Có nhiều kiểu hoang mang của con người khi họ cầm trên tay tấm vé hoặc một đĩa phim kinh dị. Tui cũng vậy. Không biết mình có nên coi không? Không bít nó có máu me nhiều quá không? Không biết nó có đáng để mình mất thời gian xem không? Và cái quan trọng nhất, là không biết nó có làm cho mình sợ không?
Nỗi sợ của con người không ai giống ai. Tui thì sợ gián, nhưng thích mê mèo. Có người sợ mèo vãi mồ hôi nhưng lại thích chơi với gián, thậm chí còn ăn nó . Vì thế phim kinh dị cũng chia theo nhiều loại đi theo nhiều chủ đề khác nhau để thoả mãn được nỗi sợ của con người. Có phim chỉ toàn khai thác vấn đề ma quỷ và tâm linh như Poltergeist, The Amityville Horror, The American Haunting, The Nun; khi thì theo chủ đề trả thù như Carrie, Urban Legend, The Hitcher; có khi lại là một lũ biến thái giết người vô cớ như Wrong Turn, Texas Chainsaw Massacre; remake lại của phim châu Á như The Ring, The Grudge, The Eye; hay thể loại tra tấn máu me nhoe nhoét như Saw hay Hostel; phim có những sinh vật huyền thoại dữ dằn khát máu như Dracula, người sói hay những phim về zombie…
Tui là fan của phim kinh dị, tự hào cho là mình coi phim kinh dị không biết sợ là gì, tự hào là nỗi sợ của mình chưa phim nào có thể thỏa mãn. Bố tui hay rầy rà “con là con gái mà, mấy cái phim này ghê chết mẹ mà sao con coi hoài vậy” (trích nguyên văn) … Cho đến một ngày tối trời trong đêm khuya thanh vắng, tui mở đĩa coi Saw. Từ đó tui ngộ ra rằng, mí phim tra tấn cắt xẻo là thứ mà tui sợ nhất
Tui biết nhiều người không hề có lòng quyết tâm thẳng thừng từ chối lời mời coi phim kinh dị hay bỏ qua những DVD có poster tuy máu me nhưng hấp dẫn nằm trên kệ. Dù bít mình sợ, dù ớn coi mí cảnh người chết la liệt đầu xẻ làm 3 thân xẻ làm 8, dù phải bịt mắt hoặc hi hí đến 2/3 phim nhưng người ta vẫn thích coi. Cái đó giống như là tâm lý vậy, mà theo tui đó chính là điểm tâm lý giúp con người phát triển từ người vượn thành người thông minh như bây giờ. Tâm lý đó chính là sự tò mò.
Phần lớn chúng ta, theo bẩm sinh, luôn cố gắng nhìn thấy những mặt tươi sáng của cuộc đời và lờ đi mặt tối của nó. Có lẽ bằng cách nào đó, nó có liên quan đến bản năng sinh tồn của con người. Khi cố gắng nghĩ đến điều tích cực, não người giúp cho con người sống còn. Không một ai muốn chết cả, ngay cả khi cái chết có thể là sự giải thoát khỏi nỗi đau thể xác và dằn vặt tinh thần. Cái chết, trong nền văn hoá và xã hội nào cũng vậy (trừ một số bạn Hồi hay wính bom cảm tử), không phải là chuyện hay ho. Con người dành cho cái chết một sự e dè sợ sệt cực độ. Văn chương, âm nhạc hay các loại hình nghệ thuật khác cũng xem cái chết như một “tử tù”, giam nó vào ngục riêng, nói đến nó với nét mặt kinh hoàng. Tuy nhiên, phim kinh dị lại là một nghịch lý với nỗi sợ cố hữu của con người ấy.
Không có gì hoàn toàn chắc chắn và hiển nhiên trên cõi đời này, trừ một điều. Đó là cái chết. Cái chết là thứ duy nhất hiển nhiên mà con người chắc chắn sẽ phải trải qua. Không ai có thể chặn đứng nó lại. Không ai có thể thay đổi nó. Ai cũng phải chết. Tui. Bạn. Bill Gates có giàu nhất thế giới cũng phải chết. Mỹ Tâm hay Hồ Quỳnh Hương ngày kiếm tiền nhiều hơn người ta làm cả năm cũng chết tuốt. Cái chết là điểm mà con người có chung với nhau. Có chung như vậy, vì sao lại phải sợ? Bởi vì cái chết là một bí ẩn lớn, và con người đặc biệt ghét bị người ta nói là mình sẽ chết vào lúc nào. Nó phá hủy đi cái cảm giác có được sự làm chủ và quyền lực mà con người cố gắng tạo nên quanh mình. Điều này có thể thấy rất rõ trong loạt 3 phần của Final Destination, phim tui đặc biệt thích. Tui nghĩ ai xem phim này đều cũng phải sợ, không nhiều cũng ít vì với kịch bản thông minh và bắt buộc người xem phải suy nghĩ lần mò, nó đánh vào tâm lý sợ rất chung của con người, nó miêu tả cái chết đang đến từng giây với các nhân vật kỹ càng và kinh hoàng đến ngạt thở.
Ngồi xem một bộ phim kinh dị cho ta cảm giác ta đang đầu hàng một cái gì đó. Ta không có quyền lực. Ta không có tự chủ. Và điều này làm cho ta trở thành như trẻ nít. Trẻ nít, tuy không mạnh về tự chủ và quyền lực, lại rất dồi dào về trí tưởng tượng và sự tò mò. Phim kinh dị cho ta một môi trường để say đắm và thỏa mãn trí tò mò đó. Ta tự hỏi “Phải mà ông kẹ có thiệt thì sao?”, “Phải mà ông tổ trưởng tổ dân phố đã mất từ lâu tự dưng đội mồ sống dậy hỏi mình nhà mày sao tháng này không đi họp tổ dân phố thì sao?”, “Phải mà bà hàng xóm hay cho mình ăn chực thuở bé tự dưng hoá thành zombie thì mình sẽ làm như thế nào?”, “Phải mà anh công an khu vực vốn hay tươi cười vui vẻ với mình hàng ngày bỗng lộ mặt là kẻ giết người hàng loạt thì liệu mình có đến gặp 1 anh công an khu vực khác để tố cáo anh công an khu vực này không?”… Ta sợ. Nhưng ta cũng có đôi chút thích thú .
Ngạn ngữ của nước nào đấy quên rùi, bảo là sự tò mò giết chết con mèo. Tuy nhiên tui thấy mèo chết vì tò mò thì ít mà người chết thì nhiều. Con người nhìn thấy một cái hang sâu đen kịt hun hút, sợ lắm đấy nhưng vẫn cứ thích chui vào trong đấy xem có gì. Nửa đêm đang ngủ bỗng dưng có tiếng động bên ngoài, ớn thấy bà những vẫn vác chổi lọ mọ len lén đi ra xem sao. Một file hồ sơ có khi để đấy cả năm chả ai thèm đoái hoài, nhưng hễ dán chữ “tối mật” lên đó là y rằng cả đám bu lại xem cắm cúi. Càng cấm, càng tối, càng đáng sợ thì người ta càng tò mò.
Phim The Ring là một ví dụ. Ai cũng bít coi xong cuốn băng đó là 7 ngày sau die. Cô phóng viên cũng không tránh khỏi tò mò. Khi cô nhét cuốn băng vào đầu máy, cả cái rạp tui đang coi hôm đó nháo nhào lên la ó um sùm, đại loại như “Trời ơi sao bà tò mò quá dzậy, bít là chết mà còn coi dzậy bà”… Nhưng thử hỏi mí người, lọt vào trường hợp đó mí người có coi không? Cá 10 ăn 1 là mí người coi tuốt. Phải tui tui cũng coi .
Nước ngoài có cái trò Bloody Mary, chơi như vậy nè. Đi ngang qua cái gương, tắt đèn đi, rùi nhìn dzô gương gọi tên Bloody Mary 3 lần, có con ma hiện ra bóp cổ chết nhăn răng. Hay trong phim Candyman cũng thế, cũng nhìn dzô gương rùi kiu tên Candyman 5 lần, cha đó sẽ thò bàn tay có cái móc ra móc chết tươi. Thà không biết thì thôi, đã bít rùi thì tò mò lắm, hồi đó tui quyết định nhìn gương rùi gọi Bloody Mary 3 lần. May quá chả có ma nào hiện ra, chỉ thấy hình tui trong gương nhìn cũng hao hao giống ma. Phải mà cái tích đó có thiệt thì tui coi như xong. Đó cũng là một ví dụ cho sự tò mò.
Con người thích phim kinh dị cũng như họ thích chơi những trò cảm giác mạnh như đi roller coaster, leo núi, lặn dzí cá mập, nhảy dù, hay đi đường xa lộ ở vn mà không thèm đội nón bảo hiểm vậy đó. Người ta chơi vì người ta tò mò, và người ta khoái. Lý trí có thể gào thét “mày ơi đừng chơi mà, tao năn nỉ đó” nhưng trái tim thì cứ thủ thỉ “chơi đi mày, làm người nên làm thế”. Phim kinh dị cho người ta cảm giác mình được nhìn thấy tận mắt những gì được gọi là kinh khủng tột cùng, nhưng gần như không phải trả bất cứ giá nào cho nó. Người coi mừng rỡ “A may quá mình không phải đứa trong phim, chết nhăn răng”, người ta có cảm giác thần chết chừa mình lại, dù chỉ là tạm thời. Và người ta thích cảm giác đó.
Tui hay tìm vui nơi phim kinh dị vì theo tui, thế giới bên ngoài bây giờ thậm chí còn ghê sợ hơn phim kinh dị nhiều. Xem phim kinh dị, ta sợ, nhưng nó chỉ là giả, chỉ là tạm thời, và nỗi sợ chỉ kéo dài không lâu. Những kẻ giết người khát máu, những tên biến thái, mấy cha zombie dật dờ hay ma quỷ gì đấy xem ra không đáng sợ bằng những bé gái, bằng cách nào đó bị nhồi sọ với những lý thuyết hão huyền, đeo trên ngực vài ký thuốc nổ kèm đinh vả mảnh vỡ, rùi bất ngờ cho nổ, tàn sát một số người mà Jason hay Freddy có giết cả đời cũng chưa hết. Coi phim kinh dị, sau khi những hàng giới thiệu credit hiện ra thì cũng là lúc ta trở lại với thực tại và để lại nỗi sợ phía sau. Nhưng nỗi sợ một thằng điên say rượu nào đấy phóng xe bạt mạng, lủi vào làm chết cả chục người, rủi trong đấy có ta, thì mãi là một nỗi ám ảnh.
Bài này là của mystic-angie
nguồn: http://blog.360.yahoo.com/matdep
2003-2023