Moulin Rouge, Cối, Gió và Đỏ

Forums Phim Châu Mỹ, Châu Âu Moulin Rouge, Cối, Gió và Đỏ

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #36217
    athospk
    Participant

      Khi tôi thực sự ngồi xuống để viết về Moulin Rouge, tôi lại có cảm giác bất lực. Bất lực vì hơn mười ngàn lẻ một lần coi đi coi lại tác phẩm, tôi vẫn chỉ có thể bàng hoàng thốt ra những câu cảm thán rất vô duyên như: chòi, sao hay wé ta!!! hay, í, cha Luhrmann này giỏi vậy cà??? Mà chưa lần nào viết một bài review nghiêm túc về cái hay cái giỏi của phim cả. Bất lực vì thế giới này vẫn còn bị chia cách thành 2 phần, một phần đã xem Mouline Rouge và một phần chưa có được diễm phúc đó. Bất lực vì tôi chưa thăng được tới chức chủ tịch hội đồng giám khảo của Academy Award để gom hết tượng vàng tượng bạc trao cho Moulin Rouge từ người đẹp Nicole Kidman cho tới bà ủi đồ của mợ ấy. Vâng, rất bất lực, các bạn (nam) hiểu ý tôi chứ ạ?

      Không thể kéo dài tình trạng “mù-Moulin” này mãi, tôi quyết định ra quân chiến dịch Cối xay gió đỏ. Muốn vậy chúng ta cần phải có CỐI, có GIÓ và có ĐO&#777bột màu, dầu hoặc sơn). Phần CỐI là phần cơ sở hạ tầng, phần cơ bản, dành cho những người chưa từng xem hoặc nghe nói tới hay ngửi thấy Moulin Rouge. Ai tình cờ bị nghẹt mũi sổ mũi vào khoảng hè 2001 đến giờ thì nên vận dụng kĩ năng đọc hiểu tiếng Việt của mình mà quán triệt phần “cối” này trước; ai vẫn khoẻ khoắn hoặc không rành tiếng Việt thì cứ tự nhiên skip. CỐI: rất đơn giản, một ngày đẹp chời tháng 6, đạo diễn Baz Luhrmann khôi ngô tuấn kiệt, sau 2 thành công lớn là Strictly Ballroom và Romeo& Juliet tân thời, cho ra đời một siêu phẩm trường phái “hậu hiện đại” nữa mang một cái tên rất Tây: Moulin Rouge, mà phát âm cho ra dáng Tây một chút thì sẽ bẻ lưỡi mà đọc thành “mu-lang ru-giờ”, nói như cụ đồ Chiểu yêu nước chống Pháp thì sẽ diễn nôm ra là “cối xay gió đỏ”. Moulin Rouge là tên một “nhà hàng vũ trường karaoke” khét tiếng ở đồi Montmartre-Paris cụối thế kỉ 19 đầu 20. Chuyện phim lấy cảm hứng từ Camille (Trà hoa nữ) của Alexandre Dumas con, kể về chuyện tình buồn giữa một nàng kĩ nữ và một gã thư sinh nghèo. Nàng kiều nữ hoa trà lên phin thành cô vũ nữ đắt giá nhất Moulin Rouge: Satine- Nicole Kidman, còn chàng thư sinh là anh thợ chữ Christian- Ewan McGregor. Tất nhiên, hai người nếu chỉ xăm xăm iu nhau thôi thì không có gì để dựng phin cả, thế nên phải giới thiệu thêm một người thứ ba phá bĩnh cho có màu, người này bảo đảm phải rất ác độc, hoặc ít nhất cũng phải xấu xí hơn 2 người kia, thuật ngữ gọi là “nhân vật phản diện”. Hắn chính là lão hầu tước già dê “Le Duc” do Richard Roxburgh thủ vai. Có người rồi giờ tới có chuyện. Hầu tước thì mê cô Satine, cô Satine lại cảm anh Christian, và vì phim không ủng hộ chuyện đồng tính luyến ái, nên anh Christian không xoay vòng sang iu lão hầu tước cho nó trọn vẹn, mà lại thông đồng với đạo diễn và cô Satine để chọc quê người già cả. Của đáng tội, lẽ ra khán giả thuộc tầng lớp “vô sản” như chúng ta đã nhỏ tí nước mắt cho cụ Le Duc nếu cụ chỉ già mà không giàu. Đằng này ai biểu cụ giàu quá, chi phối hết cả Moulin Rouge, đầu tư tiền tỉ vào đấy để xây rạp hát với điều kiện lão độc quyền chiếm hữu Satine, sao mà chịu được! Cặp tình nhân cũng nhất quyết không chịu. Bi kịch gòi… Và một thế lực đen tối hơn lão Le Duc xuất hiện…Xin xem hồi sau sẽ rõ.

      Đó là phần CỐI.

    Viewing 18 reply threads
    • Author
      Replies
      • #54764
        athospk
        Participant

          Bây giờ chuyển sang phần GIÓ. “Em có nghe thấy gió nói gì không?” Thưa các bạn, để Huy MC đừng tủi thân, chúng ta cùng đồng thanh dạ có nhá. Thật ra cũng chả phải “miễn cưỡng tán thưởng” như vậy, vì khi coi Moulin Rouge thì các bạn sẽ thấy không chỉ có gió thỏ thẻ với mình, mà còn có Christina Aguilera, Pink, Lil Kim và Mya tứ tấu Lady Marmalade cho mình nghe nữa, có David Bowie thểu não bài Nature Boy 2 lần, Bono trong U2 rất sung với Children of the Revolution, chưa kể hai anh chị kia còn xung phong cover hết mấy vở chính nữa chứ. Nhạc phim Mouline Rouge chết người, xin nhắc lại, chết người! Đúng với tinh thần “hậu hiện đại”, nhạc phim là một tấm tranh ghép cực lớn của tất cả các hit nổi tiếng từ trước tới giờ. Trước tiên xin được giải thích sơ về “hậu hiện đại”, chúng ta có thời thượng cổ, trung cổ, cận đại và hiện đại phải không ạ? Bây giờ khen cái gì “hiện đại” là nhàm rồi, bất quá cũng là ba cái thứ hại điện tốn điện mà thôi… Suy cho cùng đó cũng chỉ là mấy cách gọi mới xuất hiện dạo gần đây. Nhưng từ khi con người biết xài Hotmail và biết rõ bộ mặt thật của chị Hằng thì chúng ta muốn gọi cái kỉ nguyên công nghệ kĩ thuật cao bằng một cái tên mới cơ, không thèm chung đụng tên gọi với thời đầu máy hơi nước và bóng đèn điện nữa. Mà tên gì bây giờ, thế là các bợm lại nghĩ tới cái trò tiếp đầu ngữ, ghép thêm chữ hậu vào sau chữ hiện đại (postmodern) và xây dựng thành một chủ nghĩa thật sự, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism). Đó là một thứ chủ nghĩa của sự hỗn tạp theo cả nghĩa tốt và nghĩa xấu, một sự phá vỡ các truyền thống cũ, khởi đầu là sự bùng nổ các phương tiện thông tin liên lạc, mà thông tin là quyền lực, quyền lực bây giờ bị cào bằng san sẻ thì kết quả (hay hậu quả) thế nào chắc cũng không cần bàn, một sự tôn vinh những cái lắp ghép, cải tiến, vì suy cho cùng thì tất cả những gì đạt được bây giờ đều được xây dựng trên những gì có trước đó cả, ngại ngùng gì mà không thừa nhận mình có “tham khảo” ý kiến ở đâu đó. Vậy mới thấ ông bà ta đi trước thời đại ghê chưa, mấy chục năm qua ta đã quá rành câu “uống nước nhớ nguồn”, đâu phải chờ đến thời “hậu hiện đại” mới phát ngôn nhăng nhít như bọn Tây Tàu. Trở lại vấn đề chính, nhạc phim Moulin Rouge chính là một tuyên ngôn hậu hiện đại. Ai tinh ý sẽ phát hiện ra đoạn “A Diamond Is a Girl’s Best Friend” mà Satine hát và múa cùng với các “diamond dogs” cover lại từ phim “Gentlemen Prefer Blondes” do Marilyn Monroe đóng, hay trước đó một lúc, khi Christian thử diễn cho đám Toulouse xem, anh xướng “The hills are alive with the sound of music…”, nghe quen quen không ạ, chính là nhạc nền phim “The Sound of Music” kể về cô gia sư và bầy trẻ thời thế chiến 2 ở Áo. Hay như khúc Christian “đọc thơ” cho Satine nghe, anh tha thiết “rống” Your Song của Elton John, rồi lúc chàng thuếyt phục nàng, chàng chêm một lô những đoạn cắt ra từ All You Need Is Love của Beatles, I Was Made For Loving You (chả nhớ của ai, xưa lắc), I Will Always Love You của Whitney Houston… chưa kể còn có một đoạn opera cổ điển lúc mặt trăng hát khúc cuối nữa. Cảnh nhảy tango là một biến tấu hoành tráng của Roxane do Sting sáng tác, còn cảnh Zidler đến gặp lão hầu tước về chuyện Satine bị ốm là một clip cực kì sáng tạo của Like A Virgin mà Madonna cũng phải phì cười vì tính hài hước châm biếm của nó. Cứ như người soạn nhạc không hề xấu hổ về tài xào nấu của mình. Không nên xấu hổ thì đúng hơn, vì khi chắp vá một cách uyển chuyển sáng tạo như vậy, anh ta đã chứng tỏ được sức sống của những tác phẩm bị mượn tạm này, cứ như chúng đã trở thành ca dao tục ngữ rồi, ai cũng thuộc ai cũng nói, hễ mở miệng ra là “phun châu nhả ngọc”, chả còn nhớ tên tác giả mà chú thích diễn giải nữa, hễ nói đến cảm hứng tình yêu là phải nhờ vả miệng lưỡi anh Elton John, hễ diễn tả sự hồi hộp trông đợi là phải nương tựa chị Madonna… Một cách tôn vinh tác phẩm rất khéo, rất hậu hiện đại! Ngay cả cái cách dựng chuyện cũng thể hiện cái tính “hỗn tạp” của chủ nghĩa này: chuyện tình buồn, cuối phim khóc tơi tả thế mà cho đến 5 phút trước khi kéo màn tôi bảo đảm các bạn cười đã nhừ cả quai hàm rồi.

          Phù… xong phần GIÓ.

        • #54765
          athospk
          Participant

            Tới phần ĐỎ. Các cụ làm công tác Đoàn hay nhắn nhủ, phải vừa “hồng” vừa “chuyên”. Hồng là phần tư tưởng , còn chuyên là phần chuyên môn, chuyên môn nói ở trên gòi, bi giờ tới phần quán trệit tư tưởng. Phần hồng, hay đỏ, của Moulin Rouge nằm ở chỗ đó là một bản tình ca rất đẹp (ngáp!) Vâng thưa các bạn, cũng như trong giờ chính trị, khi tôi nói đến đây thì các bạn cứ ngáp thoải mái, ngủ cũng được, vì cái đề tài này cũ mèm, ai nói chả được, nhìn đâu chả thấy tình ca, phin nào chả thấy iu nhau rùi chít. Nhưng không nghe cho hết chuyện là uổng nửa cuộc đời đó em, chưa kể cuối năm thi lại môn Triết ráng chịu héhé. Có thể nói Moulin Rouge là mâu thuẫn giữa tính trật tự của xã hội và tính nhân bản của con người. Từ xửa xưa con người đã nhận ra mình không có ở một mình, do vậy chúng ta đã học cách thoả thuận và nhượng bộ. Ngay khi thế giới chỉ có 2 ông bà Adam va Eva, thì bà này có quả táo cũng cho chồng cắn một miếng rồi (nhưng kết quả thì hơi tồi tệ vì cả hai rủ nhau phạm tội ăn trái cấm chứ chả hay ho gì). Lúc đông vui hơn một tí thì các bầy người nguyên thuỷ cũng phân công ông bắt gấu bà hái rau. Lúc thành làng xã thì có luật, có lệ, ai tuân theo thì sống tốt, ai lộn xộn thì alê, cho đi tàu suốt, chưa kể không được hưởng thụ những thành quả đạt được từ một cộng đồng trật tự ngăn nắp như vậy nữa chứ. Khi thành nhà nước, chính phủ, thì xuất hiện “hợp đồng xã hội” (social contract) như nhà triết học Anh Thomas Hobbes đã minh hoạ. Cái bản hợp đồng này chính là một cách luật lệ hoá xã hội dưới sự chấp thuận và giám sát của thành viên trong xã hội đó, đại khái là mỗi người sống biết điều một tí, theo luật một tí thì dễ thở hơn, nếu không xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn độn của Leviathan, của hoang dã và không kiểm soát, lúc đó tên nào cũng chít. Mà tại sao chúng ta lại cần luật? Aristotle đã chứng minh rằng nếu để người trị người thì không công bằng, vì nếu cho số ít chấp chính thì sinh ra đàn áp, bạo động, để cho số nhiều cầm quyền thì bọn thiểu số ngắc ngoải, đằng nào cũng không công bằng. Chi bằng họp lại đề đặt ra một mớ luật rồi cử đại diện giám sát việc thực hiện, thế là khoẻ. Luật lệ ra đời, xã hội từ đó ổn định trật tự hơn, mổi người đều hành xử trong vai trò quyền hạn của mình, tuyệt vời! Cũng như vậy, cái xã hội mà Moulin Rouge miêu tả là một cái xã hội có trật tự riêng của nó, rõ ràng nhưng nghiệt ngã. Satine cô vũ nữ, Zidler chủ quán kiêm bảo kê, Toulouse và nhóm bạn Bohemian, họ là “creatures of the underworld”, những sinh linh thuộc thế giới ngầm, mua vui để kiếm sống, nương nhờ vào tầng lớp thượng lưu một cách miễn cưỡng. Vai trò của họ là phương tiện giải trí cho bọn quí tộc, và quyền hạn của họ là được sự bảo trợ nâng đỡ từ phía “các cấp có thẩm quyền”. Satine nói trắng ra là một ả điếm hạng sang, cô sống đúng với vai trò đó, và cô đòi hỏi sự bảo trợ từ lão hầu tước đúng như quyền hạn của mình, lão hầu tước cũng quá đồng tình trong chuyện này, đó là “sống đúng luật Paris” vậy. Tuy nhiên Satine không còn có thể vô tư nhận tiền từ tay lão nữa kể từ khi Christian bước vào cuộc đời cô. Là một con người thì yêu và được quyền yêu là một trong những quyền tối thiểu nhất, không, không còn là quyền nữa, mà đã trở thành nhu cầu rồi. Đặt nhu cầu của con người, của mỗi cá nhân riêng nhất, vào trong bối cảnh trật tự của xã hội, thì sẽ có lúc luật lệ chung không còn phản ánh nhu cầu riêng của con người nữa. Đó chính là bi kịch mâu thuẫn giữa tính trật tự và tính nhân bản. Xã hội thì luôn có xu hướng ổn định hoá các cấu trúc của nó. Satine đã chọn cho mình vai trò của một kĩ nữ, một courtesan, thì nàng phải “chơi theo luật”, “I am paid to make men believe what they want to hear” đó là lí do vì sao khi Christian tỏ tình với nàng, Satine chỉ trả lời gọn lỏn : “I can’t afford to love”. Nhưng ở đây có một tên phản động Christian, tên này ngay lập tức vặn lại : “But love is like oxygen, love is a many splendored thing love lifts us up where we belong, all you need is love” Tất cả em cần là tình yêu, vâng, nếu em không sống trong xã hội Paris vào năm 1889, nếu em không là the sparkling diamond của Mouline Rouge, nếu em không chấp nhận bán mình cho gã hầu tước. Mâu thuẫn này là muôn thuở, và hiện nay …khoa học cũng chưa tìm ra câu trả lời, cho nên kết thúc phim đạo diễn đành phải để một thế lực tự nhiên giải quyết vấn đề. Satine chết, cả hai bên trật tự và nhân bản đều mất mát, chúng ta thẫn thờ trước một bản tình ca buồn…Nhưng đó là một bản tình ca rất thơ, được Luhrmann trau chuốt rất khéo, và xứng đáng được công chiếu cho tất cả những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu trên thế giới này.

            Happy Valentine!!!

          • #54766
            doc_co_cau_bai
            Participant

              woa…bài viết thật tuyệt…cho dù dài hơn nữa docco cũng đọc vì docco rất thích Moulin Rogue, rất thích Nicole….vì không rành nhạc xưa lắm nên cũng không thể biết được đã có những bài nào bị chắp vá…thích nhất là khúc Christian hát Your song….và khi cả hai cùng ngân lên ca khúc Come what may……yup…..không biết bản thân đã xem phim này bao lần và quả thực coi vào ngày Valentine cũng rất có ý nghĩa…

              hơi bàng hoàng về cái chết của Satine….không ngờ kết cục lại vậy….hixhix…..phim này Nicole và Ewan hát nghe hay quá….

            • #54767
              lazyblackmage
              Participant

                Xem xong phim rùi đi đâu cũng soi xem phim nào có Ewan McGregor, rùi đi đâu cũng vang vảng trong đầu câu How wonderful Life is…. Kết quả là cũng đầu độc được một số người rơi vào tình trạng “tay nhặt lá vàng chân đá ông bơ” như mình… đã wá

              • #54768
                minhhuyxxx
                Participant

                  Từ khi xem xong phim ấy thì Huy “đổ” Nicole luôn! Làn da đẹp quá! Hình như cái vẻ đẹp hơi xương xương, trông có vẻ hơi tiều tụy nhưng vẫn kiêu sa, gợi cảm của Nicole mang đầy nét đẹp Pháp quốc. Nicole vào vai xuất sắc quá, một tình yêu tuyệt đẹp! Xem phim xong thì Huy đã không còn ác cảm với thể loại phim vũ nhạc kịch nữa

                • #54769
                  deepblue_om
                  Participant

                    bởi thế, vậy mà không đoạt oscar mới đau, đau hơn nữa là chicago năm sau vậy mà lại được …..

                    Phim này quá tuyệt, bài viết quá tuyệt, vậy mà kêu “bất lực”

                  • #54770
                    athospk
                    Participant

                      hôm nay là lần thứ 124 tôi coi lại phim này, cũng là kỉ niệm 2 năm từ ngày tôi coi phim lần đầu tiên, với những người nay đã xa

                      như một sự tưởng niệm

                      những cái đã mất, 2 năm qua…

                    • #54771
                      archty
                      Participant

                        Phần gió không thấy nói đến vũ điệu can-can from Orpheus In The Underworl của Jacques Offenbach nhỉ.Hồi ấy xem đến đoạn này mà buồn cười mãi.

                      • #54772
                        kit
                        Participant

                          trước giờ kit ít xem film buồn, nhưng đến Moulin Rouge thì ko kiềm chế được,rồi mở đi mở lại xem (nhưng vẫn chưa bằng athospk) cứ mỗi lần xem lại căng thẳng với Satine và Christian … xúc động cảnh hai người vừa kết thúc vở kịch có hậu trên sân khấu , rồi lại đón một hậu quả thương đau khi bất lực hìn Satine rời khỏi cõi đời… đau lòng cho một tình yêu ko được hưởng trọn niềm hạnh phúc …

                        • #54773
                          admin
                          Keymaster

                            phim này có đoạn hát bài 50 năm nữa vẫn còn toả sáng là vô duyên nhất, mình không chịu nổi cảnh đó. phim này thua xa phim chicago về dàn dựng nhạc kịch

                          • #54774
                            satine
                            Participant

                              Fim này năm 2001 đoạt Quả cầu vàng cho fim hay nhất ( thể loại âm nhạc) và nữ diễn viên xuất sắc nhất (Nicole Kidman) nhưng lại ko ăn được cái Osar nào-thật là bất công- Satine nhớ hình như năm đó best picture rơi vào “Gladiator” thì phải…thật ko còn gì là công bằng nữa!!!

                            • #54775
                              satine
                              Participant

                                Chỉ có 2 Quả cầu vàng cho Moulin Rouge là KHÔNG ĐỦ, không bao giờ đủ cả!!!!

                              • #54776
                                tinymouse
                                Participant

                                  Đã từng xem Mouline Rouge nhưng chưa thật sự thấy hiểu và enjoy nó. Chỉ đủ để khi đứng truớc cái Mouline Rouge dưới chân đồi Montmartre giờ trở nên bé tẹo giữa đường phố Paris tấp nập thì có thể chỉ trỏ,”à, nó đó”. May ra thêm đc cái nhạc phim hay. Trong khi anh ấy đã say mê và thích thú bộ phim này vô cùng. Đọc bài này xong tự hỏi bản thân, liệu có biết gì về tình yêu, về cái người mình vẫn cho là yêu và đồng cảm? Có lẽ phải về “thu xếp lại bản thân” thôi…

                                • #54777
                                  pha_le_ao_anh
                                  Participant

                                    Trời ơi, vậy mà mình tưởng ko ai coi phim này, gặp nhiều chiến hữu ở đâu mừng quá Phim này là phim nhạc kịch đầu tiên tui xem và ấn tượng thì khỏi phải nói. Nicole đẹp hết sức. Mấy lời hát trong phim này sao mà hay dã man, hình như có cái bài gì mà “love u till the end of time” phải ko Nói chung đây là một bộ phim rất đáng xem ^^

                                  • #54778
                                    zazu
                                    Participant

                                      Đang đọc tự nhiên tới khúc

                                      “Nhưng không nghe cho hết chuyện là uổng nửa cuộc đời đó em, chưa kể cuối năm thi lại môn Triết ráng chịu héhé”–> giật cả mình (sợ thi lại môn này nhất).

                                      Bài viết dài ghê mà hay thế, người viết quả nhiên là coi đi coi lại mòn cái dĩa ( tụi nghịp cái dĩa quá!!!). Lúc đầu coi Chicago trước rồi mới coi phin nì, quả nhiên coi cái trước không bằng cái sau, câu chuyện phim thì cũng bình thường thôi nhưng diễn lại trên nhạc kịch sao mà lôi cuốn kỳ lạ, mấy bài hát kim cổ đó không biết bao nhiêu lần làm tui điêu đứng,vô trong phim này được phối lại cho phù hợp với nét cổ xưa, và cũng là cho hai người này hát quá tuyệt, vừa tĩnh vừa động, vừa xưa vừa nay, cảnh chuyển liên tục, như một tổng hợp của nhiều video clip được lồng khéo léo vào câu chuyện tình yêu của nàng vũ nữ xinh đẹp nổi tiếng với anh chàng viết văn nghèo trên nền Paris hoa lệ của thế kỷ trước, nên thơ quá

                                      Xem để cảm nhận những dạt dào trong cảm xúc yêu đương, để bật khóc trong chia ly xa cách.

                                    • #54779
                                      kery6102003
                                      Participant

                                        hic hic. ohim nì hay ghê ah. mà bạn authosk viết bài cũng hay quá trời lun. tuy dài mà mình đọc ko thiếu chữ nào. so sánh chicago với phim nì thì sao mà bằng đươc. đặc biệt diễn xuất của Nicole quá tuyệt vời. cho phim nì A cộng lun

                                      • #54780
                                        girlant
                                        Participant

                                          có ai để ý lúc xem “Chuyện tình Paris ” ko . Ba nhân vật chính lúc ở Pháp có cùng nhau vào 1 nhà hàng rất sang trọng đó chính là Moulin Rouge của chúng ta . he he he

                                          Lúc đó tui đã coi rất kỹ cảnh ở Moulin rouge đó. Rất sang trọng khách vừa ăn uống vừa xem nhạc kịch rất thú vị .Cảnh trong phim Moulin Rouge thấy quán giống quán nhậu quá .

                                        • #54781
                                          kery6102003
                                          Participant

                                            wow, chị girland tinh mắt thế. em xem lại mới nhận ra đó. chị tài thật, phát hiện ra điểm đó.

                                          • #54782
                                            for_you
                                            Participant

                                              Cái cô Kerry này câu bài dữ quá nhỉ.Sao ở đâu cũng thấy cô xen vào thế???Chắc cô phải đổi qua nick Doc-co-cau-bai cho rồi đi

                                          Viewing 18 reply threads
                                          • The forum ‘Châu Mỹ, Châu Âu’ is closed to new topics and replies.

                                          MoviesBoOm

                                          2003-2023

                                          Skip to toolbar