Tựa tiếng Anh là The King and the clown, theo thông tin trên mạng thì phim nói về chuyện “tình” của vua và 2 anh hề, phim có Gam Woo Sung (đóng trong Em mãi yêu anh với Chae Rim) và diễn viên từ vô danh sau phim này trở thành ngôi sao là Lee Joon Ki
Lee Joon Ki khá giống con gái, đóng vai giả gái trong phim là thích hợp, khuôn mặt ko đẹp lắm nhưng nhìn cuốn hút như kiểu Bi (Rain)
Xin lỗi ko nói về bộ phim, nhưng cái anh này (trong link ảnh) mà đi ứng cử cho vai Lâm Đại Ngọc của Hồng Lâu Mộng là ok liền đó!
em đồng ý dzí anh, đôi mắt lá liễu nhoa, con trai hiếm có người nhìn ấn tượng ở đôi mắt kỉu này. Chưa hết đâu nhìn ra đúng chất cổ trang, mong manh sao đó (ko có ý nói anh này bị… nha, chỉ là cảm nhận của tôi thôi)
cáo lỗi, 3 link liên tiếp nhau trên kia ko dùng được
cặp mắt Lee Joon Ki sắc lẻm nhìn khá giống Ngô Kiến Hào nhưng xinh hơn, giống con gái thiệt đó
[http://img.photobucket.com/albums/v…]
à quên hình như hơi nhấn vào Lee Joon Ki, đây là thread về phim mà
@ nbtsa: “Xin lỗi ko nói về bộ phim, nhưng cái anh này (trong link ảnh) mà đi ứng cử cho vai Lâm Đại Ngọc của Hồng Lâu Mộng là ok liền đó! “
–> tui cũng đồng ý với đề nghị này, cặp mắt sắc của he và cái cười giống với Trần Hiểu Húc đóng Lâm Đại Ngọc năm xưa
post nhiều ko có ý câu bài, chỉ tại cứ tưởng post xong đợt này tưởng sẽ ko post tiếp ngay sau đó nhưng lại đổi ý, thành thật xin thông cảm )
Ọach, y như con gứa á…Nhất là tấm cuối….
Tấm thứ 2 có cái miệng xinh gúm, như trái tim a
tui nghĩ phim ăn khách như vậy cũng nhờ khai thác yếu tố đồng tính, cũng ko thể bỏ qua cốt truyện hấp dẫn nhưng theo tui tình đồng tính trong đây mới khiến dân tình HQ đổ xô đi xem, như Brokeback mountain vậy
Lee Yoon Ki nhìn dễ thương chứ, nhìn đẹp như mấy nhân vật trong truyện manga vậy đó, hồi xem My Girl đã bị choáng bởi nét đẹp của anh này goài, thấy là lạ. Cũng đang chờ đón xem phim này hay thế nào mà ăn khách thía.
Hichic, nhìn còn tệ hơn Bi, hông hợp gu
autumn chỉ mê chàng nào trông cute cute, man man chút, but lão ni quá giống…
dạo này chuộng mốt mắt dài 1 mí, ko cần đẹp cũng được, nhìn ảnh có đẹp gì đâu
nghe nói phim này dzồi..pà con nên kiếm coi là vừa..ack….thấy cũng nhảm nhảm vì cái kiểu đồng tính wái wái của phim này…
Thấy báo chí HQ khen nức nở mà (???) Nhưng mà có điều nhìn vô phim ko có cảm tình, GWS thì ok, còn mấy DV khác đều ko thích, với lại phim điện ảnh HQ trước giờ coi nhiều mà chỉ kết có 4 phim, nên ko ham lắm
kênh TVB8 vừa có chiếu cảnh Lee Joon Ki biểu diễn thời trang, cái tướng nhỏ nhỏ mà mặc mấy bộ đồ thùng thình ngộ ngộ, dịch ra tiếng Hoa thì thấy họ Lý còn tên ko biết là gì, chỉ biết chữ Lý còn 2 chữ kia mù
Tên tiếng Hoa của Lee Joon Ki là Lý Tuấn Cơ.
Sao search hoài ko thấy trên torrent cà? Chắc phim này còn mới quá, chưa ra DVD nên ko có nhóm nào rip nó. Muốn coi phim này quá, mà phim HQ làm sao có bản cam.
á..á…phim này mới coi xong , trùi ..coi bùn wé àh…nhưng mà mấy cảnh hot hơi bị ghê.OST rất hay
Trùi ,0 biết có DVD chưa mà xem xong cái MV OST là muốn xem liền . OST hay quá , phê ngoài người !
lee đang lăng xê cho mẩu con trai mà như con gái ở bên HQ và toàn châu á đó….Phim ko tệ nhưng ko đọng lại gì…..
Ẹc ai cũng khen tên này hết vậy, tui thấy nó xí kinh khủng….. hay tại tui là boy nên chả thấy nó đẹp tí nào…….. nhìn thấy buồn ***
Tiếp nè…. sau khi coi hết mấy tầm hình thì tui có kết luận như sau: Trai không ra trai, gái không ra gái…….. nói chung là đủ tiêu chuẩn dự thi Miss Tiffany của Thái Lan
Nhìn thấy tên Gam Woo Seong (mê hồi đóng Xúc cảm) với 12 triệu vé bán ra (hơn cả taegukgi), hí hửng down về coi
Coi xong có một từ để nói “kinh khủng”, phim dậy có gì hay đâu (???) Chắc tui ko biết thưởng thức nghệ thuật rồi, thua Taegukgi mấy trăm vạn lần á
Còn tên Lee Joon Gi thì ko khác một bà con gái cho mấy, con trai HQ thời nay bị gì hết rồi á, bữa coi Goong thấy hai nam DV chính thấy xuất huyết rồi, giờ nhìn tên này thấy sợ hơn á….
Mà thấy tên LJG này được lăng xê quá đáng, GWS zậy mà lép vế trước thằng nhỏ, công nghệ lăng xê của Hàn phải nói là ko có ai bằng
phim cũng hay đó chứ
phim vẫn chưa thấy ở Việt Nam, lâu dữ vậy ta
Lee Jun Ki thật ra nhìn đẹp trai sao mà kêu đẹp kiểu nữ tính, mắt dài thòong mặt bình thường
Xem phim này vì Lee Joon Ki, công nhận Lee giả gái đẹp thiệt, thích vẻ đẹp của anh chàng này. Phim xem cũng ok nhưng tui hổng hợp với dạng phim này lắm. Cái bà đóng vai phi tần tưởng là bà đóng trong Dae Jang Geum hoá ra không phải, bà này có đóng trong Doctor Brothers nữa mà hổng nhớ vai nào. Coi thích nhất là cảnh mí người kia diễn đoạn mẹ vua bị ép uống thuốc độc chết thế là pa vua lôi hai mẹ đó ra giết lun.
nghe hấp dẫn quá.
mình cũng muốn xem lắm.
phim này có đĩa trên thị trường chưa vậy ?
Lại là đồng tính. sao dạo này tòan là phim về đồng tính ko dậy. Bộ hết đề tài rồi sao. Coi cái đống yaori of Nhật đã “ngứa” con mắt lắm rùi bây giờ sang điện ảnh nửa.Coi bộ từ nay về sau nửa sẽ ra dạng này dài dài, mà còn thêm mọi người cứ xôn xao thế này chắc phải học cánh xem lọai phim này thui. e…e…
phim này lạ. sub tiếng việt vui hơn cả english, khg biết so với gốc korean thì sao nhg coi hay đó chớ. khg biết sao nhiều bà con chê dữ. haha..
fom gaykiengcan:
Tui thấy hơi lạ là không có thread về phim này…
Đây là 1 đối thủ rất tương xứng với Brokeback Mountain nhưng tui thích phim này hơn vì có lẽ nó đã điểm trúng yếu huyệt của tui…
Suốt chiều dài phim,khán giả không hề nghe được những lời yêu đương nào giữa 2 nhân vật nhưng cách mà họ hy sinh cho nhau đủ lý giải tất cả…1 anh hề rất táo bạo và liều lĩnh,sẵn sàng hy sinh…1 ông vua có lẽ vì gặp nhiều bi kịch trong đời nên tâm thần hơi có vấn đề…1 chàng hề khác nhu mỳ đến cùng cực,chuyên môn đóng vai phụ nữ để rồi chính cái vẻ ngoài ấy đã đưa đến bi kịch…Coi xong phim,tui thắc mắc thật ra có phải vì chính sự sủng ái quá mức của ông vua cho chàng hề đẹp gái đã dẫn đến biến động trong cung,hay chính sự xuất hiện của chàng hề này đã khơi dậy bản chất của ông vua,vừa thương vừa tội,1 vì vua bị triều thần đàn áp,có 1 mụ vợ dâm loàn,1 quá khứ nhiều nước mắt đưa đến bản chất của 1 ông bạo chúa.
1 đứa bạn Hàn Quốc bảo tui là phim này ăn khách vì đề tài rất mới,Hàn Quốc vốn là nước cực bảo thủ,hay ít ra từ những đứa tui quen,tụi nó ghét dân đồng tính…cũng như trào lưu dạo này của thế giới,HQ cũng tự cựa mình,nhìn lại vấn đề nhạy cảm này và đưa ra cái nhìn cảm thông hơn,hay ít nhất…họ cũng thật sự cho rằng đây là đề tài ăn khách…Tui chỉ thích tình yêu trong phim và ngưỡng mộ nó quá!!!
tui muon mua may cai pphim HQ thi ra dau mua la nhieu nhat vay…ben Huynhthuckhang it qua
tui lại thấy nụ cười là giống con gái nhất,chắc ông vua chết vì nụ cười đó vì có cảnh ổng kiss thắm thiết!!!
to temunji: bạn nhớ type TV có dấu ko bài của bạn sẽ bị xoá.
Bạn muốn xem nhiều fim HQ thì có thể lại 502 NTMK gần vòng xoay Hùng Vương, chỗđó tui thấy có nhiều fim HQ cả mới và cũ.
Đúng là fim này có 1 kịch bản vô cùng hấp dẫn và lạ miệng đối với người dân HQnên việc nó leo lên top những bộ fimăn khách nhất lịch sử HQ cũng ko phải là chuyện lạ.
Chuyện về 2 anh hề sau khi gây án do bịáp bức đã bỏ trốn lên kinh thành và mong 1 cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến với họ, nhưng ko ngờ họ lại bị cuốn vào 1 câu chuyện khác khi đã cùng những anh nghệ sĩ khác diễn những câu chuyện trong chốn thâm cung của vua và hoàng hậu. Hậu quả là nhóm cuẩ nnh sau khi đã bí trận đòn nhừ tử đã được đưa vào hoàng cung diễn trò cho hoàng thượng xem. Và thời kì đen tối bắt đầu đến vơì anh hề đó. Mọi người ai chưa xem thì nên xem để lên bàn luận cho rôm rả cái topic nhé.
Nếu so sánh fim này với Brokeback thì tui nghĩ nó hơi khập khiễng vì họ sống trong những hoàn cảnhthời đại khác nhau, có số phận khác nhau và cách giải quyết vấn đề của họ cũng khác nhau nốt. . Công nhận Lee Junki giả hề trong vai nữ quá xuất sắc, từ tướng đi, giọng nói điệu bộ đến cả gương mặt cũng đều toát lên vẻ đẹp cuá cô gái đầy sức sống vì thế mà làm cho cả đức vua cũng cầm lòng ko đặng mà phải “động thủ”.
Nghe nói là cũng co 1 fim HQ đang lăm le tiến lên đánh bật các fim ăn khách nhất của lịch sử nước nhà với thể loại kinh dị. Tựa là “The Host”, ai coi fim này nhớ tạo thread cho biết ý kiến nhé
Xin bạn xem kĩ đã có thread hay chưa trước khi viết thread mới nhé
from kikionline:
cho hỏi đây có phải một bộ phim noi về tình yêu của những người đồng tính kô vây, phim rắc rối khó hiểu quá.xin nhận xét dùm bộ phim này
nhìn cái con lee joon ki đó mà thấy đau con mắt, bữa nay hàn quốc đàn ông bữa nay dần dần biến thái hết rồi, sơ sơ trong phim đã có 4 thằng biến thái rồi
công nhận chị Lee đẹp thiệt,đẹp thấy ghe lun,có điều xem xong phim cũng chẳng rõ lão vua đấy có đồng tính o nữa!Phim j khó hỉu chết đi được,lại còn hơi bệnh nữa!Bó chiếu!^.^
Có lẽ bản phim nbtsa coi bị cắt, vì không hề có một cảnh nào thân mật giữa 3 người đàn ông đó…Mà như thế lại hay, vì nbtsa có một cảm nhận hoàn toàn khác về bộ phim này.
Trước tiên là thấy ngợp trước sự quảng bá nền văn hóa Hàn Quốc quá tài tình. Mấy màn diễn tưởng chừng tục tĩu nhưng trong hoàn cảnh phim lại thấy rất có ý tứ.
Về hai anh chàng diễn viên, đó là một thứ tình cảm gắn bó lâu ngày, trãi qua nhiều hoạn nạn và trên hết, là tấm lòng của họ đối với nghề diễn. Sự ăn ý trong diễn xuất đã gắn kết họ lại với nhau, và khi bị tách biệt ra, thì họ không thể trổ hết tài năng của mình được. Chỗ này giống giống với Bá Vương biệt Cơ. Do đó nó là bao bọc chở che, là cái duyên trong chữ nghiệp, chứ đâu hẳn là tình cảm yêu đương.
Mặt khác, đức vua bấy lâu nay sống trong sự đè nén về nỗi oan nghiệt trong cung cấm, cộng với sự lộng hành của bọn quan lại, nên gặp được một người như anh hề, được xem những vở diễn hiện-thực-phê-phán, như gặp được tri âm. Vậy thì bạn có thể thắc mắc sao đức vua không chọn anh hề mạnh mẽ, mà lại thương cảm anh hề yếu đuối. Ẩn sâu trong vỏ ngoài bạo chúa là một sự bất lực. Ông không làm chủ được bản thân và vận mệnh của mình. Ngay cả trong mắt bà phi tần, ông cũng chỉ là một vị vua bạc nhược. Duy chỉ với anh hề đó, là ông được dang rộng vòng tay chở che, thể hiện được bản lĩnh của một bậc trượng phu. Cái cách ông ngoắc tay, gọi anh hề “Lại đây, hát đi, múa đi”… y chang như khi ta gọi một con chó. Đó càng không phải tình yêu.
Thích cảnh kết của fim này. Nói chung thích mấy phim mà người ta sống chết với cái Nghiệp của mình.
Phim khá , hấp dẫn ngay từ đầu nhưng về sau tuy cũng hay và xúc động nhưng thấy không còn tuyệt như phần đầu nữa . nói thật là Lee Joon Ki xinh thật , tuy giả gái trong phim nhưng cũng hunk lắm . Tiếc là càng nhìn càng thấy kì kì , hổng thích …
Thấy nhiều người khen phim này quá, chủ yếu xoay quanh đề tài tình yêu đồng tính, mà tui coi lại chẳng thấy gì
Tình cảm giữa hai anh chàng nghệ sĩ đó, theo tui thấy, chỉ là tình cảm bạn bè thân thiết của những người cùng sống chết với nghề, của một cặp diễn viên ăn ý. Tình bạn cũng có hi sinh chứ, như trong Lord of the rings chẳng hạn. Còn phía nhà vua, ông đối với Gong Gil như một người bạn để chơi đùa. Cuộc sống tẻ nhạt trong cung, quá khứ đau buồn, triều thần ngoảnh mặt (mà cũng tại ông ta ko có tài trị vì) đã khiến nhà vua muốn tìm một cái gì đó mới lạ, nên ông ta mới thích và chọn Gong Gil. Gong Gil thì khá là nhạy cảm và dịu dàng (sao nghe giống con gái quá ) nên dễ cảm thương cho hoàn cảnh của nhà vua. Vậy thôi à, tui đâu thấy gì là một chuyện tình tay ba đâu
Hic, ko thích vẻ đẹp con gái của Lee Yoon Ki, tui thích manly à ) nhưng công nhận Lee diễn hay thiệt
nói chính xác..đẹp trai nữ tính
film này nội dung hay,nhậc film càng hay..film này coi dễ hiểu mà
Nếu cuộc đua dành xuất dự giải-điện-ảnh-ồn-ào-nhất-thế-giới năm nay giữa 2 nhà làm phim tóc đuôi sam họ Phùng và Trương vẫn chưa chính thức ngã ngũ thì điện ảnh xứ sở kim chi đã quyết định trao chuông cho “The King And The Clown” của Lee Jun-ik.
Tuy cả 3 đều là costum-drama phóng tác (Hamlet – The Banquet/Dạ Yến, Lôi Vũ – Curse Of The Golden Flower/Hoàng Kim Giáp, Yi!/Ngươi – The King And The Clown/Vua & Hề), lại đều lấy bối cảnh cung đình nhưng xem ra “Dạ Yến” và “Hoàng Kim Giáp” có phần tương tự trong cấu trúc quan hệ nhân vật đế-hậu-tử-phi và mức độ hoành tráng tương xứng với tựa phim, trong khi “Vua & Hề” thì chỏng lỏn với 1 scandal lịch sử và khá khiêm tốn về quy mô.
Xem “Vua & Hề” sẽ khó mà không liên hệ với “Bá Vương Biệt Cơ” dẫu vẫn biết sẽ là khập khiễng bởi cả 2 đều cùng motif ‘sân khấu-cuộc đời, truyện lồng trong truyện’ đồng thời nóng hổi vấn đề thời sự đồng tính, nhưng nếu chuyện tình cặp kép-đào Kinh Kịch là câu chuyện ‘điện ảnh’ u ám đen tối của một giai đoạn lịch sử đau thương, thì chính là tính ‘tuồng’ với đặc trưng ước lệ và màu sắc lại xuyên suốt câu chuyện hai anh hề và ông vua. Điều này thật ra không lạ bởi như đã nói ở trên, “Vua & Hề” vốn dựng theo vở cổ kịch nổi tiếng với 1 trong những nhân vật chính là Yeonsan-gun, vua thứ 10 của triều đại Joseon.
Yeonsan là con Yun Phu nhân, một thứ phi nổi tiếng với sắc đẹp và tính ghen tuông được tấn phong hoàng hậu nhờ sinh hạ ông, hoàng nam đầu tiên. Khi Yeonsan lên 4, bà này vì ‘xúc phạm long thể’ (nổi ghen, cào nhà vua xể người. haha..) mà bị truất phế lưu đày rồi bị bức tử dưới áp lực của một số triều thần và hoàng thái hậu mặc cho những cố gắng giải cứu của nhà vua. Yeonsan tuy là con trai đầu nhưng vì vậy cũng suýt mất ngôi thái tử. Bốn năm sau khi đăng quang ở tuổi 18, ông mở cuộc thanh trừng những viên chức triều đình liên can vụ bức tử mẹ mình. Cuộc thanh trừng lần thứ hai được tiến hành 6 năm sau đó với 2 bà cựu phi của cha cùng bà nội cũng nằm trong danh sách các nạn nhân. Hai cuộc thảm sát này là một phần của nguyên nhân Yeonsan bị lật đổ rồi chết cùng năm trên đường lưu đày lúc mới 30 tuổi.
Chính sử triều đại Joseon tuy khá vắn tắt về Yeonsan-gun nhưng cũng ghi nhận việc ông rất mực sủng ái một anh hề trong cung. (*)
Sử sách đã không chừa mấy chổ cho nhân vật tai tiếng này thì huống gì chi tiết của mối quan hệ đương nhiên là huý kỵ cũng như lý giải sự bạo ngược trong 12 năm ở ngôi của ông vua trẻ. Không rõ “Yi!” thế nào nhưng trong “Vua & Hề”, hình ảnh của Yeonsan rõ ràng được tác giả khắc hoạ trên 1 quan điểm rất riêng.
Không khó khăn gì để đoán được cái chết của người mẹ với án ‘lăng loàn, dâm đãng’ đã để lại 1 chấn thương tâm lý nặng nề cho Yeonsan. Sự nhu nhược của cha trước bà nội và triều thần vốn đã không bảo vệ được người vợ thương yêu lại còn buộc con trai phải ‘quên kẻ đó đi hay là bị phế truất’ hẳn đã làm trầm trọng thêm tình trạng ấy. Việc ái phi Nok-su xuất thân là gái lầu xanh có thể diễn giải như kháng cự nội tâm của Yeonsan với hoàng gia, cũng như việc phá một nửa kinh thành làm nơi săn bắn là phản ứng của sự bất lực của ông vua trẻ trước 1 triều đình đầy phe phái và tham nhũng. Còn lại thì ông vua Yeonsan hoàn toàn vô cảm với di huấn tiền nhân, sách vở thánh hiền cũng như các sinh hoạt cung đình khác. Đơn giản là cứ.. trơ ra. Cứ thế, hắn sống như 1 con thú cho đến khi phường trò với anh hề Gong-gil nhập cung.
Những vở tuồng với anh hề trông như con gái ấy đem đến không chỉ là những niềm vui thô thiển, ô trọc. Cảm xúc mới lạ của ông vua có lẽ xuất phát từ sự ngây ngô của Gong-gil, thứ mà trong hoàng cung có đốt đuốc cũng chẳng soi ra. Cũng chính những trò hề dung tục ấy tuy chẳng kềm chế được con thú nhưng ít nhất cũng đánh thức phần người trong Yeonsan: trừng trị bọn tham quan, xử 2 bà cựu phi – nguyên nhân cái chết của mẹ.. và không những thế, bảo vệ người hắn thương yêu, cho dù đó chỉ là 1 tên hề.
Không thể phủ nhận tình cảm trong quan hệ tam giác Yeonsan – Gong-gil – Jang-san tuy trong phim hầu như không hề có những chi tiết lột tả. Hai anh hề ngoài sự khắng khít, nếu không vì tình yêu thì khó mà giải thích sự ghen tuông của Jang-san khi Gong-gil được nhà vua đặc biệt ưu ái. Hơn nữa, có thể xác nhận tình cảm này qua lời của Gong-gil trong đoạn diễn tấu trên dây lần cuối cùng.
Với Yeonsan thì rõ mười mươi là sự ưa thích dành cho anh hề không phải là nhục dục mà chính là niềm tin để hắn chia sẽ nỗi đau quá khứ, từ đó phát triển thành tình cảm, mặc dù cái hôn bất thần khi Gong-gil ngã ngất cũng khó mà khẳng định là thứ gì đó hơn là tình thương yêu. Âu cũng là cách tác giả tôn trọng 1 nhân vật lịch sử, nhất là khi không có chứng cứ rõ ràng nào ngoài 2 chữ ‘sủng ái’.
Diễn đạt nhân vật đặc biệt này với quan điểm hiện đại hẳn đã khó trên sân khấu huống gì là trong phim, thế nhưng tiết chế trong diễn xuất của Jin-yeong Jeong dường như lại là bài thuốc công hiệu. Cảm xúc nhân vật Yeonsan được thể hiện hết sức kịch tính nhưng cũng rất cụ thể và gọn, một phần nhờ những cảnh quay, góc quay hợp lý và đẹp tại các điểm gút. Có lẽ đắc nhất là cảnh ông vua thẫn thờ rời ngự phòng sau khi anh hề Gong-gil tự sát, những ngón tay bất lực cứ miết theo hàng song cửa. Qua lớp vách ngăn, ánh sáng leo lét một màu, còn phía trước là hành lang cấm cung tăm tối. Mất tình yêu thương, con thú đã lột xác thành một nữa dạng người lại trở về lốt thú trong đớn đau và bất định, qua những ngón tay níu kéo bần thần..
Costum-drama dán mác lịch sử lại gánh thêm yếu tố đồng tính, đã khó làm cho hay lại càng rất dễ dở.
Không để lậm vào lớp vỏ cung đình hoa hoè hoa sói hay những thiết kế phục trang và cảnh trang lấy thịt đè người nhưng “Vua & Hề” cũng không hề nhếch nhác mà trái lại, rực rỡ 1 cách hợp lý và tương xứng với tính cách ‘tuồng’, chỉ duy nhất khung cảnh khi 2 anh hề chạy trốn dưới ánh trăng ờ đầu phim là kém thuyết phục. Điều đáng nói là được lồng vào trong phim với 1 thời lượng cân đối là nét văn hoá đặc sắc bản địa: tuồng trò trào phúng với kịch pha trộn vũ đạo, tuy rất dân dã nhưng cực kỳ hấp dẫn với chủ đề và đối thoại đậm tính hài hước.
Vở ‘tuồng’ của ông vua và 2 anh hề vì vậy nên không thấy lên gân mà lại chẳng hề trợt trạt khi lột tả đặc tính hy sinh của tình yêu qua những đại diện của cả 2 giai cấp thấp hèn nhất và cao sang nhất của xã hội.
(*) nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Yeonsangun_of_Joseon
Pó tay seudo lun. Viết bài hay wá chừng chừng. T đã coi một lần òi, đọc xong bài của seudo lại mún coi lần nữa…lần này tui sẽ ngâm cứu kĩ hơn…hehe
2003-2023