Đồng hồ cát

Forums Phim Truyền hình Đồng hồ cát

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #35958
    thien_thach_lua36
    Participant

      … Những âm thanh hỗn độn, tiếng hô khẩu hiệu, tiếng la hét, rồi tiếng giày nhà binh rượt đuổi và cả tiếng súng vang lên khô khốc, rợn người. Đường phố ngổn ngang khói lửa, những thân xác sinh viên tả tơi, đẫm máu dưới những cú nện dùi cui, báng súng của những người lính thực thi nhiệm vụ theo lệnh cấp trên.

      Người xem phim Đồng hồ cát (*) qua màn ảnh nhỏ không khỏi rùng mình. Sự kiện lịch sử xảy ra tại thành phố Quang Du (Hàn Quốc) những năm 1970, 1980 được tái hiện qua một bộ phim do chính Đài truyền hình Nhà nước Hàn Quốc KBS thực hiện và phát sóng, qua đó công khai nhìn nhận những sai lầm một thời của nhà cầm quyền nước này, song song với việc nêu cao tinh thần đấu tranh của thế hệ sinh viên trong nước lúc bấy giờ.

      Nhân vật trung tâm của Đồng hồ cát là ba thanh niên ở tuổi vào đời. Taesoo có cha là đảng viên cộng sản bị giết, tính cách “hảo hán Lương Sơn Bạc”. Woosuk có cha bị kết án oan, lại vì cứu bạn mà bỏ lỡ kỳ thi ngành luật sư, đành đi lính. Người thứ ba là Haerin, có cha là kẻ tài phiệt ít lòng nhân, cô bỏ nhà ra đi sống tự lập. Taesoo và Haerin tham gia phong trào SVHS chống áp bức của chế độ độc tài. Trớ trêu thay, họ phải đối đầu với người bạn thân Woosuk – một trong những người lính phải đi đàn áp biểu tình. Khác với những chuyện tình tay ba trở nên nhàm chán trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc khác, mối liên hệ giữa ba nhân vật trong Đồng hồ cát xuất phát từ bối cảnh chính trị, từ chí hướng của những người trẻ trong cuộc hành trình đi tìm lý tưởng của họ.

      Xem phim, không khỏi ngẫm nghĩ về phong trào đấu tranh SVHS của VN trong những năm 1950, 1970 cũng thật nhiều điểm tương đồng với “tinh thần Quang Du” của SVHS nước bạn.

      Chúng ta không thiếu những thế hệ SVHS xuống đường vì giác ngộ chính nghĩa, sẵn sàng xả thân vì bạn đồng hành và hy sinh anh dũng trước sự đàn áp bạo tàn của thực dân, đế quốc và nhà cầm quyền bù nhìn. Tự thân những câu chuyện cuộc đời, khí phách của Trần Văn Ơn, của Trần Bội Cơ… thiết nghĩ hoàn toàn có thể dựng nên hình tượng thu hút và mang giá trị giáo dục truyền thống sống động.

      Đồng hồ cát là một dẫn chứng cho ưu thế của phim ảnh trong việc chuyển tải những bức thông điệp từ lịch sử gởi đến thế hệ sau. Tuổi thanh xuân của cô nữ sinh Haerin hay trò Ơn của VN năm xưa đều không có chỗ cho sự yếu hèn, không có chỗ cho sự lùi bước.

    • The forum ‘Truyền hình’ is closed to new topics and replies.

    MoviesBoOm

    2003-2023

    Skip to toolbar