I. Giới thiệu
Phim, bao gồm một loạt bức ảnh được đặt lên trên một màn ảnh nhằm tạo ra những ảo giác về chuyển động. Phim là một hình thức giải trí phổ biến, cho phép con người đưa mình vào thế giới ảo trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra phim có thể chỉ cho chúng ta về lịch sử, khoa học, hành vi thái độ con người và nhiều thứ khác, có nhiều phim kết hợp giải trí với kiến thức, làm cho việc học thú vị hơn nhiều. Phim ảnh là loại hình nghệ thuật kinh doanh tốt nhất, nó mang lại tiền bạc và niềm tự hào to lớn cho những người đã làm nên nó thông qua những tác phẩm của mình.
Những hình ảnh trong phim thực ra chỉ là những tấm hình rời rạc, nhưng khi chúng xuất hiện liên tiếp nhanh chóng thì mắt của chúng ta không nhận ra những bức ảnh riêng lẻ. Đó là kết quả của sự lưu ảnh, hiện tượng mắt chúng ta lưu lại ảnh ảo của 1 vật trong một phần nhỏ giây sau khi vật đó dời khỏi trước mắt. Mặc dù chúng ta không phân biệt được hình ảnh trong phim là những tấm hình riêng lẻ nhưng vẫn có thể nhận biết được sự khác biệt giữa chúng, và bộ não hiểu sự khác biệt đó là chuyển động.
Một bộ phim được quay bằng các camera được thiết kế đặc biệt để ghi lại hình ảnh lên phim, sau khi xử lý và xuất ra, phim được xem bởi một máy phát, nó chiếu ánh sáng xuyên qua phim và ảnh sẽ xuất hiện trên tấm màn hứng ảnh. Hầu hết các bộ phim đều kèm theo âm thanh.
II. Thể loại phim
Có nhiều thể loại phim, nhưng những thể loại quan trọng là phim truyện, phim hoạt hình, phim tài liệu, phim thực nghiệm, phim công nghiệp và phim giáo dục.
Phim truyện là thể loại phim được chiếu hết tại các rạp lớn. Chúng dài khoảng 1 giờ rưỡi và nói về những câu chuyện hư cấu hay dựa trên một số sự kiện có thật nhưng được diễn tả sinh động bởi những diễn viên. Danh sách các tác phẩm điện ảnh ở thể loại này rất nhiều và hầu như không thể đếm hết.
Phim hoạt hình cũng tương tự như phim truyện những hình ảnh trong phim tạo bởi các hoạ sĩ. Phim tạo ra các chuyển động từ những bức vẽ 2 chiều, vật thể 3 chiều hoặc là những bức ảnh do máy tính tạo ra. Bộ phim hoạt hình đầu tiên là phim Die Abenteuer des Prinzen Achmed (The Adventures of Prince Achmed, 1926) của Đức.
Một thể loại khác là phim tài liệu, phim với những sự kiện có thật không hư cấu. Thể loại này ít xuất hiện trong các rạp chiếu mà chủ yếu được phát trên truyền hình. Một số tác phẩm tiêu biểu như Nanook of the North (1922), The Silent World (1956), Harlan County, U.S.A. (1976), Eyes on the Prize (1987), and Hoop Dreams (1994) cùng với những bộ phim nổi tiếng sau này.
Phim thực nghiệm là sự phối hợp của hình ảnh, từ ngữ và vật thể trừu tượng, không cần thiết có cốt truyện. Phim thực nghiệm có thể là hoạt hình, hành động trực tiếp, máy tính tạo hay kết hợp cả 3. Nó là được làm chủ yếu vì nghệ thuật. Các phim đánh chú ý như Un Chien Andalou (An Andalusian Dog, 1929) phim Pháp, Meshes of the Afternoon (1943), A Movie (1958), Eraserhead (1978), và Privilege (1991).
Phim công nghiệp (phim quảng cáo) là phim được làm bởi công ty nhằm giới thiệu rộng rãi các sản phẩm của mình hay hình ảnh của mình. Phim giáo dục được dành cho giáo dục và thường được chiếu ngay trong phòng học.
III. Những người làm nên một bộ phim
Có rất nhiều người đóng góp tài năng và sức lực của mình để làm nên một bộ phim. Các ngôi sao, diễn viên khác xuất hiện trên màn ảnh chỉ là một phần của câu chuyện. Hầu hết những người trong đoàn làm phim không xuất hiện trước ống kính camera và nổi lên trong số đó là producer, scriptwriter, director, the unit of production manager, casting director, director of photography, designers, assistant directors, film and sound editors, và music composer.
1.Producer
Producer là người chịu mọi trách nhiệm về bộ phim. Họ phải kiếm tiền để trả cho chi phí sản xuất, mời diễn viên và đội ngũ những người làm phim, giám sát quá trình sản xuất và sắp xếp buổi chiếu phim tại các rạp.
2.Screentwriter
Screentwriter (S)phát triển từ kịch bản những ý tưởng hay sửa lại từ sau những tác phẩm đã viết. Việc sửa lại có thể từ một tiểu thuyết, vở kịch, âm nhạc hay nhiều nguồn khác. S viết theo 2 cách. Viết theo đơn đặt hàng hay tự viết theo suy nghĩ của mình và hi vọng có ai thích kịch bản do mình độc lập viết và mua nó để làm phim. Sau khi mua bản quyền kịch bản, nhà sản xuất có thể quyết định viết lại kịch bản, công việc này do chính tác giả của nó làm hay một tác giả khác.
Bước đầu tiên để viết kịch bản là phác thảo 1 hoặc 2 trang về sự kiện hay cốt truyện, sau đó là sơ lược về kịch bản, bao gồm mô tả chi tiết về phim, một vài đoạn hội thoại với tất cả các cảnh được phác hoạ và sự phát triển cốt truyện. Sau đó tác giả sẽ hoàn chỉnh toàn bộ kịch bản : thời gian và nơi chốn của các sự kiện, các mẫu hội thoại, nhân vật. Kịch bản còn cho biết vị trí của camera và chuyển động của camera khi đang quay phim, cách chuyển đổi giữa 2 cảnh như mờ chồng (dissolves, ảnh này dần dần thay thế ảnh kia), tăng lên (fade-in, ảnh dần dần thay thế màn trống), giảm dần (fade-out, màn trống dần dần thay thế ảnh) và chuyển thẳng (straight cut) từ đoạn này sang đoạn tiếp theo.
3. Director
Director (D) phân tích kịch bản, hình dung ra bộ phim và chỉ cho diễn viên và đoàn làm phim. Nhiều người tưởng rằng D là người điều hành mọi khía cạnh của quá trình làm phim, nhưng thật ra vai trò của D ít hơn nhiều, một bộ phim là dự án hợp tác giữa đạo diễn, sản xuất, diễn viên và các thành viên khác của đoàn làm phim. Một D tốt là người biết cân bằng giữa mong muốn của mình với những mong muốn của người khác trong đoàn phim để làm một bộ phim hay nhất có thể.
4.The unit Production Manager
Unit Production Manager (UPM) là người báo cáo tới nhà sản xuất, phải chịu trách nhiệm về thời gian biểu, tài chính, lựa chọn các thành viên của đoàn làm phim và sắp xếp những cảnh quay ngoài studio. The UPM còn phải quản lý mọi việc chi phí mua sắm thiết bị, dịch vụ, các công việc kinh doanh tại văn phòng và luôn đảm bảo kế hoạch làm phim nằm trong ngân quỹ của nó.
5.Casting Director
The casting director (CD) là người lựa chọn và thương lượng hợp đồng trong suốt quá trình tuyển diễn viên cho dù thường quyết định cuối cùng về việc lựa chọn những ngôi sao thủ vai chính là của nhà sản xuất hay đạo diễn. Khi lựa chọn diễn viên, CD tính đến rất nhiều nhân tố như diễn viên có thích hợp với vai diễn (suitability for the role), mức độ lôi cuốn khán giả (box-office appeal), tài năng và kinh nghiệm (acting ability and experience).
6.Actors
The actors (A) là người thể hiện những vai diễn trong phim. Để tạo ra một nhân vật giống đời thường, họ phải dựa vào những chi tiết trong kịch bản, đạo diễn, và cảm nhận của bản thân về nhân vật mình thể hiện. Hầu hết trong các bộ phim, công việc của A là làm cho khán giả tin rằng nhân vật trong phim là những con người thật với những lời nói, cử chỉ thật tự nhiên. Một A thông thường phải thể thiện giọng nói, hành động và cảm xúc, nhưng đôi khi cần phải thể hiện những phẩm chất nghệ thuật khác, thường thì rất khó như sự quyến rũ (charm), chiều sâu của cảm xúc (depth of feeling), sáng tạo (originality), tính hợp lý (plausibility), và diện mạo bề ngoài (physical appearance).
Diễn xuất là một nghệ thuật phức tạp. Thành thạo trong thể hiện giọng nói, cử chỉ khác nhau trong lúc nói, điệu bộ, hành động, các tài năng khác chỉ là một phần của của nghề diễn viên. Những kỷ năng diễn xuất cơ bản là nhớ kịch bản, diễn biến tình cảm, thể hiện được vị trí xã hội, tuổi, tính tình của nhân vật.
7.Stunt People
Có nhiều bộ phim có những cảnh nguy hiểm, kịch tính có thể dẫn đến tai nạn, trong những cảnh tiềm tàng nguy hiểm như vậy, sẽ có một stunt people (SP) đóng thế cho diễn viên, SP sẽ đóng những cảnh nguy hiểm trong phạm vi an toàn nhất có thể. Tuy nhiên vẫn có những diễn viên đảm nhiệm luôn vai trò của SP như Thành Long (Jackie Chan, diễn viên Trung Quốc).
8.Animal Actors
Đối với những cảnh có sự diễn xuất của các con vật thì những animal actor (AA) đặc biệt sẽ xuất hiện. Những AA sẽ được chỉ dẫn bởi người huấn luyện trong lúc quay. Trong nhiều trường hợp có nhiều con vật cùng thể hiện một vai bởi nhiều lý do khác nhau như thời gian quay dài, con vật thay đổi
Các AA rất đa dạng từ chú vịt nhỏ cho đến con voi to lớn. Nhắc đến AA, có thể kể đến chó Lassie (Lassie Come Home, 1943), chó Benji (Benji, 1974), và lợn Babe (Babe, 1995).
9.Director of Photography
The director of photography (DP) là người làm việc bên cạnh đạo diễn, chuyên lo đến ánh sáng, bóng, sắp xếp, di chuyển của camera. Những công việc khác của một DP là chọn các loại ống kính sử dụng cho từng cảnh quay (tức là sự xuất hiện của hình ảnh), tính toán vị trí và góc độ của camera. Hiếm khi DP trực tiếp thao tác với camera, việc đó dành cho các Cameramans.
10.Designers
The Production designer (PD, Art Director) có nhiệm vụ thiết kế mọi thứ thấy được cho một bộ phim, và trong nhiều phim, đó là một lượng công việc rất lớn. Lấy ví dụ, một khung cảnh miền Viễn tây cần phải dựng lại một loạt công trình như những con đường chính với hai bên là quán rượu, khách sạn, quầy hàng bán vũ khí, rồi con người áo quần, mũ nón, xe ngựa
Trang phục của diễn viên cũng là một phần cũng công việc của PD và với sự góp mặt của các costume designer (CD), CD sẽ tự thiết kế hay tìm kiếm trang phục trong những cửa hàng. Additional Designers lo công việc bố trí, trang điểm, hoá trang và một vài thiết kế khác.
11.Assistant Director
Hầu hết các bộ phim đều có một assistant director (AD), AD là người trợ giúp đạo diễn trong công việc. AD có vị trí cao nhất gọi là first AD, người này sẽ lên lịch quay (shooting schedule), giải quyết các vấn đề nảy sinh. Mỗi ngày first AD sẽ đưa call sheet (lịch của diễn viên và thành viên trong đoàn làm phim) ngày hôm sau cho UPM và đạo diễn để xem xét và chấp nhận, ngoài ra first AD sẽ giúp đạo diễn chuẩn bị trước mỗi cảnh quay. Second AD là người phụ tá của first AD trong việc chỉ dẫn diễn viên và các thành viên trong đoàn có mặt đúng giờ và đúng địa điểm, quản lý những extras (người phụ xuất hiện trong cảnh để làm tăng thêm tính thật cho phim, có thể hiểu là diễn viên quần chúng, không nói), chuẩn bị chi tiết về buổi quay hôm sau, đôi khi còn có thêm một third AD.
12.Filmds and Sound Editors
Một bộ phim được quay bằng hàng trăm cảnh ngắn, do đó cần phải sắp xếp để thành một tác phẩm hoàn chỉnh theo mong muốn của đạo diễn và nhà sản xuất, và nhiệm vụ này thuộc về editor. Editor sẽ trước tiên chọn những cảnh phim được quay trong ngày cho đạo diễn hay một thành viên quan trọng trong đoàn làm phim, chuẩn bị cho những cảnh quay tiếp theo trong suốt quá trình làm phim, điều này có nghĩa là phim sẽ được biên tập ngay trong lúc quay, giúp đạo diễn hay nhà sản xuất có thể chọn được cảnh quay tốt nhất hay quyết định quay lại nếu có lỗi về kỷ thuật hoặc diễn xuất. Sau kết thúc quá trình quay chính, editor cũng hoàn thành việc biên tập phim và title (credits or subtitle) sẽ được thêm vào phim.
Đạo diễn, nhà sản xuất, editor còn phải quyết định phần nào của phim có chất lượng âm thanh kém, và sau đó sound editor sẽ thu lại giọng nói của diễn viên vào phim ở những phần đó, việc này sẽ thực hiện trong studio, diễn viên sẽ đọc kịch bản trong khi đang xem lại cảnh trong phim, quá trình này được gọi là ADR (automatic dialogue replacement). Sound editor còn phải thêm vào các hiệu ứng âm thanh để hoàn chỉnh âm thanh của những cảnh vật xung quanh trong phim, ví dụ như cảnh một đường phố thì có tiếng ồn của phương tiện giao thông Một công đoạn cuối cùng của biên tập phim là chuẩn bị và hoà âm (music, dialogue, sound effect) để tạo ra bản âm thanh duy nhất.
13.Music Composer
The composer làm việc với đạo diễn và biên tập phim để làm những đoạn nhạc nền lồng vào trong những cảnh chuyển đoạn, những cảnh cảm động, ấn tượng hay cho toàn bộ phim. Âm nhạc trong phim thường được dùng để tăng mức độ biểu cảm.
14.Other Positions
Như đã nói ở trên, còn rất nhiều người với chức năng khác nhau tham gia quá trình làm phim. Foley artists (Người chuyên về tiếng động) sẽ tạo nên những tiếng động bên ngoài như nước chảy, bước chân. A gaffer (chief lighting electrician) sẽ giám sát những công việc về điện với một phụ tá được gọi là best boy. The key grips là người cung cấp và chỉnh sửa các đạo cụ (moving equipment). The production sound mixer chuyên lo về việc thu âm trong khi quay, sau này sound mixer sẽ cho toàn bộ những âm thanh này thành một track hoàn chỉnh sau khi hiểu chỉnh về âm lượng, tạp âm, và tạo một vài hiệu ứng cần thiết khác. Tuỳ vào thể loại hay money, một bộ phim còn có những vị trí chuyên ngiệp khác như các phụ tá, thợ mộc, lái xe, cố vấn chuyên môn, bác sĩ và
(to be continued)
Bài viết của micti
=MoviesBoOm=
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.