Phim nước ngoài vẫn dành một chỗ đứng quan trọng trong lòng những khán giả hâm mộ, họ trung thành,đam mê và sống vì nó. Tuy nhiên, lòng đam mê cũng đi cùng với sự nuối tiếc về thời huy hoàng của nó.
Nhà sản xuất Mark Johnson,đồng thời cũng là chủ tịch trong hội đồng lựa chọn phim nước ngoài đoạt giải Oscar lên tiếng: "Khi tôi còn là sinh viên, phim nước ngoài là lẽ sống của tôi. Thế nhưng,bây giờ, số lượng rạp chiếu phim nước ngoài đã giảm đi đáng kể, những đứa con của tôi,chúng không còn yêu thích những phim có phụ đề. Sở thích chúng ta càng ngày càng bị giới hạn lại ."
:image1: Năm 2005 là năm đặc trưng với những tác phẩm thật sự gây tiếng vang, Đến từ Đức có "Head-On". Pháp có "Cache" ; Hong kong với "2046 , Turtles can fly của Kurdistan , và Italy với The best of youth
Tuy nhiên, về thương mại, thì năm 2005 là năm thất bại nhất. Phim nước ngoài thành công nhất về doanh thu thuộc về Kungfu hustle với doanh thu 17,1 triệu đôla- làm nó trở thành phim thứ 116 có doanh thu cao nhất-và một trong 10 phim nước ngoài vượt qua con số 1 triệu đô la tại US. Đã qua rồi thời có một số lượng khán giả còn dành tình cảm cho Kurosawa hay Truffaut, và đã qua rồi thời khi mà A man and a woman của Claude Lelouch đứng vững trong rạp đến hai năm liền
Có thể nói thời gian này là thời kỳ thai nghén của phim nước ngoài.Chúng ta biết rằng thế giới đang ngày một toàn cầu hoá , và nền kinh tế của Mỹ càng ngày càng liên kết chặt chẽ với Trung Quốc, tuy vậy,nước Mỹ với truyền thống văn hoá và phong cách sống cô lập, đã tự bỏ đi cơ hội tiếp cận và học hỏi phong cách của các nước khác. Tuy vậy, hãng sản xuất phim Miramax vẫn cho ra đời những tác phẩm nước ngoài nổi tiếng . Nói theo lời của Harvey Weinstein :" Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ niềm đam mê của mình"
Tuy nhiên,thực tế cho thấy rằng ,với sự cạnh tranh của hàng loạt sản phẩm từ Mỹ , những phim nước ngoài đã bị đẩy lùi ra khỏi màn ảnh rộng. Hơn thế nữa, theo lời David Linde : " còn một vấn đề quan trọng khác đó chính là đài truyền hình vẫn còn e ngại khi trình chiếu những tác phẩm nước ngoài". Với đường truyền dây cáp của đài phát thanh phụ không đảm bảo,các nhà phân phối không dám bỏ nhiều tiền vào phim ngoại.
:image2:Giải Academy, tưởng chừng là tia sáng cho phim nước ngoài ,lại càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn khi chính nó lại có khẩu vị tầm thường. Đơn giản,hệ thống đề cử cho 5 phim nước ngoài không hiệu quả. Mỗi nước chỉ có thể đệ trình một phim ( thử tưởng tượng mỗi hãng phim của mỗi nước sẽ đưa một phim tranh dự giải phim hay nhất, thì ta có thể dễ dàng nhận thấy được những vấn đề về chính trị xoay quanh việc tiến cử phim xảy ra ở mỗi nước.) Nước thường được đề cử nhiều nhất là Pháp và Ý,vậy thì ta có thể nhận ra rằng hội đồng chấm giải Oscar cho phim nước ngoài thực chất cũng chẳng phải :"nước ngoài" gì cho lắm.
Chủ tịch Johnson đã cố lôi kéo những người trẻ tuổi hơn tham gia vào việc bỏ phiếu vì thực tế những vị giám khảo với kinh nghiệm xem nhiều phim nước ngoài lại chuẩn bị về hưu,và thế là càng ngày thì việc lựa chọn phim nước ngoài hay nhất càng trở nên cảm tính và thiếu chính xác.
Năm nay ,ngạc nhiên với đề cử dành cho phim :Paradise Now, một phim nói về hai chiến binh cảm tử người Palestine dự định đánh bom tấn công Tel Aviv, đối với hội đồng chấm giải Oscar cùng với một số thành viên có nguồn gốc Do Thái, thì việc một phim về Palestine lại được đề cử quả là một bước ngoặt lớn. Tuy nhiên, một số tổ chức Do Thái vẫn tìm mọi cách phản đối những phim liên quan đến Palestinian. Chính vì vậy,tuy Paradise Now đoạt được giải Quả Cầu Vàng nhưng con đường đến với Oscar của nó vẫn còn dài.
:image3:Tsotsi từ Châu Phi xem ra có cơ hội thắng nhiều hơn,một câu chuyện kể về sự thay đổi trong tâm tính của một cậu bé nhẫn tâm lớn lên từ tuổi thơ cơ cực và đau buồn.Với tài diễn xuất đầy mê hoặc của Presley Chwene,bộ phim thực sự xúc động, tuy nhiên bộ phim lại không mở ra những vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống. Tất cả tình tiết trong phim xoay theo hướng dường như chắc chắn có thể xảy ra vào thập niên 30 của thời gangster.
Những phim khác được đề cử cũng không thách thức được khả năng phán đoán của mọi người. Bộ phim Pháp Joyeux Noel kể về một tai nạn có thật xảy ra vào đêm giáng sinh thời kỳ thế chiến I ,mà những người lính Pháp,Đức từ bỏ khẩu súng của họ và cùng nhau chơi bóng đá. Là một phim mang đậm phong cách nhân văn ,nhưng khó có thể tạo bước ngoặt lớn.
Bộ phim Đức "Sophie Scholl: The Final Days" kể về câu chuyện của Julia Jentsch, một sinh viên thuộc Đức Quốc Xã nhưng tham gia vào tổ chức đối kháng. Nhân vật Jentsch tuy nổi bật nhưng phim lại quá đạo đức đến hơi kịch.
:image4: Chủ tịch Johnson thừa nhận hội đồng chấm giải Oscar đã phạm phải sai lầm trong quá khứ. Ông phát biểu :" Không đề cử cho phim City of God là một trong những điều làm chúng tôi ngượng nhất" . Ông tiếp ," Nhưng nó chỉ là một điều nhỏ để gây nên tranh cãi, chúng tôi chỉ nhận được cái tát thật sự khi nó còn được đề cử đến 4 giải khác cho Oscar. Johnson muốn giới thiệu cách khác cho việc đề cử phim nước ngoài hay nhất cho những năm sau bằng cách lấy năm phim hay nhất từ những liên hoan phim chính thức và đưa chúng vào cuộc tranh giải. Điều đó tối thiểu mở ra một con đường mới vượt qua khỏi phạm trù cổ xưa về một phim/ một quốc gia.
Lược dịch theo Newsweek
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.