Tên thật:
Viviam Meri Hartley
Ngày sinh: 1913-11-05 Nơi sinh: India Gia đình: Cô sinh ra trong một gia đình giàu có

Vivien Leigh

Vivien Leigh, tên thật là Viviam Meri Hartley, trong một lần đóng phim, ông đạo diễn đã góp ý nên đổi thành vivien Leigh cho dễ gọi và thuận tai mọi người. Sự tình cờ đó đã khiến cái tên Vivien Leigh trở thành bất tử.

:image1:Vivien Leigh là người Anh, nổi tiếng với các phim của Mỹ, nhưng lại sinh ra ở Ấn Độ. Nàng sinh ngày 5/11/1913 tại vùng Darjeeling.. Ấn Độ lúc đó là thuộc địa của Anh. Cha mẹ nàng sang đây làm việc, ít lâu sau gia đình nàng chuyện về Anh.

Vivien Leigh sinh trong một gia đình giàu có. Song cuộc sống tình cảm không được suôn sẻ bởi sự khác nhau về tính cách của mẹ và cha. Mẹ cô có cuộc sống tình cảm trầm lặng , kín đáo , luôn hướng tới nhà thờ. Ngược lại, cha là một người vui tính, ham họat động xã hội và rất yêu nghệ thuật. Do đó việc giáo dục và hướng nghiệp cho Vivien Leigh cũng làm cho mối quan hệt giữa cha và mẹ them xung khắc. Với bản tính của mình, Vivien Leigh hợp với cha hơn, tuy nhiên cô cũng rất thương mẹ.

Thời thiếu nữ, cô đã sớm bộc lộ năng khiếu. th1ch nhảy múa, đóng kịch, ca hát. Năm 18 tuổi, cô thi đỗ vào học viện nghệ thuật Hoang gia của London.

Những bộ phim và vở kịch đầu tiên của Vivien Leigh như “Sự việc đang tiến triển” (1934), “Địa chủ”(1935)… đã khiến các nhà phê bình và công chúng nhận thấy một diễn viên với vẻ đẹp tuyệt trần đang cố gắng bộc lộ qua vai diễn nhưng diễn biến nội tâm phức tạp, những nỗi khổ và khát vọng thầm kín trong tâm hồn con người.

Vẻ đẹp thánh thiện của gương mặt và tài năng diễn xuất ấn tượng, có chiều sâu. Vivien Leigh tiếp tục được các nhà đạo diễn mời tham gia đóng trong các phim như “Ngọn lửa trên đất Anh”(1937), “Những người Mỹ ở Oxford”(1938)…

Chính trong thời gian này, đời sống gia đình của Vivien Leigh rạn nứt vì người chồng – một liật sư nghiêm nghị không muốn cho Vivien họat động nghệ thuật. Sauk hi chia tay với chồng, Vivien kết hôn với Lawrence Olivier- một diễn viên đầy tài năng.

Năm 1936, tỉêu thuyết”Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell ra đời là một sự kiện lớn trong đời sống nghệ thuật Mỹ. Cuốn sách dựng lại bối cảnh cuộc nội chiến Bắc-Nam ở nước Mỹ năm 1861. Miền Nam bị bại trại và chịu nhiều hậu quả chiến tranh. Nhân vật chính của tiệu thuyết nàng Scarlett thuộc dòng họ O’hara, con gái chủ đồn điền Tara thuộc lãnh địa Clayton ở tiểu bang Georgie bị cuốn vào cơn bão tàn khốc của chiến tranh. Nàng từ bỏ tình yêu của mình, lao vào những thứ khác dẫn đến những thất bại lien tiếp và cuối cùng tan vỡ tất cả…:image2:

Cuộc chạy đua vào vai Scarlett O’Hara đầy quyết liệt. Nhiều ngôi sao lớn của Hollywood như Joan Crawford, Katherine Hepburn, Bette Davus.. cùng hàng trăm cô gái khác đến dự tuyển nhưng vẫn không có ai được chọn.

Ở London, Vivien Leigh tin rằng vai Scarlett sẽ thuộc về mình nhưng nhà sản xuất phim Davit Selznick lại trả lời rằng ông không thích nàng, dù ông đã quay thử hơn 100 diễn viên vào vai này nhưng chưa ai khiến ông hài long. Cuối năm 1938, Vivien Leigh theo Olivier đến Hollywood để anh đóng vai Heathcliff trong phim “Đồ gió hú”, nàng đến gặp Selznick ở Atlanta khi ông đang cùng đòan làm phim quay một cảnh có đám cháy lớn. Thấy Vivien xuất hiện trong bộ váy trắng lộng lẫy bó sát than hình tuyệt vời, rực sáng trước đám cháy hừng hực phía sau lưng, nhà sản xuất kinh ngạc nhận ra đó chính là nàng Scarlett mà bấy lâu nay ông tìm kíếm.

Năm 1938, bộ pihm Cuốn theo chiều gió hòan thành và được Viện hàn lâm khoa học nghệ thuật Mỹ trao tặng 10 giải Oscar, trong đó Vivien Leigh được nhận giải nự diễn viên chính xuất sắc nhất.

Cũng chính vào thời điễm này, cả thế giới bị cuốn vào cuộc đại chiến lần thứ 2, chồng nàng, Olivier chiến đấu trong quân đội Hòang gia Anh. Vivien Leigh tiếp tục sự nghiệp diễn viên. Năm 1940, nàng vào vai Maria trong bộ phim về đề tài chiến tranh “Cầu Waterloo”

Sau chiến tranh, Olivier trở về, mang lại cho Vivien niềm vui và sức mạnh tinh thần mới. Họ nổi bật trong cả hai lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, đặc biệt trong vở kịch “Anthony và Cleopatra” của William Shakespeare và “Caesar và Cleopatra” của Bernard Shaw. Hai tác giả lớn của sân khấu Anh khai thác những tính cách trái ngược nhau của nữ hòang Cleopatra. Và Vivien Leigh đề được đóng vai Cleopatra trong cả hai vở, thể hiện sắc nét hai Cleopatra khác nhau nhưng vẫn in đậm cá tính của người diễn viên tài ba. “Những dấu chân voi” cũng được Vivien Leigh hòan thành trong thời gian này.

:image3:Hai năm sau, Vivien lại thể hiện thành công hình ảnh người phụ nữ Nga có cuộc sống nội tâm phong phú, có đời sống tình cảm giằng xé phức tạp. Đó là vai Anna trong bộ phim “Anna Karenina” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Nga Lep Tolxtoi.

Và năm 1951, vòng nguyệt quế vinh quang lại được Viện Hàn lâm khoa học nghệ thuật điện ảnh Mỹ trao cho Vivien Leigh khi cô thể hiện xuất sắc vai Blanche Dubois trong phim “Chuyến tàu mang tên khát vọng”. Phim được đạo diễn Elia Kazan dàn dựng theo vở kịch nổi tiếng của Williams Tennessee. Vivien lần thứ hai được nhận tượng vàng Oscar trong tiếng vỗ tay và ánh hào quang rực rỡ. Bộ phim còn nhận được giải thưởng ở các lien hoan phim quốc tế khác.

Nhập vai Blanch cũng chính là nguyên nhân sâu kín khiến Vivien Leigh mắc bệnh tâm thần. Nàng u mê sầu thảm, có khi ngồi khóc cả ngày không lý do. Thêm vào đó, nàng lại bị xảy thai lần thứ 3. Sau đó, cuộc hôn nhân của Vivien với Oliver cũng chấm dứt.

Ngỡ như Vivien không gượng dậy nổi, nhưng long đam mê và tình yêu nghệ thuật đã tiếp cho bà nguồn sức mạnh tinh thần mới.

Năm 1961, bà đóng phim “Mùa xuân ở Roma của bà Stone”, “Biển xanh sâu thẳm” và nhất là phim “Con tàu của những kẻ dại khờ” mà bà đóng vào năm 1965 vẫn được khán giả trân trọng bởi sự hóa than của bà vào những vai có số phận khác thường song cũng có cuộc sống nội tâm đầy mẫn cảm. Không ai ngờ đó là bộ phim cuối cùng của Vivien Leigh.

:image4:Ngày 8/7/1967, Vivien Leigh từ giã cõi đời bởi chứng bệnh lao hiểm nghèo. Bà trút hơi thở cuối cùng trong căn phòng sang trọng của mình với những lọ hoa tươi và người than yêu chăm sóc.

Hơn 50 năm trôi qua, tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” được nhiều người dựng thành phim điện ảnh và truyền hình. Song không có diễn viên nào thể hiện thành công vai Scarlett O’Hara xuất sắc và ấn tượng như Vivien Leigh cũng như vai Blanch trong”Chuyến tàu mang tên khát vọng”. Đó là những vai kinh điển mẫu mực.

tổng hợp by Yang

Comments

Leave a Reply