Matrix Reloaded và những cuộc trò chuyện của Neo trong phim

Foreword

Seri Ma trận có 2 điểm mạnh hay được nhắc đến: phần action (được hỗ trợ tốt bởi kỹ xảo) và phần nội dung. Nếu ai xem qua đều được thỏa mãn nhanh chóng phần thị giác trong các pha hành động, kỹ xảo… thì phần nội dung thì nhiều người phải mất thời gian hơn. Cái khó chính là ở chỗ các đoạn đối thoại nói về ý tưởng của bộ phim khá khó hiểu, bắt người xem phải có một nền kiến thức nhất định về kỹ thuật và triết học.

Mình không có tham vọng giải thích hết lý thuyết của anh em nhà Wachowski, chỉ mong trong bài này có thể hệ thống lại những phần đối thoại chính trong Matrix Reloaded, những phần đối thoại xoay quanh nhân vật chính, Neo, nhằm cung cấp một phương tiện để các fan hâm mộ có thể dễ dàng nắm bắt nội dung của phim.

Mong các bạn khác đã có cơ hội xem qua phim và rủng rỉnh một chút thời gian có thể hợp tác với mình trong bài này. Chúng ta sẽ nói về những gì chúng ta hiểu được trong các đoạn đối thọai đó. Bên dưới, mình có đưa ra 6 phần đối thoại mình cho là quan trọng để hiểu được nội dung phim. Các bạn tự chọn cho mình một (hoặc hai, tùy ý) phần nào mà bạn tâm đắc để viết. Như vậy, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một phần giải mã cho nội dung của Matrix Reloaded nói riêng, và seri Matrix nói chung, mà chắc rằng không phải ai xem qua cũng có thể hiểu liền được.

Mình nghĩ bài viết này chắc chắn không phải để viết cho Neo (nhất là anh, một fan thật sự của Matrix) hoặc các admin có kiến thức sâu rộng, hay các “cao nhân tiền bối” ẩn danh… mà chính là dành cho phần còn lại của thế giới… những người bình thường, chỉ có lòng hâm mộ nghệ thuật thứ bảy và một niềm tin là MB là nơi để họ có thể trông cậy vào trong những lúc họ cần thông tin về những bộ phim mà họ yêu thích.

Thật sự là nếu không có ai tham gia với mình, có thể mình sẽ cố gắng hoàn tất bài viết. Nhưng lúc đó… làm một mình sẽ buồn lắm.

Matrix Reloaded

Thiết nghĩ có thể sơ lược lại về Matrix Reloaded: …Con tàu của Morpheus không chỉ là cái độc nhất của Zion được phái đi để xâm nhập Ma trận. Trong một cuộp họp khẩn cấp, mọi người đã được thông báo về tình hình Ma trận đang tìm cách tấn công Zion. Và các tàu được lệnh rút về căn cứ. Người xem đã được giới thiệu về Zion. Ở đây đã có một phần đối thoại đáng chú ý giữa Neo và cố vấn Homan.

Nhận được tin nhắn, Neo đã rời Zion để quay lại Ma trận gặp nhà tiên tri. Sau cuộc gặp này, Neo đã chạm trán lại Smith giờ đây không còn là nhân viên của Ma trận nhưng đã được nâng cấp và rất nguy hiểm. Lần đụng độ của Neo và Smith được xem là cái đinh của những pha hành động trong phim.

Theo lời của nhà tiên tri, bộ ba Neo – Morpheus – Trinity đã tìm đến Merovingian để cứu người tạo chìa khóa. Lần giải cứu này đã đem đến những pha hành động nín thở, đẹp mắt. Người tạo chìa khóa đã giúp họ xâm nhập được phần cốt lõi của Ma trận. Sau khi trò chuyện với người kiến trúc sư tạo nên Ma trận, Neo đã lựa chọn cánh cửa quay về cứu Trinity đang bị mắc kẹt giữa những nhân viên của Ma trận.

Bộ ba đã thoát được. Neo đã nói cho Morpheus nghe sự giả dối của lời tiên tri. Sau khi con tàu của họ bị bọn nhện máy tấn công và nổ tung, Neo nhận ra anh có thể tác động đến bọn nhện như những gì anh đã làm trong Ma trận. Một con tàu của Zion sống sót sau cuộc tấn công của Ma trận đã cứu họ. Bộ phim kết thúc ở cảnh Neo nằm hôn mê trong khoang cấp cứu, Trinity ngồi cạnh bên. Gần đó là một thân thể của một người khác cũng đang hôn mê. Người này là phiên bản bị lây nhiễm từ Smith. Khán giả được hẹn đến phần ba: Matrix: The Revolution.

Targets

Những phần trò chuyện của Neo được nhắm đến để đi vào chi tiết là (xếp theo thứ tự xuất hiện trong phim):

– Phần trò chuyện với cố vấn Homan ở Zion.

– Phần trò chuyện với nhà tiên tri

– Phần trò chuyện với Smith

– Phần trò chuyện với Merovingian

– Phần trò chuyện với kiến trúc sư

– Phần trò chuyện với Morpheus sau khi Neo từ cốt lõi của Ma trận trở về.

Trong danh sách trên, hai phần quan trọng nhất chính là khi Neo gặp nhà tiên tri và kiến trúc sư. Đây chính là những phần giải thích thêm cho những ý tưởng, lý thuyết tạo nên cái hồn của seri Matrix.

Homan

Homan thật sự mở đầu cuộc đối thoại dưới tầng hầm kỹ thuật bằng ám chỉ con người thường không quan tâm đến việc máy móc làm việc như thế nào. Và “…con người thường chỉ quan tâm đến mục đích của họat động của máy móc” đã được ông nhắc đến ở phần cuối của cuộc trò chuyện. Điều này mở ra một điểm mâu thuẫn, chẳng hạn như cùng một dạng hoạt động của máy móc có thể gây ra nhiều cách hiểu về mục đích của nó.

Hãy lấy ví dụ được Homan nhắc đến: con người bị nối kết, bị phụ thuộc vào máy móc và ngược lại. Sự việc này có ít nhất là 2 mặt (mọi chuyện lúc nào cũng vậy… và ai cũng có thể thấy rõ ràng, không cần phải giải thích ở đây): tốt và xấu. Neo đã nói đến một hình thức của vấn đề hai mặt này: đó là chuyện kiểm soát. Ai kiểm soát ai? Con người kiểm soát máy móc hay là ngược lại? Ta biết rằng sự thật là chẳng có điều gì là tuyệt đối, như vậy mới chuyện phụ thuộc lẫn nhau.

Nhưng tất cả phần đối thoại trên có ý nghĩa như thế nào? Hãy để ý đến một ý kiến của Homan: Thế nào là kiểm soát? Ông đã không trả lời câu hỏi trên bằng một định nghĩa. Ông đã nói đến việc còn nhiều việc con người, thông qua hình tượng ông, một cố vấn của Zion, vẫn chưa hiểu được. Ông đã nói đến tính cấp thiết của chuyện nhận thức đó, “…trước khi quá trễ.” Ta sẽ thấy mệnh đề về việc thiếu nhận thức này được khẳng định lại trong các cuộc đối thoại sau đó của Neo.

Cuộc đối thoại này chính là tiền đề cho việc khai triển các ý tưởng chính của nội dung phim.

Nhà tiên tri

Trong phần nói chuyện này, chúng ta có thể chú ý đến ba điểm chính như sau: 1. nhà tiên tri cung cấp thêm những thông tin mô tả về hoạt động của Ma trận. (Xin chú ý đến đoạn phim lúc Neo được người cận vệ của nhà tiên tri dẫn đến chỗ hẹn, chúng ta đã được giới thiệu về một phần chân tướng của Ma trận: chúng có những cửa sau – backdoor. Đây là những khái niệm quen thuộc đối với hệ thống thông tin trên máy tính. Chính cái cách hoạt động này của của những hệ thống như vậy cũng sẽ có 2 mặt, mà nhóm nổi loạn sẽ phải biết tận dụng. Nó cung cấp những thông tin minh họa thêm cho vai trò quan trọng của người tạo chìa khóa)

Nhà tiên tri đã không phủ nhận khi Neo khẳng định về giả thuyết nhà tiên tri chỉ là một dạng chương trình, một dạng đặc biệt. Chính vì chương trình này biết quá nhiều về Ma trận lẫn những người thuộc phe nổi loạn, nó không thể nằm cùng hệ thống với Ma trận. Nó thuộc một hệ thống khác. (đây cũng là một cơ sở cho giả thuyết còn những hệ thống khác ngoài 2 hệ thống mà chúng ta đã biết là Ma trận và Zion)

Nhà tiên tri đã đưa ra những ví dụ về các chương trình khác với những chương trình giả lập nên những thực thể con người, cũng như các nhân viên đặc biệt. Rất nhiều những chương trình khác, bình thường như các chương trình điều khiển chim chóc, cây cỏ, gió bão, bình minh, hoàng hôn… Và cả những chương trình không bình thường như các hiện tượng người sói, ma cà rồng, người ngoài hành tinh… Khi diễn giải về các chương trình không bình thường này, nhà tiên tri đã hé mở cho Neo biết về hoạt động của chúng và sự tương tác với Ma trận. Chúng ta đã nghe: “The system is simulating some programs doing something they’re not supported to be done.” Và Neo đã nhận thấy: “Programs hacking programs.”

Tại sao lại có tình trạng đó? Nhà tiên tri đã nói đến vấn đề chương trình hoạt động sai với hệ thống và bị chương trình khác can thiệp vô nhằm sửa lỗi (ta thấy Neo, Smith và cả người tạo chìa khóa là những ví dụ của loại chương trình hoạt động sai… một cách cố tình ). Khi một chương trình hoạt động sai, chương trình đó có thể bị xóa, hoặc có thể được lựa chọn để quay về phần cốt lõi của Ma trận. Chính điều này đã mối nối để chúng ta bước qua phần 3: cung cấp thông tin để Neo có thể tiếp tục hoàn thành sứ mạng của mình.

Nhưng trước hết, chúng ta hãy chú ý đến điểm chính thứ 2: phần khẳng định lại vấn đề thiếu nhận thức (đã được mở đầu trong phần nói chuyện với Homan). Khi khẳng định nhà tiên tri là một dạng chương trình, Neo đã nghi ngờ tính chân thực của những thông tin mà bà ta cung cấp. Chuyện nghi ngờ là chuyện đương nhiên (ngay cả bản thân chúng ta đâu phải ai nói gì cũng tin sái cổ đâu?). Nhưng chính điều này làm cho ta thấy nội dung phim lại tiếp tục sử dụng mệnh đề “problem of choices.” Thông tin mà ta có được thì nhiều, nhưng để có thể sử dụng được cho lợi ích của mình, ta phải lựa chọn. (Để ý rằng định nghĩa của sự lựa chọn cũng được đưa ra một cách khéo léo khi Neo nói khi nhận viên kẹo của nhà tiên tri: “Nếu bà đã biết là tôi sẽ nhận viên kẹo, làm sao tôi có thể lựa chọn?” Thật ra nếu như chúng ta đã có đủ thông tin về vấn đề, chúng ta đâu cần phải mệt nhọc với problems of choices. Chúng ta thường chỉ lựa chọn khi chúng ta thiếu thông tin.)

Vấn đề là ta có đủ nhận thức để nhận ra đâu là đúng, đâu là sai. Ngay cả khi lựa chọn rồi, chúng ta cũng cần phải phân biệt được đâu là do được khuyên bảo, đâu là do chính chúng ta nhận ra được tại sao chúng ta phải làm như vậy… Neo đến gặp nhà tiên tri thật ra là chỉ để tìm hiểu những thông tin giúp anh có thể hiểu được tại sao anh có một quyết định trong tương lai, dù nó chưa xảy ra. (Vấn đề về sự quan trọng của chuyện hiểu được tại sao mình lại làm như vậy đã được minh họa thêm trong cuộc đối thoại với Merovingian.)

Nhưng dù cho chính nhà tiên tri cũng công nhận Neo có thể nhìn thấy trước tương lai (hãy chú ý đến đoạn nhà tiên tri hỏi Neo về giấc mơ của anh về Trinity: “…anh có thấy cô ta chết không?” Có nghĩa là Neo vẫn còn có thể lựa chọn), có những suy nghĩ đi trước hiện tại… thì “…thường ta không thể thấy xa hơn những quyết định mà ta chưa hiểu.” Đây lại là chuyện giới hạn của sự nhận thức.

Tiếp tục với điểm chính thứ 3 của cuộc đối thoại này, ta thấy những thông tin ở trên đã giúp Neo có một background nhất định về những công việc sắp tới anh phải làm. Nhà tiên tri còn chỉ cho anh biết phải tìm người tạo chìa khóa để có thể vào cốt lõi của Ma trận. Thậm chí còn chỉ cho Neo biết phải đến tìm gặp Merovingian để có thể cứu được người tạo chìa khóa. Những ám chỉ về việc Merovingian là một người tham lam quyền lực có thể giúp ta có hiểu nhiều hơn về nhân vật này.

Và nhà tiên tri bỏ Neo của chúng ta lại với… Smith Chính bà ta trước đó cũng đã công nhận Neo đều có những cuộc chạm trán tồi tệ sau khi gặp bà ta xong.

Smith

Tuy Smith đã xuất hiện rải rác từ đầu phim, nhưng chính cuộc đối thoại này sẽ giải thích về sự xuất hiện của anh ta cũng như vai trò của Smith trong phim. Đồng thời, nó cũng đem lại cho người xem một pha hồi hộp với kỹ xảo lạ mắt khiến cho người xem phải lo lắng cho số phận của Neo.

Xin được nói về những giải thích cho sự xuất hiện của Smith trước. Hẳn nhiều người xem sẽ phải thắc mắc: “Ủa, cái thằng này chết trong phần 1 rùi mờ?!?!?” Smith đã chính thức đánh dấu sự trở lại bằng một câu nói chắc chắn sẽ trở thành câu cửa miệng của nhiều người sau khi xem Matrix Reloaded “Surprise to see me?”

Trong phần 1, hành động của Neo đối với Smith có thể được coi là hack vào chương trình của Smith và đã phá hủy phần code của anh ta. Nhưng đã có hủy thì luôn có phục hồi. Dân máy tính sẽ chẳng ai thắc mắc về điều này. Chuyện phục hồi như thế nào không được đề cập, nhưng sau đó thì như Smith có nói “…perhaps some parts of you printed on me, something overwritten or copied…”

Chúng ta có thể hiểu khi chương trình của Neo hack vào chương trình của Smith trong phần 1, đã có một phần code của Neo bị sao chép hoặc ghi đè lên những phần code của Smith khiến chương trình của anh ta có thể bắt chước hoặc từ tìm ra một số phương pháp điều khiển mới so với những gì hắn được nhận từ trước từ Ma trận. Nên nhớ rằng các nhân viên của Ma trận có khả năng rất lớn so với đám cảnh sát thường. Cùng với những gì copy được từ Neo, chúng ta có thể gọi Smith trong Matrix Reloaded là Smith version 2.0

Tuy nhiên, những gì xảy ra trong phần 1 đối với Smith có thể làm chúng ta liên tưởng đến những gì nhà tiên tri vừa giải thích về những chương trình “hoạt động sai.” Đúng ra Smith phải trở về cốt lõi (phần source) của Ma trận để được sửa chữa và quay lại tiếp tục làm nhân viên. Nhưng hắn đã làm khác. Version 2 này từ chỗ khinh bỉ “giống người” (như trong phần 1) đã thay đổi, muốn được tự do giống như những con người trong nhóm nổi loạn.

Thật ra sự tự do trên chỉ là một hình thức muốn thoát ra khỏi sự kiểm soát của Ma trận (bạn có nhớ vấn đề control đã được khai mào như thế nào ở phần nói chuyện của Homan không?). Cũng không hẳn là thoát ra… mà là muốn kiểm soát nhiều hơn những gì mà mình có được hiện tại. (Smith bắt đầu giống con người rồi. ) *Quyền lực.* (Lại một mối nối cho phần mô tả Merovingian.)

Smith muốn được giống Neo vì Neo có thể control được nhiều thứ trong Ma trận. Smith muốn được giống Neo hoặc các thành viên của nhóm nổi loạn vì họ có thể tự do được bên ngoài Ma trận. Và mình tin chắc sẽ không ai phản đối nếu như nói Smith cũng quay lại để trả thù thông qua chuyện muốn hack ngược lại chương trình của Neo nhằm được sao chép nhiều hơn những phần code của Neo vì chúng sẽ phục vụ cho việc control của hắn (Hãy xem lúc anh ta muốn lây nhiễm qua chương trình của Neo). Từ đó, Smith có thể với tới việc khống chế những hệ thống khác (xem phần lây nhiễm của anh ta đối với một thành viên khác của nhóm nổi loạn). Đây cũng chính là bản chất của các chương trình virus, worm hoặc spy nhằm hack các hệ thống máy tính.

Dù ý tưởng để cho một chương trình máy tính thâm nhập vào những tín hiệu thần kinh dẫn đến việc kiểm soát cả con người là một ý tưởng không mới (bạn đừng shock nếu như trong The Revolution thấy Smith nhiễm vào con người thật của Trinity, không phải là chương trình giả lập trong Ma trận, để giết Neo hay làm điều gì đó khác…) tuy nhiên cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng việc thâm nhập vào một người ở ngoài Ma trận là điều không thể. Bạn nên nhớ rằng có những chuyện thuộc về phạm trù giấc mơ hoặc tiềm thức con người không thể kiểm soát được. Vậy thì không lạ nếu như nói có thể những điều đó kiểm soát lại con người. Và cũng không lạ nếu như một chương trình có thể in vào trí nhớ của chúng ta một vài chương trình thuộc phạm trù tiềm thức (ở dạng các phản ứng hóa sinh trong não bộ. Thế là sau một giấc mơ chúng ta có thể có vài điều thay đổi trong ý thức của mình. Something might change our mind.

Để dừng lại phần nói về Smith, mình muốn nói thêm một điều là chuyện hack vào những con người “thật” ở Zion có thể cũng sẽ là cơ sở cho giả thuyết không phải Ma trận là hệ thống duy nhất.

More:

the Gadfly:

Về phần nói trò chuyện với Harmann, mình chỉ thích đoạn đối thoại này giữa Neo và ông ta:

—-

Neo: So we need machines, and machines need us. Is that your point?

Harmann: No, no point. Old men like me don’t bother in making points. There is no point.

Neo: Is that why there are no young men on the council?

Harmann: Good point.

Về đoạn nói chuyện với Oracle, xin trích vài đoạn đối thoại cho mọi người xem



Neo: If you already know, how can I make a choice?

Oracle: Because you don’t come here to make a choice. You’ve already made it. You’re here to try to understand why you made it.

……

Neo: You’re not human, are you?

……

Neo: Are there any programs like you?

……

————

Neo đến gặp Oracle vì anh phải đến và vì anh muốn hiểu rõ giấc mơ của mình, có lẽ trước khi đến gặp Oracle anh đã có những hoài nghi về những sự việc đã và đang xảy ra, anh đến gặp Oracle chỉ để khẳng định những gì mình nghĩ là đúng và biết tiếp theo mình phải làm gì để ngăn cuộc chiến ở Zion.

Đây là phần nói chuyện với Agent Smith của Neo:

———-

Smith: I killed you, Mr. Anderson. I watched you die with some satisfaction. Then something happened, something I thought would be impossible but it happened anyway. You destroyed me, Mr. Anderson. Afterwards, I was aware of the rules. I knew what I was supposed to do but I didn’t. I was compelled to stay, compelled to disobey. And right now, here I stand because of you, Mr. Anderson. Because of you, I’m no longer an agent of this system. Because of you, I’m unplugged. A new man, sort of speak, like you. Apparently free.

Neo: Congratulations.

Smith: Thank you!

———-

Đoạn hội thoại này giúp chúng ta hiểu được vì sao Smith ko chết mà còn tiếp tục sống nhăn răng. Khi Neo tác động vào Smith, anh tác động dưới dạng số hóa (giống như lúc bóp bóp trái tim Trinity dzậy mà), trong lúc tác động đến source của Smith, có thể source của Smith đã bị sửa đổi (bug ), và tên này ko thèm quay về source của Matrix nữa (run-time error) (Trong thế giới Matrix, khi một chương trình bị lỗi nó sẽ quay trở về lõi (source) của Matrix). Smith bây giờ giống như một con Virus vậy, độc lập khỏi Matrix và ảnh hưởng đến các program khác của Matrix (biến các Agent khác thành bản sao của mình)

Bài viết rất hay, chỉ xin đính chính 1 tí:

quote: “nhà tiên tri chỉ là một dạng chương trình, một dạng đặc biệt. Chính vì chương trình này biết quá nhiều về Ma trận lẫn những người thuộc phe nổi loạn, nó không thể nằm cùng hệ thống với Ma trận. Nó thuộc một hệ thống khác. (đây cũng là một cơ sở cho giả thuyết còn những hệ thống khác ngoài 2 hệ thống mà chúng ta đã biết là Ma trận và Zion)”

Oracle, Agent Smith, programs …. tất cả đều thuộc về Matrix. Nói chung mọi thứ ở trong Matrix đều thuộc về Matrix. Ngay cả những người tự do nhu Neo, Morpheus hay Trinity một khi kết nối với Matrix là đã trở thành một phần của Matrix. Ví dụ cụ thể cho dễ hiểu một tí nhé: Matrix là một machine (computer) được con người tạo ra nói nôm na dùng để quản lý con người (hơi có vẻ ko logic ). Zion là vùng đất tự do của con người (tự do thật sự cho nên ko thể xem Zion như là một hệ thống để so sánh với Matrix. Nếu xem Matrix như là 1 computer thì vai trò của Architect giống như là CPU còn Oracle có thể là RAM vậy, đều là những thành phần chính yếu của 1 computer. Agent Smith và các program khác chính là hệ điều hành và ứng dụng. Mỗi cư dân trong Matrix là một chương trình con chạy theo 1 chu kỳ “em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời”. Xong 1 chu kỳ sẽ trở về lõi của Matrix để refresh và …. chạy tiếp (giống như chuyển kiếp đầu thai vậy đó). Trong quá trình chạy, bất kỳ chương trình nào nếu bị lỗi (run-time error) sẽ phải quay trở về lõi Matrix, nếu ko quay về thì sẽ bị delete, nếu ko bị delete (sức đề kháng cao) thì sẽ trở thành một con virus (giống như thằng cha Agent Smith dzậy đó)

Hết biết viết gì nữa, có gì thiếu sót hay ko đúng thì bỏ qua hen

Link :

[thread id 300]


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply