LHP Cannes, tấm gương phản chiếu 1 thế giới đầy bất trắc.

Nếu như điện ảnh là tấm gương soi của thế giới thì nhân loại đang ở trong tình trạng thật đáng lo ngại qua những bộ phim tại LHP Cannes năm nay.
Chiến tranh, hãm hiếp, bắt cóc, tra tấn, thành kiến, chế độ độc tài và suy thoái môi trường.. tất cả tràn ngập màn ảnh suốt 12 ngày diễn ra cuộc so tài với chiến thắng cao nhất, Cành Cọ Vàng đã thuộc về đạo diễn kỳ cựu Ken Loach người Anh.

"The Wind That Shakes the Barley" thay vì rập khuôn cuộc luận chiến chính trị "Fahrenheit 9/11," Cành Cọ Vàng 2004, là những đường kẻ vạch song song của cuộc tranh đấu chống sự cai trị của người Anh trên đất Ireland những năm 1920 với những diễn biến tại Irắc hiện nay.
Chủ nhân Giải Triển Vọng Bruno Dumont (Pháp) tuy không khẳng định 1 thông điệp công khai với "Flanders" nhưng hình ảnh cuộc chiến với lực lượng nói tiếng Arập trên xứ sở sa mạc là bằng chứng khó chối cãi khác về cuộc chiến Irắc.
Sự ám ảnh của những vấn nạn đầy tranh cãi lên phim ảnh vốn đã được George Clooney liên tưởng hồi đầu năm với điện ảnh chính trị những năm '60 & '70, nay được hưởng ứng nồng nhiệt bởi K. Loach, nhà đạo diễn cánh tả chỉ trích cuộc xâm lược Irắc do Mỹ cầm đầu.

"Chúng ta đã và đang chứng kiến những cuộc chiến và chiếm đóng. Những thứ ấy, tất cả mọi người rốt cuộc rồi cũng chẳng thể quay lưng lại với chúng được," ông phát biểu. "Thực tế là việc chúng được phản ánh trên màn ảnh thật sự rất quan trọng với sự lành mạnh của điện ảnh. Và thật hứng thú khi có cơ hội thực sự đương đầu với chúng trong phim thay vì cứ chỉ là ba cái thứ gia vị vớ vẩn cho dòng phim ‘bắp nổ'."

Cũng xúc động và nhạy cảm không kém là "Summer Palace" của Lou De (Trung Quốc) trên nền ‘sự kiện Thiên An Môn' năm 1989 và "Ngày Tháng Vinh Quang" với những khám phá về những người lính Bắc Phi trong hàng ngũ quân Pháp trong Thế chiến 2.
"Buenos Aires 1977" kể về 4 người đàn ông bị bắt cóc và tra tấn bởi chính quyền quân sự Achentina, "Pan's Labyrinth" là câu chuyện phi thực đen tối về cô gái tâm thần trốn thoát khỏi đất nước Tây Ban Nha tàn nhẫn dưới thời Franco năm 1944 còn Giải Đạo Diễn Xuất Sắc "Babel" của Alejandro Gonzalez Inarritu (Mêhicô) tìm hiểu những quy kết sai lầm về nhau giữa thế giới Tây phương và Hồi giáo sau vụ tấn công 11 tháng 9.

Theo Todd McCarthy của tờ Variety, con dấu chứng nhận đẳng cấp của các phim dự tranh Cannes chính là những câu chuyện chính trị trông rất chung chung, tuy chẳng giơ cao nhưng lại không hề đánh khẽ chút nào.
‘Kiệt sức' là từ mà thành viên BGK, diễn viên Anh Helena Bonham Carter diễn tả những gì bộ sưu tập Cannes '06 đem lại. "Quá nhiều phim với quá nhiều những hình ảnh bạo lực, những quang cảnh tiêu điều," cô nói. "Điều này thật sự vắt kiệt chúng tôi, nhất là hệ thần kinh của tôi."

Trong số 3 phim Mỹ dự tranh thì 2 đã đi theo khuynh hướng này.
"Fast Food Nation" của Richard Linklater chỉ trích xu hướng chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh tại Mỹ trong khi "Southland Tales" của Richard Kelly tả chân đất nước trước ngưỡng cửa những thảm hoạ môi trường và xã hội.
R. Linklater còn đạo diễn bộ phim (không dự thi) chuyển thể từ tiểu thuyết của Philip K. Dick, 1977 "A Scanner Darkly" với những lời tiên tri được chứng thực. Trong phim, sự lạm dụng mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố nhằm khống chế tự do cá nhân của chính quyền Mỹ là chủ đề chính.
"Những quyền tự do cá nhân cụ thể vốn được hiến pháp bảo vệ cho sự riêng tư nay đang vỡ nát dưới chiêu bài ‘an ninh nội địa', điều này không hay ho chút nào," Keanu Reeves, diễn viên trong phim trả lời hãng Reuter.

Ngoài ra, "An Inconvenient Truth," phim tài liệu về tình trạng ấm dần toàn cầu được cựu Phó TT Mỹ Al Gore giới thiệu, "World Trade Center" của Oliver Stone với Nicolas Cage-anh cảnh sát kẹt trong đống gạch vụn của tòa tháp đôi và "Home of the Brave" của Irvin Winkler với hội chứng hậu chiến trên lính Mỹ hồi hương cũng được giới thiệu sơ lược trước khi ra rạp trong thời gian sắp tới.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply