The man who cried – Thiên đường nơi đâu?
Quyết định đi du học, tôi không biết liệu đây có phải là một quyết định đúng? Tôi biết mình may mắn hơn rất nhiều người vì không phải ai cũng có thể theo học tại một đất nước có nền giáo dục tốt như tôi. Nhưng một năm đầu xa nhà đã ít nhiều đã làm cho tôi lớn hơn rất nhiều. Xã hội không dễ dàng như tôi nghĩ. Nó còn nhiều chông gai và thử thách. Tôi đã vưỡt qua bao nhiêu chặng đường rồi? Còn bao nhiêu gian nan tôi phải trải qua? Liệu tôi có thể tìm được thiên đường cho chính bản thân mình hay không ? Hay là tôi sẽ như Suzie – vẫn mãi tìm cho mình một thiên đường trong mơ.
Luân Đôn: những chuyến tàu chở dân tỵ nạn tấp vào Luân Đôn. Và những đứa trẻ lần lượt đưa lên bờ, mang đến cho những nhà dân nuôi giúp. Susan – là cái tên mà ông thuyền trưởng đã đưa cho em. Susan – một cái tên thậm chí em còn không biết đọc. Một cô bé Nga chỉ mới 5, 6 tuổi vượt đại dương một mình – đó chính là lý do để người ta thương hại em. Vậy cũng tốt, ít nhất thì em cũng có một nơi để nương thân. Đến trường, bài học đầu tiên mà em học là quên đi văn hoá của chính mình và học tiếng anh. Những luồng văn hoá mới không có chỗ đứng trên một đất nước nhiều dòng dõi quy tộc như Anh quốc. Em phải quên đi ngôn ngữ của mình để học tiếng anh. Một điều mà đau đớn như móc chính con tim của mình ra khỏi lồng ngực đề thay vào đó một con tim của người khác. Nhưng con sông nào thì cũng có nguồn, cây xanh nào cũng lớn lên từ đất cũng như con người luôn nhớ về quê hương cho dù có đi xa, đi lâu như thế nào. Từ trong tim em, tiếng hát vang lên như một huyền thoại. cho dù em chưa thạo ngôn ngữ của chính mình nhưng tiếng hát của cha em đã đi sâu vào trong tâm trí. Tiếng hát trong và thánh thót như chim sơn ca, tiếng hát buồn và sâu lắng, tiếng hát của một người con xa nhà. Mặc dù ở lức tuổi đó,em chưa có ý thức về “quê hương’ hay “lòng yêu nước” nhưng bản năng trong em đã rất mãnh liệt. Xa quê hương, em mất đi nụ cười, xa quê hương, em mất đi hồn nhiên trong sáng chỉ còn lại tiếng hát để nhớ về nơi em đã sinh ra, nơi em đã hạnh phúc.
Paris: thủ đô của hào hoa, kinh đô của ánh sáng. Đây là đểim dừng tiếp theo trong chuếyn bay đường dài của chú chim sơn ca. Tiếng hát trong và cao đã đưa em đến đây với nhiều cơ hội hơn. Nhà hát opera, căn hộ nhỏ, chiếc xe đạp con con là những gì qúy gái mà em có. Em , một chú sơn ca cao ngạo không cúi xuống đề ăn vài hạt kê vương vãi hay uống một vũng nước ao tù. Em lao động nghệ thuật và em sống. Thế giới của sân khấu và ánh đèn không hợp với em. Có lẽ những cảnh đời đằng sau bức màn nhung và người nghệ sĩ thấp hèn kia làm em chán ngán. Có thể nói, Paris là một nơi em lưu lại lâu và có nhiều kỷ niệm. Đó là cô bạn Lolla, một tuýp người có xu hướng nương tựa. Tôi không hề có ý chê trách hay khinh thưởng lối sống của Lolla. Bởi vì mỗi người có một cách nhìn và mong muốn khác nhau về thiên đường của chính mình. Lolla thích hoà nhoáng. Cô yêu cái vẻ bề ngoài của mình biết bao. Cô quý nó vì nó là cái vốn mà cô có để tìm cho mình một chốn thiên thai. Nơi đó là một căn nhà sang trọng, những bộ quần áo đắt tiền hay những bữa ăn ngon và hơn hết là một người đàn ông giàu có. Đó là thiên đường của Lolla. Lolla hạnh phúc hơn Suzie nhiều khi cô gần như có mọi thứ. Nhưng cái mà Lolla thiếu là một tình yêu thật sự. Gã đàn ông kia thích ở cô cái xuân thì mơn mởn, sức sống đang cuồn cuộn sôi. Gã cần gì ngoài những lần âu yếm yêu đương. Lolla chới với trong hồ bơi. Lolla quay cuồng trong làn nước xanh như đang tìm kiếm một nơi nương tựa cho cuộc đời mình. Người đã đem tới hạnh phúc tạm thời cho Lolla chính là Dante – ngôi sao của nhà hát opera. Dante – một người được giới quý tộc Paris kính trọng, giới yêu nghệ thuật sùng bái. Nhưng đối với tôi, hắn tầm thường như những gã đàn ông chỉ cần ở những người phụ nữ một đêm hoang lạc. Một con người được tạo hoá ban cho một giọng hát tuyệt vời lại luôn nói ra những điều bỉ ổi. Đó là một trong những con người mà Suzie khinh bỉ. Em nhổ vào mặt hắn, nhổ vào cái đạo đức giả của hắn. Một con người như hắn bì ổi đến nỗi một con ngựa cũng nhổ phẹt một đống chất bã ngay trên sân khấu, khi hắn đang cất giọng ca. Đối lập với Dante là Cesar, một người gyspy làm công trong nhà hát. Anh chỉ có một con ngựa già để mỗi đêm rong ruổi trong thành phố Paris hay diễn trên sân khấu. Anh đã mang tới cho Suzie một chút gì đó của hạnh phúc với đoàn dân du mục của anh. Khi em hỏi: “đứa trẻ này có phải là con của nah không ?”Cesar đã mạnh dạn đáp với Suzie rằng tất cả những đứa trẻ ở đây đều là con anh, tất cả những người ở đây đều là cha mẹ anh. Họ là ai? Là những tôc dân du mục, với một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà ngay chính Suzie cũng không biết đó là ngôn ngữ gì. Họ là những con người nay đây mai đó, sống tập hợp với nhau ăn những thứ thức ăn thừa thãi, mặc thứ quần áo hôi hám cũ kỹ. Nhưng họ vẫn còn giữ được tiếng nói của quê hương không như tên Dante kia đã quên đi nguồn gốc để nói một thứ tiếng Anh trọ trẹ tiếng Ý. Cesar là người đã yêu Suzie thật lòng. Một lần nữa Christina Ricci và Jonhny Depp lại tái ngộ, sau lần diễn xuất chung trong Sleepy Hollow. Jonhny Depp với vẻ lạnh lùng ít nói của một gã du mục lang thang nhưng mang một trái tim ấm áp, đã sưởi ấm cho Suzie suốt mùa đông lạnh giá. Anh yêu Suzie nhưng anh không ích kỷ giữ cô cho riêng mình. Anh bảo cô hãy đi tìm cha cô. “Nếu cha em còn sống, hắn người sẽ đang chờ mong em. Nếu cha em đã qua đời, người sẽ luôn che chở cho em” Anh đã nói với Suzie như thế để cô vững tâm lên đường sang Mỹ. Đúng vào thời gian này, phát xít Đức đang ngấp nghé Paris. Người dân kinh đô ánh sáng đang lũ lượt kéo nhau đi tìm một nơi khác, yên bình hơn. Cesar đã không giữ Suzie lại có lẽ một phần anh muốn cô sẽ được an toàn trên đất Mỹ Còn phần anh, anh vẫn ở lại vì anh còn một gia đình lớn để lo toan,che chở.
Mỹ: có lẽ đây là một nơi mà Suzie mong ước được đến từ rất lâu. Từ khi khi là một cô bé con, trên chuyến tàu, em xoè tay ra và nói với người thuyền trưởng: America. Em muốn sang Mỹ, không vì một lý do nào khác hơn là tìm cha. Cha em, một người thương em hết mực. Em vẫn cò nhớ những ngày đùa vui dưới rừng thông với cha. Và trong em, vẫn còn giữ giọn hát của cha. Cha em, vâng cha của em. Vì người mà em đã bỏ xứ ra đi, vì người mà em đã vượt đại dương, vì người mà em đã chịu nhiều đau khổ. Những giây phút ở Paris, em đã mường tượng ra thấy được phần nào thiên đường mà mình muốn đến bên Cesar. Nhưng Cesar nhìn thấy nhiều hơn em. Anh nhìn thấy phát xít Đức đang ngấp nghé Paris, anh nhìn thấy những ngày đói khổ triền miên, anh nhìn thấy những trận đòn mà chính quyền đương thời dành cho dân du mục. Anh nhìn thấy một tương lai mờ mịt của Suzie. Nhưng anh đã không nhìn thấy một người cha quá già của Suzie. Ông bệnh tật và hôn mê trong bệnh viện. Ngày Suzie gặp cha, cũng chính là ngày em không còn nghe được tiếng cha hát………….
Nga: tuyết rơi trắng xoá trong những khu rừng thông xanh bạt ngàn. Fegola tươi cười tung tăng bên người cha yêu dấu. Em nghe cha hát, em ngủ trong cái ấm áp của lò sưởi, trong tiếng hát của bà của cha và trong tình thương của những người Yiddish.
Vâng, đó chính là thiên đường của em. Thiên đường ngày xưa em đã từng được đến. Thiên đường của em nơi đâu? Em đã tìm thấy hay em đã đánh mất? Những câu hỏi cứ xoay vần trong đầu tôi khi Suzie nhìn thấy cha trên giường bệnh, khi em đạp xe trong đêm Paris, khi em bị tát vào mặt bởi những người không quen biết, khi em lạc mất hút vào dòng người đang chen nhau lên tàu, ra khơi…
2003-2023