Chúa Trời và Con Người Trên màn ảnh

"Cô không tin vào Chúa trời sao?" Robert Langdon (Tom Hanks) hỏi Sophie Neve,người cộng sự của mình trong phim "The Da Vinci Code"

"Ông có tin vào chúa hay không?" Robert Thorn (Live Schreiber) hỏi người phân tích bịnh lý khi ông này cho rằng đứa con nuôi của Robert, Damien, là hiện thân của ma quỷ.

"Hãy là con chiên ngoan đạo, hãy làm điều tốt với đấng tối cao?" William Hurt thuyết giảng trong " The King"

Với những câu hỏi ,những đoạn hội thoại về niềm tin được lặp lại luân hồi, rạp chiếu phim ngày nay dường như biến thành nhà thờ thuyết giảng người xem về niềm tin tôn giáo.Tuy nhiên, cái điều tưởng như là sự tình nguyện tìm hiểu niềm tin của con người- đi sâu vào tôn giáo,thần linh như phân đoạn "This week of God" của Daily Show lại đưa tôn giáo thành đề tài châm biếm,nhạo báng

Nêú "The Passion" chứng minh rằng tôn giáo có thể được giới thiệu đến phần lớn khán giả, hay như "The Passion of Christ đưa ra vấn đề về niềm tin mà không cần phải đặt câu hỏi kiểu : Anh có tin …, vì phim thực sự dựa vào chính cảm nhận niềm tin của mỗi người về khổ nạn của Jesus thì những phim gần đây lại dùng tôn giáo như là đề tài để câu khách. Điều cốt liễu trong phiên bản "The Da Vinci Code" ,thể loại phim huyền bí, không phải nói đến tính thần thánh của đức chúa tôn sùng Jesus nhưng lại bàn về sự suy đồi nhà thờ La Mã, một đề tài mang tính chính trị nhiều hơn là mang tính tôn giáo. Còn "The Omen" , phim làm lại từ phiên bản 1976 ,thì lại chỉ xoay quanh nội dung đứa bé trai là con trai của quỷ dữ. Thậm chí phim mang nhiều suy ngẫm như "The King" , với Gael Garcia Bernal trong vai đứa con trai ngoài dá thú của vị mục sư, cũng ít nói đến tôn giáo thay vào đó là tính giả dối, đạo đức giả ,sự hai mặt trong một con người.

Và hầu hết những phim này thuộc hàng khẩu vị giải trí theo trào lưu. "The Da Vinci Code" tại các rạp bán vé vẫn đang ăn khách, còn cuốn tiểu thuyết thì thực sự sở thành hiện tượng văn hoá, và thậm chí nó còn ít bàn đến vấn đề về niềm tin so với bộ phim cùng tên. Cái gì đã làm cuốn truyện trở thành hiện tượng so với những tác phẩm ăn khách khác : Có phải nhà thờ thiên chúa giáo tìm mọi cách thậm chí tàn sát để che dấu quan niệm cho rằng Jesus là người bình thường và có con? Những mảng lịch sử tóm tắt về Knights Templar đi theo chiêu thức xuất bản quen thuộc : Những cuốn tiểu thuyết làm người ta nghĩ rằng họ sẽ học được điều gì đó sẽ lôi kéo người đọc mặc dù họ chẳng thắm thiết gì với tác phẩm là mấy.

Và khi Mức độ trung thành của phim theo nguyên tác lại chính là ngõ cụt làm cho phim mất đi tính sống động, thì đoạn hội thoại giữa tiến sĩ Robert và Sophie về niềm tin đem đến nguồn sinh khí mới, điều buồn cười ở đây là đoạn hội thoại lại không phải từ nguyên tác của Dan Brown, mà là từ phần kịch bản của Akiva Goldsman. Phim để cho Robert và Sophie trò chuyện về vấn đề có hay không sự tồn tại của chúa trời, Sophie đã trả lời : "Không" và bảo rằng : "Tôi không tin vào những điều kỳ diệu ở thiên đường, tôi chỉ tin vào con người mà thôi"

Và đến khúc cuối, khi những nghi ngờ của Sophie bị thách thức, Robert Langdon đã nói với cô rằng : Việc chúa trời có phải là người thường hay một vị nhân siêu phàm , điều đó không quan trọng, vấn đề ở chỗ là cô tin vào cái gì mà thôi. Câu nói đó đã tóm gọm toàn bộ quan điểm về niềm tin của phim : một cách nói làm yên lòng theo chủ nghĩa nhân văn.

Còn trong Omen, vai diễn của Schreiber là Robert Thorn,nhà ngoại giao người Mỹ, luôn cố gắng nhìn vào thực tế : " Không có sự tồn tại của quỷ dữ cũng như chúa trời, chỉ có con người , cuộc sống mà thôi." Giống như " The Da Vinci code," phim "Omen" cũng phải có người hùng đi tìm sự thật đằng sau những tình tiết bí ẩn. Nhưng trong Omen, thì sự việc xảy ra tại Rome và London (mặc dù phim hầu hết được quay tại Prague). Và một lần nữa, hình ảnh nhà thờ thiên chúa giáo cũng chẳng tốt hơn là mấy. Trong phim, Vị thầy tế khuyên Robert nên lừa gạt vợ và thay Damien cho đứa con chết trong bụng mẹ.

Còn "The King" thì về tội lỗi ,về mối quan hệ cha va` con. Khi Elvis(Bernal) đi tìm người cha mình chưa bao giờ biết mặt, thì Pastor Sandow (Hurt), vị mục sư, đã từ chối nhận con mình và xem đó là một phần quá khứ tội lỗi trong đời. Không ngạc nhiên khi điện ảnh bàn về mối quan hệ cha con trong cơ đốc giáo, điều đáng nói ở đây là câu chuyện của Elvis, đứa con bị sự từ chối của người cha lạnh lùng dẫn đến bất nhẫn và quá khích, là nguyên nhân dẫn đến tội lỗi và báo thù.Và khi Elvis ném trả lại lời cha mình thuyết giảng : Tôi chỉ làm điều theo chúa dạy bảo, thi` không khác gì lời chế nhạo,mỉa mai

Sự châm biếm này còn thấy ở bộ phim hài "Saved" vào năm 2004, bộ phim xảy ra tại trường học cơ đốc giáo, tình tiết châm biếm khi Mandy More trong vai nữ hoàng của buổi dạ hội phô trương cầu nguyện đấng tối cao để được ngưỡng mộ thì Jena Malone trong vai cô gái vị thành niên lỡ dại mang thai và chịu sự đánh giá, phán xét từ những người xung quanh.

Sự chế nhạo, châm biếm đã làm rất rõ vấn đề rằng : Niềm tin có thể hoặc không ăn sâu vào con người, nhưng sắp đặt tín ngưỡng là điều không nên

Và khi một người trong "THe Da Vinci Code" thốt lên : Ôi lạy chúa, tôi không thể tin được, thì thực ra anh ta đang hàm ý điều ngược lại


Posted

in

by

Comments

4 responses to “Chúa Trời và Con Người Trên màn ảnh”

  1. Lenore Avatar
    Lenore

    Phim này hay và có ý nghĩa lém, nên xem để thay đổi định kiến về những người thuộc thế giới thứ 3 (tôi từ đầu cũng chưa bao giờ có định kiến gì về những ng này, nhưng con bạn tôi thì có, cho nó xem rồi nó cũng bớt những ý kiến hà khắc)

  2. yre_a_pig Avatar
    yre_a_pig

    Da Vinci Code – phải công nhận là hay thật vì nội dung về vấn đề tôn giáo khá mới lạ , tác giả viết như thiệt vậy nên lúc mới đọc xong mình cũng thấy hơi tin tin (xấu hổ quá) , nhưng suy cho cùng cũng chỉ là những suy luận của con người mà thôi , đâu có căn cứ đâu . Với lại những nội dung kiểu này , theo mình thấy lần đầu tiên xem , sẽ như một món ăn lạ miệng mà lần đầu tiên bạn được nếm , giây phút đầu tiên cắn vào , cảm giác đó rất đặc biệt , bạn sẽ nhớ mãi . Nhưng nếu bắt bạn ăn hoài , cho dù vật đựng món ăn có thay đổi đi nữa cũng tạo cho bạn cảm giác nhàm chán , ngán ăn và thậm chí trong thời gian dài , có thể sẽ bị bội thực nữa .

  3. never_let_go Avatar
    never_let_go

    mỗi người có 1 thái độ và 1 góc nhìn rất khác nhau về niềm tin tôn giáo….phim thể hiện 1 phần nào đó những niềm tin này…cũng tuỳ thuộc vào các nhà làm phim nữa…nếu họ tin…những bộ hpim của họ ssẽ mang 1 sắc thái tuyên truyền cho người xem phim còn nếu họ không tin…thì chuyện tất nhiên là nhạo bán rồi.

  4. thisisme Avatar
    thisisme

    Mình mới đọc truyện này xong , dù dịch sai bét nhè nhưng vẫn thấy hay và ngộ ra nhiều điều . nếu nhìn từ quan điểm này nó như thế này , quan điểm khác nó sẽ khác .

Leave a Reply