Từ trước đến nay, theo quan điểm truyền thống, trong các câu chuyện cổ tích, thần thọai hay truyền thuyết, quái vật được biết đến như sự tượng trưng cho điều ác, tính hung hãn, và những thói xấu sẵn có như 1 lẽ tự nhiên thường tình.
Đó là 1 gã chằn tinh dơ bẩn, xấu xí, là nỗi ám ảnh khiếp sợ của mọi người. Tất cả đều đánh giá về gã trước khi tiếp xúc. Gã phải sống xa lánh mọi người đơn giản vì gã là chằn tinh, ma` đã là chằn tinh thì tuyệt đối không được hòa vào 1 cuộc sống cộng đồng bình thường. Có thế mới trọn vai của chằn tinh được! Gã cũng có tên, nhưng chắc là do gã tự đặt cho mình mà thôi : Shrek.
Hiển nhiên, cái xấu sẽ đi kèm với 1 tên chằn tinh. Shrek có thể là cách đọc lệch đi của chữ “shreik”, nghĩa là tiếng la thét inh tai. Va` đó cũng là cách mọi người vẫn dùng để đối xử với 1 tên chằn tinh : hãy la và thét thật to. Câu chuyện cũng bắt đầu từ những quan niệm có tính quy ước như thế. Gã làm việc tốt không phải vì gã là người tốt. Gã cần thế giới của sự xa lánh, của sự khinh bỉ, của sự khiếp sợ. Gã quen với những điều đó hơn là sự gần gũi của chú lừa Donkey cực kỳ “friendly”, của sự yêu thương mà Fiona muốn dành riêng cho gã, của sự thân thiện mà các nhân vật cổ tích đến “chiếm chỗ” gã khi không còn nơi nương tựa.
Tính nhân bản của câu chuyện được đúc kết qua những cảm xúc thật quen thuộc mà cũng thật lạ. Đó là nỗi buồn của gã chằn tinh cả đời chỉ thấy mình lẻ loi, cô độc. Shrek thấy là mình vẫn biết yêu, vẫn khát khao được yêu. Gã cũng thấy tủi thân, đau đớn, thậm chí bế tắc khi nghe người mình yêu có những suy nghĩ không tốt đẹp về mình. Rồi gã cũng rất hạnh phúc, ấm áp khi nghe tiếng đập nồng nàn của trái tim yêu của chính mình.
Chuyện tình Shrek – Fiona cũng sẽ chỉ bình thường nếu có 1 kết thúc đẹp đẽ như mọi câu chuyện cổ tích khác. Cuộc sống thậtt giản dị vì đôi khi có những điều chẳng hề như ta tưởng tượng. Sự thật cũng thật bình thường vì chẳng qua ta hay huyễn hoặc những điều quá mơ mộng, quá tốt đẹp. Truyện trước đây luôn có những happy ending ( kết thúc có hậu ), đủ xoa dịu hay thỏa mãn phần nào mơ ước không thực hiện được của chúng ta. Truyện ngày nay cũng có kết thúc đẹp, nhưng lại thật hơn. Sẽ hết cảnh “cuối cùng, cóc biến thành 1 chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Hai người sống bên nhau hạnh phúc đến suốt đời.” Mà bây giờ sẽ là “Gã chằn tinh Shrek vẫn xấu xí, thô lỗ như ngày nào, Công chúa mỹ miều Fiona cũng không thể trở lại hình hài kiều diễm khi xưa, hai người quyết định sống bên nhau, tập tìm hiểu và chịu đựng những khiếm khuyết, thiếu sót của nhau để dung hòa 2 thế giới lại” . Đó không là 1 cuộc sống dễ dàng nếu có người không biết hy sinh. Cầu chúc họ sẽ không mau chóng ly dị ! “Nhân bản ngày nay là như thế. Thật hơn, gần gũi hơn, nhưng không dễ chấp nhận hơn.”
Lại nói về quái vật, chúng luôn là nỗi sợ hãi của mọi người, đặc biệt là trẻ em. Vì sao ư ? Vì xưa nay là như thế ?. Không biết nỗi sợ hãi đó bắt đầu từ khi nào, từ đâu, do ai, và tại sao lại như thế. Đơn giản vì quái vật phải là như thế: phải làm cho người khác khiếp sợ. Monsters, Inc. gọi đó là “công nghệ tiếng thét”.
Phát triển từ “truyền thống” có sẵn, làm cho trẻ em phải khóc thét khi bị quái vật hù dọa, tập đoàn Monsters, Inc. luôn tự hào với phương châm: “We scare because we care” . Tiếng thét càng lớn, năng lượng càng nhiều, thành phố của Monsters càng phát triển lớn mạnh. Chỉ có thể giải thích cho dễ hiểu là : quái vật khiến người khác sợ hãi vì quái vật không giống thù hình của con người. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con người lọt vào thành phố của quái vật ?
Con người lúc ấy có khác gì là quái vật. Con người, dù chỉ là 1 bé gái chưa biết nói, cũng làm cả thành phố sợ hãi vì sự khác biệt thù hình ấy. Vậy đâu là xuất phát của sợ hãi? Chính là tư tưởng và sự suy luận không đủ chín của chính chúng ta. Chưa 1 lần tiếp xúc, chỉ mới qua trí tưởng tượng, đặc biệt là trẻ em, bị nhồi nhét quá nhiều khái niệm xấu xa về quái vật nhan nhản trong các câu chuyện hay tranh ảnh như: độc ác, tàn bạo, hung hăng,… đâm ra sợ hãi, thậm chí thù ghét những điều tương tự như thế. Vậy có thể rõ hơn phần nào nguyên do của sự sợ hãi vô căn cứ ấy. Hiểu 1 cách rộng hơn, đôi khi ta vẫn không có “cảm tình” với 1 đối tượng nào đó chỉ vì 1 đôi lần “được nghe nói” những điều không tốt về họ. Sau đó ? Sợ hãi, căm ghét, và xa lánh. Để rồi khi rơi vào trường hợp hay hòan cảnh y hệt của họ? Chính ta lại bị người khác sợ hãi, căm ghét và xa lánh. Thế có được gọi là công bằng ?
Quái vậtt hạng nhất Sullivan là 1 con người hoàn toàn với trái tim biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông. Dù vẫn không được trẻ em chào đón, Sulllivan vẫn dang rộng đôi tay để che chở cho họ được an toàn khi hoạn nạn. Đó là con quái vật đầu tiên nhận ra rằng : “tiếng cười cho năng lượng gấp 10 lần tiếng thét.” Đúng là những người đó không hiểu ta, không ưa thích ta, nhưng điều quan trọng là ta phải biết chủ động xóa đi khỏang cách ấy, chính là những cánh cửa ngăn cách, để nỗi sợ hãi, ác cảm và sự xa lánh sẽ được thay thế bằng sự nồng nhiệt, hoan hỉ và gần gũi của tình yêu thương. Tính nhân bản của Monsters, Inc. là ở chỗ ấy.
Cả Shrek và Monsters, Inc. đều lọt vào Top grossing movies ( phim có tổng doanh thu cao nhất ), cũng như đều nằm trong bảng xếp hạng 10 phim có nội dung hay nhất trong năm. Đó chính là phần thưởng xứng đáng nhất mà khán giả hâm mộ dành tặng cho 2 bộ phim họat hình hay nhất trong năm. Chưa bao giờ xem phim hoạt hình mà tôi lại thấy mình “nghiệm ” ra được nhiều điều như thế. Còn bạn thì sao ?
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.