P2004: Three Extremes – Cut:Nhân chi sơ, tính bổn ác

Forums Mọi thứ khác Bài dự thi P2004: Three Extremes – Cut:Nhân chi sơ, tính bổn ác

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #37687
    13557836271
    Participant

      Tuân Tử là một nhân vật mang tính tiêu biểu kế thừa Khổng Tử của học phái Nho gia, đồng thời ông cũng là người khai sáng cho Pháp gia. Đến đời Hán thì cái gọi là “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” (*), thật ra thượng tôn chính là “Tuân học” của Tuân Tử. Vậy tại sao tôi lại lôi Tuân Tử vào đây? Chính là muốn mượn một câu nói của ông: Nhân chi sơ, tính bổn ác. Cũng giống như những kẻ khác thích mượn danh ngôn của danh nhân để đặt tên cho bài viết của mình vậy.

      Nói đến đây thôi, nói nữa sợ là ông Tuân Tử lại bực mình sao đưa ổng từ văn học chạy qua điện ảnh, vào vấn đề chính của bài viết đây. Sau khi xem xong “Three 2 – Cut” của Park Chan Wook mang cho tôi cảm giác đầu tiên đó là “Nhân chi sơ, tính bổn ác”. Park Chan Wook có thể nói là một đại sư “phục thù”, đa phần phim của ông lấy sự phục thù làm chủ đề. “Phục thù” và “Gã trai già” đều là câu chuyện liên quan đến phục thù, nhưng bên trong sự phục thù ấy có nguyên nhân sâu xa của nó. Tuy nguyện vọng phục thù của những kẻ ấy có hơi kịch liệt nhưng nếu đi từ bản tính của con người mà nói, không phục thù ngược lại là sự biểu hiện yếu đuối bất thường. Còn “Cut” lại vượt qua cả phạm vi phục thù của những bộ phim trước đây của Park Chan Wook, khiến khán giả trong sự kinh ngạc có một sự nhận thức mới đối với bóng đêm của bản tính con người. Sự nhận thức này cũng giống như người phụ nữ xấu xí không dám đi ra khỏi nhà trong ánh sáng ban ngày vậy, không có niềm tin để đối diện cái tôi của mình.

      Trong phim, Ryo Ji Ho là một vị đạo diễn thành công trên mặt sự nghiệp và có một gia tài giàu có. Còn vị diễn viên quần chúng thì lại có một cuộc sống hoàn toàn khác, hằng ngày anh ăn cơm không no, không có một công việc cố định, không nhận được sự cảm thông của người khác. Ngoại trừ phim trường ra, hai con người có sự cách biệt to lớn ấy chẳng liên quan gì đến nhau. Trong khi đó, Park Chan Wook đã thật khéo léo đưa hai con người ấy dần dần rơi vào trong một khoảng không gian. Trong ngôi nhà của Ryo Ji Ho, vị diễn viên quần chúng ấy đã trói hai vợ chồng họ lại, cưỡng bức vị đạo diễn giết một đứa trẻ nếu không thì cứ cách năm phút sẽ chặt đứt một ngón tay của người vợ.

      Vị diễn viên quần chúng ấy phải sống trong tận cùng đáy xã hội một cách khiêm nhường và bất lực, anh nhìn tất cả những người trong xã hội này là kẻ thù của mình, anh phải phục thù, phải biến tất cả bọn họ giống như bản thân mình: tối tăm và ác độc. Còn Ryo Ji Ho và vợ anh phải chăng thật sự là một kẻ chính nhân quân tử? Thật ra hai người họ cũng như vị diễn viên quần chúng này vậy, mỗi người đang lừa dối đối phương của mình nhưng lại tỏ ra dáng vẻ của một quân tử Đạo học.

      Trong suốt phim, Park Chan Wook đã đưa khán giả đi trên một con đường tàn khốc một cách dị thường. Sau khi những lớp da bọc ngoài đầy giả tạo của ba người họ bị lột trần, bản thân tôi không còn chú ý gì đến vận mệnh của các nhân vật trong phim nữa mà chính là một nhân tính tàn khốc đến kinh hoàng. Cuối cùng, vợ của Ryo Ji Ho cắn chết vị diễn viên quần chúng, còn Ryo Ji Ho thì bóp cổ vợ đến chết. Thật lòng mà nói thì bất luận ba người họ có làm chuyện gì đi nữa thì tôi cũng chẳng thấy bất ngờ mà điều khiến tôi cảm thấy bất ổn nhất chính là đứa bé may mắn không bị giết chết (nhìn vào tình tiết phim có thể đoán được đứa bé chính là con trai của vị diễn viên quần chúng). Sau khi chứng kiến tất cả sự việc xảy ra, cái tư tưởng “nhân tính bổn ác” đã dần dần ăn sâu vào trong trí óc của cậu bé, nó còn có thể làm người tốt được không? Nói một câu thật lòng, thà cho đứa bé biến mất khỏi xã hội này để được thoái mái hơn, và cũng để bớt cho nhân loại một kẻ hại người.

      Trong “Đại học” (**) của Tuân Tử có nói: “Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khi d㔠Dùng cái kiến thức nông cạn của tôi về văn học cổ đại Trung Quốc thì câu này có thể lý giải: một quân tử chân chính không thuộc về màn đêm của bóng tối, không làm những việc lừa gạt bản thân và người khác. Tuân Tử lại nói: “Cố quân tử tất thận kỳ độc dã”. Quân tử đối với những hành vi bất lương sẽ có sự cảnh giác, nhưng sẽ có bao người là kẻ là người quân tử đây? Vì vậy mà Tuân Tử đã thốt lên lời than: “Nhân chi sơ, tính bổn ác”. Từ bộ phim có thể thấy được, những lời nói của Tuân Tử chẳng hề sai chút nào. Hàn Quốc là một đất nước truyền thống của Nho gia, nói Park Chan Wook mang trong mình một nửa là triết gia nhất định không sai.

      *): Thời chiến quốc, Nho gia không được những kẻ nắm quyền thời bấy giờ coi trọng. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì lại coi trọng Pháp gia, giết hại khá nhiều môn sinh của Nho gia khiến Nho gia bị trọng thương nặng nề. Chỉ đến giữa thời Tây Hán, sau khi Hán Vũ Đế lên ngôi, vì muốn thống nhất tư tưởng của toàn quốc đã quyết định đưa ra quyết định “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho gia”. Nghĩa là bỏ hết những Pháp gia, Đạo gia, Mạc gia, Binh gia…chỉ còn lại mỗi Nho gia. Tạo nên một tư tưởng phong kiến thống trị và thuyết học phong kiến thống trị mới, tức Nho học đời Hán.

      **): là một trong “Tứ thư”. Thường có câu: Ngũ kinh tứ thư. “Ngũ kinh” bao gồm: “Thi”, “Thư”, “Dịch”, “Lễ”, “Xuân thu”. “Tứ thư” bao gồm: “Đại học”, “Luận ngữ”, “Mạnh tử”, “Trung dung”.

    Viewing 3 reply threads
    • Author
      Replies
      • #77796
        ech_op
        Participant

          Trời Bái phục bạn biết nhiều về Khổng Tử quá

        • #77797
          13557836271
          Participant

            bạn ơi, Tuân Tử chứ không phải Khổng Tử. Tại vì mình có học về Lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc nên biết chút ít đấy mà, nhân tiện đem mấy câu vào để “múa rìu qua mắt thợ” thôi.

          • #77798
            ech_op
            Participant

              sorry tui vốn dốt đạc cán mai về mấy vụ nì thanks

            • #77799
              traubo
              Participant

                tại hạ xin bái phục lun hú hú

                Trong ngôi nhà của Ryo Ji Ho: hông phải ở đó mà tên điên này bắt tất cả đưa đến phim trường eh

                Kết thúc nào cho 4 nhân vật: tên điên bị người vợ cắn chết, người vợ bị người chồng giết chết, người chồng bị điên nhưng có lẽ sẽ bị đứa bé giết chết rồi đứa bé sẽ lại bị xã hội hay một người nào khác giết chết …. Coi phim của ông đạo diễn này trả thù nào cũng tàn nhẫn, thâm độc nhưng lúc nào cũng thành công hú hú

            Viewing 3 reply threads
            • The forum ‘Bài dự thi’ is closed to new topics and replies.

            MoviesBoOm

            2003-2023

            Skip to toolbar