Tiến vào thế giới của Holywood với vai diễn trưởng hội Tam Hoàng Wah Sing Ku trong Lethal Weapon 4, Jet Li đang bước từng bước theo đàn anh Bruce Lee và Jackie Chan. Tuy nhiên, với năng khiếu tuyệt vời của mình, sự kết hợp võ thuật đầy sinh động, và khả năng diễn xuất thiên bẩm, anh thật sự còn đang tiến xa hơn cả họ.
:image1:Jet Li đến với Wushu từ rất sớm. Ngay năm học đầu tiên, áp lực về tinh thần và thể lực đã đè nặng lên anh, khiến anh có ý định bỏ cuộc. Thế nhưng, thầy Wu Bin đã phát hiện một nội lực tiềm tàng ở cậu bé Jet Li, nên đã khuyên anh cố gắng tiếp tục. Chẳng ai đã có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra sau này.
Năm 1974, khi 11 tuổi, Jet Li tham gia giải Wushu toàn quốc (National Wushu Championships), và đã chiếm ưu thế gần như toàn giải với bài múa thương và múa kiếm. Trong một đêm, anh trở thành một hiện tượng “thần đồng” gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Không để danh tiếng làm lu mờ đầu óc, Jet Li trở lại với thời khóa biểu nghiêm ngặt của thầy Wu Bin.
Jet Li liên tiếp chiếm giải quán quân những năm 1975, 1977, 1978. Năm 1979, anh đạt được thành tựu cao quí nhất trong võ thuật khi nhận giải vàng cuộc thi võ thuật toàn quốc (Chinese National Martial Arts Competition).
Jet Li được ca ngợi hết lời trong dư luận Trung Hoa, và chính phủ đã quyết định cho anh được làm người đại diện cho nước nhà trước 45 quốc gia khác, trình diễn võ thuật ở những môn cụ khác nhau. Nổi tiếng nhất trong lịch sử là cuộc trình diễn năm 1974 trên bãi cỏ thuộc toà Nhà Trắng của tổng thống Richard Nixon, sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ được mở lại thành công.
Năm 19 tuổi, Li xuất hiện trong bộ phim đầu tiên, Shaolin Temple. Vào thời điểm đó, Li đã được xem là một người hùng của đất nước bởi những thành quả anh gặt hái được trong thể thao. Bộ phim như một phát súng đưa anh vào hàng ngũ những siêu sao tại Trung Hoa. Fan hâm mộ kéo nhau đi chùa chỉ để bắt chước thần tượng của họ. Li, một người trầm tính và nhút nhát, cảm thấy lúng túng trước sự nổi tiếng này. Anh đánh bạo bước vào lĩnh vực phim ảnh chỉ với ý muốn wushu sẽ trở nên thú vị hơn với công chúng, chứ không phải để trở thành ngôi sao. Tuy nhiên, anh vẫn tiếp tục xuất hiện trong loạt phim Shaolin nổi tiếng, như Martial Arts of Shaolin (1986). Bên cạnh đó, anh còn dàn dựng bộ phim Born to Defence (cùng năm 1986).
Với mong muốn mở rộng lượng khán giả, Li chuyển sang Mỹ và thực hiện phim Dragon Fight năm 1988. Đáng tiếc, bộ phim không được khán giả đón nhận. Sau đó, Li hợp tác với Tsui Hark – nhà sản xuất và dàn dựng phim. Hai người, với tiền vốn của chính mình, đã cho ra đời bộ phim The Master vào năm 1990. Lần này, bộ phim với ngân sách eo hẹp lại không tìm được nhà phân phối, và nó bị quên lãng. Bù vào đó, Li và Tsui cảm thấy họ rất hợp nhau trong công việc, và Tsui thuyết phục Li trở về Hongkong.
Năm 1991, Once Upon a Time in China, với Li trong vai người anh hùng dân gian Wong Fei-Hung, da tạo nên một cơn sốt kỉ lục và được công nhận là bộ phim võ thuật hay nhất từ trước đến giờ. Hai phần tiếp theo cũng khá là nổi tiếng, nên mọi người đã rất ngạc nhiên khi Li bỏ cuộc, không tiếp tục đóng nữa. Nhiều tin đồn manh nha xuất hiện về những bất đồng tiền bạc xung quanh Hội Tam Hoàng. Dù gì đi nữa, Li đã không còn là Wong Fei-Hung. Sau Swordsman II 1993), Li đóng trong một phim khác cũng về người hùng Trung Hoa, Fong Sai Yuk (cùng năm 1993). Phim gây thêm một tiếng vang lớn chẳng kém gì bộ phim trước, nhưng lần này có tầm quan trọng hơn, vì là lần đầu tiên anh được làm việc cùng Corey Yuen Kwai. Yuen sau đó đã tham dự vào hầu hết những phim tiếp theo của Li, :image2:trong cương vị một nhà dàn dựng hoặc hợp tác. Với Last Hero in China (1993), Li bắt đầu một chuỗi phim mới cùng với nhà sản xuất – đạo diễn Wong Jing. Wong và Tsui Hark là hai nhà làm phim đối lập nhau trên thị trường HongKong: Tsui chuyên làm phim đầu tư lớn và mạch phim sâu, trong khi Wong (khá quen thuộc với dân Hongkong) nghiêng về những phim bạo lực, sex, chọc cười rẻ tiền. Nhiều người (nhất là cánh phóng viên) đã bàn tán sôi nổi về đề tài vì sao Li làm việc với Wong. Một số cho rằng Li vẫn còn tức giận Tsui, số khác lại nghĩ Wong đã dùng mối liên hệ với Hội Tam Hoàng để gây áp lực buộc Li hợp tác. Trong suốt thời gian này, Li đã tham gia đủ các thể loại phim, từ những phim nhại lại khôi hài, tình cảm (như The Bodyguard from Beijing (1994), làm lại từ bộ phim nổi tiếng của Kevin Costner), cho đến phim võ-súng (như High Risk (1995), được “lấy cảm hứng” từ Die Hard). Những phim này góp phần đem lại cho Li một lượng fan đáng kể.
Năm 1994, Li, Yuen Woo-Ping và đạo diễn Gordon Chan cùng nhau làm lại bộ phim kinh điển Fist of Fury của Bruce Lee. Li hơi ngập ngừng trước việc làm phim này. Anh cảm thấy mình bị áp lực khi phải trở thành một “Bruce Lee thứ hai”, khi bản thân anh hiểu rằng Bruce Lee đã được gọi là “vị thánh của phim ảnh” trên toàn thế giới. Li, Chan và Yuen đã hợp tác thật chặt chẽ nhằm cho ra đời một bộ phim không chỉ làm hài lòng các fan của Bruce Lee, fan của Jet Li, mà còn đem lại thêm một lượng fan mới. Họ quyết định sử dụng kĩ thuật wire-fu (một cách làm cho con người trong như bay được trên không, phát ra những quả cầu lửa, và nhiều cách di động lạ mắt khác bằng cách sử dụng những sợi cáp chìm và kĩ xảo quay phim). Li ra mắt những chiêu thức mới nhất của mình, gắn liền với một phong cách mạnh mẽ, sát thực gần với kĩ thuật của Bruce Lee. Kết quả là bộ phim Fist of Legend đã trở thành thành công vang dội nhất của Li trong nhiều năm. Bất kể những lời đồn đại, Li quay trở về làm việc cùng Tsui Hark, với bộ phim khoa học viễn tưởng – hành động Black Mask năm 1996. Năm 1997, một lần nữa Li lại nhập vai Wong Fei-Hung trong tập phim cuối cùng của loạt phim OUATIC, Once Upon a Time in China and America. Sau khi hoàn thành những thước phim cuối của Hitman 1998), những nhà làm phim người Mỹ đã mời Li vào vai một tên tội phạm chuyên nghiệp trong loạt phim nổi tiếng Lethal Weapon. Mong có thể bảo đảm cho tương lai của hai con, Li nhận lời, và Corey Yuen vẫn là người dàn dựng các cảnh võ thuật cho anh. Bộ phim đã thành công lớn trong chiến dịch giới thiệu anh với châu Mỹ. :image3:
Cũng như Jackie Chan, thành công bước đầu của Li trên thị trường nước Mỹ đã dẫn đến việc tái phát hành các bộ phim trước đây của anh, chỉ với một chút thay đổi trong tựa đề và nhạc nền. Once Upon a Time in China trở thành một trong những phiên bản Mỹ hay nhất của điện ảnh Hongkong. Năm 2000, Li làm phim Mỹ đầu tiên của mình Romeo Must Die. Dù không mang lại thành công nhanh chóng, bộ phim cũng thu về gấp ba lần tiền vốn, và mở đường cho những dự án tương lai cho Li, như sự xuất hiện trong phần tiếp theo của Matrix, và vai “Kato” trong phim làm lại từ The Green Hornet. Năm 2001, Li lại “làm mưa làm gió” ở Mỹ với các phim Kiss of the Dragon (sản xuất bởi La Femme Nikita, đạo diễn Luc Besson), và The One
Jet Li có được năng khiếu thiên phú, diễn xuất hay, và một phong cách nhã nhặn. Anh có thể diễn nhiều thể loại khác nhau: từ bi kịch, hài kịch, cho đến tình cảm, và dĩ nhiên tuyệt nhất là thể loại hành động. Anh còn dựng phim, tiêu biểu là Born to Defence. Một số bộ phim cũng có sự đóng góp dàn dựng của anh như Kung Fu Colt Master, Fist of Legend, Bodyguard from Beijing, New Legend of Shaolin, Fong Sai Yuk, and Fong Sai Yuk 2.
Tổng hợp bởi dovy
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.