Cả hai đều thuộc thể loại phim chiến tranh, lấy cùng một bối cảnh về WWII, cùng nói về sự hy sinh và lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội và sự phi lý của mọi cuộc chiến tranh.
Tuy nhiên về một vài phía cạnh, có vẻ như S.Spielberg đã trội hơn John Woo về “đứa con tinh thần của mình” mặc dù cả hai đều có sự tham gia của các diễn viên gạo cội của Hollywood: một bên có Tom Hanks, bên kia thì có N. Cage.
Sự hơn kém thứ nhất là ở nội dung phim. Một bên là nhiệm vụ mang tính cộng đồng, nhân đạo; một bên là phục vụ cho chiến tranh. Windtalkers mất điểm.
Cả hai phim đều có cảnh rất xúc động. Ở Windtalkers, ta thấy đó là cảnh “song tấu hợp bích” giữa tiếng tiêu của anh chàng thổ dân và tiếng harmonica êm dịu của người lính da trắng. Ở Saving Private Ryan (SPR), đó là lời tâm sự của viên bác sĩ Wade trong cái đêm lạnh lẽo trong nhà thờ về kỷ niệm với bà mẹ; sang hôm sau, Wade tử trân mà lời nói cuối cùng la “mẹ ơi!..” Cả hai chi tiết đều thật sự cảm động.
Windtalkers khong có sự mâu thuẫn nội tại gay gắt, có chăng chỉ lả sự kì thị mang tính cá nhân. Ở SPR, đại uý Miller (T.Hanks) phải mang theo 1 tiểu đội mà ngay từ đầu ai cũng coi đây là nhiệm vụ lãng phí về mặt nhân sự. Hình ảnh cả tiểu đội đã gần như tan rã sau cái chết của Wade, có người muốn bỏ nhiệm vụ, có người muốn “thanh lý” đồng đội. Saving Private Ryan lại ghi điểm.
Và điểm cuối cùng, hình ảnh Hạ sĩ Upham giết chết tên lính Đức để trả thù cho đồng đội, mặc dù chính anh đã đấu tranh rất nhiều thể tên này thoát chết trước đó không những nói lên sự ghê tởm của loài người trước chiến tranh mà còn khẳng định câu nói của Emerson về chiến tranh trước kia.
Một chi tiết độc đáo nữa là trong SPR, chúng ta bắt gặp một trong những bức thư nổi tiếngnhất thế giới, bức thư của A.Lincoln gửi cho bà mẹ của 3 người con trai tử trận, được Tướng Marshall đọc lên và ông này kẹp nó trong “Cẩm nang chiến trận” nữa chứ.
2003-2023