Cảm giác những bộ phim độc lập mang lại thường không như cuồng phong Katrina hay vườn Keukenholf cuối tháng tư, mà luôn dịu dàng như gió thoảng, cơn mưa rào, hay một bông hoa daisy. Once cũng vậy.
Coi chương trình tổng kết fim 2007 của BBC, nhiều diễn viên khi được hỏi đã cho rằng Once là bộ phim đáng xem nhất 2007, cũng thấy tò mò. Có lẽ đứng trên lập trường Cast, thì họ biết những cảnh bay nhảy hay làm dáng trước ống kính ở những bộ fim lớn chẳng khó khăn gì. Cái khó là làm sao đem lại cho người xem cảm giác chân thật, sự cảm thông như là đang xem một bộ fim tài liệu người thật việc thật. So với những bộ phim ca nhạc đình đám trong năm, Once không có được sự chăm chút dàn dựng âm nhạc và thiết kế bối cảnh như ở Hairspray hay Across the universe chẳng hạn (tất nhiên), nhưng vì vậy mà nó khác. Và không biết vô tình hay cố ý mà quay fim cũng run run khiến cho câu chuyện và con người trong fim cứ tồi tội. Cái sự tồi tội đó không hề được bi kịch hoá mà chỉ là tự nhiên như lẽ fải thế. Coi hết fim sực nghĩ, ủa hai nhân vật chính tên gì ta? Đang nói mình vô ý quá thì tới fần credits cuối fim mới thở fào, thì ra hai nhân vật đó cũng chẳng có tên; chỉ là the guy, the girl.. Ôi những con người mà ta nhìn đâu đâu cũng thấy, gặp nhau, và một lần thử làm điều họ yêu thích để thoả lòng đam mê. Âm nhạc. Biết đâu được là chỉ có một lần này thôi!
The guy là một anh chàng hát dạo. Ngay cảnh fim đầu tiên đã làm giật mình, không fải vì hiệu ứng kĩ xảo gì, mà là sao cái cảnh này quen quá, gần gũi quá; một anh chàng đứng hát trên một con phố mua sắm đông người, giăng đầy những bảng hiệu Sale. Một cảnh như thế ở châu Âu đâu đâu cũng có, bình thường đến tầm thường. Cây đàn guitar. Những bài tình ca đau đớn anh viết về chính đỗ vở của mình. Nhưng những bài tình ca ấy chỉ được cất lên khi trời tối. Ban ngày người ta chỉ muốn nghe những gì quen thuộc, những gì mà họ nhận ra, nếu không thì sẽ chẳng kiếm được cắc nào. Vậy nên những ca khúc mang cảm xúc thực từ cõi lòng nghệ sĩ-con người của anh chỉ có thể lãng du lúc vắng người lại qua. Con phố nhộn nhịp anh chàng mưu sinh cũng là chỗ the girl ngày ngày bán hoa (bán-bông-hoa). Cô gái yêu những ca-khúc-về-đêm của anh chàng. Yêu âm nhac. Cô được người cha quá cố dạy một chút piano, và thường đánh đàn ké trong một tiệm nhạc cụ. Cô là dân nhập cư. Mẹ già. Con nhỏ. Âm nhạc chỉ là vui đùa, thậm chí còn không là ước mơ. Ngôi nhà cô ở, khu phố cô ở, những người chung quanh cô gái cũng mang đến một cái gì thân thuộc, cái không khí và cuộc sống của những-người-từ-nơi-khác-đến.
Vậy là hai con người đó gặp nhau, tạo thành sự cộng hưởng trong tình yêu và âm nhạc? Họ sẽ có hoặc một cuộc tình đầy mộng mơ, hoặc một đổ vỡ đau lòng. Và niềm đam mê âm nhạc của họ, một cách nào đó, rốt cuộc cũng được trả giá bằng sự nổi tiếng, sự giàu sang? Không. Once không fải như vậy. Cái tựa thật ra đã tiết lộ khá nhiều, về những điều người ta chỉ cần làm một lần trong đời, không phải vì tiền tài, danh vọng. Đoạn xúc động nhất trong phim không có nước mắt, không có giằng xé, không có dồn nén…Đó là đoạn anh chàng khoe cô nàng về đoạn nhạc mới sáng tác, và nói cô có thể viết lời cho nó. Cổ vui lên, thiệt không, tui được viết lời hả? Cô gái không có máy nghe nhạc, thế là anh cho cô mượn, nhưng nửa chừng lại hết pin. Cô phải chạy đi mua pin nửa đêm, và trên đường về, cô hát…Âm nhạc. Âm nhạc trong Once là một thứ âm nhạc từ đời sống, từ chính hoàn cảnh của hai con người. Nó không viết ra để được nghe, cho nên không cần được mài dũa hợp tai. Nó được viết ra là để hát… Ừ thì sự thực là họ cũng có đến phòng thu để ghi âm những ca khúc, và cũng có chớm nghĩ đến một ban nhạc với những hợp đồng thu âm. Nhưng chắc họ cũng hiểu là rồi sẽ chẳng làm ăn được gì với một loại âm nhạc như thế. Có lẽ cũng không fải là âm nhạc để bán
Bộ fim kết thúc cũng nhẹ nhàng như khi bắt đầu. Lúc này mới thấy cái tựa hay. Có một điều gì đó được làm một lần trong đời mà. Fim đẹp!
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.