Freedom Writer : sống trong kỳ thị và bạo lực

Forums Phim Châu Mỹ, Châu Âu Freedom Writer : sống trong kỳ thị và bạo lực

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #39624
    doc_co_cau_bai
    Participant

      Mùa thu năm 1994, cô giáo Erin khi mới 24 tuổi lần đầu đến dạy học tại một ngôi trường mới, một lớp học mới nhưng có nhiều vấn đề. Những học sinh trong lớp học của Erin đều đến từ những gia đình nghèo khó, tầng lớp thấp trong xã hội Mỹ thời bấy giờ, hơn nữa đa phần những bạn trẻ ấy phải chịu đựng một sự kỳ thị chủng tộc trong một thời gian dài. Những nhóm học sinh chia ra chơi riêng với nhau, da đen với da đen, Châu Á với Châu Á, da trắng với da trắng…vì vậy những học sinh không cùng nhóm chẳng bao giờ dám ngồi vào khu của nhóm khác. Điển hình là cô bé da đen Eva, tận mắt chứng kiến cha mình bị đám cảnh sát da trắng bắt vào tù oan, nên cô rất hận người da trắng, hận Erin chỉ vì cô cũng là người da trắng. Trong lúc Erin bế tắc không biết làm cách nào để các học sinh trong lớp hòa hợp với nhau, thì vào một tiết học, Erin bắt gặp một tấm hình liên quan đến phân biệt chủng tộc làm Erin nghĩ đến cuộc tàn sát người Do Thái của Hitle. Erin đến lúc này mới hiểu ra rằng sự phẫn nộ và chống đối của những học sinh này đến từ cái thế giới đầy bạo lực mà chúng đang sinh sống.

      Erin bắt đầu đưa lũ trẻ đi tham quan viện bảo tàng, nơi nói về sự tàn sát người Do Thái, về cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Mời cả lớp đến một nhà hàng sang trọng cùng ăn cơm và nói chuyện với những người còn sống sót và che chở gia đình của mình trong chiến tranh như thế nào. Erin còn mua cho cả lớp mỗi người một quyển tập để mọi người viết vào đó như một nhật ký, có thể viết bất cứ điều gì. Erin sẽ chia làm hai ngăn, một ngăn dành cho những quyển tập cho phép Erin có thể đọc nó, và một ngăn là không được phép. Các em học sinh viết xong thì có thể tùy chọn để vào một ngăn mà mình muốn. Rồi Erin còn mua cho mỗi em sách để đọc, những quyển sách về chiến tranh, những quyển nhật ký của những người đã phải chịu đựng sự tàn khốc của chiến tranh như thế nào…Cả lớp còn hùn tiền lại mua vé máy bay mời tác giả từ Châu Âu qua Mỹ để có một cuộc trò chuyện với lớp…Erin đã giúp những học sinh của mình thoát khỏi cái nhìn đầy óan hận đối với xã hội và cuộc sống. Lớp học giờ đây đã đoàn kết hơn, không còn sự phân biệt người da đen hay da trắng, người Mỹ hay Châu Á…Nhưng liệu rồi Erin có thể tiếp tục theo lớp học đến tận khi các bạn học sinh rời khỏi trường để đến đại học hay không??

      [film]Freedom Writer[/film] được cải biên từ một câu chuyện có thật. Và vào năm 2002, Erin cùng những học sinh của mình đã lập nên EGEP để giúp đỡ những thanh thiếu niên cũng từng phải sống trong một xã hội bị kỳ thị và đầy bạo lực như họ, giúp những thanh niên ấy có thể trưởng thành trong một môi trường tốt hơn như Erin đã làm cho họ.

      3,8/5

    Viewing 0 reply threads
    • Author
      Replies
      • #105553
        nbtsa
        Participant

          Phim hay và xúc động, phần nhạc cũng làm tăng cảm xúc nữa. Chắc là cũng sẽ có người nói phim sến, but my eyes did get wet :P. Thực chất cái hay ở bộ phim này là nó tổng hợp được nhiều sự thật, còn nếu tất cả chỉ là hư cấu thì bộ phim lại trở nên bình thường.

          Docco viết có vài chi tiết không chính xác nha :D. Cô bé Eva đâu fải da đen bà, mà là Mỹ Latin. Và mấy đứa đó là đang học năm 1 rồi đó chớ! Các nạn nhân trong vụ thảm sát người Do Thái lúc Ms G mời đến nhà hàng là những nạn nhân còn sống sót thật ở ngoài đời đó…Còn vụ mua vé máy bay cho bà già sang nói chuyện, bà đó không phải là nạn nhân, mà là một người Hà Lan đã cưu mang cô bé Do Thái Anne Frank và gia đình cô trong suốt thời gian họ trốn ở Amsterdam để tránh dự đuổi giết của Đức quốc xã. Bà này đã giữ lại cuốn nhật kí của Anne Frank, sau khi gia đình cô bị bắt, là cuốn sách mà Ms G đã fát cho học trò đọc, kể về những ngày tháng phải trốn chạy để khỏi bị giết, và những ước mơ (kể cả ước mơ trở thành diễn viên Hollywood) của cô bé.

          Ms G đã cho các SV trong lòng đầy thù hận của cô đọc nhật kí của Anne Frank, để biết ngay cả khi cô bé và gia đình cô, cộng đồng cô bị đuổi cùng giết tận, trong tâm hồn Anne vẫn không nguôi những ước mơ trong sáng và tình yêu cuộc sống giản đơn. Ms G cũng cho họ mỗi người một quyển tập để viết về bản thân, và tổng hợp thành cuốn sách Freedom writers.

      Viewing 0 reply threads
      • The forum ‘Châu Mỹ, Châu Âu’ is closed to new topics and replies.

      MoviesBoOm

      2003-2023

      Skip to toolbar