Film truyện trong kháng chiến chống Mỹ tiếp tục dòng chảy ca người hình tượng người lính đã được khơi nguồn từ giai đoạn trước, đăc biệt, thể hiện những hình tượng quả cảm của những người không mặc áo lính nhưng có trong mình tính kiên cường, quả cảm của người lính.
Chị Vân (Nổi gió, 1966) tham gia hoạt động cách mạng, đấu tranh trong tù, giác ngộ được em trai, trung uý quân đội Diệm và nhiều binh lính bỏ hàng ngũ địch để trở về với cách mạng
.Anh Trỗi ( Nguyễn Văn Trỗi 1966) là 1 thợ điện hoạt động cách mạng, đặt mìn giết tướng Mỹ Mcnamara không thành, bị bắt và tra tấn dã man vẫ tỏ rõ ý chí kiên cường của người lính cách mạng.
Bên cạnh đó là chị Quyên, chị Y được xây dựng như những hình tượng chiến sĩ , vừa đạt chiều sâu tâm lí, vừa có được chiều sâu về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Thời gian này hình tượng khai thác khá đạt, chẳng hạn nhân vật nhân vật bộ đội vừa ra viện ra, trên đường tìm về đơn vị (Đường về trận địa 1967), giảng viên đại học Vũ Khiêm , Lê Huy ra chiến trường ( Tiền tuyến gọi 1969), các trinh sát phản gián ( Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn 1969), cô biệt động Sài Gòn ( Chị Nhung- 1970)
Đặc biệt đáng chú ý là câu chuyện về 3 chiến sĩ công binh Núi , Dư và Ly (Đường về quê mẹ 1971), được giao nhiệm vụ làm trận địa giả thu hút máy bay B52 của Mỹ để các chiến sĩ công binh ở phía khác có thể mở đường, phục vụ chiến dịch
Ngoài ra, việc film truyện Việt Nam tiếp tục đưa nhân vật có thật lên màn ảnh là 1 cố gắng mới.Sau Người chiến sĩ trẻ về anh hùng Cù Chính Lan, bộ film Bài ca ra trận 1973 về anh hùng Lê Mã Lương được xây dựng với bối cảnh rộng hơn.
Có thể nói, dù chưa có được hình tượng thật toàn vẹn và thật tiêu biểu song người lính trong chiến tranh giải phóng dân tộc đã được miêu tả 1 cách cụ thể, trọn vẹn, đa dạng và thật như chính cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của họ
2003-2023