Bài viết của ech_op
Đã từ rất lâu, sự phân biệt đối xử đã không còn là một vấn đề quan trọng. Biên giới giữa người Mỹ đen và Mỹ trắng đã biến mất từ lâu. Nhưng sâu tận trong tâm hồn cuả những người Mỹ đen, mối lo lắng, mặc cảm vẫn còn dư âm đâu đó trong tâm hồn của những người da đen – những người đã từng bị phân biệt đối xử.
Coleman (Anthony Hopskin) – một vị hiệu trưởng và đồng thời là giáo sư môn văn học của một trường đại học tại Mỹ. Bỗng nhiên ông bị một nữ sinh da đen tố cáo ông tội phân biệt chủng tộc. Và rồi với scandal đó, vợ ông đã vì quá schock mà qua đời. Rồi ông gặp Faunia (Nicole Kidman) – một phụ nữ ngoài 30, một người nhân viên tạp vụ trong trường đại học mà chính ông là hiệu trưởng. Hai người rơi vào một mối tình say đắm. Rồi Lester – chồng cũ của Faunia xuất hiện, rồi hai người cùng nhau trốn chạy… rồi họ chết đi trong một tai nạn xe cộ. Nhịp phim diễn ra một cách chậm rãi. Buồn. Thường có những xung đột bất ngờ. Những lời thoại đầy tính văn chương của Coleman và lời nói mang hơi thở của một xã hội bình thường nếu không muốn nói là tầm thường của Faunia. Vậy mà họ đã gặp nhau, đã yêu nhau rồi say đắm, rồi đam mê, một ông già “hết xí quách” và một cô gái tuổi “hồi xuân”. Quen với Faunia, bị mất việc bị rớt từ đỉnh cao xuống vự thẳm, Coleman từ từ nhớ lại thời thanh thiếu niên của mình với những kỷ niệm không thể nào quên.
18 tuổi – anh đã có thể dành được học bổng khi tham gia chơi đánh bốc, anh có thể cưới Steena – một cô gái mà anh hết mực yêu thương. Nhưng không, anh đã mất tất cả chỉ vì một dòng máu – một dòng máu đen. Cha, mẹ, anh trai và em gái của anh đều là người da đen nhưng chỉ riêng anh, vâng anh có một nước da trắng như một người Do Thái. Ông huấn luyện viên bảo anh khai gian mình là dân Do thái để được học bổng. Ba mẹ bắt buộc anh vào trường college dành riêng cho người da đen. Anh cảm thấy bất công, anh cảm thấy xấu hổ và cảm giác được che dấu trào dâng trong anh. Anh khai gian mình dân Do Thái khi gia nhập hài quân . Và cũng vì dòng máu đó, Steena đã mãi mãi ra đi. Cô yêu anh nhưng cô không thể chấp nhận anh là người Mỹ đen.
Ngay cả Iris – người vợ của anh cũng không hề biết chồng mình mang trong người một dòng máu đen. Vâng, chính dòng máu ấy, vết nhơ vì là con của một người da đen khiến anh xấu hổ, nhục nhã. Anh bị thành kiến đè nặng đến nỗi khi bị kiện là phân biệt chủng tộc anh đã không lên tiếng thừa nhận mình là người da đen. Chỉ đến khi anh tìm được Faunia một cô tạp vụ sống giang hồ thay đổi chỗ ở liên tục thì anh đã được cứu rỗi không phải là một thiên thần mà là một người phụ nữ trần tục. Faunia – một cô gái giàu có, cô bị người cha kế lạm dụng tình dục nên cô đã bỏ nhà ra đi từ lúc cô 14 tuổi.
Cô lấy chồng, có con rồi con cô chết trong một vì ngộp khói. Khi cô lấy tài sản của mình cho Coleman xem, đó chính là hai hũ cốt của hai đứa con do cô đứt ruột mang nặng đẻ đau. Và khi Coleman nói với cô rằng ông là một người Mỹ đen – một điều mà chính với Coleman cũng không biết. Cô không nói gì chỉ ôm Coleman vào lòng và hai người cùng ra đi.
Sự phân biệt đối xử trong bộ phim đã theo đuổi Coleman đến tận cùng cuộc đời của ông. Ông nhất thiết không nói cho mọi người biết, dù phải mang nhục dù phải mất danh dự, sự nghiệp. Như thế đủ biết sự phân biệt đối xử đã ăn sâu vào tâm trí của những người Mỹ đen trong XH cũ tại Mỹ. Tuy làn da ông trắng nhưng trong người ông luôn mang một vết nhơ, một vết nhơ mà mọi người XH đã gán lên cho ông, một vết nhơ hay đó là một sự giả dối một sự che dấu mà Coleman đã không đủ can đảm để thừa nhận.
@ech_op – MoviesBoOm
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.