Trần Ngọc Phong và Ba Người Đàn Ông

Là một trong hai bộ phim sẽ được chiếu để chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 9 và kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30-4, bộ phim Ba Người Đàn Ông là chiếc cầu nối giữa những câu chuyện quá khứ và hiện tại…

BA NGƯỜI ĐÀN ÔNG

“Ba người khoác tay nhau đi, phiá sau là ánh bình minh đỏ rực. Họ đi giữa tiếng sóng biển dạt dào, giữa tiếng chuông văng vẳng ngân trong trẻo như một bản hợp xướng của tình yêu thương của cuộc đời.” Đó là cảnh cuối cùng của bộ phim Ba Người Đàn Ông, câu chuyện về tình phụ tử…

Sẽ rất bình thường nếu môtip phim lại là …con rơi của các chú bộ đội tìm lại được cha và yêu em gái của mình như thường thấy trong các phim Việt Nam trước đây, Ba người đàn ông có một tứ khác, tuy đơn giản nhưng lại chân thật hơn. Bảng, cậu bé đi tìm cha suốt bao năm trời bằng những ký ức từ thời thơ ấu, bằng chiếc bình toong kỷ niệm cha cậu tặêng cho mẹ từ thời chiến, tìm lại đươc cha mình. Mừng rỡ và hạnh phúc cả hai cha con, nhưng giữa họ bắt đầu có nhưng khoảng cách nhỏ bởi Tám Khoa là Trung tá trong khi Bảng chỉ có bạn bè là giới bụi đời…Cuối cùng tình phụ tử đã kéo họ lại gần nhau, đã giúp Tám Khoa hiểu hơn về những con người sống lang thang nhưng đầy tình nghĩa và đem lại cho Bảng một gia đình, một tình cha mà cậu hằng ao ước…Thế nhưng…

“Thế nhưng…, có lẽ nói tới nội dung đến đó thôi, bởi cuối cùng là một sự bất ngờ nho nhỏ. Anh đ㠓giấu chi tiết” để người xem bất ngờ ở đoạn kết của phim.” Đạo diễn Trần Ngọc Phong tâm sự.

Chỉ mới đây anh vẫn còn làm phó đạo diễn và đạo diễn một số phim truyền hình, thế nhưng trong vòng một năm mà hình như anh đã có 2 phim nhựa trong khi Việt Nam cũng chỉ có chừng 3-4 phim nhựa một năm. Anh nghĩ sao?

Trần Ngọc Phong (TNP): Nói đúng hơn là hai năm nay, anh đã may mắn được giao mỗi năm một phim nhựa (năm ngoái là bộ phim Trận Đấu Cuối Cùng). Lẽ ra phim này do đạo diễn Việt Linh làm đạo diễn, nhưng do chị bận công tác làm phim ở Pháp nên anh được giao lại. Tuy vậy, đạo diễn một phim do Việt Linh viết kịch bản cũng là một thách thức lớn. Quả thực, rất hạnh phúc khi được giao liên tiếp hai phim nhựa, nhưng điều đó có nghĩa là mình cần làm việc nghiêm túc nhiều hơn nữa.

Hình như anh có vẻ “liều” khi chọn hai vai khá quan trọng trong phim là những diễn viên chưa hề có tên tuổi cũng như kinh nghiệm diễn xuất trên màn ảnh?

TNP: Nếu như không làm vậy làm sao có cơ hội cho các bạn diễn viên trẻ được đóng phim? Anh nghĩ đã đến lúc phải đem đến cho khán giả Việt Nam những gương mặt mới. Xem phim bạn sẽ thấy Quốc Khánh (vai Bảng) và Huệ Minh (vai Nga) diễn rất tốt.

Ngoài ra, anh có những “thay đổi” gì khác để làm cho bộ phim hấp dẫn hơn không?

TNP: Có lẽ đó chính là nhạc phim. Anh đã nhờ một nhạc sỹ soạn nhạc riêng cho bộ phim, hy vọng sẽ đem lại cảm xúc nhiều hơn cho khán giả về bộ phim này. À, còn cách làm phim “giấu mối” để gây bất ngờ cuối cùng cho khán giả, tuy xem phim thấy đơn giản nhưng thực tế cũng làm anh “điên đầu” suy nghĩ sao cho khán giả không đoán trước được.

Anh tâm đắc nhất điều gì khi làm bộ phim này?

TNP: Có lẽ là chọn được Công Ninh và hai diễn viên trẻ Quốc Khánh và Huệ Minh. Vai diễn người cha là một vai diễn quan trọng và anh cứ phân vân không biết nên chọn ai đóng. Thế nhưng thật may mắn sao anh vô tình gặp Công Ninh trong một lần đi ăn…đám cưới. Anh nhận ra đây chính là người cha, bởi nét cương nghị cũng như gai góc trên mặt anh thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật này. Quả thật, Công Ninh vào vai rất “đằm”…


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply