Bản tình ca hi vọng

Tặng faye (with love) và những ai yêu thích The Pianist 😀

Quá khứ, hiện tại, tương lai, ở đâu đó, quanh ta, nhắc đến những gì đã xảy ra ở thời chiến tranh thế giới II, nhắc đến những gì đã xảy ra với những người do thái, ai cũng đã thường tự hỏi : Tại sao, tại sao con người lại độc ác và tàn nhẫn? Động vật chẳng bao giờ tấn công đồng loại của nó, nó chỉ tấn công loài vật khác khi nào nó đói , còn con người, một loài vật được coi là tiến hoá nhất, vĩ đại nhất, lại tàn sát nhau không cần bất cứ lý do gì.

Những hình ảnh,những tư liệu, lịch sử, phim ảnh, ta xem đã nhiều, ta thấy cũng đã nhiều, và ta nghe cũng đã nhiều, ai đã đọc : Nhật ký của Anne Frank, ai đã xem Schindler’s List, ai đã lướt qua hình ảnh những người Do Thái bị chèn ép ở những trại tập trung(concentration camp) , thì trong lòng họ ,ký ức họ, suy nghĩ họ là sự kinh sợ, chua xót và đau lòng.

Những thước phim,những tư liệu tưởng chừng như đã quá cũ ,đã quá đủ khi nói về đề tài thảm sát, nhưng có lẽ đối với Polanski và The Pianist của ông thì chẳng bao giờ là quá khứ.

The Pianist không bắt đầu bằng hình ảnh trại tập trung với những xếp gỗ mốc meo,ẩm ướt,xộc xệch,nhồi nhét đến hàng chục con người với những dây kẽm ,thép gai rào xung quanh,mà bên trong là những thân người gầy rộc,xơ xác chỉ còn là những lớp da bọc xương. Trại tập trung mà bất cứ những người do thái nào đều biết nơi đó sẽ là trạm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời của họ.

The pianist bắt đầu bằng âm nhạc ,một bản Nocturne của Chopin ở cung Đô thứ dành cho Piano. Cái cảm giác đem lại cho người nghe sự nhẹ nhàng, yên bình kết thúc bằng tiếng nổ lớn ,tiếng bom, và từ đây bắt đầu chuỗi ngày địa ngục cho những người dân Do Thái ở Ba Lan.

Polanski làm The Pianist không những chỉ dựa trên hồi ức của nhạc sĩ tài ba người Do Thái Szpilman may mắn sống sót sau vụ càn quét và tiêu diệt của Đức Quốc Xã mà còn dựa vào chính kinh nghiệm của bản thân ông, tuổi thơ ông đã trải qua cơn ác mộng của vụ tàn sát như thế nào.

Những hình ảnh , những gì thú tính và độc ác nhất miêu tả hành động của Đức quốc Xã tưởng như người ta đã xem nhiều nhưng trong The Pianist ,vẫn làm tôi,vẫn làm bạn phải giật mình và sợ hãi.

Diễn xuất của Adrien Brody trong The Pianist xứng đáng đem về cho anh giải Academy Award năm 2003. Gương mặt khắc khoải ,đôi mắt đục ngầu của Adrien Brody đi giữa hàng loạt xác người Do Thái làm người xem xúc động. Bàn tay run rấy, dáng đi siêu vẹo , thân hình rộc rạc của Adrien Brody tìm kiếm những miếng thức ăn cuối cùng làm người ta xót xa. Nhưng niềm tin và hi vọng sống mãnh liệt , Lòng khát khao và niềm đam mê âm nhạc , bàn tay vẫn tưởng tượng chạm vào phím đàn những lúc kiệt sức làm người ta khâm phục.

Adrien Brody thổi hồn mình vào Szpilman, đem lại trước mắt người xem là không chỉ là quá trình chống chọi với cái chết của người nhạc sĩ tài ba mà còn là những gì mà người dân Do Thái đã phải trải qua. Chui Rúc trong những căn hầm bí mật, ăn những thức ăn tồn đọng ,quá hạn, và hi vọng vào sự giúp đỡ,tiếp tế của những người bạn đáng tin cậy.

Đối với Szpilman, nếu không có âm nhạc,ông có lẽ tuyệt vọng, ông có lẽ đã chết. Âm nhạc cứu sống Szpilman những hai lần.

Một lần nhờ vào Tài năng và sự nổi tiếng của ông làm Itzak, lính làm thuê cho Đức Quốc Xã , khâm phục và kéo ông thoát khỏi chặng đường đi vào cõi chết ,trại tập trung. Lần hai, bên lề của sự sống và chết, với bàn tay run rẩy không còn sức, với sự dè dặt ban đầu ,với sự lo sợ khi nghĩ rằng đây là lần cuối cùng trong đời mình được ngồi bên cây đàn Piano, Szpilman cô độc, lẻ loi, chơi nhạc với tất cả niềm đam mê,với sự khát khao mà vì chiến tranh ông đã không được chơi, trước đôi mắt ngưỡng mộ và lòng say mê âm nhạc của viên sĩ quan Đức Quốc Xã. Szpilman một lần nữa được cứu sống chính bởi con người thuộc đất nước ,của chế độ đã cướp đi quyền tự do của đồng loại ông.

Thế đấy, ở đâu cũng có mâu thuẫn, Schindler’s List của Spielberg ,những người Do Thái được giúp đỡ bởi chính bàn tay một doanh nghiệp người Đức , và rồi The Pianist,

nhạc sĩ tài ba , đã được cứu sống bởi chính viên sĩ quan người Đức.

Hi vọng và niềm tin chính là thông điệp mà những gì Polanski muốn đem lại. Cuộc sống có hai mặt, đồng tiền có hai mặt,và bản chất con người cũng hai mặt,nhưng hãy cứ tin vào mặt sáng nhất của cuộc đời, ở cuối con đường của sự tuyệt vọng, sẽ luôn luôn có một lối thoát của sự sống.

Xin Kết thúc bằng một câu nói của người Do Thái trong phim : Just believe in the bright side.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply