4. Một số gương mặt nổi tiếng
Mặc dù những bộ phim đầu tiên chỉ có hình ảnh, không tiếng động thì việc xem phim, trong những năm sau 1910, vẫn trở nên ngày càng phổ biến hơn.
Charlie Chaplin và Buster Keaton luôn bận rộn với việc tạo tiếng cười cho khán giả. Rudolph Valentino, một diễn viên người Ý, là một hình tượng người yêu lý tưởng trên màn ảnh, hàng triệu phụ nữ đã gửi đến cho anh ta những lá thư tình ướt át sau khi xem bộ phim The four horsemen of the apocalyse và The sheik (cùng sản xuất năm 1912). Nhưng tiếc thay, anh ta đã qua đời vào năm 1926 khi chỉ mới 31 tuổi. Douglas Fairbanks thì là ngôi sao của hàng loạt phim phiêu lưu mạo hiểm thú vị, trong khi đó vẻ đẹp của Clara Bow được khán giả say mê cuồng nhiệt.
Một trong những bộ phim câm xuất sắc bấy giờ là The birth of a nation của đạo diễn D. W. Griffith. Nó được trình chiếu lần đầu tiên vào năm 1915 và dài khoảng 3 tiếng đồng hồ. Nội dung phim nói về cuộc nội chiến của Mỹ, bộ phim thu hút cả những người trước đây chưa từng đi xem phim bao giờ.
Phim nhiều kỳ đầu tiên – loại phim chiếu từng kỳ mỗi tuần – xuất hiện vào 1912 đã làm cho khán giả đổ xô đi xem. Phim nhiều kỳ được ưa thích nhất là The perils of Pauline (1914) với ngôi sao chính là Pearl White. Nhân vật này phải chiến đấu với người da đỏ, bị đẩy xuống biển, bị đuổi ra khỏi dãy núi Rocky
nhưng cô luôn tìm cách thoát được hiểm nguy.
5. Thời kỳ vàng son
Thời vàng son của điện ảnh bắt đầu với việc khán giả có thể nghe được lời thoại trên phim. Năm 1927, tại nhà hát New Yorks Warner, diễn viên kiêm ca sĩ gốc Nga Al Jolson đã nói và hát đến 6 ca khúc trong bộ phim The Jazz Singer. Câu nói đầu tiên của ông trong phim là You aint seen nothing yet! đã làm khán giả rất thích thú.
Việc có thêm âm thanh ban đầu rất rắc rối với vô số lỗi xảy ra như việc micrô gây tiếng ồn, diễn viên phải học thuộc lời thoại của mình, còn đạo diễn thì không được la lớn ra lệnh cho diễn viên được nữa.
Vài diễn viên đã không thích nghi được với việc đọc thoại này và đã gây ra những tràng cười từ hàng ghế khán giả bởi giọng nói của mình. Tuy nhiên, vẫn có người thành công. Một trong số đó là Greta Garbo với giọng nói trầm, đầy bí ẩn trong bộ phim Anna Christie. (Cô cũng là người tạo ra cơn sốt về thời trang mũ nồi cho giới phụ nữ bấy giờ). Sự nghiệp điện ảnh của cô kết thúc vào năm 1942 khi cô rời khỏi Hollywood và nói rằng sẽ không bao giờ đóng phim nữa.
Vào quãng 1930, mọi bộ phim đều có âm thanh, lúc này các diễn viên và đạo diễn cũng chuyển từ việc xuất hiện trong nhà hát sang rạp chiếu phim. Các diễn viên xuất hiện trên màn ảnh lúc bấy giờ là Eward G. Robinson, Spencer Tracey, Humphrey Bogart, Clark Gable, Bette Davis
Phim nhạc kịch cũng bắt đầu được ưa chuộng vào khoảng thời gian này. Fred Astaire và Ginger Rogers đã cùng diễn với nhau trong bộ phim nhạc kịch Flying down to Rio (1933), mở đầu cho một loạt 9 phim họ cùng diễn chung với nhau sau đó.
Ngoài nhạc kịch ra thể loại phim hành động trinh thám cũng bắt đầu xuất hiện với các diễn viên như James Cagney, Humphrey Bogart, Edward G. Robinson
Một bộ phim xuất sắc của thể loại này là The roaring twenties.
Những năm 1930 này cũng đã giới thiệu cho khán giả những chàng cao bồi như Roy Rogers và Gene Autry. Nhưng chính bộ phim Stagecoach của đạo diễn John Ford sản xuất vào năm 1939 mới tạo nên một ngôi sao cao bồi nổi tiếng cho Hollywood, đó chính là John Wayne.
Năm 1939 là năm đánh dấu một sự kiện quan trọng: năm đầu tiên khán giả được xem bộ phim Gone with the wind với hai diễn viên chính là Clark Gable và Vivien Leigh – bộ phim mà ngày nay vẫn được giới thiệu là một trong những phim hay nhất. Cuốn sách thì ra đời vào năm 1936 và đã bán được một triệu bản trong vòng 6 tháng đầu tiên. Bộ phim này đã thu được lợi nhuận hơn 300 triệu đôla, đoạt được 8 giải Oscar (trong đó có 1 giải lần đầu tiên trao cho 1 diễn viên da màu – Hattie McDaniel – người đóng vai vú em).
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.