Khi thưởng thức cùng một tác phẩm điện ảnh, dưới góc độ là người xem có thể chúng ta sẽ cùng hiểu được chung một nội dung, có được tình cảm với các nhân vật trong phim, cảm thông, chia xẻ cũng như có cùng một suy nghĩ chung về tính cách của từng nhân vật. Nhưng trong mỗi cá nhân chúng ta điều tồn tại một nhận định và suy nghĩ hoàn toàn khác nhau trong cái chung nhất của tác phẩm.
Như vậy muốn hiểu được tiếng nói của điện ảnh, thấy được một cách sâu sắc cái hay cái dở của phim. Ngoài trình độ học vấn, chuyên môn và môi trường làm việc cũng như ảnh hưởng bởi nét văn hóa nơi ta sinh sống . Chúng ta cần phải làm quen và tìm hiểu đặc trưng riêng biệt của điện ảnh Ngôn Ngữ Điện Ảnh.
Vậy đặc trưng là gì?, có thể hiểu một cách đơn giản : Đặc trưng là những nét riêng biệt của một vật thể so với những vật thể khác cùng loại và trong nghệ thuật cũng vậy..
Ở đây chúng ta có thể lấy một thí dụ trong nghệ thuật, một tác phẩm của Cụ Nguyễn Du Truyện Kiều ngoài vẻ đẹp chung, hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn có cái riêng mỗi người , mỗi vẽ..,vừa vào truyện Nguyễn Du đã giới thiệu ngay đặc trưng tính cách của hai cô gái, vì những tính cách đó sẽ chi phối toàn bộ suy nghĩ, tâm tư, lời ăn tiếng nói và cuộc đời của từng nhân vật Hồng nhan bạc mệnh, trời xanh ghen ghét theo cụ đã dành sẵn cho Kiều .Đọc xong tác phẩm trong mổi cá nhân chúng ta cũng vậy, ngoài cái chung của tác phẩm sẽ tồn tại một hình ảnh Thúy Kiều, Thúy Vân hoàn toàn khác nhau không ai giống ai .
Thử xét thêm về đặc trưng hai loại hình nghệ thuật : Sân Khấu và Điện Ảnh.
Sân Khấu là một loại hình nghệ thuật trên sàn diễn , bị giới hạn bởi không gian cũng như mang đậm tính ướt lệ, giản lượt một cách tối đa , phần lớn phụ thuộc vào khả năng diễn xuất hình thể của người diễn viên nhằm nói lên được suy nghĩ và hành động của nhân vật.
Vd : Chỉ cần một cái roi cộng với động tác diễn xuất vài dòng trên sân khấu, khán giả có thể hiểu người anh hùng đã cởi ngựa qua hàng trăm dặm đường mệt mỏi .
Ngựa giả , búp bê giả, xe giả .v.v.. thậm chí không cần cả đạo cụ mà dựa vào tài diễn xuất, khán giả cũng hiểu được nhân vật đó muốn gì? làm gì? Và họ vui vẻ chấp nhận những điều như vậy
Nhưng xem phim thì khác, trong phim Nổi Gió có cảnh tên cai ngục giật đứa con nhỏ trong lòng chị Vân rồi vẳng ra xa trên sân gạch Tuy camera đã thận trọng quay đứa trẻ ở viễn cảnh, nhưng từ hàng ghế khán giả vẫn nổi lên sự phản ứng Ô búp bê! Búp bê
Thế đấy! người xem không thể nào chấp nhận như thế trên màn ảnh , ngược lại có thể chấp nhận trên sân khấu. Điều đó nói lên cái giả cái thật trong nghệ thuật do đặc trưng của mỗi loại hình quy định . Dĩ nhiên nhận định về cái giả cái thật đó của khán giả không phải lúc nào cũng đúng cả
Tóm lại việc xác định tính nết điện ảnh là việc không thể thiếu đối với các nhà sáng tác , diển xuất, phê bình và đối với người xem, thưởng thức phim không thể giống với các loại hình nghệ thuật khác : Văn học, hội họa, sân khấu .
Có thể sơ bộ hiểu rắng : Đặc trưng điện ảnh là những nét riêng biệt của điện ảnh, mang tính tổng hợp : Tính kỹ thuật và tính quần chúng rất cao .v.v Các phương tiện thể hiện, diễn đạt ( ngôn ngữ điện ảnh) phải chịu sự chi phối bởi từng những đặc trưng nói trên
còn tiếp……
Trích tư liệu trong “Đặc trưng – ngôn ngữ điện ảnh ” Bùi Phú
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.