15 phút với “15 Minutes”

Đây thực sự là một bộ phim hay. Tuy nhiên, so với một phim khác cùng đề tài về ảnh hưởng của phương tiện thông tin với trật tự xã hội là Mad city (cũng do Robert De Niro đóng cùng John Travolta) thì phim này còn thua một bước về sự thảm khốc và tính mỉa mai, chỉ trích.

“15 phút” là một khái niệm của Andy Warhol, nghệ sĩ nhạc pop-rock, người từng được biết đến với ban nhạc The Velvet Underground khá nổi tiếng, từng nói : với quảng cáo của truyền hình, mỗi người đều có 15 phút của sự nổi tiếng cho riêng mình” . Và thật đau đớn và mỉa mai thay khi họ có được 15 phút ấy để nổi tiếng nhờ…những màn giết người dã man mà công chúng Mỹ mỗi đêm đều chăm chú xem và thỏa mãn với Top Story!

KẺ GIẾT NGƯỜI

Câu chuyện bắt đầu với hai kẻ đến từ Đông Âu: EmilOleg, hai kẻ bần cùng vừa ra tù, một tên điên loạn hung ác, một tên mát dây hoang tưởng luôn nghĩ mình có thể trở thành đạo diễn. Chúng giết người trong sự mất tự chủ và…quay phim trong cơn đê mê điên loạn của chính bản thân, mà khi mỗi tối xem truyền hình hương trình Top Story – một chương trình chuyên phỏng vấn những tên tội phãm hình sự và trả cho bọn tội phạm 1 triệu đôla – thì trong đầu hai tên tội phạm đã hình thành những bước đi khôn khéo “Nước Mỹ thật tuyệt vời. Người ta không phải chịu trách nhiệm cho những tội ác họ gây ra mà còn được trả tiền cho nó”

Máu bắn lên tung toé trên gương mặt của chúng, lên màn hình máy quay và…cả nước Mỹ đứng nhìn há hốc mồm với những cảnh tượng rất thật mà như họ đang xem một bộ phim truyền hình nào đấy ! Bạo lực thực sự bị bão hoà giữa rừng phim ảnh ! Với những lý thuyết rút ra từ chương trình của Hawking, Emil nhận ra rằng, chỉ cần ra toà khóc lóc “Tôi bị tâm thần. Bố mẹ tôi ngược đãi và tuổi thơ của tôi là một cơn ác mộng. Tôi mất hết lòng tự trọng”, rồi khi trắng án, chuyển đến nhà tù thì hắn thoải mái mà nói “Tôi không bị tâm thần” và ra đi, bởi lụât pháp không kết tội 2 lần cùng một tội danh !Emil nghĩ đến một tương lai sáng láng cho hắn : viết sách, làm phim và trở thành biểu tượng người hùng của nước Mỹ

“Chúng tôi bị đên! Chỉ có bọn điên mới quay lại những cảnh giết người của chính mình”…Sự điện loạn này như những con dao đâm vào phương tiên đại chúng nước Mỹ, đến những giấc mơ hoang đường. Có lẽ cảnh Oleg gục ngã và đưa máy quay lên quay mình lần cuối, tự tượng tượng những dòng chữ “Bộ phim của diễn Oleg Razgul”, giả vờ tắt thở chết cho thật lâm ly với một phông màn tượng nữ thần tự do là một trong những cảnh phim hay nhất, mỉa mai nhất, độc đáo nhất!

GIỚI TRUYỀN THÔNG

“Eddie là bạn tôi. Anh cũng là bạn tôi” là một trong những câu nói hay nhất của bộ phim này, theo tôi đánh giá. Nó phản ánh được bộ mặt của giới truyền thông Mỹ: sẵn sàng khai thác bạn bè mình dù bất cứ giá nào, dù đó là cái chết của họ. Robert Hawkins, tên dẫn chương trình Top Story, kẻ bị ổi đê tiện, mà hành động sàm sỡ Nicky (Melina) ngay khi người yêu cô vừa chết cũng đủ nói lên tính cách hắn. Với vẻ mặt đau thưong giả dối, Hawkin lên truyền hình và khóc lóc “Edie là bạn tôi…” để rồi chiếu những cảnh cuối cùng của đời “người bạn” mình sau khi trả cho bọn tội phạm cả triệu đôla và bảo vệ chúng, tôn vinh chúng như những người hùng, rồi cũng quay ngoắt đạp chúng xuống để chạy theo những người mới…Và cả cô người yêu của Edie, đứng trước tấm hình của người yêu đã mất để nói những lời rỗng tuếch về những kẻ sát nhân!

CẢNH SÁT

Đau đớn nhất, mỉa mai nhất có lẽ là Edie Fleming, một “cảnh sát ngôi sao!” Ông từng dạy cho cậu cảnh sát cứu hỏa Jordy “Truyền hình sẽ giúp cậu nổi tiếng và điều ấy giúp ích cho việc điều tra hơn”…Với Edie, dường như giới truyền thông cũng là một công cụ phá án cho ông. Lúc sinh thời, chương trình của Edie được biết bao người trông đợi để được xem. Đau đớn thay, đến cả khi chết, ông vẫn là người “nổi tiếng” . Những kẻ sát nhân hiểu rằng, giết một người nổi tiếng như ông sẽ giúp chúng…dễ dàng nổi tiếng hơn! Cái giá phải trả cho một người cảnh sát dùng phương tiện thông tin đại chúng để quảang bá cho tên tuổi của chính mình và sở làm…

Jordy thì khác, mà theo kiểu của ông chủ cậu nói : cậu là thằng chậm tiến, chậm hiểu vì đã để hết phần nổi tiếng cho Edie! Cậu thuộc tuýp người né tránh giới truyền thông.

Hai con người, một già, một trẻ, hai tính cách trái ngược nhau đã cùng hoà hợp để tìm ra hung thủ. Một phong cách, môtíp kiểu cũ, nhưng có một nét mới độc đáo khi có sự xuất hiện của giới truyền thông giữa họ.

Chính giới truyền thông trong phim đã tạo nên điểm chính yếu cho phim, là chủ đề chính cho phim : ai cũng muốn có “15 phút” của mình từ tên cướp, viên cảnh sát, những người đưa tin (mà có lẽ thú vị nhất ở cảnh đầu, khi mà họ đi bắt…tội phạm mà huy động cả một đoàn quay phim theo, cãi nhau chí choé???). Và họ đã có những gì họ muốn : một viên cảnh sát “nổi tiếng” cho đến những phút cuối đời, hai tên tội phạm với bộn tiền và sự nổi tiếng nhờ những màn giết người dã man của mình, dân chúng Mỹ được coi những hình ảnh rất thật về nạn bạo lực…Những thứ này làm tôi liên tưởng đến cô gái điếm ăn nằm với Hugh Grant dạo nào, tên giết Gianny Versace hồi ấy, những kẻ vô danh tiểu tốt bỗng trở nên nổi tiếng và giàu có nhờ vào tội ác mà chúng gây ra…

Một bộ phim hay và thực sự gây ra những tranh cãi cho bản thân mỗi người. Những giây phút đứng tim và không thể thở. Những phút bật cười chua xót và mỉa mai. Robert De NiroEdward Burns hơi bi lu mờ sau hai tên giết người không nhân tính do RodenTaktarov thủ vai.Cái vẻ điên loạn dã man, vẻ ngu ngốc bệnh hoạn của hai tên này tạo ra sự giễu cợt cho cả bộ phim…Và cuối cùng, phim hay nhờ đạo diễn biết cách cắt xén và tạo ra những giây phút căng thẳng…

Đây là một phim bị giới truyền thông Mỹ chửi rủa và đánh giá thấp cực kỳ.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply