Cứu tinh của Hollywood.
Công ty ILM là cái tên gợi cho những người yêu điện ảnh một sự tò mò. Từ khi đạo diện George Lucas thành lập công ty vào năm 1975 để cung cấp các hiệu quả đặc biệt cho bộ phim Star Wars, ILM đã góp nhiều tâm lực của mình vào 8 trong 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngoài ra công ty còn đoạt 28 giải Oscar, 14 giải cho hiệu quả hình ảnh xuất sắc nhất và 14 giải khác cho kỹ thuật thành tựu kỹ thuật. Cụ thể, ILM đã tham gia vào việc dàn dựng các bộ phim nổi tiếng sau : StarWars, The Empire Strikes Back, Return of The Jedi, The Indian Jones, Star Trek: Generations, Jurassic Park, The Lost World, Men In Black, Jumanji, The Mask, Forrest Gump, Twister, Star Wars: Episode 1, The Perfect Storm….
25 năm qua ILM đi tiên phong trong việc vận dụng kỹ xảo điện ảnh với nhiều sáng tạo mang tính đột phá. Thật khó lòng kể lại chit tiết những gì ILM đã làm được chỉ trong một bài viết. Việc tạo ra các hiệu quả đặc biệt làm bởi máy tính (CG) không hề là chuyện đơn giản mà đây là cả một quá trình căng thẳng đòi hỏi vô số cuộc nghiên cứu và lao động miệt mài, ILM có khoảng 1000 nhân viên tài năng trong đó có: các nhà giám sát hiệu quả hình ảnh, các chuyên gia chỉ đạo kỹ thuật, các nhà phát triển phần mềm phục vụ công tác CG; các nhà khoa học, các nhà chỉ đạo nghệ thuật, các nhà sản xuất, các nhà tạo hình mẫu, các chuyên viên hoạt hoạ, các cameraman và kỹ thuật viên sân khấu….
Nơi quy tụ tài năng
Mỗi nhóm người trên có nhiều ngón nghề đặc biệt. Ví dụ Habib Zargarpour, nhà giám sát hiệu quả hình ảnh phim Perfect Storm có biệt danh Paticle Man (ông phân tử) vì ông có công tạo ra đám mây khí trên máy vi tính bằng hàng triệu phân tử 3D nhỏ kết hợp lại trong một cảnh ấn tượng của bộ phim The Mask. Tốt nghiệp cử nhân khoa học ứng dụng và kỹ thuật cơ khí, Habib lấy thêm bằng thiết kế công nghiệp trước khi vào làm việc cho ILM năm 1993. Ông giữ cương vị chỉ đạo kỹ thuật phim The Mask. Trong Perfect Storm, Habib tạo ra các mô hình máy tính làm giả nước. Ông còn dùng kỹ thuật phân tử tạo ra các vì sao trong phim Twister, tạo ra sóng triều trong bộ phim Snake Eyes.
Các kỹ xảo CG đóng vai trò quan trọng trong các bộ phim hiện nay dù rất ít người biết về nó. Ví dụ kỹ xảo CG có mặt trong hần hết cảnh nước, thuyền và cả cảnh người của Perfect Storm.
Các điều kiện cần có.
Trước khi một đạo diễn đến nhờ ILM giúp một tay, ông phải hoàn tất các công đoạn sau: có một kịch bản hoàn chỉnh, từ kịch bản sẽ hình thành các bộ phác thảo. Mỗi phác thảo gồm những bức vẽ tĩnh có lời thoại và chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể. Một cảnh phim có thể có nhiều tiểu cảnh. Mỗi tiểu cảnh là một góc quay nên phải có một phác thảo riêng. Một bộ phim điển hình thường có 2000 tiểu cảnh khác nhau mà khi nối kết nhau sẽ tạo thành một bộ phim hoàn tất.
Có các phác thảo trong tay rồi đoàn làm phim sẽ chia thành nhiều nhóm:
_ Một nhóm lo về thiết kế và xây dựng các phim trường cần thiết cho các cảnh phim.
_ Một nhóm khác đi điều tra và chọn các điểm quay thực tế.
_ Một nhóm chuẩn bị cho các tiểu cảnh kỹ xảo CG khác nhau.
_ Một nhóm chuẩn bị cho các tiểu cảnh liên quan đến diễn viên đóng thế.
_ Một nhóm chuẩn bị các hiệu quả đặc biệt mô hình thật như cá mập robot trong bộ phim Jaws.
_ Một nhóm lo về phục trang.
_ Đoàn làm phim chuẩn bị camera, ánh sáng, âm thanh.
ILM thường tham gia 3 công đoạn: tạo ra các phác thảo đồ họa 3 chiều, tạo ra những cảnh quay CG thuần túy, tạo ra các kỹ xảo CG có người.
Giai đoạn hậu sản xuất.
Khi việc sản xuất phim hoàn tất, nó sẽ chuyển sang giai đoạn hậu kỳ với các công việc sau:
_ Phần nào của phim dùng kỹ xảo kỹ thuật số sẽ được kỹ thuật số hoá.
_ Các tiểu cảnh sử dụng cả kỹ xảo CG và người thật việc thật hoặc mô hình nhân vật nhỏ được lồng vào nhau để cho ra một cảnh quay duy nhất trong như thật.
_ Các cảnh quay đóng thế và nguy hiểm có đạo cụ dây nhợ hỗ trợ phải được xoá đạo cụ và dây.
_ Phim được dọn dẹp vệ sinh và chỉnh màu.
_ Tất cả các cảnh quay được nối kết lại thành một bộ phim hoàn hảo.
_ Nhạc nền và hiệu ứng âm thanh được thêm vào.
_ Phim được hoàn chỉnh lần cuối, nhân bản và gửi đến rạp chiếu phim.
Phương Bối.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.