Forums › Việt Nam › Phim Việt Nam › Khi tình yêu là một tấm áo lụa Hà Đông…
Lâu lắm rồi mới được xem 1 bộ phim Việt Nam xúc động và đẫm mồ hôi lẫn nước mắt như thế. Nhớ thời bé được ba mẹ cõng trên lưng để xem Phạm Công Cúc Hoa ngoài bãi sông cũng có được không khí và cảm giác như vậy – mình nhớ mình đã kìm nước mắt để khỏi ba mắng là con trai không mít ướt mà vẫn để nước mắt trào ra khi nghe đoạn Nghi Xuân tìm mẹ và mình đã toát mồ hôi khi chứng kiến cảnh Phạm Công tìm vộ chốn âm ty – để rồi trong giấc mơ thơ bé bóng dáng 1 gia đình hạnh húc được nhen nhóm để thêm yêu mẹ yêu ba – yêu những phút giây sum họp gia đình ….. Và hôm nay cảm xúc đó từ xa xưa bỗng tràn về theo từng khuôn hình đẹp như mộng mị của Áo lụa Hà Đông. Một đoàn làm phim chỉnh chu và tâm huyết – có nghề và có cả trái tim đã làm nên 1 bộ phim tuyệt vời về phương diện cảm xúc – một bộ phim có hồn khiến nước mắt cứ dồn nén để rồi bỗng trào ra cùng tiếng bom của chiến tranh – khiến mồ hôi người xem bỗng túa ra sợ hãi cùng những nhân vật đang sống trong bóng ma của chiến tranh. Một cách nói về chiến tranh thật nhẹ nhàng – chợt nhớ đến bộ phim Cờ bay phấp phới của HQ – cũng như bộ phim này – chiến tranh chỉ là phông nền để những câu chữ thăng hoa – để những xúc động thăng hoa – và để cảm xúc thăng hoa. xem phim nhớ hoài những góc quay đẹp như mơ của anh Trinh Hoan – nguyễn tranh – k'linh – nguyễn nam – xem nhớ hoài những phút xuất thần trong diễn xuất của các em bé trong phim – xem để cảm nỗi đau kìm nén trong đôi mắt của người đàn ông làm con làm chồng và làm cha – xem để thấy đạo diễn đả chăm chút từng chi tiết như thế nào – xem để thấy thế nào là hiệu ứng của nhạc nền torng torng phim – phải nói với phim này Đức Trí đã khẳng định duyên làm nhạc phim của mình – 1 score tuyệt vời.
Xem phim bước ra rạp vẫn như chưa thoát khỏi bộ phim – bồng bềnh 1 xúc cảm khó tả như màu đỏ ngập tràn cuối phim – như màu trắng tinh khôi của những cô gái không có gương mặt – ừ nhỉ làm phim hay đã khó – làm phim có cảm xúc càng khó hơn – và thật tuyệt vời – đoàn làm phim đã làm được cả 2 điều đó. Chúc mừng đoàn làm phim.
(Phim chiếu từ 8/3/2007)
Tôi dự định đặt tagline cho bộ phim này thật đơn giản dị: Khi tình yêu là chiếc áo dài quấn lấy thân cau – vì sao? xem phim bạn sẽ rõ. Tôi thích hình ảnh của chiếc áo torng phim – 1 nhân vật có hồn vía và quyến rũ – nó là điểm bắt đầu và kết thúc của 1 khúc trường thi về 1 gia đình điển hình Việt Nam từ năm 1954 – 1966. Tôi yêu những chi tiết rất nhỏ của phim – như cảnh thân cau vươn mình trong dòng nước tươi mát anh gù tưới mỗi ngày – như cánh anh xé và đính cẩn thận những tờ lịch trên tường để chờ đến ngày trọng đại – như cảnh 2 đứa trẻ đổi áo cho nhau trên ngôi miếu bỏ hoang – hay như cảnh anh gù xăm xoi ướm chiếc áo trắng của mình làm tay áo bị mất cho con … những chi tiết nhỏ ấy tôi gọi là những sợi tình yêu – và bộ phim là 1 tấm áo dài lớn được dệt bằng những chiếc sợi nhỏ như thế để rồi khi kết phim là chiếc áo áo đã hiện hữu trong lòng mỗi người chúng ta …
Phim kết thúc là những nỗi đau – những nỗi đau sự thật – chiếc áo dài trắng bay trong nỗi đau bỗng hóa đỏ như 1 sự thăng hoa
P/S: cám ơn anh K. nhỏ nhắn đã dắt em đi xem bộ phim này – đa tạ – đa tạ nhé
Phải nói là tuyệt vời, ngồi xem mà khóc nức nở khi Hội An bị chết, nhớ lúc chôn Hội An, con bé Ngô ré lên với mẹ, mẹơi, mẹ bảo bố đừng chôn chị, con nhớ chị lắm, chịơi, chị dậy đi….
Tuyệt vời, đoạn 2 vợ chồng gù – Dần vào Hội An sống, màu film cực đẹp
trời 2 người này xem rùi a`, vậy thì phải tổ chức xem fim này mới đuộc ^^. Nghe kể thấy hay wo
Không thấy nói gì về Dần của T.N.A nhỉ? Trong 1 vài đoạn ngắn của phim trên VTV, thấy she đóng khá cảm động. Rất mong chờ phim này.
Trương Ngọc Ánh đóng hay lắm, ai cũng đóng ổn cả, chỉ trừ Bình Minh.
Cám ơn PotterHary nhìu vể bài viết cảm động!!!!
mình thíx hình tượng cây cau hơn chiếc áo dài, vì AD đôi chỗ có phần khiêng cưỡng.
Nhưng túm lại là bộ phim tuyệt quá! Cách làm chỉn chu của đạo diễn khiến ta cảm nhận được sự tôn trọng khán giả của anh Lưu.
Nhưng bản phim hoàn chỉnh k hay bằng bản dựng đầu tiên, mình k hiểu sao phim cắt nhiều quá. Chắc là muốn phim ngắn hơn.
Trong bản đầu, anh chồng gù không bất lực như trong phim chính thức. Anh cũng lao vào việc kiếm tiền để mua áo dài cho 2 đứa con gái. Anh đi mượn tiền, vay nợ, bán xe đạp….Nhưng đều không gõ đúng cửa nên về tay không. Xem cảm động lắm ah.
cho hỏi 1 chút nha bà con, nghe đồn là 8-3 Áo lụa Hà Đông mới chiếu mà sao mọi người kể ra vanh vách zậy? Thấy tấm poster đã đẹp rồi, bây giờ bà con lại đưa ra bàn tán làm mình thấy nôn nóng muốn coi phim mau mau.
hehe mấy bạn ở trên là đi xem họp báo á momlon , nhưng ai cũng khen thì chắc fim đang để xem rồi. Lại càng nóng lòng chờ đợi ngày fim ra mắt.
Giờ này sao chưa thấy PR gì hết ta
PR từ lâu rùi anh Nemo
Trước mỗi suất chiếu Võ lâm truyền kỳ đều có chiếu trailer Áo lụa Hà Đông…he he
@35ly : lâu wé ko gẹp, nhớ em hun 😡
Coi trailer thôi đã thấy ấn tượng lắm rồi,giọng nói của người dẫn truyện nghe trầm buồn,thật khiến cho người ta quay qúăt về 1 cái gì đó.
Chắc chắn phải đi coi phim này thôi
Nhớ không lầm thì mình chờ phim Áo Lụa Hà Đông cũng 2 năm rồi thì phải…
Từ khi xem Mê Thảo và Chuyện của Pao thì Áo Lụa Hà Đông là phim VN mà mình mong được xem…(còn mấy phim kia tào lao quá)
Góc máy lia qua cảnh ngôi trường đổ nát sau làn bom, rồi ngừng lại ở xác vỏ đạn còn mang lờ mờ dòng chữ có tính cầu chứng quốc tế : USA
Có nhiều khúc coi cũng vui, như lúc Gù tưởng tượng ra cảnh vợ mình đi ở vú cho ông lão, xem mà không nhịn được cười.
Bản nhạc khúc cuối trỗi lên như muốn lấy hết cảm xúc của người xem.
tôi cũng đã chờ đọi bộ film này khá lâu rồi, film này chắc có lẽ hay thật sự.
Thích cô bé đóng vai Ngô, dễ thương mà đóng cảm động gì đâu, có ai biết gì về cô bé này ko?
Thích cái cảnh giọt nước rơi từ trên cây cau xuống rồi bùm một phát
Thích cảnh TNA tìm xác của An, công nhận cảm động ghia
Phim rất hay, lâu lâu mới có phim VN hay như vậy, giờ đón chờ Dòng máu anh hùng nữa, nhưng Dòng máu anh hùng coi đánh đấm nhiều hơn.
Trương Ngọc Ánh quá đẹp và có phần hiện đại so với Dần. Chẳng ai bắt ở đợ thì không được quyền đẹp, nhưng nét đẹp của Ánh không hợp với một con ở nhà quê hay một bà mẹ lam lũ như Dần, từ đôi chân mày tỉa tót cho đến khuôn mặt được hoá trang theo kiểu tự nhiên nhưng vẫn lộ ra là… trang điểm trong đôi cảnh quay đặc tả. Nhưng có lẽ khó kiếm được trong số diễn viên Việt Nam hiện nay người nào hợp với vai Dần hơn Ánh. Và Ánh đã sống hết mình cho vai diễn của cô và thật sự có được một vai diễn giàu cảm xúc.
Mùa Fim Việt Nam năm nay thì Phước Sang sẽ trở thành đại gia thiệt sự. Đang rất nòng lòng chờ đơí Mười của hãng phim Phước Sang hợp tác với phía H sau một ALHD quá ấn tượng mà theo như 1 khán giả nhận xét là “Không phải phim Việt Nam nào cũng có thể cướp nước mắt của khán giả “ngọt ngào” đến thế.“
Hi Vọng bộ fim sẽ làm cho tui giật mình và la hét thật sự vì như vậy có nghĩa là fim đã thành công…
Phim này tuy ko ra dịp tết nhưng chắc sẽ thắng lớn bởi chính thực lực của mình. Phim này mà ra DVD chắc mua về tặng người thân ở nước ngoài là ý nghĩa lắm
Hôm nay vào lại website của phim thì báo Bandwidth wá tải “
vai An và Ngô do Trần Thiên Tú và Nguyễn Thu Trang đóng, giọng đọc văn trong phim là giọng thật của hai dv này. Phải khen là 2 bạn này đóng rất xuất sắc, nhất là vai Ngô có nhiều điều kiện thể hiện hơn.
Áo lụa Hà Đông – Những điều tôi yêu
Yêu Dần với những nét lam lũ, chân chất và với cả cái khổ mà cả cuộc đời cô phải gánh chịu
Yêu Hội An trong vai trò người chị Cả trong nhà, luôn lo lắng cho em, và cả một bài văn đẫm nước mắt của em
Yêu bé Ngô vì những câu vọng cổ em ngâm rất mùi, vi` sự can đảm của em khi đã chạy về nhà để lấy lại chiếc áo dài của mẹ trong khi canh bom rơi đạn nổ
Yêu bé Tư với những hành động rất là đáng yêu của con nít như giận dỗi vì nhà mình không có gạo ăn mà phải húp cháo mỗi ngày…
Và hơn hết là yêu hình ảnh của tà áo dài Việt Nam mà mỗi người Phụ Nữ Việt Nam đang mặc trên người, Vì khi nhìn vào đó ta lại càng thấy yêu hơn hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam sáng ngời những đức tính tốt đẹp…
Cuối cùng là yêu luôn fim Áo Lụa Hà Đông 😡
Bé Tư là bé nào ? Con gái thứ 3 của Dần tên Lụt, tên tiếng Anh là Flood
con bé thứ 4 là con bé con ah, Dần có 4 đứa mà.
nemo gọi theo kiểu miền Nam, đứa thứ 3 gọi là bé Tư, kiểu miền Bắc thì là chị Cả… (chứ ko phải chị Hai) nên nhảy lên 1 số thành em Ba (mà hình như ở ngoải đâu gọi số nhỉ)
Con bé út còn nhỏ xíu sao biết giận vì nhà ko có cơm được chị ?
Đứa con út của Dần ban đầu ko đc đặt tên, tính gọi là gì cũng được, tên tiếng Anh là Whatever, nhưng sau đặt nó là Giàu ( ước mơ của hai vợ chồng), thành ra tên tiếng Anh của nó là Rich
to ket: chị đọc thoáng qua tưởng em quên mất nghĩ Dần chỉ có 3 đứa con
Thật tình tôi hơi thất vọng khi xem được phân nửa, không phải vì đoạn đầu dở mà vì tôi chờ đợi phim đề cập đến vấn đề lớn lao hơn, bao quát hơn. Mặc dù bản thân câu chuyện tình vượt qua muôn vàn gian khó của của các nhân vật chính với nhân vật nữ bị vùi dập… cũng đủ để mang lên phim nhưng ban đầu tôi thấy việc đạo diễn mô tả kỹ càng như vậy hơi cá nhân, vụn vặt và cũng theo các khuôn mẫu trước đây, thất vọng do mong đợi quá lớn.
Nhưng không, tôi lầm, đó là ý đồ của đạo diễn, ông đã có sự chuẩn bị rất tốt cho khoảng 30 phút bùng nổ cảm xúc cuối phim. Đoạn cuối đã làm tôi day dứt, lo lắng cho nhân vật, hơi đắng chát 1 chút, cảm được không khí đau thương của giai đoạn lịch sử đó và tôi phải chiến đấu khốc liệt với bản thân để cố ngăn chặn cảm xúc không tuôn trào thành nước mắt trong suốt 30 phút (hoàn toàn không dễ dàng chút nào, đạo diễn hầu như tấn công liên tục không chịu dừng lại cho tôi thở lấy hơi), bà con xung quanh ai cũng sụt sịt, 10 nữ thì có hết 9 phải lén lau mắt, mấy thằng lộn xộn sau lưng nín khe, mấy bà trung niên bên cạnh luôn miệng kêu trời ơi, khổ quá, Ngô ơi đừng có chạy về, ai đó hàng ghế trước la lên thảng thốt “người dân di tản mà cũng tấn công hả”. Đạo điễn tài thật, ông làm mọi người cảm thấy rồi mọi chuyện cũng bắt đầu ổn ổn rồi , sắp có happy ending rồi, ầm một cái tình hình xoay chuyển bất ngờ và nhanh quá, không ai muốn nó xảy ra hết.
PS : Cái này bên ddth.com, mạn phép copy qua đây đọc cho vui, hy vọng tác giả vui lòng xí xóa .
Nguồn : http://www.ddth.com/showthread.php?p=690564#post690564
két nghĩ mọi ng đề cao phim quá
trích trong blog của két nhận xét sau khi xem phim về h paste qua lại đây.
ý kiến chút. Tui thấy nhiều người xem xong phim này hay đặt câu hỏi liệu cha con Gù có chết lúc chạy loạn hay không. Tui thấy không cần thiết phải làm rõ. Chiến tranh là một nỗi khổ kéo dài ngay cả khi nó đã kết thúc; người ta chết ngay lúc đó, chết trong một hoàn cảnh khác sau đó hay chết trong thời bình vì di chứng của chiến tranh thì có khác gì? Hai cái chết trong phim đã cho thấy điều đó. Cho nên tốt hơn là bỏ lửng thắc mắc đó để bảo toàn cái cảm xúc đẹp sau khi xem.
Tui cũng nhận thấy một vài khuyết điểm khác của phim, nhưng nếu nó chấp nhận được thì tui cố gắng không để nó ảnh hưởng đến tinh thần chung của phim. Cũng như một cách “bảo toàn vốn” vậy thôi, bỏ 50k ra thì phải rước cái đẹp về chứ đâu thể làm mình tức thêm đc, hìhì.
Nói như ketlala cắt hết mấy đoạn đó thì hết phim. )
không có ngô thì cũng ko giành áo, ko có đổ mực thì áo dài cũng bt, mà bt thì ko có bài văn hay, mà ko có bài văn hay đang đọc dở dang roài bom rơi chết cái đùng thì.. cũng chả có cao trào.
—
Đã cắt bỏ những đoạn không cần thiết và để lại những gì chất nhất.
Film bùn và bi thương lắm – chiến tranh mà.
không thích nét mặt hơi sang của Trương Ngọc Ánh.
Diễn viên hài Quốc Khánh đóng vai bi.. ấy vậy mà hợp.
“Nếu có đi làm đĩ thì em cũng làm để mua áo dài cho con”!
Mẹ ơi, kêu chị An sống dậy đi mẹ..
Chiếc áo dài cho người con gái đoan trang.
vài điểm vô lí nho nhỏ là vì sao thời chiến đi học mà cứ phải mặc áo dài trắng nếu k k đc vô lớp?
—> Vậy việc dạy và học tiếng Anh có vô lý ko ?
có rất nhiều ng khen bé Ngô. nhưng tớ lại thấy cô bé này rất là…phiền! cô bé giải thich là máy bay bay qua làm cho cô bé hoảng nên mới làm đổ bình mực, nhưng thực tế là cô giáo đã kêu trật tự và cô bé ngồi xuống thì mới quơ tay làm đổ. như vậy là vô ý tứ.
—> Chính vì vô ý tứ nên mới thản nhiên mặc áo lót ngồi giặt áo ngoài sông, sọ mẹ mắng ko đoan trang thùy mị nên phải nói dối. Máy bay bay ngang qua chả thấy ai hoảng, chỉ thấy 1 đám lố nhố tò mò chen nhau ra nhìn.
cốt truyện bi thương và cảm động? nhưng rồi cũng chỉ là chiến tranh thôi mà. phim đi dự lhp có khác. chẳng bao h thoát khỏi cái motif của mấy chục năm trời là: chiến tranh. tại sao cứ phải kể khổ? tại sao cứ phác họa với dân tình nước ngoài ng Việt Nam đức tính hy sinh cao và quật cường nhưng..nghèo?
–> Ừ, thì cũng toàn chiến tranh, nó khác ở chỗ kéo được khán giả đến rạp và ngồi xem hết hơn 2 tiếng rưỡi
Dân Việt có giàu bao giờ đâu mà thêm chữ nhưng…nghèo ?
có thể nói bi kịch của Dần cao trào nhất là Hội An mất. nhưng chi tiết làm khán giả chú ý và trầm trồ nhất chắc chắn là cảnh bán sữa. mà tớ không hiểu có cái cảnh này để làm j. một chiêu giật gân thấy rõ. hình ảnh cái vòng tròn như gông cùng tội lỗi trói buộc cuộc đời Dần, nhưng liệu chi tiết này có hơi quá không? bi kịch này của Dần có phải là hơi kiên cưỡng k? đạo diễn có vẻ làm quá khi đẩy bi kịch của Dần dồn dập và đầy ám ảnh.
—> Người ta đi coi Sống trong sợ hãi cũng trầm trồ trước cảnh khỏe mạnh của vợ chồng nhà Tải thôi
Đoạn ketlala tự hỏi ai học hỏi cách quay của nhau thì cứ xem phim kia quay từ lúc nào là biết thôi…Theo như mình biết thì Áo lụa Hà Đông là dự án cách đây hai năm rồi…
@ngaymua: két k có nói phim này là vô nghĩa hay là nên cắt những cảnh đó, chỉ là nói ra để cho thấy phim có những đoạn không thuyết phục. cái hay của làm nghệ thuật là phải dung hòa giữa bay bổng và thực tế. tác giả làm cho tớ thấy phần thực tế kém thì tớ nói thôi – việc học tiếng Anh vô lý hay không két nghĩ không làm cho việc đi học mặc áo dài có lý. – két nghĩ một phim thành công về việc kéo khán giả đi xem, chưa chắc là vì nó hay, chiến dịch PR mạnh là ok hết. một phim đc gắn mác đoạt giải khán giả bình chọn lhp Pusan thì tự động ng ta sẽ tò mò muốn xem. với lại nếu ai cũng cmm là trời ơi chưa bao h xem phim vn hay thế này thì đương nhiên lại càng đánh trúng tâm lí tò mò rồi :Dcái két muốn nói k phải là muốn tốt khoe xấu che giấu đi cái sự nghèo, mà là nó đã quá nhàm, ai cũng biết nước ta nghèo, có cần cứ phải lấy nghèo ra để khắc họa mãi như thế k? tại sao cứ để khán giả nước ngoài in đậm ấn tượng rằng chúng ta nghèo?- chưa xem sống trong sợ hãi nên k biết . mà như thế cũng k có nghĩa là đó là một cái j đúng hay hay để phim này cũng phải có. ý kiến cá nhân két cảm thấy đoạn này làm hơi bị quá. ý đồ của tác giả muốn Dần chịu thêm một bi kịch trog đời là mang tiếng nhục nên chắc ông mới nghĩ đến thêm cái cảnh này. – theo như két biết thì Les filles du Botaniste cũng đoạt giải gì đó và gây tiếng vang từ đầu năm ngoái tức là nó phải đc quay và sản xuất từ năm trc nữa. nhưng có thể két nhớ sai và két đã nói két k nghĩ ai plagiarise ai cả. phim Pháp đó đáng lẽ k quay ở vn nhưng vì lí do giới tính TQ ko cho đoàn làm phim quay nên phải qua vn tìm nét tương đồng rồi quay tạm. cái két muốn nói là mọi ng khen quay đẹp nhưng nếu bạn cũng xem một quay phim khác quay những cảnh đó bạn sẽ thấy ALHD bình thường
Việc học tiếng Anh chứng minhđó là trường lớp do chính phủ lâm thời bù nhìn chủ trương, mà trường học ắt có nội quy và nội quy mặc áo dài khi lên Đệ Thất ko có gì khó hiểu và vô lý….
Thế mới có cảnh Dần bị chì chiết, nhà nghèo mà học đòi cho con đi học đó.
Chuyện ketlala bỉu là trưng cái giải bình chọn gì đó lên thì Két cũng ko đồng ý, vì thực tế, Chuyện của Pao, Sống trong sợ hãi cũng đầy rẫy giải thưởng mà có ai đi xem đâu
Ko phải ALHD toàn diện, thực tế nó cũng có những điểm mà Két tui thấy ko hay chút nào, điển hình là cảnh rực lửa của vợ chồng Dần. Tui thấy ko cần thiết vì yêu nhau, trao cho nhau cái quý giá nhất là chiếc áo dài rồi thì cái cảnh Hot ấy trưng bày nhiều thứ quá mà chẳng để làm gì…Nó ko giống như Sống trong sợ hãi, vợ chồng yêu nhau để khỏa lấp cái sợ chết, cái rực lửa của vợ chồng gù Dần nó đơn thuần là yêu nhau thôi…mà tình yêu của gù và Dần thể hiện qua chiếc áo dài và cây cau rồi cùng nhau bỏ trốn là quá đủ…Tui ko thích cảnh Hot đó
hem biết nói gì.đồng ý với ý kiến bạn ba_tien_ket
thật sự là phim đúng là có nhìu cái hay . mọi người bảo ohi chăm chút tốt nhưng với Ri thì k thế. Có vài điuề vô lí đến mắc cười , điển hình là trời đang mưa bão lụt lội ầm ầm , thế mà TNA ngồi wạt ru con ngủ tỉnh bơ ).Nhà nghèo ,có cái Radio , k bán để mua. áo dài .nhà ngèo có đầy đủ kem đánh răng , bàn chải ). nhà nghéo có chiếc xe đạp k bán , để dành chạy lọan……
Bỏ wa hết những cái mắc cười đó thì phim hay .
Thik con bé hỏi mẹ nó là ” thế con mặc áo này vào con sung sướng rồi con sinh ra ai hả mẹ ? “
Bà Ri, cái đoạn đó là quạt đuổi muỗi á…Bữa bà Mưa cũng thắc mắc y dzị…nhg tui nghĩ là đủi muỗi, chứ quạt dzị ko đủ mát
Phải có cái radio để nghe tin thông báo chạy loạn và nghe tư tưởng HCM chứ pà. Dzới lại nhờ có radio làm thú vui giải trí mà dừng lại ở bốn đứa con gái đó chớ
Cái dzụ kem đánh răng dzí bàn chải ko để ý nhg nghĩ ra nó cũng thiết yếu lém á.
Cái xe đạp đó bán ai mua T_T
) há há… thế làcha Két bà cũng giải thik roài. ) tui thấy là mí tình tiết đó đều có lý do hết..
Còn cái cảnh hot.. thì để cho nó hot chứ để chi. Film fải có lúc hay lúc hấp dẫn lúc nài lúc kia chớ )
Đầu film nếu cho Gù bị đày đọa te tua thêm chút nữa, Dần tan nát chút nữa thì ngon lành hơn ha.
thêm 1 chi tiết hơi lãng là.. Dần chết với lý do rất zu zin ) đúng hem bạn Két
Uh công nhận đáng lẽ khi Dần chết thì phải để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả như khi HA chết vậy, nhưng ĐD Lưu Huỳnh chắc không để ý lắm chi tiết này nên phân cảnh này đã không lấy được nước mắt của khán giả. Mặc dù Dần là linh hồn của cả bộ fim.
Chỉ tiếc một điều này thôi, còn mấy cái sạn khác thì cũng không nên khắt khe quá. Miễn sao chúng ta đã có đước tác phẩm tốt tại thời điểm phim Việt còn nhiều bất cập hiện nay.
à.. có ai giải thích cho e biết. tại sao cúi film lại có dòng chữ
Tặng IVY k?
Tôi rất cảm động với phim “Áo lụa Hà Đông”, khi xem qua bài của ketlala hơi có bức xúc tí, xin được trao đổi với ketlala.
tớ k nói ai plagiarise ai, dù xét về lý thuyết phim Pháp ra trước. nhưng khi tớ đã có thể xem một đạo diễn nước ngoài quay những cảnh đó thì những cảnh của Trinh Hoan cũng chỉ là một cố gắng.
Sao ketlala không so sánh luôn với các phim khác như Lord of the rings, Titanic, hay những phim có cảnh tại Việt Nam Apocalypt now, Indochine, The quiet man, đẹp lung linh luôn đó. Tại sao không nhìn vào mặt bằng chung của điện ảnh Việt Nam mà đánh giá, lại đem tí hon so với khổng lồ? Các cảnh phim của ALHĐ hoàn toàn không làm chúng ta hổ thẹn khi mang ra nước ngoài. Ta thấy được tâm huyết, lòng yêu nước của nhà làm phim. Với tôi tâm huết và sự chăm chút như thế là những gì ta cần lúc này. Như vậy là thành công rồi.
có bộ nào đẹp sao? tớ nghĩ ng ăn mặc đẹp nhất phim là cái chị thân cận với chú Thoòng, vì chị ấy ăn mặc và trang điểm rất là lòe loẹt. Còn lại chỉ là áo nâu sồng thì việc quái j phải cần đến ntk rồi khoe là đến 300 bộ? uh thì ntk có nhiệm vụ làm cho trang phục chính xác với bối cảnh phim. nhưng điều đó chẳng làm phim stand out thêm một chút nào, cũng có một kiểu áo thôi mà. chỉ là một chiêu PR
Chính ketlala cũng nhận biết sự quan trọng của nhà thiết kế “uh thì ntk có nhiệm vụ làm cho trang phục chính xác với bối cảnh phim“, tôi cũng nghĩ đây là yêu cầu chính cho nhà thiết kế, đúng bối cảnh thì trang phục phải đúng thời kỳ lịch sử, phải đúng người mặc, mới và cũ tùy theo bối cảnh, yếu tố đẹp chỉ bổ sung thêm thôi, nếu làm được như vậy là thành công rồi. Làm sao mà khán giả vừa liếc đã có cảm giác “A, đây là những năm 50-60 nè”, “A, đúng năm 70 rồi” chứ không phải cảm giác “Năm 62 hơi bị hiện đại à”, “Sao năm 75 rồi mà còn lạc hậu vậy”. Trước đây thì phim nào trang phục có vấn đề bà con nhào vô chê bai đủ thứ còn bây giờ khi đã đúng bối cảnh thì lại cho rằng nhà thiết kế là không cần thiết.
Tôi đồng ý “300 bộ” là để PR, quảng cáo. Nó muốn đề cập đến việc chuẩn bị chu đáo cho bộ phim cho khán giả, vậy thì có gì sai.
két nghĩ một phim thành công về việc kéo khán giả đi xem, chưa chắc là vì nó hay, chiến dịch PR mạnh là ok hết. một phim đc gắn mác đoạt giải khán giả bình chọn lhp Pusan thì tự động ng ta sẽ tò mò muốn xem.
Cũng như trên, PR, quảng cáo thì đã sao. Tại sao vẫn còn tồn tại cái suy nghĩ thiển cận PR, quảng cáo chỉ dành cho phim thương mại rẻ tiền. Mà nếu phim có mác đọat giải các liên hoan phim là ăn khách thì các phim ăn khách gần đây của Việt Nam phải là “Đời cát”, “Thung lũng hoang vắng”, “Thời xa vắng”, “Mùa len trâu”, “Chuyện của Pao”…
nhưng rồi cũng chỉ là chiến tranh thôi mà. phim đi dự lhp có khác. chẳng bao h thoát khỏi cái motif của mấy chục năm trời là: chiến tranh. tại sao cứ phải kể khổ? tại sao cứ phác họa với dân tình nước ngoài ng Việt Nam đức tính hy sinh cao và quật cường nhưng..nghèo?
Đúng là ta có quá nhiều phim chiến tranh rồi, khán giả chắc cũng bội thực nhưng thật ra hơn 30 năm qua ta vẫn còn thiếu phim chiến tranh hay và khách quan, vẫn còn nhiều vấn đề chưa đề cập đến.
Cái thời đó dân Việt Nam ai chẳng khổ vì thực dân phong kiến, vì nỗi đau chia ly chiến tranh và hiện giờ thì khoảng 80% dân số đang sống ở nông thôn đấy ketlala.
ketlala nghĩ sao nếu có ai nói thôi đừng làm phim về chiến tranh thế giới thứ II nữa đủ rồi, đừng thể hiện người Do Thái bị đói khát, cực khổ trong các tại tập trung và sau đó lại có thể cản đảm trốn bơt 1 ít…
bao h đi nữa, quân địch vẫn luôn ác. hình ảnh 2 ng lính Pháp bước xuống xe nhìn bao nhiêu xác ng với ánh mắt dửng dưng đến nhẫn tâm. trong chiến tranh thì luôn luôn là như thế.
Không biết thực dân Pháp có ác không nhưng sao mà các nước thộc địa của Pháp ai cũng ghét hết vậy, đâu có như mấy nước thộc địa của Anh. Còn các cảnh phim có hình ảnh quân đội Mỹ thì sao? Có đủ khách quan chưa ketlala
nhưng chi tiết làm khán giả chú ý và trầm trồ nhất chắc chắn là cảnh bán sữa. mà tớ không hiểu có cái cảnh này để làm j. một chiêu giật gân thấy rõ. hình ảnh cái vòng tròn như gông cùng tội lỗi trói buộc cuộc đời Dần, nhưng liệu chi tiết này có hơi quá không? bi kịch này của Dần có phải là hơi kiên cưỡng k?
Có thể ketlala nói đúng nhưng cũng tùy. Tôi cũng xem phim hot nhưng với những cảnh trên đối với tôi cũng chỉ là một mảnh ghép trong cuộc đời bầm dập của Dần. Tôi chỉ chú ý xem việc đạo diễn sử dụng đóng thế liền lạc như thế nào. Có thể người khác sẽ có cảm nhận khác.
nhưng nếu tớ thật sự yêu thương mẹ mình, tớ sẽ lấy cái áo đầu tiên chứ k phải cầm theo một bọc đồ và cái..radio! giải thích là vì đó là món vật quý giá cũng vô lí.
Đồng ý đây là chi tiết đẩy mạnh kịch tính tuy nhiên cũng có thể xảy ra trong thực tế.
Đạo diễn có vẻ có quá nhiều ý tưởng đề truyền tải. chiến tranh là tang thương, đức hy sinh ở ng phụ nữ Vn là bất diệt, chiếc áo dài là hình tượng của đất nước Vn, tình yêu của Dần – Gù
Ngoài ra tôi cò thấy tình cảm sâu nặng của đạo diễn đối với những người dân lam lũ, với đất nước Việt Nam xinh đẹp bị chiến tranh tàn phá thân thể.
nhưng có nhiều cảnh xen qua lại k liên can. lại còn lấy hình ảnh tư liệu chắp ghép vào.
Không liên can là thế nào hả ketlala, những hình ảnh tư liệu giúp bộ phim chân thực hơn, làm cho người xem cảm thấy 1 câu chuyên tương tự có thể đã xảy ra trong lịch sử chiến tranh cũng như giúp cho lớp trẻ ăn sung mặc sướng có cảm xúc thật hơn là việc cưỡi ngựa xem hoa trong bảo tàng.
Tôi cũng không thích cảnh kết của phim với nhiều cô gái bận áo dài trắng.
Đối với tôi, khi xem phim lần đầu (những phim không quá tệ) là lúc tôi mở rộng lòng đón nhận các cảm xúc mà phim mang lại, nếu cần thì xem lại lần thứ hai để bắt lỗi, nếu chỉ xem phim để bới bèo ra bọ thì chỉ làm khổ mình, ketlala thử chỉ ra xem phim nào không có lỗi, sạn,quan trọng là đạo diễn có thuyết phục được mình hay không, có truyền đạt được cảm xúc, tình cảm hay không. Bản thân tôi cho rằng phim “Áo lụa Hà Đông” xứng đáng để bỏ qua các hạt sạn (cũng có hơi thiên vị, người Việt Nam mà), mà phim cũng còn nhiều sạn nữa ketlala có thấy không?
Nhầm một chút: Apocalypse now chứ không phải Apocalypt now và tương tự là The Quiet American, không phải The quiet Man – của Yanni
phim đáng xem nhưng thành thật mà nói, không tròn trịa.
hình ảnh đẹp, âm nhạc tốt và trên hết, phim kể câu chuyện của chiếc áo dài với 1 cái “tâm” đáng trân trọng nhưng bỏ qua các tác động của PR, cả tích cực (như ket-batien) và tiêu cực (như ket-lala), phim hẳn đã có thể “làm” được nhiều hơn.
đồng ý câu chuyện của chiếc áo dài đậm tính ẩn dụ nhưng cách kể chuyện chọn lối tả thực nên những hạt sạn như được nhận xét như trên là cần tránh. diễn xuất của ca sĩ/dviên Hồng Vân & Tú Trinh-Việt Anh làm phim như loãng đi. thoại trong phim nhiều chổ gây khó chịu (Gù-Dần-các con..). chuyển cảnh khi hết sức liền lạc & đắc, khi hụt hẫng thậm chí hơi vô duyên.
riêng nói về cảm xúc, ngoài đoạn trường học bị bom, tìm xác.. và cảnh bé Ngô khóc chị thì thấy cũng không có gì thật đặc sắc.
Hây da, tui lại thích cái kết phim…Tuy có vẻ giáo dục công dân quá nhưng tui thích cái câu Nét đẹp của người con gái Việt Nam ko phải da trắng, môi đỏ má hồng mà phải nhìn qua tà áo dài trắng, thướt tha…
Tui thích cái cảnh thanh bình đó sau một loạt hình đỏ chét và đen thùi…nó cho tui cảm giác bình yên và có hậu…con bé Ngô giờ đây mặc áo dài, có thể tự do hái hoa cài lên mái tóc, có thể đi học, cũng có thể viết bài luận hay như chị Hội An của nó rồi tự hào đọc trước lớp mà ko phải nơm nớp lo máy bay bay qua bay lại….những thiếu nữ đó mặc áo dài trắng đi tung bay trong gió ( Bà Mưa bỉu đi như bóng ma….>.< tui hận)...sao mà yên bình quá, quê hương tui cuối cùng cũng có sự yên bình
Tui đặc biệt kết cái câu mà tui dẫn ra ở trên kia…Nó rất cần thiết cho một số bạn gái trong thời buổi này
Việc ôm cái radio mà quên ôm cái áo dài khi chạy đạn, thì những ai từng chứng kiến hoặc nghe kể về những tình huống trong các vụ cháy nhà (tai nạn thường hay xảy ra ở VN) có thể hiểu được chuyện này.
Thường khi hoảng loạn thì người ta chỉ nhớ những vật dụng xử dụng thường xuyên và dễ nhìn thấy nhất, như trường hợp có anh chàng khi nghe tin cháy nhà thì hốt hoảng khiêng đồ đạc ra ngoài sân, đến khi ngọn lửa được dập tắt, nhìn lại thấy trong đống đồ đó có cả…cái tủ lạnh. Trong khi bình thường anh ta còn không nhấc nổi nó lên khỏi mặt đất.
Cau điếc đã mọc mầm, nhưng người đàn ông gánh trên vai gù cả một gia đình nghèo khó đã vĩnh viễn không thể cưới người đàn bà mình yêu.
Giữa phố xá Hội An, đám cưới đầy xác pháo với bó hoa đỏ rực và những chiếc áo dài trắng tinh khiết như mây xốp. Người đàn bà ấy đã mỉm cười. Họ cưới nhau trong mơ.
Có với nhau 4 mặt con, nhưng họ vẫn chưa có nổi một lễ cưới. Đám cưới ấy được mong chờ như mong chờ tai qua nạn khỏi, mong chờ một cuộc sống bình yên. Nhưng bom giặc phá nát ngôi nhà họ, cướp đi đứa con gái đầu trong chiếc áo lụa truyền đời và đưa gia đình anh Gù vào vòng lốc xoáy. Và vì mong có được một chiếc áo dài trắng cho con đến trường, Dần, người đàn bà đẹp ấy đã bị dìm xuống đáy sông giữa cơn cuồng nộ của đất trời… “Áo lụa Hà Đông” đã làm quá nhiều những trái tim Việt bật khóc!
Nhân vật nhiều hồn vía nhất, như một người dẫn chuyện, đó chính là chiếc áo dài bằng lụa trắng Hà Đông. Chiếc áo ấy chính là vật được quấn bên người Gù ngay từ lúc mới chào đời, như một thứ tài sản quý giá dành cho người nhặt Gù về nuôi. Và nó cũng là vật thiêng Gù trao cho Dần ngày họ quyết định trao thân cho nhau. Dần mặc một lần duy nhất và cô giữ nó trong hành trình chạy loạn, trong một đời sống không thể nói gì hơn là kiết xác và vẫn mơ ngày cưới cô sẽ mặc nó đi giữa đường hoa. Chiếc áo dài mang trong lòng nó một tình yêu mãnh liệt của con người, nhưng cũng chứa cả bao nhiêu biến động của một kiếp nhân sinh, chứa cả những dấu ấn đầy bi kịch của một dân tộc trong thời đoạn chiến tranh. Với Dần, chiếc áo dài thể hiện sự đoan trang và trong sạch. Nên hai cô con gái lớn của Dần đã mặc chung chiếc áo ấy đến trường và luôn nghĩ mình đang mặc một báu vật. Và cũng trong chiếc áo ấy, cô bé Hội An đã viết bài luận về áo lụa Hà Đông, về hành trình của nó. Bài văn trong trẻo như chính chiếc áo trắng đã bị bom Mỹ cắt ngang. Cắt ngang cuộc đời chưa chớm vào thanh xuân của Hội An. Chiếc áo dài ấy đã thấm máu Hội An, thấm biết bao nước mắt của mẹ Dần, bố Gù và những đứa em. Chiếc áo dài, cuối cùng trở thành một biểu tượng, khi hai bố con bé Ngô quay lại mái nhà cháy, để tìm bằng được chiếc áo dài cũ sờn. Chạy loạn, chạy bom Mỹ, chiếc áo như một lá cờ bay quật cường giữa khói bom…
Những nhân vật đáng yêu khác, đó là ba cô con gái đầu của Dần. Các diễn viên nhí đã đóng bộ phim này như đi vào một cuộc đời, không diêm dúa, không có những câu thoại hay những cái nhún vai kiểu cách. Phải rất lâu rồi, sau phim “Mẹ vắng nhà”, điện ảnh Việt Nam mới tìm được những diễn viên không chuyên nhưng lại có những vai diễn thuyết phục như thế. Những gương mặt thánh thiện giữa nhốn nháo biến động. Như chiếc áo tinh khiết phải vật lộn một đời cùng người đàn bà nghèo khó chứ không phải được cất giữ trong những ngăn tủ thơm tho.
Trương Ngọc Ánh vào thân phận đàn bà truân chuyên thứ ba của đạo diễn Lưu Huỳnh và cũng cho thấy cô dành quá nhiều công sức cho nó. Có nhiều ý kiến về vai diễn này, về ngoại hình Trương Ngọc Ánh quá Tây so với một người đàn bà thuần Việt chịu nhiều đau khổ. Nhưng trường đoạn cô lao đến, lật từng manh chiếu để tìm mặt con gái mình vừa hứng trận bom tàn sát của giặc Mỹ và tiếng thét đau buốt của gà mẹ mất con đã khiến người xem thực sự cảm động. Còn Quốc Khánh đã khá thuyết phục với vai diễn người đàn ông bất hạnh ấy. Nó thể hiện cả sự nghèo khổ, sự hèn kém, sự tăm tối và tính ích kỷ, một nhân vật rất thật. Cảnh anh chạy giữa chùa Cầu đi tìm vợ là cảnh mà người ta sẽ nhắc nhiều về diễn xuất của Quốc Khánh sau này.
“Áo lụa Hà Đông” khá trung thành với cách kể chuyện truyền thống. Nhưng lôi cuốn được người xem bởi một kịch bản kỹ lưỡng, một câu chuyện xúc động và 30 phút sau cùng là sự bùng nổ mãnh liệt của cảm xúc. Lưu Huỳnh đã đi đến một thành công trong đoạn cao trào này. Bộ phim đã khắc phục được những hạt sạn thường thấy trong phim Việt Nam và mang đến thật nhiều cảm xúc. Một bộ phim với quá nhiều nước mắt đã “ăn cướp” được nước mắt khán giả một cách thuyết phục. Hơn thế, có những điều đẹp hơn nước mắt về một phẩm chất và cốt cách Việt phía sau hình ảnh chiếc áo dài.
Dẫu vậy, dù được giải Khán giả bình chọn tại LHP Pusan 2006, dù được vinh danh nhiều giải thưởng và được giới phê bình ngợi ca, nhưng “Áo lụa Hà Đông” không phải là một tác phẩm hoàn hảo. Thực chất, những bi kịch của nhân vật trong phim không mới, người xem dễ dàng nhận thấy nó đã xuất hiện trong văn học khá nhiều. Nhưng Lưu Huỳnh đã xâu chuỗi các bi kịch ấy vào một cuộc đời và cứ khiến cho bị kịch dồn đuổi nhân vật ngay cả sau khi cô chết đi, khiến bộ phim quá nặng nề và khán giả có cảm giác bị quá tải. Phần đầu của phim quá dài mà không nói được nhiều điều. Đoạn Dần làm vú nuôi cho ông Thòn được đặc tả quá kỳ công cũng khiến khán giả sợ hãi. Hai nhân vật chính, những người không đọc được cả tên mình, đến nỗi cầm truyền đơn mà không biết chữ gì, để bị bắt và tra tấn đến thân tàn ma dại, lại có những trường đoạn ngồi tâm sự chuyện đời như hai… nhà văn, đó là điều phản cảm. Hơn thế, những điều họ nói tự các chi tiết đã nói lên tất cả. Và đạo diễn Lưu Huỳnh tỏ ra quá tham lam với quá nhiều ý tưởng. Đoạn kết, tuyên ngôn về áo dài đại diện cho phụ nữ Việt Nam cho thấy rõ tác giả muốn chinh phục những khán giả phương Tây, nhưng với người Việt lại thấy sáo và gượng ép…
Nhìn từ mặt bằng chung của điện ảnh Việt Nam, có thể nói “Áo lụa Hà Đông” là một điểm nhấn nhiều ý nghĩa. Bộ phim được nhìn bằng con mắt khách quan, nên chiến tranh đã không phải là bản hùng ca của những người chiến thắng, mà dù nó ở đâu, xuất phát từ phía nào, thì vẫn là bi kịch đầy máu và nước mắt của những người dân vô tội. Khép lại bộ phim là khép lại những phận đời đau khổ và tăm tối, nhưng lại mở ra một niềm hi vọng mới: Chúng ta vẫn có những bộ phim máu thịt để lay động những tâm hồn chai sạn nhất, sau một thời gian dài lãnh cảm với phim Việt.
(Bài viết của Hanchibang): http://blog.360.yahoo.com/blog-wNUNxuo1bqmjGoE9eXwJL9NxuNMJ6XqTcg–?cq=1&p=460#comments
Phim này khá nhất của VN mà mình từng được xem. Tuy cũng có vài hạt sạn nho nhỏ, và nhiều chi tiết hơi nhạt nhạt, ko cần thiết lắm nhưng tớ vẫn thích phim này nhất, xem xong tự nhiên thấy lòng tự hào VN nỗi lên hehe.
Nếu được chấm điểm thì tớ sẽ cho phim này 8/10. (tất nhiên 10 đ sẽ dành cho 1 bộ phim nào đó hat nhất của VN) ^^
Phim với những cảnh quay đẹp ,nhạc phim hay và nhất là cùng với dàn diễn viên khá xuất sắc mình thấy phim không có gì đáng chê trách.Khi xem xong nhưng phim chiếu tết như VLTK,TN,CRLB đi xem phim này mới thấy đâu là một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa . Hy vọng sẽ tiếp tục có những bộ phim hay như thế này
Xin lỗi có ai biết người làm poster cho phim ALHD hay không vậy, tui hỏi vì tui thấy tên tiếng Anh có vấn đề
là The White Silk Dress chứ không phải là The White Dress Silk , để vậy mà không ai để ý sao ta, nếu lúc dự Pusan thì sao trời
oh`, dung rui`, lúc viết entry cho blog min` cũng để the white dress silk, we^ chít được, nhưng thui kệ. Cái poster bản tiếng anh thấy đỉnh hơn ^^.
Cũng có viết 1 bài về phin nì, nhưng thấy mấy pác post hay we', hok dém pon chen ^^. Ai cóa nhã hứng ghe blog mìn chơi (http://blog.360.yahoo.com/destiny_beat) (quảng cáo chút)
Phin nì kịch bản rứt tốt nhưng chọn diễn viên chính ko hợp cho lém, diễn xuất của mấy đứa trẻ thì khỏi chê, ăn đứt mấy cô cậu ấm bên hollywood ^^
Xem film này xong thấy hy vọng cho điện ảnh Việt Nam, nhưng cảm thấy hy vọng lóe lên rồi chợt tắt. Tại sao ư? Ai cũng nói phim này là phim hay, kể cả tui cũng thấy vậy, nhưng khi tôi đi xem thì rạp vắng như chùa bà đanh????? Trong khi những phim không ra gì như “chuông reo là bắn” bị báo chí chửi (hay tâng bốc, quảng cáo) thì đông nghẹt??? Bó tay. Thế mới biết thị hiếu khán giả như thế nào. Buồn. Nói chung là bó tay.
nghe đâu poster phim này cũng do đạo diễn Lưu Huỳnh design luôn đó.
Hi vọng ông giáo sư sẽ được cấp trên xoa đầu và có một số tiền nhuận bút kha khá. Vậy là mừng rồi.
sao bạn không post luôn phần đầu để mọi người ngửi hết cái “mùi” của ông giáo sư này luôn. Chắc báo CA cũng phải cố công lắm mới đăng hết bài bình luận “chất lượng” này ah. Sẵn đề nghị 'tổ chức' gửi ổng vô 1 trường tiểu học nào để bổ sung thêm kiến thức với.
Mà cũng chả rõ 'tổ chức' nào nữa, coi chừng các 'chiến sĩ' đã bị lừa, 1 ông GS khỉ khô nào đó bị VN đào thải, nhân danh 'phe giải phóng, phe cách mạng' để gây nên 1 tranh luận có hướng bất lợi cho 'đất nước chúng ta' àh, híhí.
Mà có “phe” nào đi nữa thì cũng đề nghị pác Đăng Đờn mua 1 cái vé, banh con mắt ra coi lại phim rồi hẵng bình luận gì nghen.
pó hands cái ông giáo sư đóa, lúc mới đọc bài nì trên báo, định gửi phản hồi so sánh ~ điểm giống giữa phin nì dzới the pianist ^^ (tuy hơi khập khiễng nhưng ít ra là còn nâng tầm phim Việt lên cao) nhưng lại thôi vì nghĩ cái ông Đàn gì đó chắc cũng chưa xem the pianist, có nói cũng như ko ^^, dzả lại cái tờ báo CA là tờ chuyên đăng tin dzớ dzẫn, nhảm nhí, sai lệch về điện ảnh, thêm 1 bài viết nhảm thì cũng vậy
Lúc trước cũng ái mộ vị giáo sư này lắm, vì cũng có nhiếu bài bình luận hay…
Nhưng đọc xong bài bình luận này trên báo cảm thấy uất ức mấy ngày nay, thần tượng hoàn toàn sụp đổ, một bài viết mà lẽ ra Ban Biên Tập báo Công An không nên đăng, cho dù là đế mang tính khách quan và dân chủ, vì nó hoàn toàn sai lệch, bóp méo sự thật ( của bộ phim, chứ o nói sự thật của lịch sử ) một cách thô thiển, trẻ con …
Phim này bị 1 độc giả của báo SGGP chê be bét . Tại ai cũng khen nên giờ thấy chê …tui tò mò wé nên đọc ko sót 1 chữ ^”^
Phim nì hok coi nên ko dám bàn luận gì …Nhưng mừ nó hay lắm hử ? ^^Thấy đạt giải gì nữa thì fải
Có thể nói đây là phim hay nhất của Phước Sang từ trước đến giờ…
Bỏ qua những lời nhận xét khắc khe & kho nghe củ ông Trần Trọng Nam Đàn thì đây là 1 bô phim đáng xem.
Noi chung là phim hay,mat dù mình mới đi xem mấy bữa nay thôi.nhưng túm lại là phim hay.mặc dù có vài chổ chưa đc cho lắm nhưng Vn làm vậy lắm gòi
Trên Idecaf(31 Thái Văn Lung, Q1, TPHCM) chiếu xuất 6000đ vào 14 giờ 30(15/9). Mình Nghĩ mọi người trong topic này nên đi coi 1 lần nữa để cùng bàn luận. Ai có điều kiện hãy đi hoặc chưa xem cũng đi. Đừng bỏ lỡ.
Tôi là worm và worm là tên.
đi coi lại tại Idecaf
nhận xét là bản phim phụ đề Pháp này khác với bản phim chiếu rạp đợt 8/3
bị edit khác một chút
cảnh 2 vợ chồng Dần cãi nhau về việc Dần bán sữa đã bị cắt bớt
cảnh vợ chồng Dần gần gũi trong ngôi chùa hoang
trước đây được để đọan đầu phim khi 2 người mới bỏ trốn khỏi nhà địa chủ
giờ được edit vào đọan Dần đem áo dài đến tiệm sửa cho con,
vừa cắt áo dài Dần vừa nhớ lần đầu tiên được mặc và gần gũi chồng
à khúc cuối khi Dần đã mất, anh chồng cùng đàn con đứng bên bờ sông nhìn xa xăm :
“Giờ e ở đâu,thiên đàng hay địa ngục,anh mong nơi đó được bình yên“
Poly đảm bảo thật 100% ko thêm thắt,cố gắng nghe mà ko có tíêng “em”
nếu poly có nhầm thì bà con sửa dùm
ai chê poly ýêu đuối thì chịu chứ cứ tới đọan “bài hát trên những xác người” cất lên
là poly cũng khóc luôn
Worm có được coi đâu, hết bố nó vé rồi còn đâu. Đây đúng là một sự kì lạ, khi phim khởi chiếu thì chẳng thấy ma nào đi coi đến khi giá vé gần như là miễn phí lại ùn ùn kéo đến.
Tôi là worm và worm chỉ biết nói 2 chữ bó tay.
2003-2023