Đây là một bộ phim gây nhiều tranh cãi và đang được quan tâm nhiều. Riêng về tôi, sau khi xem xong bộ phim và đọc những gì tranh luận bấy lâu cũng muốn tham gia vài ý kiến một cách thật khác quan.
Bộ phim đặt vào bối cảnh năm 1965 tại đồi Ia Drang, Tây Nguyên. trận đánh này không được dạy trong sách lịch sử Việt Nam bởi quân Việt Nam ta bị tổn thất nặng nề…
Hal Moore, một ông tướng đùm đề 5 đứa con. Moore từng nói với với Jack, anh bạn vừa làm cha ngay trước ngày ra trận khi anh ta hỏi “Ông thích là một người cha hơn hay là một người lính hơn” : Tôi thì là cái trước thật tốt rồi mới tới cái sau….Hal Moore đựoc khắc hoạ ở những đoạn đầu phim như một con người hoàn hảo: gia đình hạnh phúc, lại rất tài ba (qua việc nghiên cứu quân thù kỹ lưỡng)…Ông dõng dạc: Tôi xin hứa, chúng ta sẽ cùng nhau trở về, dù sống hay chết…Và cuối phim thì Moore lại sụt sịt: Tôi thật xấu hổ vì người của tôi đều chết hết, còn tôi thì sống!!!
Môtip của WWS không còn mới lạ gì nữa: Những người vợ ở nhà sợ hãi những bức thư báo tử, những bóng người đi lững thững cầm lá thư đến từng ngôi nhà, những ngừơi lính trước khi chết thều thào “hãy với với vợ tôi rằng tôi yêu cô ấy”, những ngừơi lính trước khi chết cố hô vang khẩu hiểu “Tôi tự hào vì đã hy sinh cho tổ quốc” hay cô con gái nhỏ thỏ thẻ hỏi bố “Chiến tranh là gì”(mà rất nực cười là ông Moore trả lời rất lơ ngơ: Chiến Tranh là nơi mà ngừoi ta tìm cách lấy mạng sống của ngừơi khác, và bố phải đến đó ngăn họ lại”, cứ như thể ở Việt Nam đang xảy ra chiến tranh với ai đó và lính Mỹ đến để ngăn chặn???) Mộ típ phim quá thông thường để tạo ra một cái gì đó thu hút, đáng ngẫm…
Randall Wallace cố gắng tạo ra một cú đột phá khi có sự xuất hiện của ông tướng Nguyễn Hữu An của Việt Nam chỉ huy quân đội để đánh lại Mỹ. Nhưng thật sự, xem cách mà NHA chỉ huy, tôi tự hỏi rằng: phải chăng đó là sự thật: để tờ bàn đồ lên bàn và chụm bàn tay lại, lắc lắc cổ tay, vẻ mặt căng thẳng…Thế là xong? Sự ấu trĩ và thiếu hiểu biết về phía bộ đội Việt Nam còn ở trang phục và vũ khí chiến đấu, chưa kể đến các chú bộ đội Việt Nam khá là mập, còn địa đạo thì khá là rộng?
Trận chiến diễn ra trong bốn ngày đêm liên tục. Sự căng thẳng, hoang mang, hoảng loạn thể hiện rõ trên gương mặt của những anh lính trẻ…Họ đã đi chiến đấu, “không phải vì đất nước của chúng ta, mà vì một đất nước khác”, theo lời của Hal Moore ngày xuất quân…Những cảnh tượng đáng sợ, như có một anh lính bị cháy xém, ông bạn chạy đến định kéo đi thì tuột hết cả da chân…Xem đến rợn người. Nhưng hễ xuất hiện bộ đội Việt Nam là thấy buồn cười: các anh bộ đội chạy lăm lăm cây lê không biết quăng lưu đạn hay bóp cò súng, cứ thế mà chạy rồi té đùng ra chết vì trúng đạn. Thế mà quân Mỹ cũng giãy nảy ra chết (có lẽ tự chúng bắn nhau?)…
Quân Mỹ tưởng như thua hết ở ngày cuối cùng, nhưng trận chiến kết thúc bởi máy bay đến oanh tạc. Bộ đội Việt Nam chết như rạ và, thật là cảm động, các anh lính Mỹ khiêng xác đến chất thành đống chứ không phải như những bức ảnh của các phóng viên Nhật từng chụp lại là quân Mỹ chôn lính Việt Nam thành đống rồi cho máy bay đánh tan xác…
Cảm động nhất là ở cuối phim, khi mà ông Hal Moore đem trả lại cuốn nhật ký cho cô vợ của anh bộ đội Việt Nam. Chỉ có điều không biết bằng cách nào, trong thời chiến mà ông ta gửi đi được (vì cô vợ còn rất trẻ, chứng tỏ gửi liền), mà gửi đ0úng người, đúng địa chỉ. mà cũng kh6ong giống sự thật là quân đội Mỹ giữ trên 36.000 bộ hồ sơ, giấy tờ về những liệt sỹ của Việt Nam đem cất ở Bộ Quốc Phòng Mỹ rồi mãi đến khi ta yêu cầu trao trả, bù lại ta vẫn tiếp tục tìm kiếm xác lính Mỹ trả về nước, thì bọn họ mới trả về!
Xem WWS, nếu không xét đến khía cạnh lịch sử, sự thật, thực tế hay bỏ qua những thứ vô lý đầy rẫy thì vẫn là một phim lên án chiến tranh xem được. Những hình ảnh ghê sợ đến rợn người về chiến tranh, những đêm mù mờ tối mịt bắn nhau không biết ai bạn, ai thù, những đau đớn đến tột cùng của gnừơi trúng đạn àm không chết, những giây phút kinh hoàng thấy đồng đội gục nagyt rước mặt mình, những bàng hoàng khi thấy máy bay thả bom vào chính quân của mình, những người vợ sợ hãi chiếc xe màu vàng bưu điện…Tất cả những điều đó tạo nên một không gian u ám, tối mịt về bộ phim, một cảm giác đè nén, sợ hãi…Nhạc phim khá xúc động (thế mạnh của phim Randall Wallace, từng rất thành cộng trong việc chọn nhạc cho phim Brave Heart). Nhưng Mel Gibson quá tệ trong bộ phim này, không có chút gì đặc sắc cả, diễn xuất tầm thường với khuôn mặt luôn nhăn nheo khổ sở đến phát ngấy…Riêng về Đơn Dương, có lẽ không thể trách anh tham gia bộ phim này, bởi anh đã làm tốt vai trò của một diễn viên. Vấn đề nội dung phim thế nào, đã thay đổi ra sao thì Đơn Dương làm sao biết được.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.