Phân tâm học và chủ nghĩa duy dương vật

Forums Phim Châu Mỹ, Châu Âu Phân tâm học và chủ nghĩa duy dương vật

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #39537
    red_violin
    Participant

      Phân tâm học là công cụ để khám phá những kết nối giữa các phần vô thức trong quá trình suy nghĩ của một người. Mục tiêu là “để giúp giải phóng người ta khỏi những rào cản vô định hay vô thức của việc thuyên chuyển và chống đối”.

      Laura Mulvey, trong bài luận “Hoan hình và Điện ảnh thể thuật”, đã sử dụng phân tâm học để chỉ ra con đường mà các nhà nữ quyền nghiên cứu điện ảnh nên bước đi. Thật vậy, bài văn của Mulvey được nhận định là “giúp chuyển điện ảnh nghiên cứu, chuyển gần hơn với khung hình của phân tâm học”.

      Mục đích của bài viết này là phân tích nền tảng lí thuyết mà Mulvey đã dựa trên, đồng thời bàn luận về những điều Mulvey đã đạt được và cũng như chưa đạt được với bài luận của bà.

      Để tóm tắt, tác giả chỉ ra rằng, những thiên kiến chủ yếu của điện ảnh nằm ở những ám ảnh tâm lí và giả định của xã hội. Mulvey sử dụng lí thuyết của Freud và Lacan để lí luận: bộ máy phóng hình của điện ảnh Hô-li-út kinh điển đã không chần chừ đặt khán giả/người hùng vào vị thế chủ thể/nam tính; trong khi đó người phụ nữ trên màn ảnh thường là vật thể của sự cám dỗ. Người phụ nữ có thể được xem như “Thánh mẫu” với cái nhìn tò mò/ngưỡng mộ; hay chỉ được xem là “Kẻ bán thân” với cái nhìn sùng vật/thèm muốn. Những ám ảnh và giả định này cần phải được đánh đổ bằng một điện ảnh giàu tính chính-nghệ mới.

      Tuy nhiên, Mulvey tỏ ra bất lực trong việc tìm kiếm con đường “để chúng ta có thể thoát ra khỏi nỗi khổ này”. Bà tự đặt câu hỏi: “làm sao để chống lại vô thức đã được định hình như ngôn ngữ, mà lại không bị trói buộc trong thứ ngôn ngữ trọng nam khinh nữ”.

      Thật vậy, trong bài luận mang tên “Điều cản trở của hệ tư tưởng: nhận thức luận, chủ nghĩa nữ quyền và điện ảnh luận”, tác giả Jennifer Hammett cho rằng: “được tái hiện như là vật thể chính phản ánh xã hội trọng nam khinh nữ, phụ nữ không có đủ nhận thức luận để thoát khỏi nơi yếm thế này”.

      Thật ra, Mulvey hiểu rằng, phân tâm học là “một vũ khí chính trị quan trọng” nhưng thứ vũ khí uy thần này lại thường nằm trong tay của nam giới.

      Theo Sigmund Freud, trong khi nam giới sở hữu dương vật, không ai có thể sở hữu biểu tượng của một người hoàn hảo này. Trong bài luận tiêu đề “Ý nghĩa của duy dương vật”, Lacan cũng đào xới sự khác nhau giữa “có” và “là” dương vật. “Nam giới” được đặt ở vị trí “con trai” khi người ta thấy con người ấy “có” dương vật. “Nữ giới”, trong khi đó, không sở hữu dương vật, nên họ bị xem “là” dương vật và bị sở hữu bởi “Nam giới”. Như vậy, có thể nói, Freud và Lacan, hai nhà phân tâm học hàng đầu, rõ ràng đã đặt nam giới ở ví thế cao hơn nữ giới.

      Cách tiếp cận của Mulvey thể hiện sự thận trọng bởi bà phải “tạo sự đột phá bằng cách dùng những công cụ có sẵn” và đó chính là phân tâm học. Bằng cách sử dụng cùng loại vũ khí mà nam giới đã dùng để đàn áp nữ giới, Mulvey hy vọng có thể “tạo được cảm giác hân hoan khi có thể từ bỏ quá khứ mà không chối bỏ nó”.

      Tuy nhiên, khoảnh khắc hân hoan – khoảnh khắc mà nam giới phải từ bỏ ngai vàng và đứng vai kề vai với nữ giới xem chừng chưa xảy ra. Hammett cho rằng “có niềm tin nữ quyền hay thể hiện chúng cũng chưa đủ để tạo ra khoảnh khắc quyết định”. Bà cho rằng “cần thiết một điều gì đó hơn thế nữa để tháo bỏ lớp luân lí bó chặt chúng ta [những người phụ nữ], một điều gì đó liên quan đến cái gốc của Nữ quyền luận”. Theo Hammett, bài học ở đây là “Sự thật duy nhất là không có sự thật nào hết, cụ thể hơn trong trường hợp này, không bao giờ có chủ nghĩa Nữ quyền “tinh” hay “thực”.

      Điều thú vị là, nếu câu của Hammett được diễn giải thành: “Tất cả tri thức đều sai” thì chính câu văn này mâu thuẫn với chính nó, bởi câu văn này cũng được xem là một phần tử của tri thức và nó cũng sai.

      Do vậy, trong kết luận, Hammett cho rằng, những người phụ nữ phải giữ vững ít nhất niềm tin rằng họ có thể tạo một khoảng cách đủ với nền tảng trọng nam khinh nữ để đả kích nó một cách công bằng. Nói một cách khác, điều này cũng có nghĩa là: “một khi chúng ta [những người phụ nữ] nhận ra thế giới là những chuỗi tái hiện, chúng ta sẽ biết cách tái hiện chúng khác đi”.

      Trong bài luận, Mulvey đã thành công trong việc chỉ ra, điện ảnh là một hình thức của tái hiện: “ở vị trí hệ thống tái hiện cao cấp, điện ảnh đã đặt ra những câu hỏi về con đường mà vô thức (được thiết lập bởi thế lực chiếm ưu thế [nam giới]), cấu trúc nên cách người ta nhìn nhận và thưởng thức”. Cũng có nghĩa là, hình ảnh trên phim chứa đựng bề dầy lịch sử xã hội của những giả định và trói buộc. Thêm nữa, Claire Johnston, được nhắc đến trong bài luận của Hammett, cho rằng: “sự thật về sự áp bức phụ nữ không thể bị tóm lên phim bởi con mắt ngây thơ [giả tạo] của máy quay phim”. Cả Mulvey lẫn Johnston đều muốn chỉ ra mối quan hệ đầy tính chủ quan giữa máy quay phim và những hình ảnh trên màn bạc. Hai tác giả muốn nhắc nhở các nhà nữ quyền rằng: những hình ảnh trên phim không phải là hiện thực mà chỉ là một tái hiện của hiện thực.

      Trong phân tích cách Hô-li-út tái hiện hiện thực, Mulvey chỉ ra rằng: “Cách mà Hô-li-út làm là dựa trên sự lạm dụng một cách nhuần nhuyễn cách thức tạo cảm giác hoan hỉ khi xem phim”. Thật vậy, trong bài viết mang nhan đề “Làm nhân chứng” trên tạp chí CineAction, tác giả Brian Gibson lí luận rằng máy quay phim, như cái cách mà Hô-li-út đã sử dụng, không chỉ là công cụ của sự kì thị mà còn là công cụ của tư bản chủ nghĩa, “khai thác và bóc lột không chỉ phụ nữ”. Tác giả giải thích: “Cảm giác thích được ngắm nhìn tạo ra bởi nhóm phim ảnh giải trí, có mục đích cuối cùng là tiêm nhiễm một thứ ham muốn vào khán giả về những vật thể trên màn ảnh”. Nói theo cách của Mulvey, “ở vị trí của khán giả, người ta đặt mình vào ví trí nhân vật thúc đẩy trên phim, sở hữu sức mạnh của nhân vật thúc đẩy ấy và một cách gián tiếp sở hữu tất cả những gì trên màn ảnh [trong đó có người phụ nữ]”.

      Mulvey thật ra đã có những phân tích rành mạch về cái gọi là “đặt mình vào ví trí nhân vật thúc đẩy”/”cái nhìn của nam giới” – hành động nhìn nữ giới như những vật thể. Mulvey chỉ ra mối quan hệ sóng đối giữa người nam chủ động như chủ thể/khán giả/nhân vật thúc đẩy và người nữ bị động như vật thể/hình ảnh trên phim/nhân vật cản trở. Mối quan hệ này được thể hiện trên phim bằng chuỗi những “cặp ánh nhìn”: cảnh cận nam nhân vật nhìn hướng về nơi sẽ cắt sang cảnh một bộ phận trên thân thể của nữ nhân vật. Khán giả, dù muốn dù không, cũng phải xỏ chân vào chiếc giày của nam nhân vật. Do đó, nữ nhân vật không chỉ là ham muốn của nam nhân vật kia mà còn cả “chúng ta” – những người xem phim. Như vậy, có thể nói, cả trên lẫn dưới màn ảnh, tính “Nam giới” được gán ghép cho cả người xem lẫn nhân vật thúc đẩy.

      Cái tạo nên tính “Nam giới” ở đây được Mulvey dẫn giải: “ý nghĩa của nữ giới trong điện ảnh là [để thể hiện] sự khác biệt giới tính”, hay nói một cách khác, sự sở hữu hay không sở hữu dương vật. Mulvey đã mặc định rằng, cả nhân vật thúc đẩy trên phim và những người ngồi tại hàng ghế khán giả đều sở hữu “dương vật”, để họ có thể áp đặt cái nhìn đầy chính chủ quan lên nhân vật kéo/nữ nhân vật, những người không sở hữu “dương vật”.

      Thật ra, điều này không thể áp dụng trong trường hợp nhân vật thúc đẩy là nữ và quan trọng hơn khi mà khán giả xem phim cũng là nữ. Tuy nhiên, lí lẽ của Mulvey có thể chấp nhận với thuyết “Thể Thiến” của Freud: người phụ nữ tượng trưng cho nỗi ám ảnh bị thiến bởi sự thiếu dương vật trên cơ thể của họ. Nói một cách khác, tất cả nhân loại có thể được xem là “nam giới” với phái nữ được mặc định là “nam giới” có dương vật bị thiến.

      Bộ phim “Transamerica”, được đạo diễn bởi Duncan Tucker, là một ví dụ rất hay. Trong phim này, nữ diễn viên Felicity Huffman là tượng trưng cho “nỗi ám ảnh bị thiến” khi cô đóng vai nhân vật thúc đẩy – Bree, một người “nam” có mong ước được cắt bỏ dương vật.

      Dương vật, trong trường hợp này, không phải là hình ảnh tái hiện sự mạnh nam giới mà như một gánh nặng. Nếu sở hữu dương vật được so sánh với “sở hữu một món quà thiêng liêng của Chúa trời” như lời của Lacan, thì Bree – một kẻ sở hữu dương vật, lại từ chối món quà này. Đây là một nhân vật mang tính đột phá, không chỉ trên phương diện phân tâm học mà còn ở phương diện xã hội học, khi mà một phần tử trong tập thể “Nam giới”, người đã dùng dương vật của mình để bộc lộ vị thế thống trị đối với âm vật/nữ giới – biểu hiện ở việc Bree có một người con trai, lại muốn từ bỏ vị thế “chủ thể” và trở thành một “vật thể”, dưới cái nhìn định kiến của xã hội.

      Cũng nên biết rằng, trong giai đoạn phôi kì, âm vật ở nữ giới phát triển từ cùng một thứ mô mà sau đó hình thành dương vật ở nam giới. Do đó, âm vật có thể được xem là một “dương vật” của nữ giới hay “dương vật” của nam giới cũng có thể được xem là một “âm vật phình đại”. Sự khác biệt giữa hai thể âm vật này là “âm vật phình đại” của nam giới có chức năng tiểu tiện trong khi âm vật của nữ giới thì không.

      Trở lại với phim “Transamerica”, có cảnh Bree cần tiểu tiện. “Anh ta” đang lái xe cùng con trai Toby, người vẫn chưa biết “người phụ nữ” bên cạnh là cha mình. Họ đang đi giữa đêm trên đường ngoại ô. Do đó, Bree không còn lựa chọn nào mà phải tiểu tiện ngay trên đường, đằng sau xe. Toby vô tình nhìn vào kính chiếu hậu và sững sờ khi phát hiện ra cái “âm vật phình đại” của Bree – một “âm vật phình đại” có thể tiểu tiện.

      Mulvey, thật ra, bị chỉ trích vì quá “đơn tính” – nếu người khán giả không thuộc “Nữ giới” thì người đó chỉ có thể thuộc “Nam giới”. Mulvey đã bỏ quên giới tính thứ ba. Thật vậy, những nhà nghiên cứu điện ảnh đồng tính như Richard Dyer đã dùng công trình của Mulvey làm nền tảng để phân tích việc tại sao rất nhiều nam đồng tính thường có khuynh hướng ngưỡng mộ những nữ ngôi sao điện ảnh nhất định, chẳng hạn như Liza Minnelli, Greta Garbo hay Judy Garland. Thêm nữa, cái nhìn của Mulvey trên vấn đề này thường chỉ cố định trên quan điểm của một “người phụ nữ Mỹ, da trắng, trung lưu, đơn tính”. Nói một cách khác, Mulvey đã thất bại trong việc đem những yếu tố như tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội và nhất là khuynh hướng tình dục vào công trình của mình.

      Kết luận, Mulvey đã cố gắng để dùng phân tâm học như một công cụ chính trí để phá vỡ lớp túi “trọng nam khinh nữ”/duy dương vật chủ nghĩa. Bà đã thành công ở phần chỉ ra vị thế bị áp đặt và cái nhìn người phụ nữ như một vật thể – những điều mà người phụ nữ chưa ý thức hết được. Nhờ đó, bà đã làm thức tỉnh một lớp những nhà nữ quyền và trải ra con đường “phân tâm học” để họ tiếp bước đấu tranh. Tuy nhiên, Mulvey chưa tạo được “khoảng cách đủ” với nền tảng/ngôn ngữ duy dương vật, do đó chưa tạo được “khoảnh khắc quyết định”. Thật ra, Mulvey đã tự nhận xét rằng: bài luận này được xem như một tuyên ngôn hơn là một công trình chặt chẽ về mặt lí luận.

      (Bài viết của Red Violin – 2007)

    Viewing 8 reply threads
    • Author
      Replies
      • #104853
        seudo
        Participant

          omfg! cái bài này đọc té ngửa luôn. hơi hàn lâm nhưng quá đã.

          thanx red. 

        • #104854
          neo
          Participant

            Hic, bạn red này ám ảnh 'dv' rùi, lần trước bạn viết về King Kong cũng có dv nữa.

            hehe

            Nói chung đọc thấy cũng hay hay.

          • #104855
            zazu
            Participant

              Do đó, nữ nhân vật không chỉ là ham muốn của nam nhân vật kia mà còn cả “chúng ta” – những người xem phim. Như vậy, có thể nói, cả trên lẫn dưới màn ảnh, tính “Nam giới” được gán ghép cho cả người xem lẫn nhân vật thúc đẩy.-> quả có vậy thật

              Lâu rồi mới thấy bài của red_violin nhưng bài này đọc hay. Hic nhớ cái thread King Kong năm ngoái  

            • #104856
              yuna_admirer
              Participant

                Red_Violin mình đi tháp bà Ponaga và theo chủ nghỉa Phồn Thực đi :))

              • #104857
                hippopie
                Participant

                  hix hix, hỉu chít liền!

                • #104858
                  rambo_begin
                  Participant

                    quá ghê gớm, đọc xong mới thấy sợ!

                  • #104859
                    blue_eyes
                    Participant

                      chủ nghĩa Duy Vật hay Dương vật vậy trơì?

                    • #104860
                      blue_eyes
                      Participant

                        Ah, duy dương vật… baì viết naỳ ngộ hen

                      • #104861
                        duoiuoidaukho
                        Participant

                          em có duyên với bác red ghê. Quanh năm không vào MB, mà cứ lần nào bác red bốt bài là em có mặt.  Lạ là lần nào gặp bác cũng thấy vấn đề dương vật (mọi người đừng có kết luận là em có duyên với dương vật của bác red nhé, em đập luôn đấy).

                          lâu rối không gặp nhau, xem ra nỗi ám ảnh của sự “có” hay “là” dương vật của bác vận nặng nề quá nhỉ. em cũng chẳng biết làm thế nào, thôi thì chúc bác mau chóng thoát khỏi sự ám ảnh này. Lần sau gặp lại hy vọng bác bị ám ảnh bởi âm vật 

                      Viewing 8 reply threads
                      • The forum ‘Châu Mỹ, Châu Âu’ is closed to new topics and replies.

                      MoviesBoOm

                      2003-2023

                      Skip to toolbar