– Tên phiên âm: Yen Ji Dan (hoặc Yen Chi Tan)
– Sở thích: Âm nhạc, đàn Piano (CTĐ chơi Piano rất giỏi), làm phim võ thuật.
– Võ thuật: thông thạo từ Wushu cổ điển, Thái Cực Quyền, Hồng Gia, Vịnh Xuân cho đến Wushu hiện đại, Quyền Anh, Thái Cực Đạo (Taekwondo), Không Thủ Đạo (Karate Do), Kick boxing (Muay Thai), Wrestling (đô vật Mỹ),
– Thần tượng: Lý Tiểu Long.
– Ngôn ngữ: Quảng Đông, Quan Thoại, Anh, Nhật.
– Phim đầu tiên thực hiện và đảm nhiệm tất cả vai trò chính (đạo diễn, biên đạo võ thuật, diễn viên chính): Legend of The Wolf
(phim thứ hai là Ballistic Kiss).
:image2:
(Hai trong vô số những màn trình diễn của CTĐ trong Legend of The Wolf)
– Bén duyên đầu tiên với điện ảnh là nhờ vai trò Cascadeur (mang tính thử việc) trong bộ phim võ thuật Miracle Fighters (1983) của đạo diễn Viên Hoà Bình (nhà biên đạo võ thuật lừng danh qua các bộ phim: Matrix, Kill Bill, ). Một năm sau đó, bước sang tuổi 19, anh chính thức xuất hiện với vai trò của một dv thực thụ trong phim Drunken Tai Chi của đd Viên. Drunken Tai Chi được xem như là bộ phim kinh điển sau cùng về các thế “Tuý Quyền” (Võ Say) với đỉnh cao là cảnh quyết đấu ở cuối phim
* GIẢI THƯỞNG, THÀNH QUẢ TỪNG ĐƯỢC GHI NHẬN:
– Giải Diễn Viên Phụ Xuất Sắc Nhất trong phim Hoàng Phi Hồng 2 tại Lễ Trao Giải Thưởng Điện Ảnh Hong Kong năm 1992;
– Giải “phim hay nhất năm 98” với phim Ballistic Kiss được trao bởi Hội Phê Bình Điện Ảnh HK và Liên Hoan Phim Udine – Ý.
– Từng là ứng cử viên duy nhất (trong số 6 ưcv) của Hong Kong đạt được giải thưởng Đạo Diễn Trẻ Xuất Sắc Nhất tại Liên Hoan Phim Yubari Nhật Bản.
– Vai Hoàng Kỳ Anh trong Iron Monkey (tv: Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng, Thiết Hầu) từng được đề cử cho giải “vai diễn có nhiều pha đấu võ hay nhất” tại Giải Thưởng Cascadeur Thế Giới.
– Được lọt vào bảng xếp hạng “top 100 nhân vật hấp dẫn nhất hành tinh” do tạp chí The Gear bình chọn (đứng thứ 66).
– Giải Kim Mã dành cho đạo diễn võ thuật xuất sắc nhất với bộ phim Twins Effect. tại lễ trao giải Kim Mã lần thứ 40 được tổ chức tại cố đô Tainan, Đài Loan diễn ra hôm 13/12/03. ((Ngoài ra Twins Effect còn đoạt được giải thưởng “phim có hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất”.)
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ:
Chân Tử Đan được sinh ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (Vùng đất của huyền thoại “Quảng Đông Thập Hổ”
!!) Tuy nhiên, tuổi thơ của anh gắn liền với những lần di cư lớn của gia đình. Khi CTĐ được 2 tuổi thì gia đình anh rời Quảng Đông sang Hong Kong sinh sống, 11t gia đình lại chuyển hết sang Mỹ. 16 tuổi “một thân một mình” phải về Đại Lục để phát triển chuyên sâu hơn về Wushu (anh đã được thọ giáo cùng một vị sư phụ với Lý Liên Kiệt tại Bắc Kinh).
Khởi nghiệp điện ảnh khi bắt đầu tuổi thành niên (19t) với bộ phim đầu tiên Drunken Tai Chi (đạo diễn: Viên Hoà Bình (Yuen Wo Ping)) tại Hong Kong.
Khi phong trào phim võ thuật trở nên ăn khách trở lại tại Hong Kong, CTĐ lại được đạo diễn Từ Khắc chọn vào phim Once Upon a time in China 2 (Hoàng Phi Hồng 2).
Hàng loạt phim sau đó đã đưa tên tuổi của anh đi lên nhanh chóng. Để rồi cho đến nay, Chân Tử Đan hết qua Đức, lại về Đại Lục, sang Hong Kong, trở lại Mỹ, rồi lại sang Nhật
liên tục theo lời mời của các nhà làm phim ở những nơi này.
Chính nhờ sự dời chỗ nhiều lần của gia đình thuở bé, cộng với việc đến nhiều quốc gia theo đòi hỏi của nghề nghiệp mà CTĐ có khả năng nói lưu loát tiếng Quan Thoại, Quảng Đông và Anh ngữ. Hiện nay anh đã nói thêm được tiếng Nhật do “cả núi” dự án làm phim và trò chơi điện tử với phía Nhật Bản.
(Trong khi người đồng nghiệp và “đồng môn huynh đệ” Lý Liên Kiệt lại gặp trở ngại rất nhiều về “vốn liếng” Anh ngữ trong thời gian đầu cộng tác với Hollywood)
* CHỈ ĐẠO VÕ THUẬT
Sau khi nổi danh với những vai diễn võ thuật đẹp mắt cả trên màn ảnh lẫn truyền hình, CTĐ bắt đầu thử sức với các vai trò như đạo diễn chính, biên đạo võ thuật, sản xuất phim,
Và cho đến nay, anh đã đạt được thành công rực rỡ với tất cả vai trò trên.
Bộ phim đầu tay do anh tự thực hiện và kiêm luôn tất cả các vai trò ở trên là Legend of the wolf (tựa Việt: Chiến Lang Truyền Thuyết – 1997), sau đó là Ballistic Kiss (tv: Điệu Nhảy Tử Thần) rất ấn tượng. Năm 1999, CTĐ là đạo diễn võ thuật đầu tiên của Hong Kong hợp tác với các nhà làm phim châu Âu với loạt phim truyền hình Puma (Đức, tựa tiếng Anh đầy đủ là “Code name: Puma”, đây là bộ phim mà chúng ta vừa có dịp thưởng thức trên kênh HTV7 vào trung tuần tháng 02/04 vừa rồi, xem thêm thông tin về Puma và CTĐ: http://www.moviesboom.com/?pid=forum&sub=detail&id=1888 ).
Anh còn được mời sang Nhật Bản chỉ đạo võ thuật cho phim Shurayuki-Hime (The Princess Blade – Thanh Gươm Nữ Chúa với diễn viên chính là một nữ siêu sao nhạc Pop của Nhật). Đạo diễn Từ Khắc từng hết lời ca ngợi trình độ võ thuật của CTĐ: “CTĐ giống Lý Tiểu Long ở chỗ tự sáng tạo nên những thế võ riêng của mình. Anh ấy biết cách làm cho những pha đánh nhau trong phim trở nên hấp dẫn và đẹp mắt hơn”
:image3: Thành công mới nhất và cũng thuộc loại rực rỡ nhất của anh chính là vừa hoàn thành xuất sắc vai trò chỉ đạo võ thuật cho phiên bản 3 của trò chơi điện tử Onimusha (thuộc dòng game Playstation 2) – hãng Capcom. Trò chơi từng khiến hàng chục triệu fan hâm mộ Playstation 2 trên khắp thế giới đón nhận nhiệt liệt với hai phiên bản 1 và 2 trước đó. Onimusha mang nội dung về người anh hùng võ sĩ đạo Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 16 tên là Samanosuke Akechi. Các màn đấu võ, nhất là đấu kiếm của trò chơi đều được biên đạo ở mức độ hoàn hảo. Trò chơi được thiết kế với các kỹ thuật, hiệu ứng hiện đại nhất hiện nay và chơi trên máy PS2.
Onimusha 3 được Capcom dự tính tung ra thị trường vào trung tuần tháng 3/2004 này.
(Chú thích hình ảnh: Chân Tử Đan (đứng giữa) đang chỉ đạo cho các dv mẫu của trò chơi Onimusha 3, các dv mẫu phải mang điện cực mô phỏng trên người (chính là mấy đốm đèn sáng nhỏ kia) trong lúc diễn xuất, máy tính sẽ đọc chuyển động của những điện cực này mà phác hoạ lại thành 3 chiều trên trò chơi)
:image4:
Ngoài ra còn phải kể đến vai trò đạo diễn võ thuật xuất sắc của anh đối với bộ phim Twins Effect của Hong Kong với các ngôi sao Trịnh Y Kiện, Twins, Thành Long,
Bộ phim đã đem về cho anh giải Kim Mã đầu tiên trong sự nghiệp đạo diễn võ thuật
(Chú thích hình ảnh: Các diễn viên nữ trong Twins Effect “đình công”, CTĐ – người đứng khoanh tay)
* ĐẾN HOLLYWOOD:
Sau khi ký hợp đồng 3 năm với Dimension Films (một chi nhánh của hãng Miramax), anh đã thực hiện bộ phim đầu tiên Highlander: Endgame (tv: Người Cao Nguyên, với các diễn viên Christopher Lambert, Adrian Paul). Không chỉ thế, CTĐ còn xuất hiện trên màn ảnh với nhiều bộ phim như Blade 2 (Săn quỷ, dv Wesley Snipes), Shanghai Knights (Hiệp Sĩ Thượng Hải, dv: Thành Long, Owen Wilson)…
:image5: Nổi tiếng là một người làm việc rất có nguyên tắc và… kén chọn, CTĐ đã từ chối xuất hiện bên cạnh Angelina Jolie trong Tomb Raider 2 vì tôi thích những gì mới mẻ và sáng tạo, còn vai diễn đó lại chẳng khác gì những vai trước đây của tôi. Sắp tới CTĐ sẽ tiếp tục hợp tác với các nàh làm phim Nhật Bản và Hollywood trong những dự án mới. Rất tự tin, CTĐ phát biểu: Tôi là người có nhiều mục tiêu. Và tôi luôn thích hành động để thực hiện mục tiêu của mình
(CTHA: Chỉ đạo Wesley Snipes trong Blade 2)
* TRONG MẮT BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. Chân Tử Đan là một diễn viên võ thuật đầy tài năng, một chuyên gia biên đạo võ thuật
– Nữ minh tinh hành động Dương Tử Quỳnh cũng như tất cả các diễn viên từ Hong Kong đến Mỹ, Đức, Nhật đều công nhận rằng Chân Tử Đan là người ra đòn nhanh nhất mà họ từng gặp.
:image6:
– Trương Nghệ Mưu và Tony Ching thì luôn thận trọng tham khảo ý kiến của CTĐ trong quá trình thực hiện bộ phim Hero hoành tráng
– Quentin Tarantino thì mặc dù đã mời bậc thầy Viên Hoà Bình chỉ đạo vt cho Kill Bill nhưng trước khi Kill Bill được bấm máy một năm, Quentin vẫn thận trọng mời CTĐ đến nhà để trao đổi và tham khảo ý kiến của CTĐ cho Kill Bill.
– Ngô Vũ Sâm thì từng yêu cầu Chân chỉ đạo cho Bulletproof Monk nhưng anh đã phải từ chối vì phải đảm nhiệm vai diễn trong Hero của Trương Nghệ Mưu.
– “Sensei” Aikido Steven Seagal thì cũng đã lỡ mất hai dự án lớn với Yen. Steven rất quý mến Yen, từng mời Yen đến nhà dùng bữa chung
(CTHA:
– Ảnh trên: Với Trương Nghệ Mưu (bên trái) và Tony Ching Siu Tung (đạo diễn võ thuật của Hero).
– Ảnh dưới: Với diễn viên quá cố Trương Quốc Vinh (người bên cạnh mặc áo thun xanh quấn khăn cổ))
GIA ĐÌNH LỪNG LẪY:
Tất cả thành viên trong gia đình Chân Tử Đan đều nổi tiếng với nghiệp võ. Người chị gái của anh cũng từng đạt được rất nhiều huy chương từ các giải thi đấu võ thuật, nhưng cao trên hết cả là mẹ của CTĐ – Đại võ sư Bow Sim Mark, người sáng lập và điều hành Học Viện Wushu Trung Quốc
Hai tạp chí võ thuật “Huyền Đai” và “Tinh Hoa Võ Thuật” từng bình chọn ĐVS Bow Sim Mark là “nữ chưởng môn ưu tú nhất”, “nữ võ sư sáng chói nhất của năm 1994 và 1996″
Ngoài ra, Chân Tử Đan còn được truyền thụ thanh nhạc từ người cha. Cha của anh – chủ bút của tờ nhật báo tiếng Hoa “Shing Tao” ở Boston là người am tường và có khả năng sử dụng thành thục nhiều loại “đàn dây” khác nhau như piano, violin và các loại khác Mẹ của anh cũng khá tốt ở lĩnh vực ca hát Chính vì “chất nghệ sĩ” của gia đình đã thấm vào CTĐ nên ở những phim anh tham gia đạo diễn đều có phần âm nhạc khá hay.
* HÀNH TRÌNH CỦA MÃNH LONG:
Thời thơ ấu:
Từ khi mẹ của Chân Tử Đan, đại võ sư Bow Sim Mark thành lập Học Viện Nghiên Cứu Wushu Trung Quốc trên đất Mỹ, CTĐ đã có điều kiện để nâng cao trình độ Kungfu của mình hơn. Nhờ mẹ, CTĐ đã thông thạo Wushu và Thái Cực Quyền của Trung Quốc, từ cổ điển cho đến hiện đại, từ nội dung đến hình thức, từ những điều sơ đẳng cho đến những nguyên lý cao thâm.
Thuở nhỏ, CTĐ khá “cứng đầu”. Anh luôn tìm cách thoát khỏi những ràng buộc, gò bó Luôn trăn trở về đích đến của võ học, CTĐ đã rời khỏi khuôn khổ của học viện để tìm đến những môn võ khác. Từ đó anh đã nắm bắt thêm được nhiều môn khác nữa, trong đó có Thái Cực Đạo của Triều Tiên. Thời gian đó, dòng phim võ thuật của người Hoa bắt đầu nở rộ cộng với việc suốt ngày toàn luẩn quẩn ở Khu Phố Tàu nên CTĐ đã được “thọ giáo” rất nhiều phim thể loại này.
:image7: Để trở thành một
“cao thủ” theo mơ ước lúc bấy giờ, Yen đã tìm xem cho được tất cả các phim võ thuật được sản xuất ở thời điểm đó, cố gắng tìm hiểu, phân biệt các thế võ trong phim, rồi còn phê bình, nhận xét đủ thứ
!!
Yen còn đọc tất cả các sách báo, tạp chí, tài liệu
liên quan đến võ thuật mà anh bắt gặp được. Anh luôn luôn thắc mắc. Tại sao phải đá như thế này? Có thể dùng lối đánh khác tối ưu hơn không?
Mẹ anh đã truyền thụ các đòn thuộc Thiếu Lâm Bắc Phái, tương tự như Wushu, Thái Cực Quyền, Võ Đang nhưng Chân còn tập luyện thêm các môn Vịnh Xuân, Không Thủ Đạo (Karatedo) và nhiều môn nữa
Anh đã trở nên say mê võ thuật đến cuồng nhiệt trong một thời gian dài, trốn học (văn hoá) để tập võ với bạn bè. Họ thường vẽ một vòng tròn trên đất rồi tập luyện, thậm chí đấu đá với nhau túi bụi hàng giờ.
Là người hâm mộ Lý Tiểu Long cuồng nhiệt, Chân từng bắt chước y chang LTL từ trang phục, bộ dạng, cặp kính râm, cho đến cả cặp côn nhị khúc dắc trong vớ dày!! Anh là người may mắn khi đã được thụ giáo khá nhiều môn võ và có rất nhiều bạn bè, đồng môn sư huynh đệ trong giới võ thuật. Họ thường trao đổi các vấn đề về võ thuật mỗi khi gặp nhau. Vì vậy mà CTĐ luôn có “cả bụng” kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về võ thuật !
(CTHA: CTĐ và đòn đá ngang “cao vời vợi” của Taekwondo)
Hội Wushu Bắc Kinh:
Hội Wushu Bắc Kinh đã đến Mỹ trong một chuyến lưu diễn. Khi cả đội đến Boston, CTĐ đã có dịp để thể hiện trình độ của mình với 2 vị sư phụ dẫn đầu. Hai vị sư phụ đã tỏ ra rất thích thú và bảo với Chân rằng anh rất có căn cơ để tập võ và sẽ rất có triển vọng nếu trở về tập luyện tại quê nhà Trung Quốc.
Sau đó một thời gian, do có lục đục với cha mình, Chân bỏ nhà đi “bụi” và bắt đầu đụng đủ thứ rắc rối ngoài đời. Có 2 loại thiếu niên người Hoa tại Mỹ. Một loại thì chỉ lo chăm chỉ học hành với những cặp kính “dày cui”. Loại thứ hai thì chuyên qua lại với các băng đảng. CTĐ đã từng chung đụng với một băng đảng. Lo ngại trước tình hình ngày càng tồi tệ của Chân, mẹ anh đã tìm cách khuyên anh nên trở về Trung Quốc để tập võ. Chân cũng ý thức rằng nếu cứ tiếp tục con đường hiện tại ở Mỹ thì thế nào cũng sẽ trở thành một tên tội phạm thực thụ, hoặc sẽ tiêu đời
Không còn chọn lựa nào khác, Chân lên đường trở về Trung Quốc . Về đến Đại Lục, Chân nhận ra sự thật rằng hai vị sư phụ mời anh về Bắc Kinh tập luyện chẳng qua chỉ là mời xả giao mà thôi. Thời gian đó TQ vẫn chưa nối quan hệ với phương Tây, Chân nhận thấy mọi người đều ăn mặc… như Mao Trạch Đông, chỉ được ăn thực phẩm đã được dán tem. Vì vậy, khi gặp lại Chân, hai vị sư phụ đã từ chối. Họ không muốn gặp rắc rối vì sự hiện diện của anh nhưng Chân lúc đó chỉ là một cậu bé 16t đầu, rời nửa vòng trái đất về TQ để được học hỏi họ.
Chân đã rất sốc và khổ sở vì sự khác biệt quá lớn về văn hoá giữa TQ và Mỹ, anh còn gặp trở ngại lớn hơn nữa trong giao tiếp. Mặc dù trước đó Chân đã từng sống ở Hong Kong và biết nói tiếng Quảng Đông, từng về Đại Lục. Nhưng lần này thì khác, lần này anh phải sống ngay tại thủ đô của TQ, nơi mà mọi người chỉ sử dụng tiếng Phổ Thông làm ngôn ngữ giao tiếp chính và chẳng ai mặn mà gì lắm với sự hiện diện của anh. Tuy nhiên, sau nhiều lần đấu tranh, căng thẳng đủ mọi cách với chính quyền sở tại, Chân đã được chấp nhận cho ở lại TQ rèn luyện. Anh là người “nước ngoài” đầu tiên được chấp nhận hợp pháp lúc bấy giờ. Thế là Chân đã ở lại tập luyện suốt hai năm sau đó tại Bắc Kinh, anh đã đạt được rất nhiều thành công ở môn Wushu và thú vị hơn nữa khi anh còn được thọ giáo cùng một vị sư phụ với Lý Liên Kiệt.
Gặp gỡ Viên Hoà Bình: :image8:
Năm 19t, trên đường rời Bắc Kinh trở lại Mỹ, Chân Tử Đan ghé lại Hong Kong và được giới thiệu với đạo diễn Viên Hoà Bình. Đạo diễn Viên đã “thử lửa” CTĐ bằng cách cho anh làm
cascadeur trong bộ phim Miracle Fighters 2. Nhận thấy những khả năng đặc biệt ở CTĐ mà ko lâu sau đó VHB mạnh dạn giao cho Chân vai diễn chính trong bộ phim Drunken Taichi, (DK được thực hiện gần 8 tháng với biết bao mồ hôi, vất vả mà cho đến giờ này Chân Tử Đan vẫn ko thể nào quên) và rồi bộ phim đã đạt thành công vang dội. Hàng loạt phim của họ đã ra đời từ đó với bao lần làm “rung chuyển” nền điện ảnh võ thuật Hong Kong.
Đạo diễn Viên Hoà Bình là người đã mở ra hướng đi mới cho cuộc đời và sự nghiệp điện ảnh võ thuật của CTĐ. Tuy Chân Tử Đan thành danh hơi muộn hơn so với các ngôi sao võ thuật HK khác, nhưng những kỹ năng cũng như những tiến bộ ko ngừng của anh thì bất kỳ ai cũng đều thấy rõ.
(CTHA: Với đạo diễn võ thuật lừng danh Viên Hoà Bình tại hậu trường phim Vịnh Xuân 1994)
Gian nan:
Sau thành công với các phim ban đầu như Tuý Quyền, Hoàng Phi Hồng 2, Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng,
ở Hong Kong, Chân Tử Đan trở lại Mỹ. Tuy nhiên, liên tiếp dường như vận mệnh muốn trêu anh, một số cơ hội “trăm năm hiếm có” cứ liên tục vuột khỏi tay anh. Anh từng được đề cử vào vai chính trong bộ phim The Bruce Lee Story (Chuyện về Lý Tiểu Long), Chân đã đến Los Angeles theo đề nghị của đạo diễn nhưng đáng tiếc thay anh đã bị vuột mất vai diễn này (vai diễn đã lọt vào tay diễn viên Jason Scott Lee, để rồi chịu khá nhiều chỉ trích vì “đã làm hư đi hình tượng mang tính huyền thoại của Lý Tiểu Long”, “một vai diễn quá ư là tệ hại”,
(JSL chỉ là một dv võ thuật nghiệp dư)). Nhiều người tin rằng CTĐ sẽ làm tốt vai diễn này hơn JSL.
Không lâu sau đó, Chân trở lại Hong Kong để thực hiện bộ phim truyền hình 30 tập – Tinh Võ Môn của hãng truyền hình ATV Hong Kong. Anh đã rất thích thú với bộ phim này vì anh vốn rất ngưỡng mộ Lý Tiểu Long Dự án kế tiếp là một bộ phim của Steven Seagal. Steven Seagal sang Hong Kong để tìm những tài năng võ thuật cho bộ phim của mình và đã gặp gỡ tất cả các ngôi sao võ thuật của HK bấy giờ (trong số đó có cả Thành Long). Qua sự giới thiệu giữa những người trong giới, SG đã tìm gặp CTĐ và muốn được xem tài nghệ của anh. Cuối cùng ngôi sao võ thuật (và cũng là vị đại võ sư huyền đai đệ thất đẳng Aikido) này đã rất thích thú với các kỹ thuật của Chân Tử Đan. Họ đã trao đổi với nhau và mọi chuyện ban đầu khá trôi chảy. Steven đã cùng CTĐ bay sang Los Angeles. Rất coi trọng CTĐ, Steven đã trao đổi với anh thật nhiều, mời anh đến nhà và chưa hề phát biểu những gì bất lợi về CTĐ. Tuy nhiên, không may sau đó dự án lại không thể được thực hiện nữa!
Mãnh Long Chấp Cánh:
Dự án kế tiếp mà Chân Tử Đan thực hiện với vai trò đạo diễn võ thuật là một bộ phim của ngôi sao điện ảnh Trương Quốc Vinh
Năm 1999, Chân đã có một bước ngoặt mới khi anh là nhà làm phim Hong Kong đầu tiên được mời làm phó đạo diễn cho các loạt phim truyền hình của Đức. Anh đã bay sang Berlin để thực hiện bộ phim “Code Name: Puma”
Sau đó là hợp đồng 3 năm với Miramax với vai trò đạo diễn kiêm diễn viên võ thuật cho bộ phim đầu tiên “Highlander: Endgame”.
Năm 2001, trong lúc bộ phim kinh điển “Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng” (Iron Monkey) của Chân được phát hành rộng rãi trên toàn nước Mỹ, thì anh đang ở Nhật để thực hiện vai trò Đạo Diễn VT cho bộ phim Shurayuki-Hime (The Princess Blade). Bộ phim này tuy là sản phẩm của Nhật, nhưng lại mang đậm phong cách của Chân Tử Đan!!
Kế đến là thực hiện một sản phẩm nữa của Hollywood: “Blade 2 – Bloodhunt” (tựa Việt: Săn Quỷ). Một phim “ma cà rồng võ thuật”! Trong phim này CTĐ thủ vai “gã mặt lạnh” Snowman, một “ma cà rồng Samurai” có bộ mặt “lạnh như băng”, chuyên sử dụng kiếm Nhật và các đòn chân sát thủ.
Sau đó là Hero của Trương Nghệ Mưu tại Đại Lục, rồi Shanghai Knights của Thành Long và sau cùng là Twin Effects (Twins, Trịnh Y Kiện).
Những “chiến công” của Chân Tử Đan sẽ vẫn tiếp tục. Anh là một diễn viên tài năng và có nhiều mục tiêu lớn.
* ĐIỂM LẠI NHỮNG DỰ ÁN BỊ BỎ LỠ CỦA CHÂN TỬ ĐAN:
1/ The Bruce Lee Story đã vuột khỏi tay Chân Tử Đan vì lý do nào đó từ phía đạo diễn, mặc dù Chân đã có mặt tại Los Angeles đúng hẹn theo lời mời của đạo diễn. Thay thế anh là dv Jason Scott Lee vào vai “Lý Tiểu Long” để rồi bộ phim bị xem như là một thất bại.
2/ Dự án đầu tiên giữa CTĐ với “sư phụ Aikido” Steven Seagal cũng bị bỏ dở vì lý do riêng từ phía SS.
3/ Anh đã từ chối vai phản diện chính (mà sau này diễn viên Chin Siu Ho đã đảm nhiệm) trong Thái Cực Trương Tam Phong của Lý Liên Kiệt.
4/ Từ chối vai phản diện chính (mà sau này Ho Sung Pak đã đảm nhiệm) trong Tuý Quyền 2 của Thành Long. Tuy nhiên dv HSP cũng đã hoàn thành tốt vai diễn này.
5/ Dự án thứ hai với Steven Seagal do CTĐ chủ động từ chối vì anh phải đóng cho Hero của Trương Nghệ Mưu.
6/ Để đóng Hero của TNM, CTĐ còn phải huỷ bỏ nữa vai trò chỉ đạo vt cho bộ phim Bulletproof Monk (ĐD Ngô Vũ Sâm, diễn viên chính: Châu Nhuận Phát).
7/ Từ chối lời mời tham gia diễn xuất cho Tomb Raider 2 (Angelina Jolie) vì không thích vai diễn này.
Thay cho phần kết của tư liệu này, xin được trích đăng lại bài viết của một cao thủ nhận xét về trình độ võ thuật của CTĐ:
Phân tích toàn diện về lối đánh của CTĐ.
Đây là bài viết cuối cùng của loạt bài “Thế giới võ thuật của Chân Tử Đan”. Bài viết hàm chứa nhiều loại võ khác nhau mà anh đã đeo đuổi tập luyện. Quá trình hình thành nên phong cách võ thuật riêng biệt và độc nhất vô nhị của Chân Tử Đan
**Hai dòng võ thuật bên trong một con người tài năng:
Võ thuật mà Chân Tử Đan tập luyện có thể được chia làm dòng như sau: Một, dòng võ thuật Trung Hoa chính thống với sự điêu luyện trong việc sử dụng binh khí. Hai, dòng võ thuật chỉ sử dụng các đòn chân, tay thông thường (không sử dụng binh khí) như Thái Cực Đạo Hàn Quốc, Muay Thái (một dạng quyền anh có sử dụng đòn chân của Thái Lan), Quyền Anh,
Chân Tử Đan đến với võ thuật rất sớm từ thời thơ ấu do truyền thống luyện võ của gia đình anh. Anh được hấp thu nền tảng võ thuật Trung Hoa chính thống từ mẹ anh – một nữ võ sư Wushu kỳ cựu. Chính vì vậy mà khi anh trình diễn, trông chẳng khác gì Lý Liên Kiệt mấy. Tuy nhiên, những bài học, bài tập từ mẹ dường như vẫn không đủ với khát khao được biết thật nhiều kỹ thuật, lối đánh khác nhau của Chân Tử Đan. Từ khi tập thành thục thêm các môn Thái Cực Đạo, Muay Thái, Không Thủ Đạo, ở mức độ nào đó, mỗi khi xuất chiêu, trông anh chẳng khác gì Lý Tiểu Long hay Steven Seagal.
:image9:
(CTHA: Chân Tử Đan trình diễn đòn Dwitchagi theo kỹ thuật cải tiến đòn mới nhất của Liên Đoàn Taekwondo Thế Giới (chân trụ duỗi song song với mặt đất))
**Đâu là phong cách võ thuật của Chân Tử Đan?
Nếu chỉ thoạt nhìn qua phong cách của CTĐ mà cho rằng anh hoàn toàn bắt chước phong cách, kỹ thuật của các diễn viên nổi tiếng, rằng anh không hề biết tạo dựng nên phong cách cho riêng mình thì bạn đã lầm.
Không phải bởi vì CTĐ không hoàn toàn luyện tập đơn thuần những môn võ gốc (Hoa) của anh (như LLK chuyên luyện Wushu lời Donnie_Yen MB), mà là bởi vì trước nay chưa từng có ai có thể kết hợp các môn, các dòng võ khác nhau ấy thành một thể thống nhất, thành công bằng Chân Tử Đan. Vì lẽ đó mà tôi muốn nhấn mạnh như sau:
Phong cách võ thuật của CTĐ hoàn toàn có màu sắc, hình thái riêng, là độc nhất, không là Lý Tiểu Long hay Lý Liên Kiệt gì cả. Người ta thường phân loại diễn viên võ thuật theo những nhóm dựa trên sở trường chuyên biệt của dv đó. Người viết bài này cũng đồng ý với cách phân loại như sau: Lý Tiểu Long thuộc nhóm diễn viên chuyên dùng các thế võ hiện đại, Lý Liên Kiệt thuộc nhóm chuyên dùng võ thuật truyền thống Trung Hoa. Còn Chân Tử Đan thì thuộc nhóm của riêng anh. (VS Donnie Yen into a Donnie Yen’s style martial artist group. )
Điều đó có nghĩa là “võ thuật Chân Tử Đan” (Donnie Yen’s martial arts ) là sự kết hợp, dung hoà giữa các thế võ hiện đại và truyền thống; giữa việc sử dụng binh khí truyền thống, với sử dụng các đòn chiến đấu tay-chân hiện đại. Đó là điểm rất đặc sắc của anh. Đương nhiên là lối đánh đó được hoàn thiện từ những nổ lực rèn luyện rất to lớn, không dễ gì có thể tìm ra một võ sĩ như vậy.
**Phần kết:
Khoảng cuối tháng 9 năm 1997, người viết bài này đã tình cờ được biết đến Chân Tử Đan qua 2 bộ phim “Tiger Cage” (Tựa Việt: Rửa tiền, hay Đồng tiền đen, đóng với Quan Chi Lâm DYMB) và “Khách Sạn Tân Long Môn”. Lối đánh đặc sắc đầy quyến rũ của anh đã hoàn toàn thu hút cặp mắt của tôi.
Bấy lâu trước đây, sự hiểu biết hạn hẹp của tôi dường như chỉ biết đến Thái Cực Đạo là môn võ duy nhất. Chính các lối đánh của Chân Tử Đan đã giúp tôi được mở mang kiến thức, được hiểu biết nhiều hơn về các môn phái, dòng võ khác nhau. Tóm lại, lối đánh của Chân Tử Đan đã có tác động như một nhịp cầu giúp cho sự nghiệp luyện tập, nghiên cứu võ thuật của tôi tiến lên tầm cao hơn.
Lối đánh của anh thật quyến rũ và thuần khiết. Các phim của anh là minh chứng rõ ràng nhất cho lập luận này. Có cảnh trong phim anh chỉ toàn sử dụng võ thuật Trung Hoa như những phim võ Tàu thông thường. Nhưng có cảnh anh lại chơi theo Muay Thái, đấm kiểu Quyền Anh, sử dụng các đòn đá liên hoàn của Thái Cực Đạo, rồi hạ gục địch thủ bằng kỹ năng của môn Đô Vật Mỹ (Wrestling). Mỗi một cảnh phim đều tràn ngập những kỹ thuật linh hoạt, mềm dẻo lả lướt, những cú đá thần tốc, những cú đấm dũng mãnh đã khiến tôi thật sự rung động.
Không có mấy ai có thể ra đòn chính xác và cơ động được như Chân Tử Đan. Đó là lý do mà tôi đã bị lôi cuốn ngay từ lần đầu xem phim của anh. Những cú đá của anh nhanh như chớp, những quả đấm cứng cáp mãnh liệt như những tảng đá, là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của anh. Chân Tử Đan, người đã nắm bắt, phối hợp từ nhiều kỹ thuật khác nhau, từ võ thuật Trung Hoa đến sử dụng binh khí, đến sử dụng tay-chân-không chiến đấu để hình thành nên một thứ của riêng anh – “phong cách võ thuật Chân Tử Đan” hoàn toàn thuyết phục! Anh thật sự là một võ sĩ đạo chân chính!
((Dịch từ bài viết cuối cùng trong loạt ba bài viết của võ sư Jung Sang Kyo: “Welcome to The World of Donnie Yen’s Martial Art” , được đăng trên trang [http://www.taekwon.net/], nay là [http://www.mooto.com/]. Một trong số những trang web hàng đầu của Hàn Quốc, có mục tiêu truyền bá môn võ Thái Cực Đạo ra khắp thế giới! Donnie_Yen MB)
Sưu tầm, tổng hợp, dịch, viết từ rất nhiều nguồn bởi Donnie_Yen (Movies BoOm) và Chuotkhongduoi
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.