Gom lại cho pà con mình cùng coi một vụ án đang làm xôn xao giới làm phim, làm báo điện ảnh.
Tóm tắt thật ngắn để mọi người dễ theo dõi
Một ngày kia, phim Ký ức Điện Biên được chiếu, có một ông tên Đức Kôn đi xem thấy phim dở quá, viết bài chê phim này trên báo
Một ngày kia, có một ông trong đoàn làm phim Ký ức Điện Biên đọc bài báo, tức quá, gọi điện cho ông Đức Kôn
Một ngày kia, ông Đức Kôn gửi thư đi kiện, báo Điện Ảnh TP đăng bài lớn với cái tít “Vì sao tiến sĩ Đức kôn bị doạ giết”
và vụ lùm xùm bắt đầu, mọi người kéo nhau đi điều tra
Một ngày kia, tui rảnh rỗi gom lại hết mấy bài báo đăng lên cho mọi người đọc nhức đầu chơi
Ông Đức kôn gửi đơn, báo Điện Ảnh Thành Phố giật tít lớn ra bìa “Vì sao tiến sĩ Đức Kôn bị doạ giết”
mấy phần in đậm do tui làm, hơi rẻ tiền chút 500 mờ)
Đức Kôn
THƯ GỬI HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VỀ VIỆC KHỦNG BỐ VÀ ĐE DOẠ QUA ĐIỆN THOẠI
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ðộc lập Tự do Hạnh phúc
Kính gửi: Ban chấp hành Hội Ðiện Ảnh Việt Nam
Ðồng kính gửi: Ban Chấp hành Hội Ðiện Ảnh TP.HCM
Tôi là Ðức Kôn, sinh năm 1944, Hội viên Hội Ðiện Ảnh Việt Nam, Hội viên Hội Ðiện Ảnh TP.HCM, xin trân trọng trình bày và đề nghị với quý Hội một vụ việc sau đây:
Ngày 20/6/2004, lúc 17 giờ 37,27 đột nhiên tôi nhận được tin nhắn qua điện thoại di động với nội dung thật khả ố, đầy tính chất đe dọa và lăng mạ: Ðịt mẹ mày Kôn ơi. Mày coi như sắp hết rồi!. Tôi vô cùng xót xa và kinh ngạc, bởi trước hết, tôi không biết người gửi tin nhắn này là ai, chỉ đọc được số điện thoại di dộng là 84903429593. Khi tôi gọi lại số điện thoại trên (0903429593), người ấy hỏi ngay: Mày là thằng Ðức Kôn đấy à? Tao là tổ sư của điện ảnh đây, là công an bảo vệ văn hóa đây…. Vẫn chưa nhận ra là ai, tôi nói: Anh là ai tôi không biết, về chuyện gì mà anh lăng mạ, đe dọa tôi bằng tin nhắn tôi cũng không hay… Nếu có chuyện gì về nghề nghiệp, về phê bình thấy cần nói lại, anh cứ việc viết, cớ sao lại làm cái trò vô văn hóa như vậy? Người ấy tiếp tục chửi rủa với những lời quá thô tục và đe dọa tôi: Ðịt mẹ mày Kôn ạ… Tao đéo cần tranh luận, và sao cãi lại với chúng mày… Mày chê súng đạn trong phim Ký Ức Ðiện Biên à? Thì tao sẽ cho mày biết thế nào là súng đạn… Mày coi như hết rồi. Ðến lúc này thì tôi có thể khẳng định kẻ nhắn tin tặc kia chỉ có thể là người của phim Ký Ức Ðiện Biên bộ phim không chỉ riêng tôi, mà công luận rộng rãi cũng đã lên tiếng về sự lãng phí hàng chục tỉ đồng của dân của nước, do phim làm chẳng ra sao cả và không có người xem nhưng cụ thể là ai thì vẫn chưa rõ. Sau đó người này vẫn tiếp tục nhắn tin chửi rủa: Mày cho rằng bộ phim Ký Ức Ðiện Biên là kém, là lãng phí tiền của nhà nước thì tao cho rằng sự tồn tại của mày là sự lãng phí tiền của nhân dân. Mày khá đấy, tao đánh giá mày thấp hơn cơ, thằng tiến sĩ nhà quê ạ. Vô phúc cho mày gặp tao bây giờ, hẹn sớm gặp mày. Ðịt mẹ và vợ mày. Huy Voi tất cả có 5 tin).
Thưa quý Hội, một nghệ sĩ (lại còn tự xưng là công an bảo vệ văn hóa) không thể có hành động bỉ ổi và lưu manh như thế. Họ không chỉ lăng mạ tôi mà thực chất còn là một hành động khủng bố những người làm công tác phê bình. Với tư cách là Hội viên Hội Ðiện Ảnh, tôi trân trọng đề nghị quý Hội tìm cho ra kẻ nhắn tin lăng mạ và khủng bố kia, để báo động chung. Với tư cách là Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, tôi cũng tha thiết chờ đợi các cơ quan ngôn luận và thông tin đại chúng cần công khai hóa kiểu tin tặc trên nhằm nhận diện những kẻ du thủ du thực đê tiện, góp phần ngăn chặn những hành động bôi bẩn và phá hoại môi trường văn hóa nói riêng và an ninh xã hội nói chung. Và cả luật pháp nữa, có tác dụng gì chăng trước hành động lưu manh trắng trợn này.
Thành phố Hồ Chí Minh 21/6/2004
Kính đơn,
T.S Ðức Kôn
Nguồn: Tạp chí Điện Ảnh TP.HCM, 05.7.2004
Các báo khác vào cuộc
Vì phê bình phim “Ký ức Điện Biên”:
Một Tiến sĩ nghệ thuật học bị đe doạ
Nhiều ngày qua dư luận trong giới điện ảnh ở TPHCM xôn xao và bất bình vì việc TS nghệ thuật học Nguyễn Đức Kôn, nhà lý luận phê bình, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa bị sỉ nhục và đe dọa bằng tin nhắn điện thoại di động.
Tiếp xúc với phóng viên TS Nguyễn Đức Kôn trình bày sự việc trong tâm trạng rất mệt mỏi. Theo ông, tâm trạng hiện giờ của ông một phần là phẫn nộ vì sau khi xem kỹ nội dung các tin nhắn, ông xác định được lý do ông bị đe dọa và sỉ nhục là vì đã viết bài phê bình phim Ký ức Điện Biên trên tạp chí Điện ảnh TPHCM, ra ngày 24/5 vừa qua. Một tâm trạng khác khiến ông cảm thấy buồn nản, đó là sự thờ ơ, nguội lạnh của một số cơ quan chức năng khi ông trình bày sự việc và cần sự giúp đỡ.
Hệ thống lại sự việc sau khi nghe ông Kôn trình bày, nguyên nhân bắt đầu từ bài phê bình phim Ký ức Điện Biên đăng ngày 24/5 có tựa đề Xem Ký ức Điện Biên bị tra tấn từ đầu đến cuối. Trong bài có đoạn phê bình những cảnh súng đạn trong phim chưa xứng tầm với một đề tài có giá trị lịch sử lớn lao và việc lãng phí một số tiền quá lớn để làm ra một bộ phim có quá ít người xem…
Ngày 20/6, lúc 17h, ông Kôn nhận được một tin nhắn có nội dung lăng mạ ông bằng những lời thô tục. Số tin nhắn hiện lên, ông lập tức gọi lại, thì bên kia điện thoại là giọng của một người đàn ông rất hung hăng xưng: Tao là tổ sư của điện ảnh đây…. Lúc đó, ông Kôn vẫn cố bình tĩnh hỏi lại, nếu có việc gì về nghề nghiệp, phê bình thì cứ viết bài tranh luận.
Người đàn ông vẫn tiếp tục dùng từ thô tục đại ý đe dọa việc ông đã chê súng đạn trong phim thì sẽ cho ông biết thế nào là súng đạn.
Ngày 21/6, tin nhắn lại xuất hiện: Mày cho rằng bộ phim Ký ức Điện Biên là kém, là lãng phí tiền của Nhà nước, thì tao cho rằng mày là sự lãng phí tiền của nhân dân…
Tin nhắn được chú ý nhất là tin nhắn vào lúc 14h21 ngày 21/6, cũng lời lẽ xúc phạm chủ máy và cả vợ ông, cũng là một giáo viên. Tin này có kèm theo tên người nhắn Huy voi. Ban biên tập Tạp chí Điện ảnh TPHCM khi biết sự việc này đã lên tiếng bảo vệ ông Kôn và cũng đòi hỏi cơ quan chức năng làm rõ vụ này.
Theo Công An Nhân Dân
Và một cái nhìn từ hướng khác về sự việc (tui vẫn tiếp tục tự ý in đậm, cho mọi người dễ theo dõi, đừng bỏ lõ mấy đoạn dzui)
Nhóm PV ANTGCT
VỤ ÁN ĐẰNG SAU PHIM KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN
Bộ phim Ký ức Điện Biên của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã ra mắt khán giả Việt Nam. Phải thú thực là nhóm phóng viên ANTGCT hầu hết chưa được xem bộ phim này. Chính vì thế, chúng tôi chưa có một nhận xét nào về bộ phim. Việc khen chê một tác phẩm nghệ thuật là chuyện bình thường Phim Ký ức Điện Biên cũng có lời khen, tiếng chê. Nhưng bây giờ, không còn chuyện khen chê nữa mà chuyện xảy ra lại giống như một vụ án.
Ngày 5-7-2004, Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh có công văn số 31/ĐA/TP do NSND Huy Thành ký gửi cho Công an TP Hồ Chí Minh. Nội dung công văn đó như một lời kêu cứu:
Ban Chấp hành Hội Điện ảnh TP HCM vừa nhận được đơn của ông Đức Kôn, nhà lý luận phê bình, tiến sĩ nghệ thuật học, hội viên Hội Điện ảnh TP HCM trình bày về việc ông bị đe dọa và lăng mạ bằng tin nhắn qua điện thoại di động. Chúng tôi xin gửi kèm theo đây đơn của ông Đức Kôn, để báo cáo sự việc lên Công an TP HCM, mong các đồng chí nghiên cứu và xem xét áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo pháp luật, giúp đỡ ông Đức Kôn trước những lời đe dọa của người giấu mặt tự xưng là Huy voi. Xin cám ơn sự giúp đỡ của các đồng chí.
Tiến sĩ Đức Kôn đã gửi bản sao photo công văn nói trên kèm thư của ông gửi Báo Công an Nhân dân. An ninh thế giới Cuối tháng cũng nhận được tài liệu tương tự Trong thư viết tay, tiến sĩ Đức Kôn kể lại việc ông bị một người mang tên Huy voi gửi tin nhắn lăng mạ và đe dọa tính mạng ông. Theo công văn của Hội Điện ảnh TP HCM và thư của tiến sĩ Đức Kôn thì sự việc có phần nghiêm trọng. Ai là người gửi những tin nhắn khủng khiếp này? Tiến sĩ Đức Kôn gần như khẳng định người gửi những tin nhắn kia phải là người có liên quan đến những người làm phim Ký ức Điện Biên. Vậy những người làm phim này là ai? Chúng tôi và hầu hết những người theo dõi báo chí viết về bộ phim này chỉ biết được hai người quan trọng nhất trong những người làm ra bộ phim là nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Trước khi tìm hiểu ai đã gửi những tin nhắn kia, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân của việc xuất hiện những tin nhắn đó. Lý do là sau khi bộ phim Ký ức Điện Biên ra mắt khán giả, tiến sĩ Đức Kôn đã viết bài phê bình bộ phim này. Theo tiến sĩ Đức Kôn, đấy là toàn bộ lý do của những tin nhắn. Vậy thì có nhiều khả năng những tin nhắn kia được chế tạo từ một trong những người liên quan đến bộ phim.
Đối tượng nghi vấn đầu tiên phải là đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn vì ông là linh hồn bộ phim. Chúng tôi không cần hỏi ông Đỗ Minh Tuấn nhưng chúng tôi tin rằng ông Đỗ Minh Tuấn không làm việc này. Đối tượng nghi vấn thứ hai là nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, tác giả kịch bản phim Ký ức Điện Biên. Đó là một phu nữ duyên dáng và lịch lãm với những câu thơ của chị lúc nào cũng da diết yêu thương. Với một người phụ nữ như thế, chị không có khả năng chế tạo loại bom tin nhắn kiểu mới như vậy. Vậy thì ai? Thật dễ dàng trả lời là Huy voi, vì người nhắn tin xưng danh là Huy voi. Nhưng Huy voi là ai? Chúng tôi chưa nghe tên một đạo diễn, phó đạo diễn, nhà văn, nhà biên kịch, nhà quay phim hay diễn viên có tên như vậy. Hay Huy voi chỉ là một khán giả yêu phim Ký ức Điện Biên quá, yêu đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn quá và yêu nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát quá mà khi đọc được những lời phê bình của tiến sĩ Đức Kôn thì không kìm được sự tức giận. Hay Huy voi là một người thân nào đó của nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát hay nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn vì thương người thân của mình làm ra một tác phẩm lại bị phê bình như thế mà nhắn tin, gọi điện cho tiến sĩ Đức Kôn. Tất nhiên, chúng tôi chỉ cần gọi đến số điện thoại đã nhắn tin cho tiến sĩ Đức Kôn thì biết ngay Huy voi là người như thế nào. Nhưng thú thực, tuy là những phóng viên của ANTGCT chúng tôi vẫn cứ sờ sợ khi gọi đến số điện thoại của Huy voi. Vì chúng tôi không biết Huy voi là ai. Cứ nghĩ đến lời nói qua điện thoại của Huy voi là chúng tôi đã hoảng lên rồi. Việc đâu có cơ quan chức năng giải quyết, mình mon men đến làm gì (?!)
Chúng tôi ngỡ có thể lặng im mà quên đi chuyện này. Nhưng như thế là rũ bỏ chức năng của nhà báo. Cuối cùng, một nhà báo trẻ nhất và có vẻ liều nhất của chúng tôi đã gọi điện cho Huy voi.
Ôi, tưởng ai, hóa ra là một họa sĩ, họa sĩ của phim Ký ức Điện Biên: Anh tên là Vũ Huy. Họa sĩ Vũ Huy bảo các anh gọi cho tôi như thế là hơi muộn đấy. Tuy muộn, nhưng anh vẫn đến Tòa soạn ANTGCT để nói về những tin nhắn và lời nói qua điện thoại của mình. Khi anh xuất hiện, chúng tôi mới hiểu vì sao anh có biệt danh là Huy voi. Vì anh to lớn khác thường với người Việt Nam chúng ta hiện nay. Chỉ cần anh đeo đôi găng đen thì không ai không nghĩ anh là một võ sĩ đấm bốc. Đúng thật, nếu ông họa sĩ này vung tay thì đám phóng viên bé nhỏ chúng tôi sẽ bay lên tận nóc nhà Tòa soạn. Cái biệt danh của anh chúng tôi cũng đoán mò thôi. Nếu không phải xin anh đừng đánh bom tin nhắn, đừng vung tay và càng không nên dùng súng đạn thật.
Khi đã khá bình tĩnh trước thân hình của anh, chúng tôi mới hỏi anh vì sao anh có thể nhắn những cái tin như thế. Nhất là khi anh cũng là một nghệ sĩ? Họa sĩ Vũ Huy nói (ở đây chỉ là lời anh Huy tường thuật lại):
Khi tôi đọc bài báo của anh Kôn viết không dừng lại ở mức phê bình. Tôi gọi điện cho anh Kôn và đầu tiên tôi xưng em vì anh Kôn sinh năm 1944 còn tôi sinh năm 1955, tôi nói anh Kôn ơi, em là họa sĩ điện ảnh. Em tham gia làm bộ phim đó. Tại sao anh lại nặng lời thế. Anh Kôn hỏi anh là ai? Tôi nói tôi là thế này, thế này. Anh Kôn nói ngay: Chúng mày làm phim ẩu lắm… Tôi nói anh không nên nói như thế. Phim này Ban Tư tưởng – Văn hóa đánh giá là tốt, nhiều báo chí đánh giá là tốt. Chúng tôi đã làm phim với tất cả tinh thần và sức lực của chúng tôi. Anh Kôn liền bảo… (ANTGCT xin lỗi họa sĩ Vũ Huy và bạn đọc khi không in những câu này của tiến sĩ Đức Kôn). Anh Kôn đã gọi điện và nhắn tin cho tôi nhiều lần (chúng tôi lại xin lỗi không dùng cụ thể cụm từ mà tiến sĩ Đức Kôn nhắn tin tới họa sĩ Vũ Huy. Nhóm PV). Còn câu anh viết, tôi xưng là tổ sư của điện ảnh và là công an văn hóa là vu cáo. Tôi là họa sĩ làm sao lại xưng mình là tổ sư điện ảnh. Anh Kôn viết thế để lôi những người già đáng kính của điện ảnh vào cuộc Tôi chẳng có lý do gì mà xưng là công an văn hóa. Mục đích của anh Kôn là để lôi công an vào cuộc. Những câu nói đến súng đạn hay tổ sư, công an văn hóa không phải là tin nhắn mà là sự vu khống của anh Kôn. Tôi không khủng bố anh Kôn. Những tin nhắn của tôi không có tính chất khủng bố. Chính tin nhắn của anh Kôn mới là khủng bố. Anh Kôn gọi cho tôi, dọa nạt tôi… Còn về anh Kôn, các anh nên tìm hiểu con người này và các bài viết của anh Kôn về điện ảnh lâu nay thì các anh sẽ hiểu.
Vụ án bây giờ đã chuyển sang một hướng khác. Họa sĩ Vũ Huy công nhận anh có nhắn những tin như thế. Còn tiến sĩ Đức Kôn thì sao? Nếu đúng như họa sĩ Vũ Huy kể lại những lời nói của tiến sĩ Đức Kôn về chiến thắng Điện Biên Phủ thì tiến sĩ đã làm chúng tôi đau lòng và thất vọng quá. Vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với tự do của một dân tộc bị nô lệ và sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân quan trọng như thế nào thì không chỉ người Việt Nam mà nhân loại đã biết. Chúng tôi không cần thiết phải nói lại. Sự thật về những nhận định nói trên của tiến sĩ Đức Kôn như thế nào chúng tôi chưa dám khẳng định. Các cơ quan chức năng sẽ trả lời điều này. Nhưng cuộc đấu nhau phải thừa nhận là quá thiếu văn hóa giữa một người là tiến sĩ và một là họa sĩ thì đấy là sự thật mà bạn đọc đã biết. Họa sĩ Vũ Huy đấu tiến sĩ Đức Kôn thì tiến sĩ Đức Kôn cũng đấu lại. Điều ấy mới là điều chúng ta quan tâm nhất. Phim có thể dở nhưng Điện Biên Phủ mãi mãi vinh danh, là niềm tự hào của dân tộc chúng ta. Tiền có thể mất, nhưng văn hóa thì không được mất! Cho đến lúc này, chúng tôi chỉ biết kêu lên như vậy mà thôi.
Nguồn: Báo An ninh thế giới cuối tháng, số 36, tháng 7.2004
Thêm một ý kiến nữa của những người làm phim miền Bắc
Nguyễn Quang Lập
GỚM, 15 TỈ MÀ TO LẮM À?
Xung quanh vụ án hậu Kí ức Điện Biên)
Phóng viên (PV): Mấy tuần nay xôn xao chuyện nhắn tin khủng bố của họa sĩ Vũ Huy, anh có biết không?
Nguyễn Quang Lập (NQL): Tôi biết chứ, nếu không muốn nói là biết đầu tiên.
PV: Anh nghĩ thế nào về những gì tiến sĩ Ðức Kôn nói trong đơn gửi Hội điện ảnh?
NQL: Tôi hơi bị choáng. Tôi có quen họa sĩ Vũ Huy, tôi biết anh không hề là một tay du côn trong văn hóa. Vì thế, tôi không tin những gì ông Ðức Kôn trình bày. Ông Ðức Kôn phải láo toét thế nào thì họa sĩ Vũ Huy mới nổi khùng như thế. Tôi nói lại, Vũ Huy tính mềm mỏng, lịch lãm theo cách nhìn của tôi.
PV: Anh nói anh không tin, nhưng anh không đưa ra cơ sở nào để chứng minh?
NQL: Thứ nhất, Vũ Huy tham gia nhiều phim, có phim anh tham gia bị phê phán khá nặng nề nhưng không lúc nào anh phản ứng du côn như thế. Thứ hai, trong đơn, ông Ðức Kôn nói không biết Huy Voi là ai thì khá hài hước. Phàm là người trong giới điện ảnh, đều biết biệt danh của Vũ Huy. Nếu Ðức Kôn không biết Huy Voi là ai thật, thì chỉ cần hỏi bất kì ai đã và đang làm điện ảnh, lập tức người ta sẽ cho anh biết. Trong đơn, Ðức Kôn cứ làm như anh đang nhận được tin nhắn nặc danh, dù trong tin nhắn có số máy, và ngay khi nhận được tin nhắn đầu tiên, Ðức Kôn đã trực tiếp nói chuyện với Vũ Huy.Và không một kẻ ngu nào tiếp tục giấu tên khi trực tiếp nói chuyện với đối phương.Chỉ ngần ấy, tôi thấy có dấu hiệu thiếu đàng hoàng trong cái đơn tố cáo kia.
PV: Trở lại với phim Kí ức Ðiện Biên, xin lỗi, anh đã xem chưa?
NQL: Tôi xem rồi. Tôi khác với một số nhà báo: không xem phim, chỉ cần hóng hớt là viết bài, hoặc có xem nhưng không biết viết cái gì, lại đi hóng hớt mới viết được.
PV: Theo anh, bài phê bình của Ðức Kôn về phim Kí ức Ðiện Biên, anh thấy thế nào?
NQL: Thấy đó là một bài xổ toẹt chứ không phải là bài phê bình. Một nhà phê bình điện ảnh đàng hoàng, không ai viết như thế. Nói thật, tôi cũng thấy phim Kí ức Ðiện Biên không hay, tôi không thích phim này. Nhưng đó là một phim tử tế. Tử tế ở chỗ tôi thấy mồ hôi nước mắt của những người làm phim đổ xuống đấy rất nhiều. Sự không hay có khá nhiều lí do, trong đó có lí do người đặt hàng thích kiểu không hay như thế, nói chung phim truyền thống, người đặt hàng chỉ yêu cầu đến mức không hay như vậy thôi. Ai cũng muốn cái ghế của mình có độ an toàn cao nhất.(Cười) Tôi biết tôi nói thế này, nhiều người có cơ hội để chụp mũ.
PV: Nhưng ông Ðức Kôn và nhiều bài báo khác không phê bình phim hay dở, chủ yếu nói phim không xứng đáng với đồng tiền bát gạo bỏ ra?
NQL: Gớm, 15 tỉ là to lắm à! Không nên khó chịu khi thấy người khác được cầm một số tiền như thế. Hãy bình tĩnh xét xem họ đã sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Khi không có bằng chứng về sự tham ô, tham nhũng thì chớ có nói xa nói gần. Ðấy là thói đàn bà nhà quê. Nếu tôi là đạo diễn phim Kí ức Ðiện Biên, tôi sẽ trả lại 15 tỉ cho nhà nước , tôi không làm được phim đó với số tiền đó. Ai cũng biết rằng, phim hay phim dở không phải vì nhiều tiền hay ít tiền , vịn vào sự nhiều tiền để mắng người ta là nóng mặt, không tốt.
PV: Anh có muốn nhắn gì qua vụ này không?
NQL: Không dám. Tôi nghĩ đời người ngắn ngủi lắm, trời đất thừa trừ, mình hống hách, phách lối được chỗ này thì chỗ khác tất phải cụp đuôi. Vậy nên cố mà thương nhau được chút nào hay chút đó.
và đây, ông Vũ Huy, tự Huy Voi, lên tiếng
L.T.S: Ngày 19-07-2004, họa sĩ Vũ Huy, hội viên hội Điện ảnh Việt Nam đến Tòa soạn Văn Nghệ Trẻ yêu cầu đăng bức thư ngỏ gửi đạo diễn, NSND Huy Thành, Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam. Để rộng đường dư luận và tôn trọng đề nghị của tác giả, VNT xin đăng bức thư này.
Vũ Huy
TRỞ LẠI BỘ PHIM KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN
Thư ngỏ gửi ông Huy Thành)
Thưa ông, qua báo chí, tôi được biết ông đã nhân danh Tổng thư ký Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh gửi một công văn khiếu nại đến sở CATP Hồ Chí Minh và Bộ Công an về việc ông Đức Kôn – tiến sĩ nghệ thuật học (?), hội viên Hội Điện ảnh TP đã bị khủng bố và đe dọa bằng nhắn tin trên điện thoại di động, vì ông này đã phê bình bộ phim Ký ức Điện Biên. Tôi, họa sĩ Vũ Huy, công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, họa sĩ chính của phim Ký ức Điện Biên, chính là chủ nhân của số máy di động mà ông Đức Kôn ghi trong lá đơn kiện in trên báo Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, cũng là người được ông Kôn gán cho các danh xưng tổ sư của điện ảnh, an ninh văn hóa và lưu manh, đê tiện, vô văn hóa v.v. Tôi viết thư này cho ông nhằm nói rõ sự thật và cấp thêm những tài liệu để ông hiểu thêm sự việc từ cương vị của ông.
Thưa ông,
Chuyện bắt đầu từ khi tôi được đọc bài Xem Ký ức Điện Biên-BỊ TRA TẤN TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI của ông Đức Kôn. Bài báo đã in riêng chữ đậm đoạn sau đây: Đành rằng, gà nào, trứng ấy nhưng từ một kịch bản mong manh, thậm chí vớ vẩn như thế, lẽ nào không nhận ra để rồi ai đó lại có thể moi được hàng chục tỷ đồng tài trợ để rồi xây dựng một bộ phim khó xem đến như vậy? Rồi ai sẽ là người trả lời và chịu trách nhiệm lãng phí tệ hại này?! Cố tình đặt một phủ định khắc nghiệt cho kịch bản phim, đặt ra một câu hỏi có vẻ đầy trách nhiệm, Đức Kôn đã cố tình phớt lờ một thực tế là ai cũng biết là ở nước ta một kịch bản phim được đưa vào sản xuất bao giờ cũng được đánh giá, cân nhắc một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng thông qua ba bốn Hội đồng. Đầu tiên là Phòng biên kịch của Hãng phim, sau đó là Hội đồng nghệ thuật và Ban giám đốc Hãng phim, rồi đến Hội đồng duyệt của Cục Điện ảnh gồm các giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ và các nhà quản lý. Sau khi, bổ sung sửa chữa có khi đến ba bốn lần, kịch bản mới được Hội đồng duyệt trình lên Bộ Văn hóa để Bộ xem xét ra quyết định đưa vào sản xuất. Những phim đặt hàng như Ký ức Điện Biên quy trình còn phức tạp hơn, kịch bản phải xin ý kiến Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Văn phòng Chính phủ, thậm chí tham khảo cả các cơ quan quân đội và tài chính.
Kịch bản phim Người hàng binh có đoạn viết: Kịch bản phim thể hiện thành công ý tưởng lớn, cắt nghĩa một cách chân thực, sinh động nguồn gốc sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ năm 1954. Đó là sức mạnh của ý chí Việt Nam, ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, sức mạnh của lòng nhân ái, khoan dung, tổng hòa thành sức mạnh văn hóa Việt Nam và sức mạnh này đã được thể hiện sinh động ở những người chỉ huy, những người chiến sĩ, những người dân công Đây là kịch bản phim tốt, đáp ứng kịp thời công tác tuyên truyền kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Công văn số 3611/CV/TTVH của Ban TT VH Trung ương gửi Thủ tướng Chính phủ do ông Phó trưởng ban Nguyễn Văn Thông kí ngày 22 tháng 9 năm 2003 viết: Ban tư tưởng- Văn hóa Trung ương có ý kiến như sau: Đây là một bộ phim có nội dung tốt, đáp ứng với công tác tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị, trực tiếp phục vụ lễ kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Một kịch bản được cả một tập thể có trách nhiệm xem xét nghiêm túc và đánh giá như vậy, thế mà ông Đức Kôn cho rằng kịch bản mong manh, thậm chí vớ vẩn. Thái độ phủ nhận hằn học của ông Đức Kôn nếu chỉ là ý kiến cá nhân nói ở đâu đó thì không sao, nhưng tạp chí Điện ảnh TP Hồ Chí Minh lại đăng lên, nhấn mạnh gieo vào công chúng rộng rãi thái độ hoài nghi về sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ta trong công tác tư tưởng văn hóa, đánh giá thấp trình độ của tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước có trách nhiệm duyệt kịch bản này.
Bộ phim Ký ức Điện Biên đã hoàn thành đúng thời hạn, được công chiếu vào đúng lễ kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, được hơn 20 tờ báo trong cả nước như Nhân dân, Lao động, Phụ nữ Việt Nam, Văn nghệ trẻ, Tuổi trẻ, Thanh niên, Thể thao văn hóa, Tin tức, Sài gòn giải phóng, Người lao động, Đài truyền hình Trung ương, Đài tiếng nói Việt Nam v.v có bài đánh giá tốt, khẳng định phim có giá trị giáo dục truyền thống đối với khán giả trong và ngoài nước, đặc biệt là khán giả trẻ. Các đại biểu Quốc hội xem tối 17-5 cũng đã có những đánh giá rất tích cực với bộ phim. Đến nay bộ phim đã phục vụ trên hai triệu khán giả trong cả nước và vẫn đang tiếp tục chiếu ở nhiều tỉnh thành. Tôi đã dự buổi ra mắt phim ở Điện Biên Phủ và một số buổi chiếu ở Hà Nội cho hàng ngàn khán giả. Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được những kỷ niệm đẹp khi nhìn thấy những niềm vui của khán giả đủ mọi lứa tuổi, nhất là các cựu chiến binh, các bà con ở Điện Biên. Họ đã nồng nhiệt, hân hoan bắt tay cám ơn và phát biểu trước ống kính truyền hình khen ngợi bộ phim.
Vậy mà Đức Kôn viết bài với tít lớn Xem Ký ức Điện Biên-BỊ TRA TẤN TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI thóa mạ bộ phim và những người làm phim, thể hiện một thái độ của hằn học đầy ác ý. Đức Kôn không chịu nổi những hình ảnh và âm thanh tái hiện lại những cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta. Ông càng không thể chịu nổi cách mà chúng ta đã và đang làm trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ. Chính vì thế mà ông viết bằng một giọng mỉa mai: Như đã biết, một học sinh phổ thông cũng đã được dạy rằng, đại loại: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam ta, xứng đáng được coi như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ hai mươi, là Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới (Hồ Chủ tịch). Chiến thắng Điện Biên Phủ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu v.v. và v.v.
Với cách hành văn châm biếm, với các cụm từ Như đã biết, được dạy rằng, đại loại, v.v. và v.v , Đức Kôn muốn độc giả thấy rõ sự khó chịu của ông ta đối với cách chúng ta kỷ niệm và ôn lại các chiến thắng lịch sử của dân tộc. Và cuối cùng không thể chịu đựng được nữa, Đức Kôn lộ nguyên hình: Vâng, bom đạn, lửa khói, chết chóc, máy bay gầm rú đinh tai nhức óc đến ngột ngạt, nhàm chán suốt từ đầu đến cuối bộ phim. Để làm gì vậy?! Vả lại, chiến trận nào mà chẳng thế, đâu chỉ là chiến dịch Điện Biên Phủ?! Xem phim có cảm giác bị tra tấn . Với hai chữ chết chóc, Đức Kôn đã đánh đồng sự hi sinh anh dũng của quân đội ta với cái chết của binh lính Pháp . Nhiều khán giả thấy chiến trận dàn dựng chân thực ấn tượng như thật thì thích, cho là phim làm giống ngày xưa, tái hiện được những gian khổ và khốc liệt của của cuộc chiến đấu mà bộ đội mà nhân dân ta đã trải qua khiến họ thấy xúc động, tự hào với cha anh. Nhưng riêng ông Kôn thấy bị tra tấn. Đó là cách cảm nhận cá biệt và bệnh hoạn của ông, bộc lộ não trạng của người ngoài cuộc . Trước đây, ông cũng có cảm giác bị tra tấn khi xem Hạn hán và cơn mưa của Ea Sola nên nhiều người ca ngợi còn riêng ông viết bài chửi rủa. Trong các bài viết của Đức Kôn luôn bộc lộ thái độ coi thường sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước, dường như chỉ ông mới nhìn rõ vấn đề, chỉ mình ông mới bức xúc, còn tất cả đều sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi như đầu đề một bài báo chửi phim Lọ lem hè phố của ông. Không biết với thái độ như vậy, ông sẽ nói những gì với sinh viên khi đứng trên bục giảng?
Thưa ông,
Bài báo thô lỗ, cay nghiệt và hằn học của ông Kôn đã xúc phạm hàng ngàn người nỗ lực làm phim, xúc phạm nhiều tổ chức Đảng và Nhà nước trong đó có nhiều binh chủng quân đội, nhiều bộ, nhiều địa phương đã hết lòng giúp đỡ đoàn làm phim. Diễn viên chính Kiều Anh đã khóc khi xem bài báo đó. Trong bài viết ông Kôn có hỏi Ai là người sẽ trả lời? vấn đề ông đặt ra. Tôi nghĩ một bài báo lệch lạc và ác ý như vậy hẳn sẽ được người có trách nhiệm trả lời. Nhưng chờ gần một tháng không thấy ai lên tiếng, tôi buộc phải nhận lấy trách nhiệm trả lời này. Tôi gọi điện thoại cho ông Đức Kôn, định trao đổi cho ông hiểu sự nỗ lực và nghiêm túc của chúng tôi. Thế là tôi trở thành nạn nhân của sự chửi rủa. Bao nhiêu lý luận, bao nhiêu bực tức với ai đó ông Kôn trút cho tôi, với những lời lẽ cay nghiệt như trong bài báo. Ông xúc phạm bộ phim, xúc phạm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và xúc phạm cá nhân tôi bằng cả những lời tục tĩu, thô bỉ nhất.
Phần tiếp theo của câu chuyện ông và hàng ngàn độc giả cả nước cũng đã biết. Tôi cho rằng giữa tôi và ông Kôn chỉ là chuyện riêng giữa hai người đàn ông với nhau, từ chỗ khác ý đến cãi nhau, xỉ vả nhau, chửi bới nhau . Khi ở gần, người ta có thể chửi bới hết cỡ vào mặt nhau, thậm chí rủa nhau chết đi là chuyện bình thường. Khi ở xa, người ta phải dùng điện thoại để bộ lộ sự tức giận của mình. Khi đã hết tiền hoặc bị đối phương tắt máy thì người ta dùng nhắn tin. Vậy mà ông Kôn kiện tôi, cắt xén, xuyên tạc và vu cáo cho tôi là khủng bố, lưu manh. Tờ báo của các ông chạy tít lớn giật gân Vì sao tiến sĩ Đức Kôn bị dọa giết? Các ông không hiểu thế nào là chửi nhau, thế nào là khủng bố hay các ông cố tình làm kiểu giật gân để bán báo và thanh toán đồng nghiệp?
Sau đó, đơn kiện của ông Kôn được tạp chí Điện ảnh TPHCM và một số báo khác đăng tải. Việc đăng nguyên cả số điện thoại của tôi với những lời bình luận và kết luận thiếu vội vã, thiếu khách quan và đầy kích động của tòa soạn cũng đã khiến tôi phải mất hàng ngàn cú điện thoại và nhắn tin. Chia sẻ có, ca ngợi có và chửi rủa, nhục mạ, đe dọa cũng có. Nhiều tin nhắn mang nội dung chính trị và hình sự rất nghiêm trọng. Hiện tôi còn lưu tất cả trong máy, nhưng chưa phải lúc công bố những tin nhắn ấy.
Tôi có gọi điện vào hỏi báo Điện ảnh TP Hồ Chí Minh sao lại đăng bài khẳng định như vậy trước khi điều tra nghiên cứu thì ông Phạm Thùy Hân – Trưởng ban biên tập nói thẳng rằng tờ báo của Hội các ông có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của hội viên. Tôi nói tôi cũng là hội viên hội điện ảnh, thì ông Nhân nói tờ báo thuộc Hội điện ảnh TP Hồ Chí Minh nên hội viên phía Nam đưa đơn thì ông ta in, thích kiện thì đi mà kiện . Ông Nhân còn nói nhiều điều không thể chấp nhận được. Ngày 7/08/2004 tôi viết đơn gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để trình bày sự việc. Tôi cũng chẳng kiện ai, khiếu nại ai, kể cả ông Đức Kôn. Bởi lẽ tôi quan niệm rằng quan điểm chính trị, tư tưởng của ai, là quyền tự do cá nhân của họ. Chuyện xích mích giữa tôi và ông Kôn là chuyện riêng. Không vì thế mà mình tố cáo, lên án ông Kôn và cũng không vì thế mà gây thêm chuyện lộn xộn, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự của xã hội. Đến bây giờ tôi vẫn giữ quan điểm như vậy.
Thưa ông Huy Thành,
Tôi xin lỗi các độc giả và các đồng nghiệp của tôi ở phía Nam đã bị phiền lòng vì những gì tôi đã góp phần gây ra làm họ hiểu lầm. Tôi cũng mong ông trong cương vị cảu mình tiếp tục làm rõ việc này, đừng bỏ dở giữa chừng bất cứ lý do gì. Ông nên bổ sung thêm các tư liệu trong lá thư này vào các công văn mà ông lại sắp gửi đi các nơi. Không nên chỉ dừng lại ở sự việc Vì phê bình phim Ký ức Điện Biên mà Tiến sĩ Đức Kôn dọa giết. Chắc chắn các công văn của ông nhờ thế mà thuyết phục hơn.
Xin gửi tới ông lời chào chân trọng.
Hà nội, ngày 18-07-04.
Nguồn: Văn Nghệ Trẻ số 30 (25.07.2004)
toàn bộ mí cái này lấy từ trang talawas.org
cám ơn talawas nhiều nha
PV: Theo anh, bài phê bình của Ðức Kôn về phim Kí ức Ðiện Biên, anh thấy thế nào?
Nguyễn Quang Lập: Thấy đó là một bài xổ toẹt chứ không phải là bài phê bình. Một nhà phê bình điện ảnh đàng hoàng, không ai viết như thế. Nói thật, tôi cũng thấy phim Kí ức Ðiện Biên không hay, tôi không thích phim này. Nhưng đó là một phim tử tế. Tử tế ở chỗ tôi thấy mồ hôi nước mắt của những người làm phim đổ xuống đấy rất nhiều. Sự không hay có khá nhiều lí do, trong đó có lí do người đặt hàng thích kiểu không hay như thế, nói chung phim truyền thống, người đặt hàng chỉ yêu cầu đến mức không hay như vậy thôi. Ai cũng muốn cái ghế của mình có độ an toàn cao nhất.(Cười) Tôi biết tôi nói thế này, nhiều người có cơ hội để chụp mũ.
tui thích nhất cái đoạn của NQL trả lời PV nè. Trả lời như vậy thì ĐK hết đường “xổ toẹt” nữa.
mặc dù chưa dc xem fim KƯĐB nhưng tui có đọc qua tất cả các bài bình luận về phim này trên internet. Khen có, chê cũng có, ỡm ờ cũng có. Theo tui nghĩ thì đây là 1 bộ phim dc dàn dựng để trình chiếu phục vụ số đông nhân dân. Mà đã chiếu cho đại đa số quần chúng xem thì không nên làm những gì quá cao siêu, quá khó hiểu như ĐK đề nghị Điện Biên thì phải mang tầm vóc và linh hồn, trước hết phụ thuộc vào việc khắc họa và thể hiện “hình tượng con người” – từ binh lính đến tướng tá – với tất cả chiều sâu về tính nhân văn – “văn học là nhân học” – về tài cán, về chiến lược, chiến thuật… của nó, chứ không đơn giản chỉ là sự phô trương súng đạn và sự chết chóc…
Trình độ cảm nhận nghệ thuật của số đông quần chúng không thể nào tiếp thu trọn vẹn được tính nhân văn, nhân học, chiến lược, chiến thuật của ĐB cả.
Đã gọi là phim chiếu phục vụ nhân dân, nhân kỷ niệm chiến thắng ĐB thì nên làm phim để người xem thích thú vì hiệu ứng âm thanh, hình ảnh của những trận đánh mà trước giờ chỉ có đọc trong sách vở. Còn những cái nhân văn, nhân học, những cái cao siêu không nhìn thấy, sờ nắn được thì tất cả mọi người đều đã được “học thuộc lòng” từ hồi còn ngồi trong trường rồi.
thích nhất cái câu mà NQL nói đó là một bài xổ toẹt chứ không phải là bài phê bình. Câu này hay ghê. Cho câu này 10d
Bạn 500 chịu khó sưu tập những tin này thì đúng là công phu lắm. Tui xem bài của ông ĐK và xem trả lời của VH thì nhận xét thế này. Dường như những cái ông K phân tích không sổ toẹt tí nào cả. Nói có lí đấy chứ, những cái ông đem ra phân tích thì ông VH cũng chẳng cãi được, mah lại đưa ra câu trả lời mang nặng tính xuyên tạc: ông ĐK từ việc bức xúc trước sự tầm thường hoá cuộc chiến mà nói như thế, lại bị lái sang cho là phản cách mạng, là khó chịu trước những cảnh hi sinh oanh liệt? Nhưng nói qua cũng phải nói lại, điều không thống nhất giữa lời khai hai bên quả thực làm đây trở thành vụ án. Không biết nói sao nhưng xem bài pt của ĐK tôi có khuynh hướng bênh vực ông ta hơn, chỉ sợ là những điều VH nói về những tin nhắn là đúng. Nhưng cũng khó khẳng định lắm, nếu như ông Kôn không có bằng chứng, làm việc không phải thì ai lại đi kiện. Hơn nữa giữa hai bên chỉ là lời nói suông. Hi vọng bạn 500 sớm cho chúng ta biết thêm những tình tiết li kì của vụ án này, tui đón chờ bài viết của bạn .
Trời ơi! Cái này muốn kiểm chứng ai đúng ai sai thì kêu công an lấy lại từ công ty đt nội dung mấy cái tin nhắn là biết liền chứ gì? hơi đâu mà đi cãi nhau tùm lum. Nghe nói công ty đt lưu giữ nội dung giao dịch của khách hàng cả năm trời lận !
đọc cái thread này đến mỏi cả mắt…thật ra tui thấy ông ĐK phân tích về KƯ ĐB cũng đâu có sai, còn cái vụ cãi nhau đúng là chuyện riêng của ĐK và HV nên mình là người ngoài ko thể nào biết đc. chừng nào ngã ngũ nhớ báo kết wả nhá 500.
chỉ là mấy cuộc đấu võ mồm om sòm nhặng xị, từ ngữ thì đầu đường xó chợ, rõ vớ va vớ vẩn
mà đã nhảm nhí, bịnh hoạn, rẻ tiền thì post lên đây làm chi, lẽ ra nên để ở Misc
vụ này cũng lâu rồi, mà công nhận người nhắn tin cũng dư tiền ghê….
Trời nói như bạn andrew là làm phim chiếu cho số đông quần chúng coi là khỏi có nhân học ,văn học,chiến lược gì ráo trọi hả?Vậy đưa 15 tỷ chi nhiều vậy đưa vài chục triệu quay video đem lên mấy cho đèo heo hút gió chiếu cho đồng bào coi vẫn đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chính trị vậy .
Thêm nữa mấy tờ báo ANTG đúng là lá cải thiệt ,chuyên đi lùng mấy chuyên dựt gân,rồi dịch mấy bài lá cải thiệt tình.
Tiến sĩ nghệ thuật học với họa sĩ phim trường hả? Hèn chi phim VN dở là phải!
Sự thật về người tự xưng là “Tổ sư của làng điện ảnh”
Gần đây, tiến sĩ nghệ thuật học Đức Kôn gửi đơn trình bày lên một số cơ quan chức năng phản ánh ông bị một người tên là Huy “Voi” nhắn tin qua điện thoại di dộng dọa giết. Vậy thực chất sự việc này như thế nào? Huy Voi là ai mà dám xưng là “Tổ sư của làng điện ảnh”?
Mọi chuyện bắt đầu từ việc Vũ Huy, biệt hiệu Huy “Voi”, họa sĩ thiết kế của phim Ký ức Điện Biên đọc bài báo Xem Ký ức Điện Biên – bị tra tấn từ đầu đến cuối trong đó có đoạn: “Từ một kịch bản mong manh và vớ vẩn như thế mà ai đó moi ra hàng chục tỷ đồng để làm một bộ phim”.
Ông Huy cho rằng, kịch bản phim Người hàng binh sau là Ký ức Điện Biên đã được các Hội đồng duyệt phim của Hãng Phim truyện Việt Nam, Cục Điện ảnh, thậm chí cả Bộ Văn hóa thông qua, và đã được đánh giá là phản ánh chân thực lịch sử và có nội dung tốt.
“Một kịch bản được cả một tập thể xem xét và đánh giá nghiêm túc như vậy nhưng tác giả Đức Kôn lại phủ nhận hằn học đó là mong manh và vớ vẩn. Nếu đó chỉ là ý kiến cá nhân thì không sao nhưng lại được đăng lên báo, gây ra sự hoài nghi cho công chúng”.
Ông Huy cho biết: “Bộ phim Ký ức Điện Biên đã trình chiếu cho 2 triệu lượt khán giả xem, nhiều khán giả đã gặp tôi và nói phim phản ánh đúng cuộc sống họ thời trước. Diễn viên Kiều Anh đã khóc khi đọc bài báo.
Sau hơn 1 tháng đăng bài báo, tôi mới điện thoại nói chuyện với Đức Kôn và ngay từ đầu đã gặp sự phản kháng dữ dội trở thành nạn nhân của sự chửi rủa. Ông đã xúc phạm cá nhân tôi, cuối cùng thì không chịu đựng nổi sự xúc phạm nặng nề, tôi đã phản kháng lại”.
Ông Huy thừa nhận mình có nhắn tin cho tác giả Đức Kôn với những lời lẽ thiếu văn hóa. Tuy nhiên, ông cho rằng đó là cuộc nói chuyện cá nhân giữa hai người đàn ông với nhau chứ không có gì to tát. Sau cuộc nói chuyện điện thoại bị gián đoạn, Huy “Voi” cố gọi cho Đức Kôn nhưng không được nên phải dùng nhắn tin.
“Khi ở gần người ta có thể cãi nhau, chửi nhau, hoặc rủa nhau chết đi là chuyện bình thường, còn khi ở xa người ta phải dùng điện thoại, khi không gọi được thì nhắn tin. Tôi có nhắn những lời lẽ theo tôi tự nhận là thiếu văn hóa nhưng đó là để đáp trả ông Đức Kôn đã nhục mạ tôi và rồi ông ta đã ác ý trích một số câu để đưa lên mặt báo”, Huy “Voi” giải thích.
Về tin nhắn dọa giết, ông Huy cho rằng đã bị ông Kôn chụp mũ: “Tôi đâu muốn giết ông ta, tính tôi chẳng làm hại ai bao giờ, có thể là câu nói: Mày hết đời rồi… khiến ông ta liên tưởng, nhưng thực ra ý của tôi là sự nghiệp của ông ta chấm dứt từ đây khi phát biểu một cách thiếu thận trọng như vậy”.
Ông Huy tỏ ra rất bực tức khi số điện thoại của mình bị đưa lên mặt báo, gây quá nhiều phiền toái cho bản thân mình. “Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục cú điện thoại, chửi bới, đe doạ. Tôi cũng trả lời họ rất nhã nhặn, hỏi tên tuổi, ở đâu, có người bảo: “Mày ở đâu, tao đến giết mày”, tôi sẵn sàng cho ngay địa chỉ và còn hỏi: “Anh đang ở đâu, nếu ở Sài Gòn thì nói địa chỉ tôi gửi tiền đi máy bay ra để giết tôi”.
Chính thái độ mềm mỏng của tôi cũng đã thuyết phục rất nhiều người hiểu và sau đó họ còn cảm ơn tôi. Có thể thấy, nếu nói là bị khủng bố nhắn tin thì tôi còn bị khủng bố hơn nhiều, nhiều người còn đe doạ đến cả tính mạng vợ con tôi”
Họa sĩ Vũ Huy còn khẳng định trong những tin nhắn của mình, ông chưa bao giờ dám xưng là “tổ sư của điện ảnh”: “Tôi chỉ là một họa sĩ, nên không bao giờ dám tự xưng như vậy, đó chỉ là những lời bịa đặt của Đức Kôn nhằm kích động lôi các bậc cha chú thành đồng minh để cô lập và tiêu diệt tôi”.
Hiện nay, tác giả Đức Kôn đã gửi đơn trình bày và kiến nghị lên Cục Điện ảnh, Hội Điện ảnh TP HCM xem xét sự việc. Còn Huy “Voi” tỏ ra rất bình thản: “Nếu muốn kiện thì cứ kiện, tôi chẳng sợ nhưng không hiểu sao ông Đức Kôn lại muốn làm to chuyện trong khi có ai để ý chuyện đó đâu. Với tôi, đơn thuần chỉ là cuộc tranh luận, cãi cọ của hai người đàn ông và để chúng tôi tự giải quyết là tốt nhất”.
Huy “Voi” mong muốn có một cuộc gặp mặt với Đức Kôn cùng các vị lãnh đạo điện ảnh, mọi người có thể ngồi lại và thẩm định vấn đề này. “Tôi sẽ nhận lỗi của mình và sẵn sàng xin lỗi Đức Kôn, ông Đức Kôn cũng phải xin lỗi tôi và điều quan trọng là ông hãy lên thắp hương cho hàng nghìn người đã ngã xuống ở Điện Biên Phủ”, Vũ Huy nói.
Trước sự việc này, NSND Huy Thành, Tổng thư ký Hội Điện ảnh TP HCM nhận định: “Đức Kôn và Vũ Huy đều hành xử thiếu văn hóa. Qua việc này, tác giả Đức Kôn nên thận trọng hơn trong cách hành văn còn Vũ Huy nếu muốn tranh luận thì hãy viết bài trao đổi thẳng thắn trên báo chứ không nên mạt sát người khác.
Tuy nhiên, với tư cách là người đứng đầu cơ quan chủ quản của báo Điện Ảnh TP HCM, tôi sẽ nghiêm khắc phê bình người đã đưa ra số điện thoại của họa sĩ Vũ Huy gây phiền toái cho anh”.
Theo tintucvietnam)
Tôi sẽ nhận lỗi của mình và sẵn sàng xin lỗi Đức Kôn, ông Đức Kôn cũng phải xin lỗi tôi và điều quan trọng là ông hãy lên thắp hương cho hàng nghìn người đã ngã xuống ở Điện Biên Phủ
Hí hí, đọc đoạn này mah cười lộn ruột, ông Huy này cũng hay ra phết, lôi kéo cả chiến sĩ đã ngã xuống mah bảo vệ cho luận điểm của mình. Người ta đi chửi phin anh làm, mah anh lại đi nhân danh người khác, nói là làm cho họ, mah người chửi anh thì thực cũng chỉ thấy bất bình bởi cái anh làm cho họ thôi. Riêng mấy tin nhắn: lời lẽ vô văn hoá vậy mah cũng nói ra được, ông Kôn kia lớn tuổi hơn ông Huy thì phải, hai bên mày tao qua lại, thì rõ chỉ có 1 bên hỗn láo, không lẽ đó là ông Kôn . Còn chiện doạ giết thì ai bỉu anh doạ làm chi, tui chửi anh anh có quyền không kiện mah anh doạ giết thì tui có quyền kiện, có luật đó muh .
nếu như làm phê bình điện ảnh mà ko đc phát biểu những gì mình muốn, bị những ràng buộc về tình bạn, chính trị…thì làm sao mà có thể phê bình đúng đắn dc…
Nhiều người nghĩ họ chỉ có quyền phê bình những phim gọi là “thương mại” thôi còn những phim tuyên chuyền, chính kịch…thì dù có sạn cũng phải…im!
Ko nhắc tới việc 2 người công tác trong nghành văn hoá và hành sử ko văn hoá, nhưng riêng việc ông ĐK dám đưa ra ý kiến của mình về 1 bộ phim lớn, là 1 điều tốt cho điện ảnh VN.
Nếu xem lại những phim gần đây, HN 12 ngày đêm, Lọ lem hè phố, của rơi….Lọ Lem bị đánh tơi bời, HN thì mọi người tránh nhắc đến, chỉ có các boomer là dám chê, còn Của Rơi thì đoạt cánh diều bạc, dc khen là hay, thì ai dám nói gì trong khi thực sự thì có rất nhiều điều đáng bàn!
Nhưng có điều cúng một lần mười mấy tỉ mà biểu im, không cho ai nhận xét gì hết thì chắc…chết sớm vì tức wá
Qua chuyện đấu đá này mà buồn cho Điện ảnh VN quá. Tui nghĩ ẩn chứa sâu xa trong đó là sự ganh tỵ, hiềm khích lẫn nhau. Có người nghĩ rằng 15 tỷ đó đem ra làm phim thực tế chỉ có 5 tỷ ! Suy cho cùng, cũng là mục đích kinh tế.
Tui không biết chuyện người ta đồn đãi như thế có thật hay không, nhưng hãng sản xuất phim, đoàn làm phim khi làm phim ra thì không còn quan tâm gì đến phim của mình nữa. Phim tầm cỡ “quốc gia” như thế mà poster, leaflet xấu òm ,qua loa, chiếu lệ. Cả mấy tấm ảnh phim cũng làm như trả nợ. Chắc là họ không muốn, hay không cần biết phim có đến được với công chúng hay không, chứ đừng nói là tìm cách nào để đứa con tinh thần của họ được khán giả đón nhận.
Hãy xem phim của hãng phim tư nhân: Những cô gái chân dài, Công nghệ lăng xê…; phim của họ không nhiều kinh phí như phim nhà nước đầu tư, cũng không được ưu ái trên báo chí như phim nhà nước…nhưng họ nâng niu đứa con tinh thần của mình như thế nào, đầu tư để giới thiệu nó đến với khán giả như thế nào
Tui nghĩ chừng nào điện ảnh VN gắn được chất lượng phim với cát sê nghệ sĩ, chừng nào các đạo diễn xem việc làm phim là sự khẳng định tài năng của mình, chứ không phải là chuyện bon chen kiếm sống hay chạy chọt để được tài trợ làm phim, chừng nào người ta đầu tư trọn vẹn tiền tỷ của nhà nước vào cho bộ phim….(và có lẽ còn khá dài chữ ” chừng nào” nữa) thì mới hy vọng điện ảnh VN cất cánh. Ui ! Chừng nào đó, có xa lắm không bà con ơi ! (Xin lỗi, hơi sến một chút)
Thôi không dám lạm bàn chuyện vĩ mô nữa, tui trở lại với ông Huy và ông Kôn. Có lẽ ông Huy bức xúc vì bị chê thậm tệ (Tâm lý bình thường thôi) nhưng ông Kôn bị bệnh trầm kha chuyên sỉ nhục người khác. Theo tui nhớ, hình như chưa lần nào ông phê bình phim với giọng nhẹ nhàng mà toàn là giọng trịch thượng, kẻ cả. Ngay cả Ông Phạm Thùy Nhân, nhà biên kịch nổi tiếng với nhiều bộ phim được coi là nghệ thuật, cũng kiếm sống bằng nhiều kịch bản phim “mì”, lẽ dĩ nhiên, dưới 1 bút danh khác. Nay ông Nhân bênh vực ông Kôn, chắc là vì đã lâu, ông không có đơn đặt hàng của nhà nước thôi.
Cảm ơn bạn 500 đã bỏ công sưu tập tin tức để post lên một chủ đề hay. Dân Boom mình cứ tranh luận cho vui, cho xả hết ấm ức; chứ chắc còn xa lắm mới với tay được đến “thiên đình”
2003-2023