Unforgiven (1992) – Xã hội hiện thực của tội ác

Cuộc vận động của MB viết về những tác phẩm đoạt Oscar trong thập niên 90 vừa qua nhắc tôi nhớ đến 1 trong những phim Western hay nhất của Clint Eastwood cũng có mặt trong danh sách này. Đó là Unforgiven. Có thể nói nội dung phim không mới, cách diễn xuất của Clint cũng không lạ lẫm gì hơn so với phong cách “giang hồ” lạnh lùng vốn quá quen thuộc của các nhân vật cowboy mà ông thủ diễn trước đây, nhưng phim mang lại cho khán giả 1 cảm giác sợ hãi, ghê rợn trước 1 xã hội đầy dẫy tội lội ngang nhiên được công khai. Đó cũng là cách nhìn của người đương thời dành cho 1 xã hội Mỹ luôn được gán ghép với cụm từ: miền đất hứa.

Clint Eastwood vào vai 1 gã sát thủ dã man khét tiếng William Munny hoàn lương bởi thức tỉnh trước tấm lòng yêu thương của vợ – người phụ nữ bất hạnh đã qua đời vì bị đậu mùa 3 năm trước. Nay ông chỉ muốn rũ bỏ tất cả mọi quá khứ; không rượu chè, không bẩn máu, để sống vì các con. Nhưng nghĩ đến tương lai lâu dài hơn cho 2 đứa trẻ thoát cảnh túng bẩn, Will cuối cùng đã nhận lời thực hiện 1 phi vụ sau chót trong đời: trả thù cho các cô gái lầu xanh bị hà hiếp tại Wyoming.

Chướng ngại lớn nhất của Will là tay cảnh sát trưởng hung bạo và chuyên quyền Little Bill (do tay lão làng Gene Hackman thủ vai). Hắn khống chế mọi người tránh xa vũ khí bằng chính vũ khí của hắn. Gã cảnh sát trưởng độc tài này muốn thống trị vùng đất yên ả này bằng sự tàn sát và trừng phạt “khát máu” nhất. Nhân danh bảo vệ hòa bình, thực chất gã chỉ muốn thao túng mọi hành vi của cộng đồng vào tay gã. Đó chính là lý do các cô gái lầu xanh vô cùng phẫn uất vì không đòi lại được sự công bằng khi bị chèn ép đến trí mạng bởi những tay phe cánh của Little Bill.

Trên đường đến Wyoming, Will chỉ nghĩ mình sẽ giết 2 tên vô lại gây ra thảm cảnh cho các cô gái để kiếm chút tiền cho các con. Khi Ned Logan, người bạn thân của Will từ thời “lăn lộn giang hồ”, nhắc lại “chiến tích” của Will, Will đã khẳng định: đó là những tháng ngày thảm hại và ăn năn nhất của cuộc đời. Cho thấy 1 Will đã thay đổi, 1 Will đ㠓cải tà quy chánh”, 1 Will không còn “lạnh lùng hơn băng giᔠnữa. Và khi đích thân đến tận hang ổ “con mồi”, Will chợt nhận ra rằng ông nhận việc này không chỉ còn vì các con của ông nữa, sâu xa hơn, vì công lý.

Xin được khép lại nội dung phim ở đây để lạm bàn realism (chủ nghĩa hiện thực) ẩn chứa bên trong – 1 nhân tố đem đến thành công cho Unforgiven.

Nước Mỹ xưa nay vẫn được mệnh danh là: dream land. Đơn giản vì ở đó bạn được tự do, hoàn toàn tự do. Được nói bất cứ gì bạn nghĩ, được làm bất cứ gì bạn thích mọi lúc mọi nơi. Nhưng…

Bạn sẽ phải trả giá cho lời bạn nói, thậm chí có khi đó chỉ là 1 nụ cười khúc khích. Chẳng phải cô gái lầu xanh đã bị rạch mặt tan nát chỉ vì gã khách của cô “cóc hiểu nó cười cái gì” đó sao? Bạn sẽ có lúc ân hận rằng: phải chi đã đừng …..

Bạn sẽ được tự do làm bất cứ gì bạn muốn, kể cả đánh đập, đâm chém người khác chỉ vì đơn giản bạn không chịu đựng nổi kiểu cười vô nghĩa của kẻ ấy. Nhưng bạn sẽ trả giá bằng chính mạng sống của mình, không phải bằng pháp luật, không phải bằng song sắt nhà lao, mà là sự trả thù của chính nạn nhân.

Bạn có thể làm tất cả, đi đứng tùy nghi, nhưng luôn trong sự kiểm soát đến từng chân răng kẻ tóc của những con mắt “có thẩm quyền”. Họ sẵn sàng cho phép mình được tự do tra tấn bạn đến thâm tím thân thể chỉ vì họ có quyền tự do có vũ trang, còn bạn thì không. Thậm chí bạn sẽ bị chết bêu đầu trong 1 xã hội có trật tự hẳn hoi chỉ vì tội bao che tội phạm.

Đó là những thứ tự do “cá lồng chim chậu”, hãy cứ bay nhảy vẫy vùng tự do trong phạm vi đã được định sẵn. Tất nhiên, ở xã hội nào cũng có những luật định riêng, giới hạn của nó nhằm cản trở những hành vi phạm tội. Thế nhưng 1 nước Mỹ quá rộng lớn với quá nhiều sự đa dạng về cơ cấu xã hội lại tạo nên 1 sự phức tạp khôn lường trong hệ thống cai trị và quản lý. Ở đó, kẻ “thấp cổ bé miệng” bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành nạn nhân của những kẻ thuộc bè cánh, phe phái của những kẻ chuyên quyền nắm thế lực “thống trị”. Dễ thấy điều đó ngay cả trong xã hội hiện tại khi những ông “trùm tư bản” thị trường kinh tế lại là người có nhiều thế lực nhất, có nhiều ảnh hướng nhất đến toàn bộ những lĩnh vực khác như: chính trị, văn hóa, ngoại giao…

Một khía cạnh khác mà Unforgiven đã rất thành công khi xây dựng nên là heroism (chủ nghĩa anh hùng). Hình tượng người anh hùng kiểu cowboy của Clint lần này mang nét “thiện ác bất phân”.

Dù mục đích của Will có cao đẹp đến đâu, dù vì các con, hay để trả thù, hay danh nhân công lý, thì hành động cuối cùng vẫn là “giết người” – 1 tội ác ghê rợn khó tha thứ. Trước đây, Will là 1 g㠓giết người không gớm tay”, ra tay xong thì chôn vùi cuộc sống vào rượu bia để hả hê, thỏa mãn, tất cả chỉ vì tiền. Ngày nay, Will cũng hành động với “bản lĩnh” của 1 tên sát thủ máu lạnh, nhưng không đơn thuần chỉ vì tiền nữa.

Một tên sát thủ nguy hiểm lại “cải tà quy chánh”, hoàn lương do tình yêu thương của người vợ. Cho thấy con người cần biết bao 1 chỗ dựa tinh thần. Khi lầm đường lạc lối, không hẳn là không thể quay lại. Đó cũng là bản lĩnh đối đầu thử thách của 1 người anh hùng, vì không phải dễ dàng gì để được dư luận xã hội chấp nhận sự hoàn lương ấy.

Cuộc sống là 1 vòng tròn luẩn quẩn, và con người xoay quanh theo nó với những lựa chọn riêng để trở thành “người tốt, kẻ xấu”. Với nhân vật William Munny này, thật khó để khẳng định ông ta thuộc phe chính hay tà. Nhìn ánh mắt căm thù giận dữ khi bắn những phát súng tiêu diệt kẻ thù mới thấy dễ sợ quá, nhưng cũng đau đớn quá. Và nhìn ánh mắt khi rời khỏi nơi tội ác gớm ghiếc cũng như khi ông quỳ bên mộ vợ lúc quay về mới thấy sao ngập tràn nỗi ăn năn và day dứt quá.

Phải chăng khi sống trong 1 xã hội như thế, con người không có sự lựa chọn nào khác để sống tốt hơn hay lương thiện hơn?

Unforgiven: có những điều có thể tha thứ, dù đó là tội ác tày trời, nếu họ biết ăn năn hối cải cho những gì đã làm và mong muốn được sống lại 1 cuộc sống chân chính. Và có những điều không bao giờ có thể tha thứ được, 1 khi tội ác lại được tiếp tay bởi những tội ác khác, khiến chân lý và sự công bằng xã hội bị chà đạp, xem thường. Clint xứng đáng với giải Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất cho phim này.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply