Sau một thời gian dài trong vai trò sản xuất và biên kịch, Từ Khắc đã trở lại trong vai trò đạo diễn đầy ngoạn mục vì cuộc chơi lần này của ông khá lớn khi mà bộ phim “Thất kiếm hạ Thiên Sơn” (hay gọi tắt là Thất kiếm) không chỉ chu du trong lĩnh vực điện ảnh, mà còn ở cả truyền hình lẫn game trò chơi. Bảy thanh kiếm có ngoại hình lẫn tính cách đều có sự khác biệt riêng đặc sắc, điều đó cũng có nghĩa nó sẽ cho ra đời bảy vị kiếm khách có cá tính dị thường, bảy phong cách kiếm thuật không giống nhau, và trong cả bảy giai đoạn luyện kiếm của người kiếm khách cảm ngộ được trời đất và con người.
Du Long Kiếm – Sở Chiêu Nam (Chân Tử Đan)
Đại đệ tử Sở Chiêu Nam là nhân vật tiêu biểu cho sự tiến công của Thất Kiếm. Thấy được ở anh tác phong lãnh đạo sắc sảo và nhanh nhạy, Hải Minh đại sư đã chọn cho anh thanh Du Long Kiếm sắc bén nhất. Chiêu Nam là một chàng trai tộc Triều Tiên sinh ra ở Bạch Sơn, nhưng từ nhỏ sống lưu lạc tha phương. May mắn được Hải Minh đại sư giữ lại nuôi nấng trên Thiên Sơn, và ông luôn cố gắng tìm cách rửa sạch cách nhìn đầy hận thù của Chiêu Nam đối với thế giới này. Nhưng nhiều năm tu tâm dưỡng tánh cụng không thể nào ngăn cản được tấm lòng thiếu niên khao khát lập nên sự nghiệp trong anh. Cuối cùng Hải Minh đại sư đã đồng ý cho Chiêu Nam xuống núi và ông cũng đặt kỳ vọng Chiêu Nam sẽ xoá bỏ được tâm ma trong lòng anh. Sở Chiêu Nam là một kiếm khách tràn đầy nhiệt huyết, tính tình cương trực thẳng thắn, có một sức hút đối với phái nữ, có lẽ vì vậy mà Lục Châu và Lưu Uất Phương trước sau đều đem lòng yêu anh.
Du Long Kiếm được tạo bởi huyền thiết (sắt đen), thân kiếm là kim đồng (đồng vàng) phát nên ánh đỏ, đầu kiếm mềm mại. Phần bảo vệ tay được làm thành nhìn cầu, có thể dễ dàng thay đổi phương hướng, linh hoạt vô thường. Vì sự sắc bén không thể sánh nổi của Du Long Kiếm, sát khí tràn đầy có thế khiến hai thanh kiếm khi chạm nhau tạo nên một sự rung động lớn, quả cầu có thể xoay chuyển bên trong phần bảo hộ tay giúp hoá giải xung lực. Không những vậy kiếm còn phát ra âm thanh, lúc nhanh âm thanh sẽ đi theo kiếm. Khi Du Long Kiếm chạm phải một thanh kiếm khác tạo nên âm thanh cũng thì âm thanh đó cũng có thể đủ làm cho một thanh kiếm khác kế gần đây bị đứt đoạn. Âm thanh ấy còn thể hiện nên niềm tin của kiếm giả, cũng khiến cho kẻ thù phải cảnh giác cao độ. Có một câu nói rằng “Du Long Nhất Xuất, Thiên Hạ Vô Địch” (một khi Du Long Kiếm được xuất ra thì trên đời này không có một ai có thể đỡ nổi.)
Thanh Can Kiếm – Dương Vân Thông (Lê Minh)
Nhị đệ tử Dương Vân Thông là nhân vật tiêu biểu cho sự phòng thủ trong Thất Kiếm. Tính cách của anh và Sở Chiêu Nam hoàn toàn trái ngược nhau, Hải Minh đại sư kiên quyết muốn anh xuống núi thật ra là vì muốn Vân Thông giám sát Chiêu Nam. Cha của Vân Thông cũng là một nghĩa sĩ phản Thanh nhưng rồi vì bị hiểu lầm là phản đồ nên bị người của Thiên Địa Hội sát hại. Nhưng ông là một người trọng tình trọng nghĩa, trước lúc chết đã khuyên Vân Thông hãy bỏ hết đi ý nghĩ trả thù. Tôn trọng cha, Vân Thông đành chọn cách lên Thiên Sơn ẩn cư, rời bỏ khỏi chốn giang hồ. Vì vậy mà cuộc đời của Vân Thông không có một mục tiêu nào to lớn, tất cả mọi việc đều làm vì người khác, mà không hề nghĩ đến cho bản thân. Lúc đầu xuống núi, Vân Thông chỉ mang theo một tấm lòng bảo vệ cho đại sư huynh, hoàn toàn không có ý định cứu giúp Vũ Trang của Thiên Địa Hội. Nhưng sau khi trải qua nhiều sự việc, dần dần đã khơi dậy tấm lòng nghĩa hiệp trong con tim anh, và Vân Thông đã không ít lần ra tay giải cứu giúp người.
Thanh Can Kiếm của Vân Thông được dùng vẫn thạch (đá rơi xuống) luyện thành, bề ngoài không bằng phẳng, có cảm giác như các hột nhỏ liên kết, có thể khúc xạ ánh sáng. Thân kiếm có viên ngọc thép phản quang, khi múa kiếm sẽ cho ra bảy sắc cầu vồng. Trong khi các quang tuyến tứ tán thì đường kiếm phiêu diêu bay bổng khiến muốn tránh cũng không kịp. Hải Minh đại sư cảm thấy sự sắc bén của Du Long Kiếm quá lợi hại và sát khí quá nặng nên ông đã chế tạo ra Thanh Can Kiếm. Vị trí của nó trong Thất Kiếm được xem như khắc tinh của Du Long Kiếm. Nhưng ngày Phó Thanh Chủ đến Thiên Sơn thì nhiệm vụ của Thanh Can Kiếm vẫn chưa thể hoàn thành, cho nên vừa nặng mà lại vừa nhẹ.
Xả Thần Kiếm – Hán Chí Bang (Lục Nghị)
Hán Chí Bang là nhân vật tiêu biểu cho sự giản đơn trong Thất Kiếm. Anh và Vũ Nguyên Anh là đôi thanh mai trúc mã cùng nhau lớn lên tại Vũ Trang. Tuy nằm trong danh sách những nhân vật trọng điểm được Thiên Địa Hội đào tạo nhưng chí nguyện của Chí Bang không phải ở nơi đây. Tâm nguyện thật sự trong lòng anh là có thể trở thành một người chăn ngựa chất phác, có thể tự do rong ruổi trên khắp thảo nguyên rộng lớn. Nếu như không phải Vũ Trang lâm vào tình thế nguy kịch, khiến anh gặp phải Phó Thanh Chủ, có lẽ anh sẽ không bao giờ trở thành một nhất đại kiếm khách. Từ nhỏ Chí Bang luôn thương yêu bảo vệ Nguyên Anh, nhưng sau khi không thể khống chế bản thân yêu Lưu Uất Phương, anh đã đeo đuổi theo tình yêu của mình, Cho dù về sau có những sự chuyển biến trong tình cảm, nhưng anh vẫn có thể đối diện với sự tan vỡ này, nhờ đó mà Chí Bang lãnh ngộ được chiêu thức “Nộ bá tình hải”, và cứu được rất nhiều người.
Một người có tính cách thẳng thắn vô tư và đơn giản như Hán Chí Bang thì không còn gì nghi ngờ khi anh là nhân vật xứng đáng nhất với thanh Xả Thần Kiếm. Xả Thần là thanh kiếm đầu tiên mà Hải Minh đại sư sáng chế khi đến Thiên Sơn với ý đồ khai sơn phá thách, bắt đầu cho một cuộc sống mới. Thân kiếm ẩn chứa một sức sống đầy mãnh liệt, không chỗ nào là bất lợi, không chỗ nào là không mạnh mẽ, nhưng do nguyên liệu chỉ có hạn, trong quá trình luyện kiếm Hải Minh đại sư đã đem vào đấy nỗi oán hận của thời niên thiếu, cho nên kiếm vừa phóng khoáng vừa dã tính. Xả Thần Kiếm cùng với Du Long Kiếm sau này trở thành hai cực, cho dù dựa vào sự sắc bén của Du Long Kiếm, chém vào phần dày nhất của thân Xả Thần Kiếm cũng phải đến ba nhát mới có thể đứt đoạn được.
Thiên Bộc Kiếm – Vũ Nguyên Anh (Dương Thái Ni)
Vũ Nguyên Anh là người con gái duy nhất trong Thất Kiếm. Sau khi gia đình bị giết hết, Nguyên Anh được phân đà chủ của Thiên Địa Hội Lưu Tinh Nhất nuôi dưỡng. Nguyên Anh vô cùng kính trọng Lưu Tinh Nhất, cùng với con gái duy nhất của ông Uất Phương có một tình cảm chị em thật sâu đậm. Nhưng người bạn thanh mai trúc mã lại đem lòng yêu Uất Phương khiến Nguyên Anh chịu một đả kích lớn, cũng từ đó mà cô thiếu đi niềm tin đối với bản thân, không dám đón nhận sự quan tâm của kẻ khác. Nguyên Anh luôn cải trang thành một đấng nam nhi, có lẽ cũng vì cô muốn tạo nên một chiếc dù để che chở cho bản thân.
Thiên Bộc Kiếm là thanh kiếm đầu tiên sau khi Hải Minh đại sư đại triệt đại ngộ luyện thành. Hải Minh đại sư ẩn cư trên Thiên Sơn sáu năm, ông luyện được cả ngàn cây kiếm, nếu đem chúng so sánh với Thiên Bộc thì thật là một trời một vực. Một ngày, Hải Minh như thường lệ đang đi dạo giữa vùng khói mây hư hư thực thực thì bỗng nhìn thấy một sợi bông trắng đang bay bồng bềnh trong không trung, hinh ảnh này giống như dòng thác chảy giữa hai khe núi, khắc hoạ nên thiên cơ. Hải Minh như lãnh hội và hiểu được ý thần mách bảo, liền nung nấu cả trăm thanh kiếm để tạo nên Thiên Bộc. Thiên Bộc kiếm pháp không chiêu không thức, khi ý đến bỗng nhiên tạo nên chiêu thức. Con đường lãnh ngộ được chỉ có Hai Minh đại sư dựa vào tính “thuỷ vân” phổ thành tâm pháp:“Thủy vân lưu triệt, vô vi nhi vị, hình vô hư thực, thế vô cương nhu. Lai dã khứ dã, phương tiện tự như. Phi thuỷ phi chung, hà tất chấp trác.” Hải Minh đại sư đem Thiên Bộc Kiếm tặng cho Vũ Nguyên Anh chính vì cô đối với tư chất của bản thân hoà hợp một cách bất giác, càng dễ dàng thoát li khỏi những vướng mắc của cuộc đời.
Căng Tinh Kiếm – Tân Long Tử (Đái Lập Ngã)
Tam đệ tử Tân Long Tử là nhân vật thần bí nhất trong Thất Kiếm. Tính tình cổ quái, tránh tiếp xúc với những kẻ xa lạ, có một quá khứ đầy mơ hồ, là một kiếm khách kỳ quái phải không ngừng hoạt động mới có thể giúp bản thân lắng dịu lại. Long Tử đam mê những chiêu thức mới lạ, trong những cuộc tí thỉ anh thường học hỏi những chiêu thức từ phía đối phương rồi áp dụng những chiêu thức đó mà phản công.
Căng Tinh Kiếm được Hải Minh đại sư luyện thành cho một kẻ thích bán mạng như Tân Long Tử. Nó là một thanh song thủ đoản kiếm, phần chuôi có cương ty kiếm nhứ, phần đuôi có ngọc sắt. Căng Tinh Kiếm có thể phóng đi và thu trở về, trong lúc thu về có thể lợi dụng những sợi tơ bên trong để trói buộc đối thủ, bình thường được đặt ở phía trước ngực. Thiết kế những sợi bông như sao băng là vì Tân Long Tử không bao giờ phòng thủ, cần phải có một thứ gì đó kiềm chế Long Tử. Trong lúc bình thường xuất kiếm, sao băng có thể bảo hộ chủ nhân của nó, còn những lúc hoang tính đại phát, sao băng sẽ làm thương bản thân để khắc chế Long Tử.
Nhật Nguyệt Kiếm – Mục Lang (Châu Quần Đạt)
Người đệ tử thứ tư chỉ là một cậu nhóc mới mười tám mười chín tuổi, kinh nghiệm non kém, tính tình sảng khoái. Vì vậy Hải Minh đại sư đã tặng cho anh thanh Nhật Nguyệt Kiếm với hy vọng tính cách ôn hoà phóng khoáng của kiếm và chủ nhân có thể dung hoà cả hai thành một. Lần đầu tiên gặp Vũ Nguyên Anh tại Thiên Sơn khiến Mục Lang nhớ đến người chị qua đời đã lâu của mình. Anh xuống núi cứu giúp Vũ Trang đem theo một tình cảm chị em thầm lặng nhưng không đi đến một kết quả nào. Nhưng cũng chính vì vậy đã cho Mục Lang gặp Lưu Uất Phương, khiến anh đối với cô thiếu nữ am hiểu lễ nghĩa này nảy tình nên một mối tình đầu trong cuộc đời của mình. Kinh nghiệm cuộc đời non kém khiến Mục Lang không biết làm cách nào có thể giải quyết được câu chuyện tình cảm bỗng nhiên xuất hiện trong đời anh.
Nhật Nguyệt là thanh kiếm chói sáng nhất trong Thất Kiếm, không những vậy càng đánh kiếm càng chói sáng loá mắt. Kiếm được phân thành hai cây ngắn dài, chủ yếu là tấn công, cách tấn công là hai thanh kiếm tranh giành tiếp cận thân thể của kẻ thù. Nó cũng có thể đơn độc xuất kích, cũng có thể đồng loạt ra trận. Kiếm pháp của người dùng Nhật Nguyệt Kiếm phải rộng lớn, vị trí biến hoá khôn lường, trọng tâm không ngừng di chuyển.
Mạc Vấn Kiếm – Phó Thanh Chủ (Lưu Gia Lương)
Phó Thanh Chủ là nhân vật tượng trưng cho trí tuệ và tinh thần lãnh đạo của Thất Kiếm. Ông có một kiến thức uyên bác, trong quá trình đối kháng với người Mãn Thanh, nhận thức tỉnh táo nhất vượt qua tất cả các kiếm khách khác. Ông nguyên là quan võ của bộ hình đời cuối Minh, tự cho rằng bản thân mà một người chấp pháp nghiêm minh, nhưng sau đó phát hiện ra bản thân vô tình hại chết nhiều người vô tội. Vì vậy mà ông định rời bỏ tất cả may mắn được Hải Minh đại sư cứu giúp, Phó Thanh Chủ cũng từ đó mà gác kiếm đi chu du tứ phương, Sở Chiêu Nam, Dương Vân Thông, Tân Long Tử và Mục Lang đều do chính ông cứu và đưa lên Thiên Sơn, gia nhập làm đệ tử của Hải Minh đại sư. Trên nhân vật Phó Thanh chủ đã thể hiện thái độ nghi ngờ của Từ Khắc đối với chính nghĩa và công lý.
Mạc Vấn có thể là một thanh kiếm trí giả, mang trong mình một ý nghĩa “Mạc vấn tiền trình hữu quý, chỉ cầu kim sinh vô hối”. Thân kiếm có màu đen tuyền, dài có tính đàn hồi cao, biến hoà khôn lường, khiến đối phương khó nắm được chiêu thức. Mạc Vấn đồng thời là một thanh kiếm điều hoà với vạn vật trong tự nhiên, giống như cát bụi tung bay trong không trung, có lời của mưa. Kiếm khí thì lại càng lợi hại, cho nên Mạc Vấn Kiếm dễ dàng bất sát, người sử dụng nó phải có trong người một nội công thật thâm hậu.
@doc_co_cau_bai
Tổng hợp từ Movie View Biweekly Look
=MoviesBoOm=
ps: tên Hải Minh có thể sai, docco sẽ dò lại từ điển.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.