Thập niên 40…
Phú Qúy là một địa chủ giàu có nhưng đam mê cờ bạc….bố mẹ và vợ đều khuyên can nhưng anh không bỏ được cái thói đam mê đó…..Rồi cái ngày không như ý muốn đã xuất hiện….Phú Quý liên tiếp thua bài khiến anh liên tục đâm đầu vào ngõ cụt để rồi toàn bộ gia sản rơi vào trong tay kẻ khác…Vợ khuyên chồng không được đau lòng bồng con về nhà mẹ….ông bố quá tức giận vì thằng con bất hiếu lên cơn đau tim mà chết….Tất cả dường như sụp đổ hoàn toàn dưới chân anh….tất cả đều mất hết : gia tài và gia đình…..anh thẫn thờ , rồi bật khóc như một đứa trẻ…một đứa trẻ bị bà mẹ bỏ rơi trong đêm tối lạnh lẽo…
Phú Quý ở cùng mẹ trong một khu nhà ổ chuột hoang tàn…anh từ bỏ cờ bạc…đi kiếm sống…Gia Chân – vợ Phú Quý – biết tin anh đã từ bỏ cờ bạc hơn nữa gia đình lâm vào cảnh bần hàn nên quyết định trở về bên anh sống tiếp những ngày hạnh phúc….Phú Quý có tài ca hát…anh đi hát cho một gánh rối nhỏ để kiếm sống qua ngày….Bất thình lình một hôm quân đội của Tưởng Giới Thạch ập đến…bắt toàn bộ người trong gánh hát ra mặt trận….Phú Quý phải xa rời vợ con không một lời từ biệt….
Trên mặt trận không kẻ nào có thể chốn về, chốn về nhà là chết…..Phú Quý gặp được một người bạn thân chí cốt tên Xuân Sinh….họ cùng nhau vượt qua những gian khó trên chiến trường…cùng nhau rời bỏ Quốc Dân Đảng và trở về Đảng Cộng Sản của Chủ tịch Mao Trạch Đông….nhờ vậy Phú Quý đã có cơ hội trở về nhà tái ngộ với vợ con…
Thập niên 50….
Giờ đây đứa con gái đã lớn hơn nhưng do sau một cơn bệnh nặng nên đã bị câm…thằng con trai thì kháu khỉnh thông minh….anh lại có được những năm tháng hạnh phúc….lại trở về với nghề hát múa rối….vợ thì đi đưa nước….cuộc sống giản dị cứ trôi qua cho đến một ngày kinh hoàng anh không con tin vào tai mình nữa : thằng con trai kháu khỉnh của anh bị xe tông chết….chỉ có duy nhất một thằng con trai nối dõi tông đường…anh đau đớn trong cái chết mất con và còn đau đớn hơn khi biết rằng người lái xe chính là thằng bạn thân chí cốt Xuân Sinh….
Sự việc xảy ra quá bất ngờ cũng khiến Xuân Sinh mang mãi trong lòng một nỗi đau….anh đã nợ gia đình Phú Quý một sinh mạng…anh phải sống để trả lại sinh mạng ấy…đó là những gì Phú Qúy đã nói với Xuân Sinh khi vợ Xuân Sinh tự tử…và Xuân Sinh không còn muốn sống….
Thập niên 60….
Đứa con gái giờ đã lớn khôn, đã đến lúc phải tìm cho nó một tấm chồng…đó là những mong ước nhỏ nhoi của vợ chồng Phú Quý…và họ cũng tìm được cho con gái một tấm chồng tốt….rồi họ được lên chức ông chức bà….ngày ngày túc trực trong bệnh viên chăm sóc đứa con gái chuẩn bị đến ngày sinh…nhưng bệnh viên chỉ toàn là những sinh viên thực tập mà không hề có đến một vị bác sĩ thực thụ…chính những kẻ không hề biết một chút kinh nghiệm gì trong y học đã cướp đi mang sống của một cô gái bị câm, mạng sống một người mẹ của đứa bé mới chào đời, mạng sống người vợ của một người chồng hết lòng thương yêu vợ con, mạng sống một đứa con của cặp vợ chồng chịu biết bao mất mát trong cuộc đời……
Thập niên 70 về sau…..
Thằng cháu giờ đây đã lớn…cũng lém lỉnh không kém gì ông cậu nó ngày xưa….gia đình Phú Quý lại râm ran tiếng cười…tiếng cười của sự hạnh phúc….
Phú Quý trong tác phẩm của Trương Nghệ Mưu là một kết cục có hậu nhưng Phú Quý trong tiểu thuyết của Dư Hoa lại đau khổ hơn, gánh chịu nhiều mất mát hơn…Gia Chân cuối cùng bệnh nặng mà chết, đứa con rể rồi cũng qua đời, còn thằng cháu ăn đậu bị nghẹn cũng chết…Chỉ còn lại côi cút một mình Phú Quý với con trâu vàng…Thiết nghĩ rằng Trương Nghệ Mưu có sự thay đổi như vậy vì ông muốn đem đến cho khán giả một niềm hy vọng đối với cuộc sống, đừng quá nên nhìn đời với một con mắt đầy bi quan….
Trong phim có hai tình tiết thật khiến người xem khó quên. Cảnh thứ nhất, đó là sau khi giải phóng, căn nhà giàu có ngày xưa của Phú Quý được liệt vào hàng thân phận địa chủ và cuối cùng bị cho là phản cách mạng. Long Nhị, người đã nhờ thắng những ván bài mà lấy đi toàn bộ những gì thuộc về Phú Quý thì giờ đây bị lôi đi xử bắn. Trên đường đi hắn thấy thấp thoáng bóng hình của Phú Qúy, quá kích động mà gào thét lên, tuy trong phim không thể hiện rõ chữ cũng như không nghe được tiếng nói nhưng nguyên văn trong tiểu thuyết là : Phú Quý, Tao thế mày đi chết!. Phú Quý quá sợ hãi đến nỗi nước đái chảy hết cả ra quần. Cảnh này Cát Ưu diễn thật xuất sắc…
Cảnh thứ 2 , đó là đứa con gái câm của Phú Quý lại mang nặng đẻ đau vào cái thời kỳ khắt nghiệt nhất của lịch sử. Bệnh viện toàn là những bác sĩ và y tá thực tập, những người lớn tuổi có kinh nghiệm thì bị liệt vào danh sách quân phản động. Không an tâm , người con rể đành nghĩ ra một cách, vào nhà lao đưa một vị giáo sư có kinh nghiệm vờ đến bệnh viện coi như giáo dục cách mạng, thực ra là để khi tình hình có chuyển biến xấu ông sẽ ra tay giúp đỡ. Phú Quý tội nghiệp vị giáo sư lớn tuổi kia mấy ngày không được ăn uống gì đành mua cho ông mấy cái bánh bao. Quá đói ông đã ăn hết, ăn đến nỗi nghẹn , Phú Quý hoảng quá cho ông mấy ngụm nước, banh bao trong bụng phình to làm ông không thể cử động được. Đến lúc sự việc xảy ra đành đau khổ nhìn đứa con gái chết vì mất quá nhiều máu.
Một bộ phim mang đến cho ta biết bao bài học trong đời…bài học Sống…bạn sẽ sống như thế nào trong cái thời đại đầy khắc nghiệt này??? bạn có thể hay có dám đối mặt với những đắng cay, đau khổ, mất mát mà cuộc sống đã đem đến cho bạn hay không??? Phú Quý từng nói với thằng con trai cũng như đứa cháu rằng : con gà sau khi nó lớn nó sẽ thành thiên nga, thiên nga lớn sẽ thành dê, dê lớn lên nó sẽ thành bò…..lời nói này hoàn toàn đi ngược lại với định luật tự nhiên nhưng nó thể hiện một sự khát khao được sống…cái khát khao ấy ngày một lớn mạnh như con bò thì lớn hơn dê, dê lớn hơn thiên nga và thiên nga thì lớn hơn gà….
Bộ ba Trương Nghệ Mưu, Cát Ưu, Củng Lợi đã đem đến cho khán giả một bộ phim thật tuyệt vời…diễn xuất của Cát Ưu và Củng Lợi không thể chê vào đâu được….thật là đáng tiếc khi trước đây tôi từng nghĩ rằng bộ phim Sống rất nhàm chán….khi coi phim rồi tôi mới hiểu ra rằng , sống trên đời này cần phải có một nghị lức rất lớn để đương đầu với tất những điều bạn không mong muốn mà cuộc sống ban tặng cho bạn…..
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.