Thời kỳ 1903 1945 : Bán đảo Triều Tiên bị Nhật Bản cai trị
Đa số phim Triều Tiên của thời kỳ này bị phá hủy trong những năm chiến tranh Bắc Nam nhưng các tư liệu còn lại cho thấy kỹ nghệ điện ảnh Triều Tiên đã có bước phôi thai từ những năm giữa thập niên 1920 trước khi Nhật xâm lược Trung Quốc (1937). Từ 1909 1920, một loạt nhà hát được xây dựng tại Seoul và các thành phố khác như Pusan và Pyongyang mà đa số là người Nhật làm chủ trừ một số ít của người Triều Tiên dùng để chiếu các phim nhập từ Châu Âu và Châu Mỹ. Số tiền thu được sẽ dùng để sản xuất các bộ phim nội địa và bộ phim đầu tiên thuộc thể loại kinodrama được chiếu tại nhà hát Dangsonga ở Seoul (1919). Người xem chấp nhận nhưng giới trí thức chê là loại phim này làm hạ thấp giá trị nghệ thuật của cả phim lẫn kịch. Năm 1923, bộ phim câm đầu tiên của Triều Tiên ra đời và vài năm sau đó có bảy công ty phim được thành lập. Kiệt tác của thời kỳ này là Arirang (1926) do Na Un Kyu 25 tuổi đạo diễn sản xuất và đóng vai chính.
Phim chống lại sự tra tấn của cảnh sát Nhật và đóng góp vào phong trào đòi độc lập của người dân Triều Tiên. Năm 1935, kỹ nghệ phim tiếp tục phát triển với sự ra đời của bộ phim có tiếng nói đầu tiên Chunhyang jon. Tuy nhiên, hai năm sau đó khi Nhật xâm lược Trung Hoa, kỹ nghệ điện ảnh trở thành công cụ tuyên truyền của người Nhật.
Thời kỳ 1945 1955 :
Chỉ có 5 phim tồn tại vào thời kỳ này (từ lúc Mỹ chiếm đóng đến lúc kết thúc chiến tranh Triều Tiên). Trong những năm sau chiến tranh, Hàn Quốc nhập được trang thiết bị và kỹ thuật dựng phim từ các chương trình viện trợ của nước ngoài tạo bàn đạp cho sự phục hồi điện ảnh Hàn Quốc vào những năm cuối 1950 và đầu 1960.
Thời kỳ 1955 1969 : Thời đại vàng của điện ảnh Hàn Quốc.
Nửa cuối những năm 50 có thể được xem như giai đoạn phục hồi của kỹ nghệ điện ảnh Hàn Quốc khi một số bộ phim sản xuất trong nước tăng từ 8 (1954) đến 108 (1959). Khán giả cũng trở lại với các rạp chiếu phim để thưởng thức những bộ phim như Chunhyang jon (phim làm lại năm 1955) với 200.000 người xem ở Seoul (1/10 dân số thủ đô lúc đó). Các bộ phim hành động và phim truyện chiếm đa số lượng phim xuất xưởng của thời kỳ này. Đầu thập niên 1960 chứng kiến sự xuất hiện của các đạo diễn Hàn Quốc tài năng nhất. Doanh thu tiền bán vé cũng tăng mạnh. Năm 1962, nhà độc tài Park Chung Hee ban hành Luật điện ảnh buộc tất cả các hãng sản xuất phim phải sản xuất tối thiểu 15 phim một năm và phim phải mang tính chất thương mại. Tuy nhiên, phim nghệ thuật gắn với thực tại vẫn ra đời. Cố đạo diễn Kim Ki Young sản xuất The Housemaid năm 1960. Đây là bộ phim nổi tiếng nhất của ông kể chuyện một người tớ gái quyến rũ ông chủ. Cũng như các phim khác của Ki Young , The Housemaid đề cao sức mạnh của người phụ nữ. Sau đó, phim của ông gần như bị lãng quên đến tận những năm 1990 mới được chiếu lại và đặt Ki Young vào đúng chỗ trong lịch sử của nền điện ảnh Hàn Quốc. Một tài năng khác nổi lên trong thời kỳ này là Yu Hyun Mok với bộ phim Obaltan (1961).
Còn đạo diễn gây tranh cãi nhất Hàn Quốc Shin Shang Ok thì có The Houseguest & My mother (1961) nói về một goá phụ trẻ yêu người tá điền của mình nhưng không dám nói vì qui luật khắt khe của xã hội về giai cấp giàu nghèo. Năm 1967 Sang Ok lại gây sốc lần nữa bằng bộ phim The Dream nói về một tăng lữ dâm loạn. Năm 1968 và 1969, ông cung cấp cho người xem hai phim nữa : Eunuch & Women of the Yi Dynasty. Năm 1978 sau khi thực hiện được 80 bộ phim tài Hàn Quốc, Sang Ok và vợ sang sống tại Bắc Triều Tiên trước khi đến Hollywood và cho ra đời bộ phim Three Ninjas với tên mới Simon Sheen.
Thời kỳ 1970 :
Thời kỳ này đa số công chúng Hàn Quốc xa lánh với nền điện ảnh trong khi sự can thiệp và kiểm duyệt ngày càng gây khó khăn cho các nhà làm phim. Năm 1973, Hội khuyến khích điện ảnh Hàn Quốc được thành lập để khôi phục lại kỹ nghệ điện ảnh nhưng phải đến những năm 1980, điện ảnh Hàn Quốc mới thực sự lấy lại được sức sống.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.