trích dịch và tổng hợp từ 2 cuốn Japanese Culture (Paul Varley) và Butterflies of the Night (Lisa Louis), có thêm 1 chút “phụ gia”
Một cái nhìn về quá khứ
Ngày nay, cả thế giới đều biết đến geisha (khái niệm geisha (nghệ giả) được ghi nhận từ năm 1751) như một sản phẩm đặc trưng của văn hóa Nhật Bản. Geisha lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa thời kì Tokugawa, hay còn gọi là thời Edo, tên cũ của Tokyo ngày nay. Ban đầu geisha chỉ là nam giới, nhưng theo thời gian nó đã trở thành một nghề “độc quyền” dành cho phụ nữ. Mặc dù phần lớn geisha hoạt động trong giới ăn chơi trôi nổi, kì thực họ vẫn có một thế giới riêng, gọi là “hoa liễu giới”. (karyuukai)
Vào thời Edo, các Shogun thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” nhằm phát triển một nền văn hóa đặc trưng và độc nhất. Shogun kiểm soát mọi mặt của đời sống và dĩ nhiên có cả giải trí. Thời ấy nhiều người đàn ông sống độc thân để toàn tâm toàn ý phục vụ chủ nhân của mình, chính vì vậy mà mãi dâm được xem như một thứ dịch vụ cần thiết. Những ông nào yếu kém về khoản tài chính, không có khả năng “hiện thực hóa” thì đã có shunga “hỗ trợ”, một loại tranh khiêu dâm mà ngày nay vẫn bị kiểm duyệt ở Nhật Bản (trong khi tạp chí và phim porn đã trở thành một ngành kinh doanh vô cùng lợi nhuận). Có bốn “lầu xanh”(tạm gọi như vậy) với qui mô lớn và được công nhận chính thức ở Tokyo, Osaka, Kyoto và Nagasaki. Ngoài ra có những nơi nhỏ, rẻ tiền hơn và không chính thức nằm rải rác ở các thành phố khắp Nhật Bản. Những cô gái trong các gia đình nghèo khó bị bán vào những nơi này. Thời gian này geisha phát triển mạnh.
Geisha là những người phục vụ giải trí, có tài năng như ca sĩ, vũ công, người kể chuyện hay đàm đạo với khách, thường được mời giúp vui cho những bữa tiệc của cánh đàn ông. Trên lí thuyết thì có một ranh giới rõ ràng giữa geisha và gái điếm, cả cao cấp lẫn rẻ tiền. Các geisha được xem như những người phục vụ giải trí nghiêm túc và không liên quan đến chuyện thỏa mãn nhu cầu tình dục của khách. Bởi vì, đã có yuujo (play women) là một nguồn cung cấp “lành mạnh” thỏa mãn nhu cầu tình dục của đàn ông. Taiyu và oiran cũng là thứ gái điếm cao cấp được chính quyền công nhận. Ban đầu taiyu có những điệu nhạc và điệu múa đặc trưng, tuy nhiên về sau khi những kĩ năng đó giảm sút thì nhu cầu về geisha lại tăng mạnh.
Bản thân giới geisha cũng có sự phân hóa. Thời gian đầu có những geisha phục vụ nhu cầu chăn gối cho khách. Những geisha này gọi là gei nashi no geisha (gei nashi là vô nghệ) tức là không có tài năng gì đặc biệt ngoài chuyện “trên giường”. Khi thời kì Edo kết thúc và nối tiếp bằng triều đại Minh Trị với những ảnh hưởng tiến bộ từ phương Tây, xã hội thoải mái hơn thì những geisha thật sự tách ra hẳn, trong khi những gei nashi no geisha trở thành gái trong các sàn nhảy hoặc quán bar.
Vậy câu hỏi lớn là thật sự geisha có bán thân hay không? Điều này thật khó trả lời. Không phải lúc nào khoảng cách giữa geisha và sex cũng được duy trì, có những geisha trở thành vợ lẽ hay tình nhân của những người đàn ông mua họ từ người chủ. Mặc dù chính quyền thời Tokugawa đã có những biện pháp ngăn cản như hạn chế geisha ăn mặc xa hoa hay khuyến khính những phụ nữ lớn tuổi, đứng đắn hành nghề, đây đó vẫn tồn tại những mối liên hệ giữa geisha và tình dục. Có một từ là mizuage danna san. Mizuage ý nói về kinh nghiệm tình dục đầu tiên của một geisha, danna san dịch sát nghĩa là master, ở đây hiểu là husband. Danna san sẽ bảo trợ cho geisha này về tiền bạc và dĩ nhiên cô gái sẽ trở thành tình nhân cùa danna san đó. Vào thời xưa thì geisha không có quyền lựa chọn danna san của mình, ngay cả khi không thích người đàn ông đó. Khi một cô gái chấm dứt quá trình làm maiko (tiếng Hán “vũ kĩ”-geisha thực tập) và chính thức trở thành geisha, cô gái phải trải qua một buổi lễ tên là erigae (“khâm hội”, khâm là cổ áo, với nghi thức thay cổ áo của bộ kimono như một hình thức “tốt nghiệp”. Thời đó buổi lễ này chỉ có thể tiến hành khi cô gái chính thức có một danna san.
Cuối thời Tokugawa, một vài geisha đã vượt ra khỏi giới ăn chơi để theo đuổi một chỗ đứng trong xã hội. Vài người đã có tiếng nói nhất định và trở thành người định hình phong cách thời trang cho phụ nữ.
Các geisha chơi dụng một nhạc cụ gọi là shamisen (loại đàn 3 dây có cần dài, hộp đàn tròn), thứ nhạc cụ đã từng vực dậy sức sống của sân khấu múa rối và kabuki (dịch chính xác theo tiếng Hán là “ca vũ kĩ”, nôm na là kĩ nghệ múa hát). Ngay cả thời nay cũng không có thứ gì gợi nhớ về một thế giới hoan lạc thời Tokugawa bằng tiếng đàn bấp bênh của shamisen, đặc biệt khi chơi dưới ngón đàn của một geisha. Mặc dù ngày nay kĩ nghệ geisha đã bị mai một ít nhiều, một vài geisha vẫn nổi danh trong giới chính trị. Họ được mời giúp vui cho những chính khách hàng đầu, đôi khi còn được tiếp cận những thông tin quan trọng. Dĩ nhiên geisha phải giữ im lặng về những điều họ biết nhưng chắc mọi người sẽ thấy thú vị khi biết rằng mỗi đảng chính trị thường “bảo kê” cho những nhóm geisha của riêng họ.
“câu hỏi lớn” vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. còn típ
2003-2023