Con nít rồi sẽ lớn lên, duy chỉ có một cậu bé…
Peter Pan chính là cậu bé không bao giờ lớn. Cậu lẩn quất đâu đấy trong tâm hồn mỗi người lớn, và trong mỗi giấc mơ của trẻ thơ. Có phải từng người trong chúng ta là một Wendy Darling đang trưởng thành, đang khám phá, đang trải nghiệm, đang tìm kiếm cho mình một thế giới Never Never World? Có phải thuyền trưởng Hook chính là cái người lớn lạ lẫm, đáng sợ, kẻ thù của những tưởng tượng trẻ conPeter Pan, có phải người lớn thì quyền uy lẫm liệt nhưng lại có một nỗi ám ảnh thật là buồn cười với thời giancá sấu tíc tắc? Có phải Tinker Bell là cổ tích, là mộng mơ, để khi nàng chết vì bị những tư tưởng xấu xa của người lớn đầu độc thì trẻ con mới chợt nhận ra mình tin vào thần thoại vào bụt tiên và đồng thanh gào lên: I do believe in fairies, I do, I do. Và chỉ khi tuyên xưng niềm tin hồn nhiên đó một cách chân thành và thống thiết thì phép lạ mới xuất hiện: Tink dụi mắt tỉnh dậy cười toe. Có phải cuối cùng thì người lớn phải phá sản vì chợt nhận ra một điều rằng mình quá già cỗi, đơn độc, và coi như tiêu tùng khi thuyền trưởng Hook tự lặp lại lời của Wendy và Peter: Old, alone and done for rồi ngã oạch vào mồm cá sấu tíc tắc: thời gian sẽ nuốt chửng những ai quên đi hoặc phá vỡ tuổi thần tiên của mình.
Peter Pan (2003) là một phim con nít rất dễ thương, rất thơ mộng, xứng đáng với truyền thống Aladin của Hollywood, có nghĩa là chỉ làm phim cổ tích dành cho con nít mà không thèm chú ý tới mấy đề tài giật gân hơn, dễ kiếm tiền hơn vì Aladin chỉ cần rờ rờ mấy ông thần producer mê truyện cổ tích là có kinh phí làm phin rùi, không phải lo! Nhiều người cũng khoái cậu nhóc này, cũng làm quá trời phin về cậu í, nhưng theo athospk có lẽ chỉ có cái version 2003 này là tải được một cách đánh giá tâm lý nhân vật đặc biệt hơn hẳn những bậc đàn anh cùng họ Pan kia.
Nhân vật đầu tiên được đạo diễn P.J Hogan phẫu thuật chỉnh hình về mặt tâm lý, tất nhiên là anh Peter Pan do Jeremy Sumpter thủ vai. Ở đây xin mạn phép không so sánh Jeremy với mấy đồng nghiệp màu nước màu chì 2-D vì lý do kĩ thuật, coi như loại ứng cử viên Peter Pan (1953) của Walt Disney. Chỉ còn lại hai Pan lọt vào vòng chung kết là Betty Bronson (Peter Pan 1924) và Cathy Rigby (1999). Betty Pan mảnh dẻ nhu mì, Cathy Pan thì thể dục thể thao hơn, nhưng túm lại cả hai đều là Miss Pan, chả hiểu các bậc tiền bối nghĩ gì mà lúc làm mise-en-scène cho truyện đều giao vai này cho nữ đóng và lăng xê 1 Peter Pan rất giàu chất nữ tính như vậy.
Nhưng em Jeremy đẹp chai đã phá bỏ tiền lệ đó bằng một diễn xuất cực kì mạch lạc súc tích. Peter Pan của năm 2003 do vậy có một cái gì đó ranh mãnh, rắn rỏi và khoẻ khoắn sinh động khác hẳ n với những mợ Pan năm nào. Chính vì thế, Hogan khai thác được khía cạnh phái tính vốn hay bị hiểu ngầm trong bản gốc của quyển truyện thiếu nhi này. Peter Pan đến trong giấc mơ của Wendy, Peter Pan đứng sát ngay sau lưng Wendy, kề má lém lỉnh dụ khị nàng đến Never Never World, Peter Pan với một loạt eye-contact cứ đắm đuối nhìn Wendy khi bay lượn cũng như khi chạy nhảy, Peter Pan khẽ khàng hôn Wendy lúc cuối phim, tất cả tạo nên một phiên bản gợi cảm và đậm chất phái tính của truyện gốc.
Đó cũng là một cách tạo mâu thuẫn rất khéo của Hogan. Vì nếu ta nhìn mối tương quan giữa Peter và Wendy với những chi tiết như vậy, việc diễn giãi tình cảm của họ khó dừng lại ở mức độ nhà trẻ mẫu giáo, cho nên lúc Hogan bắt đầu giới thiệu mâu thuẫn, ta sẽ chưng hửng: cậu không hề có cảm xúc với Wendy. Khi Wendy cật vấn cậu về tình yêu, cậu nói về nó như thế này, even the sound of it offends me, chỉ nghe tiếng iu thôi là thấy xúc phạm rồi… Chính xác Peter Pan chỉ là một chú nhóc ham vui, vô tư lự, mãi mãi muốn chìm đắm trong thế giới thần tiên của mình mà không chịu nhìn nhận một hình thái cảm xúc nào mang tí hơi hướm của người trưởng thành. Khổ nỗi Wendy lại không thể chấp nhận chuyện trẻ con như vậy.
Quá đúng lúc để chuyển sang nhân vật bị chỉnh hình thứ 2: Wendy. Wendy ngay từ đầu đã được bà dì lại một sáng tạo đầy dụng ý nữa của Hogan: nhân vật bà dì ko hề có trong truyện gốc hay 2 phim trướcbảo là có nụ cười như một nụ hôn, rồi dì còn bảo em là thiếu nữ rồi nhé, không còn ngây thơ vô số tội nữa đâu cô ạ! Rồi cái tranh nguệch ngoạc cô vẽ về Peter Pan và mình, hồn nhiên thật nhưng bị mấy bà giáo già diễn giải lệch lạc đến chết người… Các chi tiết cho thấy đạo diễn muốn ta nhìn nhận Wendy là một cô bé lớn trước tuổi, đang trải qua giai đoạn lựa chọn: phải grow up hay cứ ở hoài cái tuổi con nít hồn nhiên. Do vậy bản phim này coi bộ theo trường phái Wendy-thích-làm-người-lớn hơn là truyện gốc (vì dành cho con nít nên) có phần mơ hồ về ý kiến này. Cho nên athospk nghĩ không có gì sai nếu như mình tiến thêm một bước nữa và nói rằng thuyền trưởng Hook chính là một mê hoặc của thế giới người lớn đối với Wendy. Khi Hook dụ Wendy làm cướp biển với mình (một thứ Peter Pananh nhóc không bao giờ lớnrất ghét), thì cô nàng rất khoái chí, và khi cô tâm sự với Hook rằng mình yêu Peter Pan nhưng tay này cứ ba gai sao đó, lão này giáng một câu trúng ngay điểm yếu của Wendy: Peter Pan không hề có cảm xúc. Rồi lão buộc miệng than thầm: Peter Pan lại có Wendy à? Còn ta chỉ có một mình… Theo ý athospk, cái câu tiếp theo không được nói ra nhưng sẽ được hiểu ngầm đó là: Người lớn mới có cảm xúc. Tui là người lớn nè, eheheh…(vì Wendy có cảm xúc, Wendy thích người lớn hơn con nít vìngười lớn thì có cảm xúc) Do vậy lúc Peter Pan sau này hỏi Wendy sao lại chơi với tay du côn có móc đó thì nàng nhún vai trả lời vì Hook có cảm xúc còn Peter thì không.
Đó cũng là một nét khác biệt của Peter Pan 2003: thuyền trưởng Hooknhân vật chỉnh hình thứ 3trở nên đơn độc, đáng thương, và muốn được có người iu như Peter Pan (thôi xin tạm dừng phần cảm xúc tại đây nếu không athospk lại sa đà vào cái trò bác Hook iu em Wendy thì khổ cả huyện!!! But thats what I think of though, eheheh) Nhưng dừng ở đâu thì cũng thấy được cái tâm lý nhân vật Hook được đánh giá với một cái nhìn mới mẻ hơn, táo bạo hơn, và đương nhiên nhân bản hơn truyện gốc nhiều, nhưng rõ ràng truyện gốc dành cho con nít thôi thì phải thiệc ác phân minh chứ tâm lý phức tạp quá mắc công phụ huynh ngồi giải thích làm em bé …hết buồn ngủ luôn thì coi như tiết mục kể chuyện đêm khuya đâm phản tác dụng!
3 nhân vật được cải tạo như đã kể trên là lý do cho các bạn nên tìm xem cuốn phim cổ tích tình cảm tâm lý xã hội khá cá biệt này.
Nếu không có gì thay đổi, có lẽ đây là bài viết cuối cùng của athospk/nguyenle. Athospk dành tặng nó cho yang, cũng như tất cả các bài viết trước đây của athospk/nguyenle đều thầm dành tặng cho yang. Chúc các bạn xem phim vui vẻ, chúc moviesboom ngày càng phát triển. Có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ công lớn của các admins và các boomers năng nổ nhiệt tình dễ thương tốt bụng, hay như athospk hay gọi iu là các bậc đại dũng đẹp chai tài tri lương thiện trong võ lâm
–athospk/nguyenle
2003-2023