Khi tôi thực sự ngồi xuống để viết về Moulin Rouge, tôi lại có cảm giác bất lực. Bất lực vì hơn mười ngàn lẻ một lần coi đi coi lại tác phẩm, tôi vẫn chỉ có thể bàng hoàng thốt ra những câu cảm thán rất vô duyên như: chòi, sao hay wé ta!!! hay, í, cha Luhrmann này giỏi vậy cà??? Mà chưa lần nào viết một bài review nghiêm túc về cái hay cái giỏi của phim cả. Bất lực vì thế giới này vẫn còn bị chia cách thành 2 phần, một phần đã xem Mouline Rouge và một phần chưa có được diễm phúc đó. Bất lực vì tôi chưa thăng được tới chức chủ tịch hội đồng giám khảo của Academy Award để gom hết tượng vàng tượng bạc trao cho Moulin Rouge từ người đẹp Nicole Kidman cho tới bà ủi đồ của mợ ấy. Vâng, rất bất lực, các bạn (nam) hiểu ý tôi chứ ạ?
Không thể kéo dài tình trạng mù-Moulin này mãi, tôi quyết định ra quân chiến dịch Cối xay gió đỏ. Muốn vậy chúng ta cần phải có CỐI, có GIÓ và có ĐỎbột màu, dầu hoặc sơn). Phần CỐI là phần cơ sở hạ tầng, phần cơ bản, dành cho những người chưa từng xem hoặc nghe nói tới hay ngửi thấy Moulin Rouge. Ai tình cờ bị nghẹt mũi sổ mũi vào khoảng hè 2001 đến giờ thì nên vận dụng kĩ năng đọc hiểu tiếng Việt của mình mà quán triệt phần cối này trước; ai vẫn khoẻ khoắn hoặc không rành tiếng Việt thì cứ tự nhiên skip. CỐI: rất đơn giản, một ngày đẹp chời tháng 6, đạo diễn Baz Luhrmann khôi ngô tuấn kiệt, sau 2 thành công lớn là Strictly Ballroom và Romeo& Juliet tân thời, cho ra đời một siêu phẩm trường phái hậu hiện đại nữa mang một cái tên rất Tây: Moulin Rouge, mà phát âm cho ra dáng Tây một chút thì sẽ bẻ lưỡi mà đọc thành mu-lang ru-giờ, nói như cụ đồ Chiểu yêu nước chống Pháp thì sẽ diễn nôm ra là cối xay gió đỏ. Moulin Rouge là tên một nhà hàng vũ trường karaoke khét tiếng ở đồi Montmartre-Paris cụối thế kỉ 19 đầu 20. Chuyện phim lấy cảm hứng từ Camille (Trà hoa nữ) của Alexandre Dumas con, kể về chuyện tình buồn giữa một nàng kĩ nữ và một gã thư sinh nghèo. Nàng kiều nữ hoa trà lên phin thành cô vũ nữ đắt giá nhất Moulin Rouge: Satine- Nicole Kidman, còn chàng thư sinh là anh thợ chữ Christian- Ewan McGregor. Tất nhiên, hai người nếu chỉ xăm xăm iu nhau thôi thì không có gì để dựng phin cả, thế nên phải giới thiệu thêm một người thứ ba phá bĩnh cho có màu, người này bảo đảm phải rất ác độc, hoặc ít nhất cũng phải xấu xí hơn 2 người kia, thuật ngữ gọi là nhân vật phản diện. Hắn chính là lão hầu tước già dê Le Duc do Richard Roxburgh thủ vai. Có người rồi giờ tới có chuyện. Hầu tước thì mê cô Satine, cô Satine lại cảm anh Christian, và vì phim không ủng hộ chuyện đồng tính luyến ái, nên anh Christian không xoay vòng sang iu lão hầu tước cho nó trọn vẹn, mà lại thông đồng với đạo diễn và cô Satine để chọc quê người già cả. Của đáng tội, lẽ ra khán giả thuộc tầng lớp vô sản như chúng ta đã nhỏ tí nước mắt cho cụ Le Duc nếu cụ chỉ già mà không giàu. Đằng này ai biểu cụ giàu quá, chi phối hết cả Moulin Rouge, đầu tư tiền tỉ vào đấy để xây rạp hát với điều kiện lão độc quyền chiếm hữu Satine, sao mà chịu được! Cặp tình nhân cũng nhất quyết không chịu. Bi kịch gòi… Và một thế lực đen tối hơn lão Le Duc xuất hiện…Xin xem hồi sau sẽ rõ.
Đó là phần CỐI.
Bây giờ chuyển sang phần GIÓ. Em có nghe thấy gió nói gì không? Thưa các bạn, để Huy MC đừng tủi thân, chúng ta cùng đồng thanh dạ có nhá. Thật ra cũng chả phải miễn cưỡng tán thưởng như vậy, vì khi coi Moulin Rouge thì các bạn sẽ thấy không chỉ có gió thỏ thẻ với mình, mà còn có Christina Aguilera, Pink, Lil Kim và Mya tứ tấu Lady Marmalade cho mình nghe nữa, có David Bowie thểu não bài Nature Boy 2 lần, Bono trong U2 rất sung với Children of the Revolution, chưa kể hai anh chị kia còn xung phong cover hết mấy vở chính nữa chứ. Nhạc phim Mouline Rouge chết người, xin nhắc lại, chết người! Đúng với tinh thần hậu hiện đại, nhạc phim là một tấm tranh ghép cực lớn của tất cả các hit nổi tiếng từ trước tới giờ. Trước tiên xin được giải thích sơ về hậu hiện đại, chúng ta có thời thượng cổ, trung cổ, cận đại và hiện đại phải không ạ? Bây giờ khen cái gì hiện đại là nhàm rồi, bất quá cũng là ba cái thứ hại điện tốn điện mà thôi… Suy cho cùng đó cũng chỉ là mấy cách gọi mới xuất hiện dạo gần đây. Nhưng từ khi con người biết xài Hotmail và biết rõ bộ mặt thật của chị Hằng thì chúng ta muốn gọi cái kỉ nguyên công nghệ kĩ thuật cao bằng một cái tên mới cơ, không thèm chung đụng tên gọi với thời đầu máy hơi nước và bóng đèn điện nữa. Mà tên gì bây giờ, thế là các bợm lại nghĩ tới cái trò tiếp đầu ngữ, ghép thêm chữ hậu vào sau chữ hiện đại (postmodern) và xây dựng thành một chủ nghĩa thật sự, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism). Đó là một thứ chủ nghĩa của sự hỗn tạp theo cả nghĩa tốt và nghĩa xấu, một sự phá vỡ các truyền thống cũ, khởi đầu là sự bùng nổ các phương tiện thông tin liên lạc, mà thông tin là quyền lực, quyền lực bây giờ bị cào bằng san sẻ thì kết quả (hay hậu quả) thế nào chắc cũng không cần bàn, một sự tôn vinh những cái lắp ghép, cải tiến, vì suy cho cùng thì tất cả những gì đạt được bây giờ đều được xây dựng trên những gì có trước đó cả, ngại ngùng gì mà không thừa nhận mình có tham khảo ý kiến ở đâu đó. Vậy mới thấ ông bà ta đi trước thời đại ghê chưa, mấy chục năm qua ta đã quá rành câu uống nước nhớ nguồn, đâu phải chờ đến thời hậu hiện đại mới phát ngôn nhăng nhít như bọn Tây Tàu. Trở lại vấn đề chính, nhạc phim Moulin Rouge chính là một tuyên ngôn hậu hiện đại. Ai tinh ý sẽ phát hiện ra đoạn A Diamond Is a Girls Best Friend mà Satine hát và múa cùng với các diamond dogs cover lại từ phim Gentlemen Prefer Blondes do Marilyn Monroe đóng, hay trước đó một lúc, khi Christian thử diễn cho đám Toulouse xem, anh xướng The hills are alive with the sound of music…, nghe quen quen không ạ, chính là nhạc nền phim The Sound of Music kể về cô gia sư và bầy trẻ thời thế chiến 2 ở Áo. Hay như khúc Christian đọc thơ cho Satine nghe, anh tha thiết rống Your Song của Elton John, rồi lúc chàng thuếyt phục nàng, chàng chêm một lô những đoạn cắt ra từ All You Need Is Love của Beatles, I Was Made For Loving You (chả nhớ của ai, xưa lắc), I Will Always Love You của Whitney Houston… chưa kể còn có một đoạn opera cổ điển lúc mặt trăng hát khúc cuối nữa. Cảnh nhảy tango là một biến tấu hoành tráng của Roxane do Sting sáng tác, còn cảnh Zidler đến gặp lão hầu tước về chuyện Satine bị ốm là một clip cực kì sáng tạo của Like A Virgin mà Madonna cũng phải phì cười vì tính hài hước châm biếm của nó. Cứ như người soạn nhạc không hề xấu hổ về tài xào nấu của mình. Không nên xấu hổ thì đúng hơn, vì khi chắp vá một cách uyển chuyển sáng tạo như vậy, anh ta đã chứng tỏ được sức sống của những tác phẩm bị mượn tạm này, cứ như chúng đã trở thành ca dao tục ngữ rồi, ai cũng thuộc ai cũng nói, hễ mở miệng ra là phun châu nhả ngọc, chả còn nhớ tên tác giả mà chú thích diễn giải nữa, hễ nói đến cảm hứng tình yêu là phải nhờ vả miệng lưỡi anh Elton John, hễ diễn tả sự hồi hộp trông đợi là phải nương tựa chị Madonna… Một cách tôn vinh tác phẩm rất khéo, rất hậu hiện đại! Ngay cả cái cách dựng chuyện cũng thể hiện cái tính hỗn tạp của chủ nghĩa này: chuyện tình buồn, cuối phim khóc tơi tả thế mà cho đến 5 phút trước khi kéo màn tôi bảo đảm các bạn cười đã nhừ cả quai hàm rồi.
Phù… xong phần GIÓ.
Tới phần ĐỎ. Các cụ làm công tác Đoàn hay nhắn nhủ, phải vừa hồng vừa chuyên. Hồng là phần tư tưởng , còn chuyên là phần chuyên môn, chuyên môn nói ở trên gòi, bi giờ tới phần quán trệit tư tưởng. Phần hồng, hay đỏ, của Moulin Rouge nằm ở chỗ đó là một bản tình ca rất đẹp (ngáp!) Vâng thưa các bạn, cũng như trong giờ chính trị, khi tôi nói đến đây thì các bạn cứ ngáp thoải mái, ngủ cũng được, vì cái đề tài này cũ mèm, ai nói chả được, nhìn đâu chả thấy tình ca, phin nào chả thấy iu nhau rùi chít. Nhưng không nghe cho hết chuyện là uổng nửa cuộc đời đó em, chưa kể cuối năm thi lại môn Triết ráng chịu héhé. Có thể nói Moulin Rouge là mâu thuẫn giữa tính trật tự của xã hội và tính nhân bản của con người. Từ xửa xưa con người đã nhận ra mình không có ở một mình, do vậy chúng ta đã học cách thoả thuận và nhượng bộ. Ngay khi thế giới chỉ có 2 ông bà Adam va Eva, thì bà này có quả táo cũng cho chồng cắn một miếng rồi (nhưng kết quả thì hơi tồi tệ vì cả hai rủ nhau phạm tội ăn trái cấm chứ chả hay ho gì). Lúc đông vui hơn một tí thì các bầy người nguyên thuỷ cũng phân công ông bắt gấu bà hái rau. Lúc thành làng xã thì có luật, có lệ, ai tuân theo thì sống tốt, ai lộn xộn thì alê, cho đi tàu suốt, chưa kể không được hưởng thụ những thành quả đạt được từ một cộng đồng trật tự ngăn nắp như vậy nữa chứ. Khi thành nhà nước, chính phủ, thì xuất hiện hợp đồng xã hội (social contract) như nhà triết học Anh Thomas Hobbes đã minh hoạ. Cái bản hợp đồng này chính là một cách luật lệ hoá xã hội dưới sự chấp thuận và giám sát của thành viên trong xã hội đó, đại khái là mỗi người sống biết điều một tí, theo luật một tí thì dễ thở hơn, nếu không xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn độn của Leviathan, của hoang dã và không kiểm soát, lúc đó tên nào cũng chít. Mà tại sao chúng ta lại cần luật? Aristotle đã chứng minh rằng nếu để người trị người thì không công bằng, vì nếu cho số ít chấp chính thì sinh ra đàn áp, bạo động, để cho số nhiều cầm quyền thì bọn thiểu số ngắc ngoải, đằng nào cũng không công bằng. Chi bằng họp lại đề đặt ra một mớ luật rồi cử đại diện giám sát việc thực hiện, thế là khoẻ. Luật lệ ra đời, xã hội từ đó ổn định trật tự hơn, mổi người đều hành xử trong vai trò quyền hạn của mình, tuyệt vời! Cũng như vậy, cái xã hội mà Moulin Rouge miêu tả là một cái xã hội có trật tự riêng của nó, rõ ràng nhưng nghiệt ngã. Satine cô vũ nữ, Zidler chủ quán kiêm bảo kê, Toulouse và nhóm bạn Bohemian, họ là creatures of the underworld, những sinh linh thuộc thế giới ngầm, mua vui để kiếm sống, nương nhờ vào tầng lớp thượng lưu một cách miễn cưỡng. Vai trò của họ là phương tiện giải trí cho bọn quí tộc, và quyền hạn của họ là được sự bảo trợ nâng đỡ từ phía các cấp có thẩm quyền. Satine nói trắng ra là một ả điếm hạng sang, cô sống đúng với vai trò đó, và cô đòi hỏi sự bảo trợ từ lão hầu tước đúng như quyền hạn của mình, lão hầu tước cũng quá đồng tình trong chuyện này, đó là sống đúng luật Paris vậy. Tuy nhiên Satine không còn có thể vô tư nhận tiền từ tay lão nữa kể từ khi Christian bước vào cuộc đời cô. Là một con người thì yêu và được quyền yêu là một trong những quyền tối thiểu nhất, không, không còn là quyền nữa, mà đã trở thành nhu cầu rồi. Đặt nhu cầu của con người, của mỗi cá nhân riêng nhất, vào trong bối cảnh trật tự của xã hội, thì sẽ có lúc luật lệ chung không còn phản ánh nhu cầu riêng của con người nữa. Đó chính là bi kịch mâu thuẫn giữa tính trật tự và tính nhân bản. Xã hội thì luôn có xu hướng ổn định hoá các cấu trúc của nó. Satine đã chọn cho mình vai trò của một kĩ nữ, một courtesan, thì nàng phải chơi theo luật, I am paid to make men believe what they want to hear đó là lí do vì sao khi Christian tỏ tình với nàng, Satine chỉ trả lời gọn lỏn : I cant afford to love. Nhưng ở đây có một tên phản động Christian, tên này ngay lập tức vặn lại : But love is like oxygen, love is a many splendored thing love lifts us up where we belong, all you need is love Tất cả em cần là tình yêu, vâng, nếu em không sống trong xã hội Paris vào năm 1889, nếu em không là the sparkling diamond của Mouline Rouge, nếu em không chấp nhận bán mình cho gã hầu tước. Mâu thuẫn này là muôn thuở, và hiện nay …khoa học cũng chưa tìm ra câu trả lời, cho nên kết thúc phim đạo diễn đành phải để một thế lực tự nhiên giải quyết vấn đề. Satine chết, cả hai bên trật tự và nhân bản đều mất mát, chúng ta thẫn thờ trước một bản tình ca buồn…Nhưng đó là một bản tình ca rất thơ, được Luhrmann trau chuốt rất khéo, và xứng đáng được công chiếu cho tất cả những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu trên thế giới này.
Happy Valentine!!!
2003-2023