Thể loại phim xung kích trong điện ảnh đương đại

Hiệu ứng dây chuyền

Một số người trong thế giới điện ảnh thích gọi như thế. Thể loại phim xung kích này có tác động cấp kỳ đến đời thực. Ví dụ như sau khi thấy diễn viên đẹp trai Clark Gable không mặc áo lót trong, nhiều đàn ông đã bắt chước và doanh số bán áo lót giảm mạnh. Bộ phim gây ra tác hại này là It Happened One Night chiếu năm 1934. Trong một cuốn sách viết về hiện tượng phim Psycho, một bộ phim kinh dị nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchcock công chiếu năm 1960, sử gia Stephen Rebello phát hiện ra rằng doang số bán tấm rèm che buồng tắm giảm mạnh cùng với số khách trọ tại các motel. Lý do: nhân vật nữ chính trong phim bị giết bằng dao trong buồng tắm có rèm che tại một motel.

Ngoài tác động trực tiếp này, phim ảnh còn tạo ra nhiều thay đổi ý nghĩa kể từ khi bộ phim đầu tiên xuất hiện. Nó đi vào tâm tư của số đông khán giả làm chuyển biến quan điểm của họ về một số lĩnh vực. Từ trong phim ảnh đi ra đời thực chỉ là một bước nhỏ. Không chỉ có các tổ chức cổ vũ cho quyền con người mới biết khơi gợi tình cảm của con người đối với tha nhân mà phim ảnh cũng có đóng góp đáng kể trong công việc này. Ví dụ như bộ phim tư liệu The Thin Blue Line đoạt giải của đạo diễn Erroll Morris nói về một kẻ bị án tù chung thân ở Dallas về tội sát nhân. Bộ phim có mục đích minh oan cho tội phạm và khi nó công chiếu năm 1988, báo chí đưa tin rầm rộ dẫn đến việc hủy bỏ nhanh chóng bản án vì thiếu chứng cứ.

Tại LHP HRW lần thứ 14 với sự tham dự của 18 nước trong đó có Brazil, Serbia, Iraq, Kurdistan, Mỹ , các nhà làm phim nhựa và video đã công chiếu nhiều bộ phim xung kích nhân dịp này. Bruni Burrres chủ trì LHP cho biết bộ phim Harmed Forces nói về hai người lính Israel bị chấn thương tâm lý sau chiến dịch xâm lược Libăng năm 1982 đã dến đến việc quốc hội Israel thay đổi quan điểm và xếp các cựu binh mắc triệu chứng này là chấn thương do công tác chứ không phải bệnh tâm thần. Nhờ vậy mà họ được hưởng chế độ trợ cấp an ninh xã hội và tàn tật cao hơn trước khi phim được công chiếu trên TH năm 1999.

Điện ảnh vì nhân sinh

Số bộ phim gây hiệu quả trực tiếp như The Thin Blue LineHarmed Forces chưa có nhiều nhưng nó đã khuyến khích những người làm phim đi theo hướng này hơn là chỉ nghĩ đến tiền. Bà Marian Masone của Hội điện ảnh Trung tâm Lincoln nêu ví dụ bộ phim Spoils Of War đã giúp nhiều gia đình tìm thấy bà con bị biến mất trong chiến tranh bẩn thỉu ở Argentina vào thập niên 70. Còn bộ phim Blood Of The Condor của Bolivia nói về tổ chức US Peaucops của Mỹ và hoạt động triệt sản các phụ nữ da đỏ bản xứ đã dẫn đến việc tổ chức này bị tổng cổ khỏi Bolivia. Có tính thời sự hơn là bộ phim My Terroist của đạo diễn Israel Yulie Cohen Gerslel nói về một phụ nữ Israel đơn phương khai thông bế tắc tiến trình hoà bình Trung Đông bằng cách tha thứ cho kẻ khủng bố đa gây thương tích cho bà trong một vụ tấn công. Bộ phim State Of Denial của đạo diễn Mỹ Elaine Epstein thì nêu ra các hậu quả đối với nền y tế cộng đồng ở Nam Phi từ khi Tổng thống Thabo Mbeki không thừa nhận sự liên quan giữa HIV và thảm hoạ AIDS đang tàn phá lục địa đen.

“Có khá nhiều phim muốn tạo nên sự thay đổi xã hội bằng cách tấn công vào hệ thống xã hội đang tồn tại” – Wheeler Winston Dixon, Chủ tịch bộ phận nghiên cứu điện ảnh của ĐH Nebraska nói. Bộ phim Bowling For Columbine đoạt giải Oscar của đạo diễn Michael Moore nói về vụ hai học sinh bắn giết giáo viên và bạn học rồi tự sát ở trường trung học Columbine, Mỹ là một điển hình.

Tuy nhiên, các studio ở Hollywood có xu hướng lẩn tránh những bộ phim đụng chạm nhiều đến thực tế. Vì vậy, số phim mang tính xung kích cao như I Am Fugitive From A Chain Gang (1932) và Why Me Fight (phim tuyên truyền vận động dân Mỹ ủng hộ chính phủ trong cuộc chiến chống phát xít) không có nhiều trong lịch sử Hollywood. May mắn là có các hãng phim và đạo diễn độc lập lấp đầy chỗ trống này.

Tầm quan trọng của thể loại phim tài liệu lấy chất liệu từ đời thật quan trọng đến nỗi đạo diễn Steve Goodman của Trung tâm video giáo dục đã dạy kỹ năng làm phim tư liệu cho giáo viên và học sinh tại New York từ 20 năm nay. “Khi một bộ phim tài liệu thành công nó không chỉ tác động lên một cá nhân mà còn lên đại bộ phận dân chúng tạo ra một làn sóng dẫn đến các thay đổi về ý thức và lối sống” – Goodman nói.

Băng Tâm


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply