một chút như quo_vadis vào phát biểu không giống ý BQT là bị đánh đuổi.
Hai chiêu thông dụng nhất vẫn là:
Chiêu một: “Tôi vẫn chờ xem bạn viết được bài phê bình đàng hoàng” (như tôi).
Chiêu hai: Bạn “hạ người khác xuống, nâng mình lên!”
Những người hơi có đầu óc buồn chán bên đó. Chạy qua moviesboom.com, thì lại bị cũng chính những người đã đánh đuổi mình bên đó qua đây đánh đuổi tiếp. Tôi đoán vậy vì thấy lời của họ cũng y hệt như bên đó (gần như từng chữ một), dù mang nick khác.
Trong một thread mới (“Ngôn ngữ không lời”), quo_vadis đã viết một bài rất xuất sắc. Đáng buồn thay, anh kết luận bài đó bằng câu: “Tạm biệt các bạn. Hẹn một lần nào đó….”
Nếu các bạn muốn diễn đàn này CŨNG mở cửa cho những người có đầu óc thì đừng đối xử khiến người ta phải viết một bài xong là bỏ chạy luôn. Việc này đã xảy ra ở bên site mà tôi nói.
Tôi hoàn toàn không có ý mập mờ “bên đó” là bên nào. Chỉ sợ viết hẳn tên & địa chỉ ra thì bị chủ nhiệm moviesboom.com xoá bài vì coi trọng diplomacy hơn free forum. Tôi cũng không dùng diễn đàn của một website này để chê một website khác. Tôi chỉ lên tiếng để moviesboom đừng bị lôi kéo vào một con đường mà những người có trình độ và có suy nghĩ riêng như quo_vadis không có đất sống phải bỏ đi.
Gửi quo_vadis: Xin cho hỏi, Anh đi đâu? Hết chỗ đi rồi, thôi ở lại đây chơi đi.
Cám ơn moviesboom.com vì nhờ có các bạn tôi mới đọc được bài của quo_vadis.
Vui nhỉ! Chúng ta vào thread này, ai thích bài viết thì khen, không thích thì góp ý thôi, cần gì đụng chạm đến người viết kiểu như “ai đặt hàng” nghe không hay vậy! Bản thân tui thích fim “Những cô gái chân dài”, nhưng không thích lắm bài viết của athospk, nhưng tui tôn trọng cảm xúc của tác giả, vì bản thân tui nhiều khi cũng thích những bộ fim mà người ta cho là không ra gì (như water world, pearl habor , the sweetest thing…).
To purpura: Nếu bạn nói là “con đường mà những người có trình độ và có suy nghĩ riêng như quo_vadis không có đất sống “ thì mong bạn nghĩ lại. Dù chúng ta không thích bài cảm nhận của athospk về NCGCD, nhưng không thể không công nhận bạn í là người có tài. Những điều bạn í viết ra chẳng phải là những suy nghĩ riêng sao? Vậy cách nói như quo_vadis “…ai đặt hàng…” chẳng qua cũng đã dồn bạn í vào cái con đường “mà những người có trình độ và có suy nghĩ riêng như quo_vadis không có đất sống ” (theo ý bạn.)
Xin lỗi, hỏi ngoài lề, bạn là user mới gia nhập vào ngày 16-7-2004???
Tôi thấy ở một site khác, cũng site điện ảnh, vừa qua có một điều đáng buồn là cứ ai hơi có đầu óc một chút như quo_vadis vào phát biểu không giống ý BQT là bị đánh đuổi.
Những người hơi có đầu óc buồn chán bên đó. Chạy qua moviesboom.com, thì lại bị cũng chính những người đã đánh đuổi mình bên đó qua đây đánh đuổi tiếp. Tôi đoán vậy vì thấy lời của họ cũng y hệt như bên đó (gần như từng chữ một), dù mang nick khác.
Nếu các bạn muốn diễn đàn này CŨNG mở cửa cho những người có đầu óc thì đừng đối xử khiến người ta phải viết một bài xong là bỏ chạy luôn. Việc này đã xảy ra ở bên site mà tôi nói.
Ý chà, đọc những dòng này sao tự nhiên tớ lại tự ngộ ra một điều là những người nào còn ở lại với Moviesboom đều là *không có đầu óc* và *phát biểu giống ý BQT* hết, tại vì *những người có đầu óc một tí* và *phát biểu khác với BQT* đã bị BQT *đánh đuổi* chạy hết rồi.
Anyway, tới giờ tui vẫn chưa hiểu từ *tán* nó có nghĩa là gì nữa? Có ai đó làm ơn giải thích dùm? Thường nghe câu *tán hưu tán vượn*, tui cũng suy đại ra *tán* có nghĩa là tán gẫu, nói chuyện chơi cho dzui, rite? Hihi vậy thì thôi, đã bảo là *tán* tức là bàn chuyện phiếm cho dzui, nghe xong, cười rồi bỏ. Người *tán* chưa chắc gì đã còn nhớ những gì mình *tán* thế thì kẻ nghe hơi đâu phải dày công mà xem xét ý đồ, thủ pháp *tán* như vậy, tự *tán* hay là *tán* thuê? Nhớ nhen, *tán* chỉ là cho dzui nhà dzui cửa thôi.
Àh bồ purpura, tớ không phải ở trong BQT nhen . Mà bồ myvalentino cũng không phải nốt. Hihi thấy bồ có vẻ rất là tâm huyết với moviesboom, sợ moviesboom mất người tài, được đấy.
–mplayer.
Là một người khoái truyện kiếm hiệp, thấy chữ “liêu trai” tui lò mò vào xem thực hư thế nào, ngờ đâu khói lửa mịt mù, lòng người ca thán, xem ra mới thấm câu “một rừng không thể có hai cọp”…
Nếu như nói “con ma nghệ thuật” của athospk gắn vào NCGCD có phần hơi gượng ép thì phần phản pháo của quo_vadis trên danh nghĩa nhắm vào bộ phim nhưng thật ra là nhắm vào tác giả bài viết lại có phần nhỉnh hơn, nhỉnh hơn về khoản gượng ép…
Internet bây giờ phổ biến lắm, đồng chí quo_vadis có muốn học làm đạo diễn chắc cũng có chỗ cho download tài liệu nói gì mấy chuyện thuật ngữ này nọ, đồng chí là cán bộ với tri thức quen nói chuyện to tát với chỉ trích chứ cũng còn khối dân đen đâu biết gì về điện đâu, cũng cần có người đem ánh sáng văn hóa về soi cho một tí lắm ạ…
Mà thiệt tình tui nghĩ chuyện chui vào toilet ở đây với chuyện chui vào váy của Thành Long nếu có bà con chắc cũng phải cỡ ba tầm đại bác quẳng thêm chiếc dép, hoàn cảnh khác nhau có đem đặt vào một tình huống giống nhau thì cảm nhận cũng phải khác nhau chứ…
Còn đồng chí athospk bị thẩm thấu nghệ thuật quá mức cả lúc xem phim với viết bài hay sao mà có mấy chỗ hơi cường điệu (dễ thấy nhất là chuyện người mẫu nào cũng đẹp, cái này phải xem lại à), còn sẵn tiện giất luôn một cái tít nghe sao mà khó tin (trong NCGCD mà cũng có tính liêu trai nữa mới sợ), ai dè đúng là treo đầu dê mà ko có bán thịt dê… Có điều món cầy cũng ngon phết (mặc dù tui không thích ăn thịt chó theo nghĩa đen)
Thôi thì các đồng chí nghe một chút nhạc Trịnh cho nó thoải mái đầu óc mà xem phim với bình luận tiếp: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”
Hay da, sao các bác cứ phân tích từng câu từng chữ của người khác rồi bóp méo nó theo ý của mình thế nhỉ?
Tôi thấy ở một site khác, cũng site điện ảnh, vừa qua có một điều đáng buồn là cứ ai hơi có đầu óc một chút như quo_vadis vào phát biểu không giống ý BQT là bị đánh đuổi.
sao lại có thể biến thành :
… những người nào còn ở lại với Moviesboom đều là *không có đầu óc* và *phát biểu giống ý BQT* hết, tại vì *những người có đầu óc một tí* và *phát biểu khác với BQT* đã bị BQT *đánh đuổi* chạy hết rồi.
Bây giờ thì không giống như đang thảo luận về điện ảnh nữa rồi, mà giống như công kích chỉ trích lẫn nhau, những người không cùng ý kiến với mình, tui nói thế không quá đáng chứ hả?
Chà , đã có thread Bà n về tÃnh liêu trai trong phim Những cô gái chân dà i.
Thế có ai manh nha ý định Bà n về tÃnh hà nh động trong phim Mê Thảo – Thời vang bóng chưa ?
Có thì hú Sôpanh 1 tiếng, không Sôpanh ăn theo athopsk lập thread Ã
….. cũng chẳng mod nào hơi đâu mà thù ghét hay del nick thành viên vì những chuyện nhỏ nhặt như thế đâu ! Chỉ có những người có tật mới giật mình mới nghĩ như vậy thôi ! Rõ ràng bài của người ta viết về bộ phim, nhưng hắn ta ngồi không đâm ra nghĩ mình hơn người khác nên bóp méo sự thật , chỉ toàn nói về cá nhân ! Nói không được thì người khác lại nói về ban quản trị, về admin , sao không viết một bài thật hay xem, hay chỉ vẻ vời ta đây? Thất vọng quá …. Tài mà không có đức thì cũng vô dụng thôi ! Còn đằng này tài không có mà đức cũng không thì làm được gì ? Bài viết của tác giả rất hay, nhưng theo mình bạn nên chỉ ra thêm những điểm sai lầm của bộ phim nữa thì bài viết của bạn sẽ hoàn hảo hơn ! Thân ái …..
Xin đừng vì bạn bị chỗ khác xua đuổi mah đến đây. Tôi nói ra điều này là thành thật. Từ khi tham gia MB tới giờ nhìu chuyện vui có buồn có nhưng tôi không bao giờ rời bỏ nó và cũng không nghĩ nó là chỗ để cho người ta ở tạm. Vào đây nếu chỉ để post bài thì diễn đàn nào cũng vậy thôi. Tôi chỉ cảm thấy nếu như thực sự hoà nhập thì bạn sẽ cảm thấy không khí trong đây hoàn toàn dễ chịu. Có thể MB có những phản ứng hơi mạnh nhưng cũng có thể hiểu những người đó gắn bó với DĐ này như thế nào. Xin nói thật tôi cũng rất khó chịu khi nghe ai đó vì bị xua đuổi mah chạy sang đây, rồi làm lại cái việc mah đã gây ra hậu quả không tốt trong DĐ trước. Việc công kích nhau tôi thấy hình như hơi gây gắt, nhưng cũng bình thường thôi, con người mah, cảm xúc đâu thể kiềm chế đúng không? Hi vọng là bạn cũng không muốn vậy đâu.
Luôn tiện tui thấy bạn có 1 cái “tán” rất lớn là “tán” người viết bài. Thấy bạn chê không mah hoàn toàn không công nhận của người ta một điều gì. Cái này gọi là “tán” thì cũng không quá. Không biết athos có “tán” thật hay không nhưng xem bài xong tôi cảm thấy cái vui thích của điện ảnh, còn xem bài bạn xong, tôi cảm thấy sự cay cú.
Có lẽ cái này gửi cho quo_vadis.
Tôi thích fim này
Và tôi thích bài viết của ng lập ra topic này…tôi cũng muốn có vài dòng gởi đến ng lập topic này
Ban thân mến quả thực khi xem fim này tôi ko nghĩ ra nhiều thứ như vậy,dù tôi thích fim này & tôi ko biết bạn có viết bài này do 1 ai đó đặt hàng hay ko????Nhưng cảm giác sau khi đọc bài of bạn khiến tôi vui theo tôi thế là đủ (còn “hậu trường” thôi mình ko biết thì ko dám fát biểu^^)
Bạn rất có khiếu viết lách tôi đọc mà gật gù hoài ^^
Còn phê bình fim ….tôi nghĩ ko cần vì điều dó chẳng fải ai cũng giành nhau nói hết rồi ư??? Với lại đọc 1 bài fê bình chỉ thấy fim Vn ngày càng xấu xí thảm hại. Một bài viết DÁM khen fim VN mới là ĐỘC đó bằng chứng là hơn 2ngàn ng đọc và hơn 60 ng reply .òi….
Lặp lại lần nữa nhé tôi rất thích bài viết of bạn…Bạn cứ chờ dấy tôi sẽ “lùng” để đọc những topic tiếp theo of bạn^^
2003-2023