Tên thật:
Thiệu Dật Phu
Ngày sinh: 1907-10-04 Nơi sinh: Thượng Hải Gia đình: Cha mẹ & anh em

Shaw Run Run

Thiệu Dật Phu được mệnh danh là “Người Trung Quốc xem nhiều phim nhất thế giới”. Hơn thế nữa ông còn là người nắm giữ vận mệnh của công nghiệp điện ảnh và truyền hình HK suốt hơn 40 năm qua.

Thiệu Dật Phu sinh ngày 4/10/1907, trong một gia đình có truyền thống về nghề sản xuất hoá phẩm màu khá giả ở Thượng Hải. Anh cả của ông – Thiệu Túy Ông là luật sư. Do tình cờ tiếp nhận một rạp hát cũ mang tên “Tiếu vũ đài” mà anh em nhà họ Thiệu làm quen và đam mê đối với điện ảnh. Cho dù từng túng thiếu đến mức nào, thà bán nhà bán đất chứ họ không bao giờ bán rạp hát. Rất may bộ phim đầu tiên do anh em nàh họ Thiệu sản xuất Lập địa thành Phật, xuất kỳ ăn khách. Thành công bất ngờ này không chỉ giúp giải quyết vấn đề tài chính mà còn tôn định cơ sở để anh em nhà họ Thiệu hiến thân cho điện ảnh.

Lúc ấy Thiệu Dật Phu vẫn còn đang học trung học, nhà có rạp hát nên ông có dịp xem nhiều bộ phim câm, đặc biệt là phim hài Charlot. Tuy chưa có quyền hành gì nhưng Thiệu Dật Phu vẫn có công trong việc thực hiện hai bộ phim Trân Châu tháp và Tôn Hành Giả đại chiến Kim tiền báo. Ông tham gia công việc làm phim bằng tất cả niềm đam mê của mình và có chí nguyện trở thành một nhà sản xuất phim nổi tiếng. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp, chưa kịp “làm nóng người” với công việc sản xuất phim Thiệu Dật Phu đã phải theo người anh thứ 4 qua Singapore triển khai nghiệp vụ phát hành phim ở Đông Nam Á. 1927, từ một rạp chiếu phim vừa nhỏ vừa cũ, hai anh em Thiệu Dật Phu đã mua được thêm nhiều rạp chiếu phim ở Malaysia, Philippines, Indonexia….cùng 6 chiếc xe lưu động. Sau khi tạo được “thanh sắc” trong nghiệp vụ phát hành ở Đông Nam Á, Thiệu Dật Phu vẫn không nguôi giấc mộng mơ làm phim.

Nghề sản xuất phim quả là có tính kích thích nhiều hơn là công việc phát hành. Thiệu Dật Phu theo hai người anh sang HK thực hiện bộ phim Bạch Kim Long. Đó là bộ phim nói tiếng Quảng Đông đầu tiên của điện ảnh Hong Kong, công chiếu năm 1934, lợi nhuận thu về cao gấp 60 lần kinh phí bỏ ra. Năm 1937, Thiệu Dật Phu thực hiện bô phim duy nhất do ông vừa làm biên kịch vừa làm đạo diễn Anh chàng nhà quê lên thành thị thăm bà con, bộ phim không mấy ăn khách nên Thiệu Dật Phu cũng ít khi nhắc đến. :image1:

Không thể là một đạo diễn giỏi thì quyết tâm làm một nhà sản xuất giỏi và Thiệu dật Phu đã làm được điều đó. Trong những năm của thập niên 50, công ty “Anh em Thiệu Thị” ở Singapore đã sở hữu gần 120 rạp chiếu phim khắp Đông Nam Á. Ngoài ra còn có nhiều khu giải trí và địa ốc, quy mô lớn hơn công ty “Cha con Thiệu Thị” do người anh thứ 3 của ông quản lý ở HK. Lúc bấy giờ, nhiều bộ phim đã ra đời với sự hợp tác giữa “Cha con Thiệu Thị” và “Anh em Thiệu Thị”. Tuy chỉ có nhiệm vụ đầu tư để “Cha con Thiệu Thị” làm phim, nhưng kịch bản phải được gửi sang Singapore cho “Anh em Thiệu Thị” và chính họ mới là người quyết định kịch bản được thực hiện hay không. Song do “Cha con Thiệu Thị” quá tiết kiệm trong việc sản xuất, chỉ mời chừng vài gương mặt nổi tiếng như Lý Lệ Hoa nên chất lượng phim ngày càng kém, dẫn tới việc phát hành của “Anh em Thiệu Thị” cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, tỉ phú Malaysia Lục Vận Đào thành lập hãng Điện Mậu ở HK, đầu tư làm phi chi phí cao. Trước đối thủ cạnh tranh mới nhưng mạnh như thế, Thiệu Dật Phu không thể ngồi yên. 1959, ông sang HK tiếp quản quyền điều hành “Cha con Thiệu Thị”, sáng lập hãng phim “Anh em Thiệu Thị HK” (Shaws Brothers), tự sản xuất và phát hành phim.

Thiệu Dật Phu đã mang theo 50 triệu HK$ (tương đương 1,5 tỉ HK$ hiện nay), ông mời nhiều trợ thủ đắc lực với tiền lương rất hậu hĩ, trong số đó có Trâu Văn Hoài (sau này trở thành giám đốc hãng phim Gia Hoà). Bên cạnh đó, Thiệu Dật Phu còn mời những diễn viên cũng như đạo diễn tên tuổi lúc bấy giờ về cộng tácvới thù lao cao gấp đôi. Ông đã mua 65 mẫu đất ở khu Thanh Thủy Loan để xây dựng phim trường, thực hiện toàn bộ bằng phim màu. Thế nhưng chỉ có bộ phim Giang sơn mỹ nhân là ăn khách, những phim còn lại thực hiện trong thời gian này như Dương Quí Phi, Võ Tắc Thiên, Vương Chiêu Quân…đều thua lỗ nặng. Để tự cứu mình, Thiệu Dật Phu xin anh tư – Thiệu Nhân Mai viện trợ thêm 5 triệu HK$. Và với số tiền ấy, bộ phim Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài đã ra đời và thành công rực rỡ, giúp Thiệu Dật Phu không những lấy lại toàn bộ số vốn đã bỏ ra cho việc thành lập hãng Shaw Brothers, mà còn có lãi để tiếp tục đầu tư nhiều bộ phim lớn sau này.

Có thể nói bộ phim Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài do đạo diễn Lý Hàn Tường thực hiện đ㠓cứu sống” hãng phim Shaw Brothers. Hơn thế nữa, nó còn đưa thể loại phim ca kịch “Hoàng Mai điệu” lên đỉnh cao. Tiếc thay, hãng phim Điện Mậu đã cướp trên tay Shaw Brothers đạo diễn tài ba Lý Hàn Tường và nữ diễn viên nổi tiếng Lăng Ba. Sau sự việc này Lý Hàn Tường bị kiện ra toà vì vi phạm hợp đồng , phải bồi thường cho Shaw Brothers 3 triệu HK$ và bị cấm làm phim tại HK. Ông sang Đài Loan thành lập hãng phim của riêng mình.

Mất Lý Hàn Tường, Thiệu Dật Phu trọng dụng Trâu Văn Hoài. 1964, một tai nạn máy bay trên đường trở về từ Đài Loan sau khi tham dự giải Kim Mã đã khiến tỉ phú LụcVận Đào tử vong, hãng phim Điện Mậu đóng cửa giành cho Shaw Brothers thế độc tôn. :image2:

Không còn đối thủ cạnh tranh, Thiệu Dật Phu thừa thế xông lên. Với sự trợ lực của Trâu Văn Hoài, Shaw Brothers trở thành “phim trường lớn nhất Châu Á”. Chính vì thế mà Thiệu Dật Phu xem trọng việc đào tạo diễn viên mới, quy tụ nhiều đạo diễn uy tín của Hàn Quốc , Nhật Bản và Singapore về cộng tác.Cuối thập niên 60 và cả thập niên 70 là thời huy hoàng của hãng Shaw Brothers với hơn 1000 nhân viên, mỗi năm sản xuất không dưới 40 bộ phim. Có thể nói, hãng Shaw Brothers đã qua mặt Hollywood về số lượng phim , lập kỷ lục mỗi ngày cùng lúc thực hiện 21 bộ phim (ở Holywood chỉ 16 bộ phim.).

Tuy bận rộn nhưng Thiệu Dật Phu vẫn không bỏ thói quen coi phim. Ông xem mỗi ngày năm bộ phim, lại còn đọc kịch bản và đích thân xuống phim trường theo dõi tiến độ làm việc. Các buổi họp của các phòng ban trong hãng phim đều được thu âm để ông nghe lại nội dung.

Đạo diễn Trương Triệt – người có công khai phá thể loại phim võ hiệp với bộ phim Độc thủ đại hiệp phát biểu : “ Nếu không có Thiệu Dật Phu thì điện ảnh HK không thể phát triển nhanh như vậy, hình thành một “Giấc mơ công trường” sau Hollywood. Sáu giờ sáng ông đã thức dậy tập thể dục, đọc báo đến 9h thì đến phòng làm việc, sớm hơn cả mọi người. Trên xe, ông tranh thủ viết giấy phân công công việc cho tôi và Trâu Văn Hoài.”. Nữ diễn viên phim võ hiệp Trịnh Phối Phối cho biết : “Thiệu Dật Phu xem rất nhiều phim, hễ gặp phim nào hay là ông đề nghị “bắt chước” làm lại. Đối với diễn viên ông đối xử rất tốt, ngoài thù lao còn chi thêm huê hồng từ doanh thu.”

Điển hình thành công của Thiệu Dật Phu khiến nhiều người phải đỏ mắt ganh tị, trong số đó có Trâu Văn Hoài. Trâu Văn Hoài đã âm thầm móc nối với Vương Vũ , La Duy…để cuối cùng vào năm 1970 họ kéo nhau giã từ Shaw Brothers, ra ngoài thành lập Hãng phim Gia Hoà.

Sự ra đi của Trân Văn Hoài đã khiến Thiệu Dật Phu mất đi cánh tay mặt, dù đã kịp thời cho người thay thế vị trí đó, nhưng hãng Shaw Brothers vẫn không tránh khỏi những khó khăn bất ngờ. Thêm vào đó cách làm việc bảo thủ, không chịu thay đổi phong cách và không chấp nhận sự hợp tác cùng với các hảng phim độc lập của Thiệu Dật Phu đã khiến Shaw Brothers bướcvào ngõ cụt. Thiệu Dật Phu đã để vuột mất hai ngôi sao Lý Tiểu Long và Hứa Quán Văn chỉ vì chính sách độc quyền. 1970, Lý Tiểu Long có ý định trở về HK đóng phim nên tìm gặp Thiệu Dật Phu, đề nghị thù lao 1000USD. Thiệu Dật Phu không đồng ý, Lý Tiểu Long sang Gia Hoà. 1974, Hứa Quán Văn đề nghị hợp tácthực hiện bộ phim Hai ngôi sao láu cá nhưng Thiệu Dật Phu chê kịch bản dở, thế là Gia Hoà nhận và sáng lập kỷ lục doanh thu 6 triệu HK$. :image3:

Trong thập niên 70, Shaw Brothers vẫn giữ được số lượng 35 đến 40 bộ phim mỗi năm, nhưng sang thấp niên 80, Gia Hoà đã qua mặt một cách ngoạn mục. Vào những năm cuối thập niên 80, Gia Hoà trở thành “anh cả” của điện ảnh HK.

Sự nghiệp điện ảnh của Thiệu Dật Phu gần như kết thúc, nhưng không có nghĩa là sự nghiệp cá nhân của ông chấm dứt. 1980, ông đã chuyển sang đầu tư ở lĩnh vực mới : truyền hình. Thiệu Dật Phu dành một nửa phim trường của hãng Shaw Brothers để làm phim trường của “Công ty trách nhiệm hữu hạn quảng bá Vô tuyến”. Và như chúng ta đã biết, sự nghiệp truyền hình của Thiệu Dật Phu hiện đang là “anh cả” tại HK, nhiều bộ phim truyền hình mang tên TVB rất được nhiều người yêu thích.

Hiện nay với gần tròn một thể ký tuổi đời, liệu Thiệu Dật Phu có thể làm được những gì mà điện ảnh HK mong đợi?

(sưu tầm)

Comments

Leave a Reply