Mặc dù đã có 1 thread về phim nhưng thread kia không bàn luận về phim mà chỉ là những cảm nghĩ trước khi xem phim của mọi người nên HV lập 1 thread mới để cho những ai đã xem truyện và film cùng vô mổ xẻ cái tác phẩm tuyệt vời này.
Phải nói Dan Brown quá ư là xuất sắc khi đem vào truyện 1 loạt những nghiên cứu rất xác thực về các tác phẩm hội họa của Da Vinci, những tư liệu khoa học về Toán Học, Hình Học, Thần Học, Ký tự học…những tư liệu lịch sử về Thiên Chúa Giáo, Công Giáo…xen lẫn các hư cấu từ sự tưởng tượng của mình mà cho ra đời 1 tác phẩm phải nói giống y như truyện thật.
Nội dung phim chắc ai cũng biết sơ sơ…Chuyện kể về cuộc điều tra bất đắc dĩ của giáo sư Robert Langdon và nữ nhân viên giải mật mã Sophie Nevue về một vụ án mạng tại viện bảo tàng Lourve. Sự việc xoay quanh cái chết của vị quản lý mà trong đó tên của Robert Langdon được ông nhắc đến ngay tại hiện trường gây án bên cạnh xác chết của mình. Một loạt thông điệp được kẻ bị hại để lại hòng dẫn dắt tìm ra thủ phạm được cảnh sát nghiên cứu nhưng bó tay vì nó không đơn giản là các thông điệp mà nó là những đoạn mật mã được xáo trộn giữa các ký tự. Bên cạnh đó, một hình ảnh đặc biệt được nạn nhân tự vẽ lên người của mình và tư chế của cái chết đã khiến cho cảnh sảnh phải nhờ tới Robert để ông giúp giải thích hiện tượng kỳ lạ này. Dấu hiệu đó chính là hình sao năm cánh (pentacle) trên ngực nạn nhân và tư thế của nạn nhân khỏa thân, nẳm giữa hình tròn, hai tay giang rộng y chang tư thế logo tiến hóa của Da Vinci
Mọi việc bắt đầu từ đây, Robert được mời cùng hợp tác với cảnh sát Pháp. Trong quá trình đang nghiên cứu thì có thêm một nhân viên số liệu học đến tham gia, Sophie Nevue. Bởi vì tại hiện trường ngoài các thông điệp chữ còn có các dòng số mà theo cảnh sát cho biết thì nó cũng rất có thể sẽ liên quan vì nạn nhân không viết nó ra cho vui ngay trước giây phút mà ông sắp chết. Mọi việc, mọi thứ đều có nguyên do của nó.
Thế nhưng chính nhờ Sophie mà Robert mới biết rằng ông đến đây không phải với tư cách hợp tác giúp đỡ phá án mà trong vai trò của người bị tình nghi. Cảnh sát trưởng thành phố đã tình nghi ông, việc mời ông lên chỉ là một trong những bước điều tra mà họ đang tiến hành. Quá bất ngờ và sửng sốt vì Robert không hề dính líu đến chuyện này, với lại Sophie cũng không phải khi không mà đến. Câu chuyện bắt đầu dẫn dắt người xem qua những bước điều tra của Robert và Sophie hòng rửa thoát tội tình nghi của Robert và tìm ra nguyên nhân cái chết của người quản lý – ông ngoại của chính Sophie.
Cu chuyện đưa người xem trở lại thời kỳ trước công nguyên, dẫn lại những tình huống lịch sử được ghi trong kinh thánh cùng với những di tích lịch sử ở hiện tại tạo nên một câu chuyện trinh thám theo dạng Treasure Hunt – truy tìm chiếc cốc thánh của Chúa – Holy Grail. Robert và Sophie phải vận dụng hết khả năng và tài trí của mình vừa để tìm hiểu thông điệp mà ông ngoại cô để lại, vừa phải trốn tránh khỏi đám cảnh sát Pháp đang truy lùng. Họ được dẫn dắt từng bước qua từng thông điệp và các ký ức thuở bé của Sophie. Và kết quả là những bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của họ, những gì họ biết hoàn toàn trái ngược với lịch sử trên 2000 năm. Những thông tin về chiếc chén thánh, về kinh thánh và về dòng máu linh thiêng còn sót lại của chúa Jesus….
Phải nói film đi sát truyện đến mức không thể nào sát hơn. Mặc dù các tình tiết có thay đổi thứ tự, tiến trình điều tra trong film nhanh hơn so với truyện nhưng Ron đã bám sát 90% truyện để truyền tải tới khán giả của mình. Cái hay của Dan Brown là ông lý giải các bức tranh của Da Vinci ở những cách không ai ngờ tới. Một loạt những dẫn chứng có căn cứ và xác thực đã đuợc đưa vào hòng làm lạc hướng người đọc để rồi ngay cả những người Thiên Chúa Giáo cũng phải suy nghĩ về những gì được nêu trong truyện dù cho nó hoàn toàn là tưởng tượng.
Việc đưa các số phi (số toán học), những hình ảnh, logo từ thời cổ đại đến những bức vẽ của Da Vinci đã làm khơi dậy sự tò mò. Chuyện gì dính tới tôn giáo thì đều gây nên 1 làn sóng tò mò khắp thế giới. Các ngạc nhiên mà Dan đưa vào là:
_ Kinh Thánh không phải ở trên trời rơi xuống. Nó không phải là vật của tự nhiên. Nó được tạo ra bởi chính con người. Con người ở thời điểm đó đã ghi lại những tư tưởng của họ để cho ra đời cuốn Kinh Thánh và nó thậm chí còn được chỉnh sửa để có phiên bản hoàn chỉnh cho tới ngày nay.
Theo lý thì Dan đúng thật. Dù Chúa có là đấng linh thiêng thì trước đó ông cũng là 1 con người (???). Kinh Thánh do ai viết ra…đến giờ cũng chưa có ai xác minh 1 cách cụ thể (sorrt các bạn theo đạo, HV chỉ nói về cảm nhận khách quan, có lẽ HV sai). Theo như tác giả thì có một người đã tổng hợp các tư tưởng của Chúa Jesus, của những người Jews….chỉnh sửa và “nâng cấp – upgrade” (nguyên văn trong truyện) từ phiên bản Chúa Jesus thành phiên bản Kinh Thánh – Biblo. Mà người đó chính là Constantine. Kẻ siêu phàm của 2 thế giới – Demon và Angel. Đây là điều thú vị thứ 1.
Điều thú vị thứ 2 là Holy Grail – chiếc chén thánh mà Chúa đã dùng trong bữa ăn tối cuối cùng. Để biện luận cho lập luận của mình, tác giả đã trưng ngay tác phẩm The Last Supper của Da Vinci, bức tranh vẽ bữa ăn tối của Chúa Jesus. Ngạc nhiên chưa, trên bàn ăn là bánh mì và rượu, Chúa ngồi chính giữa và 12 người ngồi 2 bên. Nhưng không phải chỉ có 1 ly rượu của Jesus mà tới 13 ly rượu của tất cả mọi người…hix..vậy thì đâu sẽ là Holy Grail ???? Và còn nữa. lịch sử cho biết hôm đó chỉ có toàn đàn ông, 13 người đàn ông trong bữa ăn nhưng Dan dựa vào bức tranh và xác định rằng : Lịch sử đã sai vì chỉ có 12 người đàn ông mà thôi, người ngồi kế bên Jesus phía bên trái là một người phụ nữ. Oé các fan theo đạo khoan nổi sùng nha :p
Lật lại bức tranh, nhìn kỹ lại thì thấy quả nhiên trong hình người ngồi kế bên Jesus phía bên trái giống phụ nữ hơn là đàn ông thật …hix…một người phụ nữ tóc dài, màu đỏ, đeo dây chuyền hoa hồng…và có khuôn mặt y chang nàng con gái trong tác phẩm Madonna in the Rock. Sau đó là các dẫn chứng về ký tự của đàn ông và phụ nữ thời xưa, không phải ký tự hiện đao về cây giáo và chiếc gương đâu, mà là những ký tự của Da Vinci vẽ nên từ xưa kia kìa ( ^ cho đàn ông và v cho phụ nữ). Hungviet không muốn giải thích sâu vì sẽ tiết lộ nội dung và phá đi cảm giác tò mò của những bạn sẽ xem phim. Về những dẫn chứng, các bạn tự hìm hiểu hen .
Khi đọc truyện, chúng ta sẽ khó mà tưởng tượng được giả thuyết này, nhưng khi xem film, được dẫn dắt trực quan, chúng ta không thể nào thoát khỏi sự tưởng tượng mà tác giả đã cố ý ép vào đầu độc giả. Hoán đổi vị trí người ngồi bên phải Jesus, cho sang bên trái, ta sẽ thấy ông và người này (đang cho là 1 người phụ nữ) rất âu yếm bên nhau. Cô gái ngả vào vai Jesus trong khi ông đang thuyết giảng. Thật là 1 sự táo bạo trong sự tưởng tượng. Và chưa hết, Holy Grail không phải là 1 cái ly, nó chỉ tới 1 con người cụ thể. Đó là ai ? Và theo Dan, đó chính là Maria Mangladen ( cô gái ngồi kế bên Jesus).
HV chỉ dám bàn luận tới đây, vì nếu bàn tiếp sẽ đụng đến vấn đề nhạy cảm và không chừng sẽ kéo lên sự phẫn nộ từ các tín đồ Thiên Chúa giáo trong forum . Là 1 người không theo đạo, qua những cảm nhận khách quan, HV cảm thấy Dan Brown quả là phi phàm và dũng cảm khi dám lấy đề tài nhạy cảm này để làm big hits cho tác phẩm của mình. Ông cũng khá khôn đó chứ. Vì những gì ông nói trong truyện dù hư cấu nhưng hoàn toàn dựa trên lịch sử và các ví dụ, di tích, công trình nghiên cứu có thật của loài người. Các tư liệu về số học, ký tự học, thiên văn học đều được đưa vào đây. Các di tích, địa điểm đều là những di tích lịch sử của Châu Âu và bản thân những thông điệp mật mã từ các tác phẩm hội họa cũng là những tác phẩm kinh điển và nổi tiếng trên toàn thế giới.
Có xem phim, đọc truyện mới thấy tò mò về tranh của Da Vinci. Dan Brown không biết vô tình hay cố ý mà đã kéo được 1 lượng lớn khản giả bắt đầu tò mò về tranh của Da Vinci và chắc chắn viện bảo tàng Lourve sẽ rất đông khách viếng Mona Lisa sau khi bộ phim được trình chiếu.
2003-2023