Tìm hiểu về Văn hoá Nhật Bản qua Anime & Manga

Forums Phim Anime Tìm hiểu về Văn hoá Nhật Bản qua Anime & Manga

  • This topic is empty.
  • Creator
    Topic
  • #38475
    mizuha
    Participant

      Tôi post bài này trước hết là để hoàn thành “tâm nguyện” của Groundcandy sensei – người đã 1 đi ko trở lại với Forum và đã để lại rất nhiều lời hứa cũng như dự định chưa hoàn thành ^_^. Sau đó là để giúp cho các bạn hiểu thêm về một phần “rất rất nhỏ” về Văn hoá Nhật Bản, về con người cũng như về thế giới tâm linh của họ.

      TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT KO PHẢI LÀ CỦA TÔI. CHÚNG ĐƯỢC THAM KHẢO VÀ BIÊN DỊCH LẠI TỪ CÁC TẠP CHÍ SAU:

      1. Tạp chí Japan Today.

      2. Tạp chí Du lịch Nhật Bản.

      3. Web site japan-guide.com.

      4. Và một số trích đoạn từ các tạp chí khác.

    Viewing 36 reply threads
    • Author
      Replies
      • #88142
        mizuha
        Participant

          TRÀ ĐẠO

          Từ Trung Hoa đại lục, trà du nhập vào nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, nhưng Trà Đạo xuất hiện là từ nhu cầu tâm linh của người dân nước này. Theo cuốn “Nhật Bản những điều cần biết” thì: Sự khởi đầu của nghành sản xuất trà Nhật Bản là vào năm 1191, khi nhà sư EiSai gieo trong vườn chùa những hạt giống trà mà ông đã mang về từ Trung Quốc. Rồi sư EiSai đã khuyến khích nông dân, phật tử tại nhiều vùng khác nhau trồng trà. Cùng lúc, ông cũng tuyên truyền quảng bá những lợi ích về mặt y học của việc trồng trà. Thực ra vào thời đó, ở Nhật Bản cũng đã có cây trà hoang mọc rải rác nhiều nơi nhưng chất lượng kém nên không được dùng đến còn trà từ những hạt giống do nhà sư EiSai mang về được người Nhật gọi là: ‘Trà chính gốc”.

          Trong vòng 500 năm kể từ khi nhà sư EiSai mang giống trà từ Trung Quốc về trồng, trà chỉ thường dùng dưới dạng bột, tức là trà Matcha, 1 loại trà chủ yếu dùng trong Trà Đạo. Từ đó có thể nói Trà Đạo đã manh nha tại Nhật Bản vào những năm của thế kỉ XII. Nhưng sau đó hơn 400 năm tiếp theo, những thủ tục mới được dần hoàn thiện và phổ biến rộng rãi. Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Sen no Rikyu hoàn thiện. Chính Sen no Rikyu là người đầu tiên làm 1 cuộc cải cách về phương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền đã được ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi bình dân, để bất cứ người dân nào ở Nhật cũng có thể đến với Trà Đạo. Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân với hàng loạt tiệm trà mọc lên như nấm.

          Trong lịch sử Trà Đạo Nhật Bản, người ta thường nhắc đến Sen no Rikyu và So Ami, đó là 2 bậc khai sáng ra Trà Đạo vào thế kỉ XVI. Đến thế kỉ XVII, thì người nối tiếp công việc và chấn hưng tinh thần Trà Đạo mạnh mẽ nhất, được người Nhật biết đến nhiều nhất phải kể đến trà sư Furuta Oribe. Ông là bậc thầy Trà Đạo vào thế kỉ này, đã đem sự tinh tế của Trà Đạo hòa vào mạch sống của quần chúng. Sự tinh tế và tính quần chúng trong Trà Đạo vào thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa, tinh thần và đời sống tâm linh sâu sắc của người Nhật sau này.

          NGHỆ THUẬT TRÀ ĐẠO

          Nghi thức được bắt đầu cử hành tại một phòng trà đơn giản nhưng trang nhã gọi là “Trà Thất” (Tea House), chỗ đi vào phòng trà là một cửa thấp được che bằng rèm. Sở dĩ cửa được làm thấp, là để xóa đi rào cản sang hèn trong xã hội, ai cũng phải cúi mình cung kính bước vào phòng, và người chủ thì quỳ phía trước để nghênh tiếp và biểu lộ sự tôn kính với khách.

          Trong phòng trà, trên bốn bức tường người ta thường treo những bức thư pháp, những chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc, có cả những bình hoa được cắm tỉa để trang trí và cũng là một vật để biểu hiện sự chào đón của chủ đối với khách. Tất cả được trang trí hài hòa, đẹp mắt trên bốn bức tường tạo cảm giác êm ả, ấm cúng cho người thưởng thức trà.

          Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt 1 lư đốt trầm bằng gốm đỏ, 1 cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.

          Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, bằng kinh nghiệm những Trà nhân sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 60OC), bằng động tác thuần thục họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Tiếp theo,họ mới nhẹ nhàng dùng 1 chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên phẩm chất và hương vị của nó, họ cẩn thận rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với 1 cung cách lễ phép kiểu Nhật.

          Khách uống trà phải dùng hai tay nâng bát trà, đưa bát trà từ trái qua phải một vòng, và nhất định trong vòng ba ngụm phải uống hết. Ngụm cuối cùng nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán thưởng khen ngợi.

          Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, gồm bốn giai đoạn. Bước đầu tiên được gọi là “Hoài thạch”. Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng một ít thức ăn điểm tâm ( thường là bánh). Bước thứ hai là “Trung lập”. Khách sau khi dùng món điểm tâm xong sẽ đi xuống Trà đình và ngồi nghỉ tại đó. Sau đó là “Ngự tòa nhập”, lúc này khách sẽ được dâng trà đặc. Và cuối cùng là dùng “trà loãng”. Ngày nay có rất nhiều cuộc trà, và người ta đã đơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng. Hơi tiếc cho chúng ta, phải không? Hy vọng 1 ngày nào đó ta được dự một nghi thức Chanoyu đúng phong cách cổ truyền^^.

          Nghệ thuật Trà Đạo có 4 đức tính cao quý là: “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”

          +Hòa: Hòa là hòa đồng, hòa điệu và hòa nhã. Đến với nghệ thuật Trà Đạo cần thể hiện sự hòa nhã, lễ độ, trong buổi uống trà nên cùng nhau hòa điệu để chia sẻ cảm thông với nhau, đối với cảnh vật xung quanh chúng ta nên hòa đồng.

          +Kính: Đức tính “Kính” trong Trà Đạo thể hiện qua hành vi kính trọng, lễ kính. Nó sẽ làm con người biết nhún nhường nhau, từ đó nết hạnh sẽ nảy nở trong lòng mọi người.

          +Thanh: Thanh trong Trà Đạo được hiểu là trong sạch. Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu ngày chất bẩn lắng xuống, nó sẽ trong sạch. Điều này cũng giống như con người nếu lắng tâm yên tĩnh nhiều ngày, tâm hồn sẽ trở nên thanh tịnh.

          +Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Chính sự tĩnh lặng mới khiến tâm trong sáng (“Thanh”) từ đó là động cơ để phát khởi 2 đức tính:”Kính” và Hòa”

          Nghệ thuật Trà Đạo còn có 7 quy tắc:

          +Trà cần đậm nhạt vừa miệng

          +Lửa to nhỏ vừa phải

          +Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo

          +Hoa cắm trong phòng phải tươi mới

          +Người đến thưởng trà phải đến sớm ( thông thường là khoảng 20-30 phút so với thời gian được mời)

          +Bất luận trời mưa hay nắng cũng phải mang áo mưa theo

          +Quan tâm chu đáo đến khách, kể cả khách của khách

          Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuyên suốt cả buổi lễ là một tinh thần đầm ấm hòa hoãn và thân mật, đem lễ nghi để đãi khách, đó là phong cách của dân tộc Nhật Bản

          Bài này có tham khảo của Keno_veno sensei ở ACCVN.net)

          TRÀ TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

          So với nhiều nước Á Đông, Nhật Bản được xem là 1 trong những nước tiêu thụ sản lượng trà lớn nhất trong khu vực. Người Nhật uống rất nhiều trà vào nhiều buổi trong 1 ngày.Họ có thói quen dùng 1 chén trà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cho tỉnh ngủ, 1 chén trà trước khi bắt tay vào công việc, vài ba chén trà vào buổi chiều, và ít nhất là 1 chén trà sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày của người Nhật, việc dùng trà cũng đã trở thành tập tục trong giao tiếp đối đãi nhau.

          Trong tiếng Nhật, trà được phiên âm là “Cha”. Trà xanh gọi là “Ocha”, và trà đỏ gọi là “Kocha”. Ở Nhật có rất nhiều loại trà xanh, nó được trồng tập trung tại những khu vực có khí hậu ấm, trong đó trà của tỉnh Shizuoka chiếm đến 1 nửa tổng sản lượng trà của toàn nước Nhật. Tại Nhật Bản, trà thành phẩm dùng để làm thức uống phổ biến cơ bản cũng chỉ có 3 loại: Trà Gyokuro (Trà cao cấp), trà Sencha (Trà trung cấp), và trà Bancha (Trà thứ cấp). Bên cạnh đó, người Nhật còn chế biến ra 1 loại trà bột có tên là Matcha chủ yếu chỉ để dùng trong Trà Đạo.

          Khi uống loại trà bột Matcha này, người ta cho bột trà sẵn trong ly, đổ nước vào xoong, dùng 1 dụng cụ bằng tre khuấy lên cho đều.

          Việc hái trà được thực hiện vào đầu tháng 5, loại trà hái vào thời điểm này được gọi là Ichibancha ( nghĩa là “Trà nhất”), loại trà hái vào cuối tháng 6, gọi là Nibancha (nghĩa là “Trà nhì”), loại trà hái cuối mùa vào cuối tháng 7, gọi là Sanbancha (nghĩa là :Trà ba”). Theo chuyên môn thì càng vào đầu mùa, thành phần trà có nhiều axit amin nên có vị thanh. Khi trà về cuối vụ nó có nhiều tanin nên sẽ bị vị chát.

          Để có 1 tách trà ngọn, nhất là đối với người sành điệu trong việc thưởng thức trà Nhật, người ta ít khi dùng loại nước có nhiều thành phần khoáng chất như muối,sắt,canxi… để pha trà mà dùng loại nước “mềm”, tức là loại nước được lấy ra từ những dòng suối trong vắt từ nơi khe núi chảy ra.

          Khi uống trà đỏ (Trà Kocha) người Nhật ít khi uống riêng nó mà thường pha thêm các chất như đường, sữa, chanh, rượu brandy…tạo thành 1 loại trà hỗn hợp có đặc vị riêng. Ngược lại, đối với trà xanh (Trà Ocha), người Nhật chỉ uống riêng mà không dùng với bất kỳ thức uống nào kèm theo. Đó là để giữ cho hương vị thơm ngon của trà được thuần khiết, cũng như bảo đảm màu xanh hấp dẫn của trà.

          Ngày nay, người Nhật cũng đã có thêm nhiều cách pha trà như Đại Bao Trà (đó là loại trà được bọc trong túi giấy như trà Lipton), Tốc Dục Trà (trà pha nhanh, chỉ cần bỏ trà vào nước sôi là uống được ngay), Băng Trà (trà lạnh), Hương Liệu Trà (trà ướp tẩm hương),Trung Dược Trà ( trà được trộn với thuốc Bắc)…Tuy nhiên những cách pha trà này đều không đặc biệt như Trà Đạo. Tại Nhật Trà Đạo đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân, gắn bó hòa quyện với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp khác.

        • #88143
          thien_thach_lua36
          Participant

            Bài viết công phu thật. Còn điều gì khác về nghệ thuật NHật Bản hơn là trà đạo kô chị ? Post nốt lên coi đi! Thanx

          • #88144
            girlant
            Participant

              Nhật Bản còn có 1 nghệ thuật khác rất hay . Đó la nghề làm giấy và nghệ thuật xếp giấy cũng như sử dụng giấy.

              Nếu bạn có tài liệu thì post lên mọi người cùng xem nhé.

            • #88145
              kery6102003
              Participant

                wow. bạn mizuha giỏi thiệt đó. ngồi post lên cũng mệt muốn chít. công nhận là nhật bản có rất nhiều thứ hay mà khi tìm hiểu sẽ rất say mê

              • #88146
                mizuha
                Participant

                  Tài liệu thì tui có rất nhiều nhưng phần lớn là tiếng Anh -> ngồi trans -> online -> post. Vì rất mất thời gian nên có lẽ post 1 tư liệu / tuần ha, nếu rảnh hơn thì post 2 tư liệu / tuần.

                  Anime vẫn xem, Projects vẫn phải làm, mỗi ngày vẫn phải đi học -> thời gian đâu mà online ^_^

                • #88147
                  kery6102003
                  Participant

                    bạn mizuha ơi. nếu bạn ko có thời gian thì bạn có thể gưỉ tài liệu qua email cho mình, mình sẽ dịch dùm. sau đó mình gưỉ lại bản tiếng việt cho bạn để bạn post lên nha. mình cũng rất muốn biết thêm về đề taì này và cũng muốn làm cho MB thêm phong phú về nhiều đề tài hơn. đây là địa chỉ email của mình [email protected]

                  • #88148
                    admin
                    Keymaster

                      Thực ra thì tôi chưa được vinh hạnh xem bộ manga nào nội dung hoàn toàn về trà đạo Nhật Bản, nhưng về các món ăn hay tinh thần võ sĩ đạo thì có rấy nhiếu, mong rằng tác giả sẽ post lên 1 bài về các võ sĩ Nhật Bản thì hay quá. Tôi chỉ thấy phục Nhật Bản 1 điều đó là họ rất giữ gìn truyền thống, họ biêt giữ cả những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất, đáng phục, đáng phục

                    • #88149
                      thien_thach_lua36
                      Participant

                        bạn mizuha ơi. nếu bạn ko có thời gian thì bạn có thể gưỉ tài liệu qua email cho mình, mình sẽ dịch dùm. sau đó mình gưỉ lại bản tiếng việt cho bạn để bạn post lên nha. mình cũng rất muốn biết thêm về đề taì này và cũng muốn làm cho MB thêm phong phú về nhiều đề tài hơn. đây là địa chỉ email của mình [email protected]

                        -> He he, thật hoan nghênh tình thần Kery wé! Chị Mizuha gửi tài liệu qua cho Kery đi kìa, để Kery dịch cho. thấy profile mới có 13 mà giỏi zữ nha!

                      • #88150
                        kery6102003
                        Participant

                          hihi. có gì đâu. có một chút vốn liếng tiếng anh thì đem ra sử dụng thui. với cả cũng muốn MB có thêm nhiều thông tin cho các bạn khác cùng tìm hỉu thế thui.

                        • #88151
                          sagit_angel
                          Participant

                            Chỉ để ngồi thưởng thức trà đạo mà phải bỏ ra 3-4 tiếng thì wả là wá xa xỉ với nếp sống CN hiện nay. Thế nhưng tui cũng muốn thử bỏ ra từng ấy thời gian để thử cái thú vui nhâm nhi trà xem nó ntn. Có 1 điều tui ko hiểu là tại sao người khách bất luận trời nắng hay mưa cũng phải mang theo áo mưa để làm chi vậy? Có bạn nào biết ko?

                          • #88152
                            mizuha
                            Participant

                              HOA ĐẠO

                              Người Nhật yêu hoa và trà đến mức sùng kính, coi chúng như những thứ đạo giáo thiêng

                              liêng. Có thể nói, Ikebana hay nghệ thuật cắm hoa đã trở thành 1 nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản với cái tên Hoa Đạo. Hoa Đạo ra đời vào đầu thế kỷ XV. Khởi thủy là việc dâng hoa viếng người quá cố, sau đó trở thành nghi lễ trong Phật giáo rồi được dùng để trang trí nội thất, thưởng ngoạn vẻ đẹp đối với con người trong sinh hoạt

                              Đối lập hẳn với các hình thức cắm hoa trang trí đơn thuần phổ biến ở các nước phương Tây , nghệ thuật Ikebana tìm cách tạo ra sự hài hòa của các đường nét , nhịp điệu và màu sắc. Trong khi người phương Tây thường nhấn mạnh đến số lượng và màu sắc của hoa , chủ yếu quan tâm đến vẻ đẹp của những bông hoa thì người Nhật lại quan tâm chính tới đường nét của bình hoa và phát triển nghệ thuật này để bao gồm cả những lọ cắm hoa, cuống hoa, lá, cành và tất nhiên là hoa.

                              Cấu trúc tổng thể của một bình hoa cắm theo kiểu Nhật Bản dựa vào 3 đường chính tượng trưng cho Thiên , Địa , Nhân. Nguyên lý chủ đạo là Thiên (bông hoa chủ được cắm chính giữa tượng trưng cho bầu trời). Nguyên lý tùy thuộc là Địa (bông hoa tượng trưng cho mặt đất). Nguyên lý điều hòa là Nhân (bông hoa tượng trưng cho con người). Cần chăm chút hoa trên 3 phương diện là: Chân , Hành , Thảo. “Chân” là vẻ đẹp trang nghiêm của hoa. “Hành” tả vẻ uyển nhã của hoa trong buổi xế chiều. “Thảo” tả vẻ đẹp duyên dáng trong khuê phòng của hoa . Khi cắm hoa , tránh sự đối xứng vì vậy phải thường cắm theo số lẻ (3,5,7,9), các bông hoa ở thế so le , nhằm tạo những tam giác ko cân. Làm sao cho hoa phô bày tất cả vẻ đẹp, đồng thời gợi trí tượng tưởng nên thơ của con người, điều đó đòi hỏi trình độ thẩm mỹ, trình độ kỹ xảo cao.

                              Có thể kể ra một số lối cắm hoa:

                              CẮM HOA CỔ ĐIỂN

                              Cội nguồn của nghệ thuật Ikebana là nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỉ thứ VI . Trong cách cắm hoa hầu như còn thô sơ , cả hoa và cành đều được bố trí hướng lên trời như thể hiện lòng trung thành .

                              Một phong cách cắm hoa phức tạp hơn có tên gọi là Rikka ( hoa đứng) xuất hiện vào thế kỉ XV .

                              Phong cách cắm hoa Rikka , tìm cách thể hiện vẻ tráng lệ của thiên nhiên , quy ước rằng hoa phải được cắm theo Sumeru , ngọn núi huyền thoại của thế giới nhà Phật và tượng trưng cho toàn vũ trụ . Phong cách cắm hoa này đòi hỏi nhiều tính tượng trưng . Chẳng hạn, những cành thông tượng trưng cho núi và đá , hoa cúc tượng trưng dòng sông hoặc con suối . Phong cách Rikka đạt tới thời hoàng kim vào thế kỉ XVII . Ngày nay nó được coi là một kiểu cắm hoa không còn hợp thời . Một thời được coi là kiểu cắm hoa thích hợp cho nghi lễ và trong dịp hội hè , phông cách Rikka mất chỗ đứng trong dân chúng và đến nay hiếm khi còn được sử dụng .

                              CẮM HOA TỰ NHIÊN

                              Thay đổi cơ bản nhất trong lịch sử Ikebana xảy ra vào thế kỉ XV , thời Muromachi khi tướng quan Ashikaga Yoshimasa cai trị đất nước . Tất cả những ngôi nhà lớn nhỏ của ông cho xây đều thể hiện tình yêu của ông đối với tính đơn giản . Những ngôi nhà nhỏ xinh đều có toko no ma, hay là hốc tường để đặt các vật mỹ nghệ hay để cắm hoa .

                              Đây là 1 toko no ma

                              [http://www.shindenkan.com/chanoyu/p…]

                              Các luật lệ cắm hoa thời đó được đơn giản hóa sao cho mọi tầng lớp nhân dân đều có thể thưởng thức nghệ thuật này .

                              Cuối thế kỉ XVI có một bước phát triển quan trọng khác , khi một kiểu cắm hoa mộc mạc đơn giản hơn được gọi là Nageire ( nguyên nghĩa là ném hay quăng vào) hay còn gọi là lối cắm hoa theo Tự nhiên phái.

                              Theo phong cách này , nhiệm vụ của chúng ta chỉ là lựa hoa xong là hết, và để cho hoa tự giãy bày thân thể. Bày hoa lên “Sàng gian” ko nên đặt vào chính giữa vì nó sẽ chia sàng gian ra làm 2 phần bằng nhau. Hoa bày lên sàng gian như 1 ông hoàng ngự trên ngôi báu và khách của Tự nhiên phái khi bước chân vào phòng phải cúi đầu chào hoa trước khi chào chủ nhân. Khi hoa tàn người ta ủy thác hoa cho các dòng sông, hoặc trân trọng đem hoa đi chôn, đôi khi xây cả đài kỷ niệm hoa nữa.

                              IKEBANA HIỆN ĐẠI

                              Trong những năm 90 của thế kỉ trước , ngay sau cải cách Minh Trị , mở ra thời kì hiện đại hóa và Tây hóa Nhật Bản , phong cách cắm hoa mới gọi là moribana ( hoa dàn trải ) phát triển .

                              Phong cách này xuất hiện một phần do các hoa từ châu Âu được đưa vào Nhật Bản , một phần do sự Tây hóa lối sống Nhật . Phong cách moribana mở ra con đường tự do cho nghệ thuật cắm hoa , tìm cách thu nhỏ lại một phong cảnh hay một mảnh vườn . Đó là phong cách cắm hoa có thể được thưởng thức ở bất kì đâu và thích hợp cho cả khung cảnh trang trọng lẫn thân tình.

                              Tham khảo cuốn Hoa Đạo, ACCVN.net và Nghệ thuật Ikebana)

                            • #88153
                              kery6102003
                              Participant

                                ui hay quá. thậ là tuyệt vời. nuớc nhật quả là hay. chắc năm sau tui kiu ba mẹ đi nhật quá

                              • #88154
                                kery6102003
                                Participant

                                  wow nhìu lễ hội quá. hay ghê ah. chẳng bù cho Vn lễ hội gì mà dở ẹc.

                                • #88155
                                  mizuha
                                  Participant

                                    Updated – Hình ảnh các lễ hội

                                    Lễ hội Aizu

                                    [http://namai.com/spg/photo/021a.jpe…]

                                    Lễ hội Aoi:

                                    [http://www.ajinomoto.com/traditions…]

                                    Lễ hội Daimonji:

                                    [http://www.kankou.hakone.kanagawa.j…]

                                    Lễ hội Hina (Ngày hội các bé gái):

                                    [http://www.lm.com/~kristen/blog/ima…]

                                    Lễ hội Hanami (Ngày hội ngắm hoa anh đào):

                                    [http://www.nl.emb-japan.go.jp/japan…]

                                    Lễ hội Hakone Torii:

                                    [http://www.kanagawa-kankou.or.jp/en…]

                                    Lễ hội Namahage:

                                    [http://home.earthlink.net/~eherr275…]

                                    Lễ hội Sanja:

                                    [http://www.japan-zone.com/omnibus/p…]

                                    Lễ hội Tana bana:

                                    [http://www.osushi.co.jp/image/histo…]

                                    Lễ hội Ura-Bandai Hi no Yama:

                                    [http://www.city.aizuwakamatsu.fukus…]

                                  • #88156
                                    mizuha
                                    Participant

                                      THẾ GIỚI SAMURAI

                                      NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐẠO LÝ MÀ SAMURAI PHẢI TUÂN THEO

                                      Tầng lớp Samurai bao gồm những người không phân biệt cấp bậc, tài sản và mức sống. Samurai có cả shogun(hàm đẳng cao nhất-lãnh đạo bộ máy nhà nước) lẫn lính trơn. Họ có tính đòan kết lại với nhau không phải vì vật chất mà chính là khái niệm về “một con người dũng cảm lý tưởng”. Mỗi Samurai đều phấn đấu hướng tới mục đích cao cả nhất là trở thành một “con người quả cảm”. Con đường lâu dài và gian khó tiến tới đạt cho được tư tưởng cao cả của Samurai được mệnh danh là bushido ( mà ta quen thuộc gọi là Võ Sĩ Đạo).

                                      Bushido là luật tục đạo lý căn bản mà Samurai phải sống noi theo. Trước hết họ phải nắm được 3 phẩm hạnh chủ yếu:

                                      TRUNG THÀNH, CHỊU TRÁCH NHIỆM, CAN TRƯỜNG.

                                      Họ quyết không bao giờ từ bỏ những đức tính ấy.

                                      Kỷ cương về LÒNG TRUNG THÀNH của Võ sĩ đạo được Samurai coi là phẩm giá cao nhất, và dù trong bất kỳ hòan cảnh nào, Samurai cũng không phá bỏ giới luật này. Lời thề của người chiến binh ghi trong cuốn cẩm nang Samurai đầu thế kỷ 17 “HAGAKURE” nêu bật tư tưởng đó:

                                      “Cho dù ta ở đâu, trên đỉnh núi cao hay trong lòng đất sâu, bất kỳ lúc nào và ở đâu, nghĩa vụ của ta cũng buộc ta phải bảo vệ quyền lợi của chủ soái. Điều đó (được xem) là cái cốt tủy của đạo ta – không hề đổi thay và vĩnh cửu”.

                                      Phẩm hạnh thứ 2 đối với Samurai là kỷ cương về TINH THẦN TRÁCH NHIỆM. Nhận thức này bao gồm một số giới luật đạo đức, mà trên hết là nghĩa vụ tự giáo dục bản thân của Samurai đòi hỏi phải:

                                      + TRUNG THỰC (không được nói dối, gièm pha, không có hành vi bất lương)

                                      + GIẢN DỊ (coi khinh xa hoa, tiền bạc, các tiện nghi sinh họat khác)

                                      + LỊCH THIỆP (tuân theo các quy chế về đạo đức, khiêm tốn bình tĩnh, biết kiềm chế)

                                      Tinh thần trách nhiệm còn biểu hiện ở nghĩa vụ đối với người khác. Như :

                                      + Lễ độ với cha mẹ.

                                      + Tỏ ra cao thượng trong việc làm từ thiện.

                                      Ngòai lòng trung thành và tinh thần trách nhiệm, phải kể đến đức tính nổi trội của Samurai là TINH THẦN DŨNG CẢM của họ. Chỉ quả cảm trong chiến đấu chưa đủ, mà còn dũng cảm trong đời thường.

                                      Nguyên tắc này rất được coi trọng ở Nhật. Người chiến binh khi làm việc nghĩa phải hành động dứt khóat, không chút do dự, cho dù phải hy sinh mạng sống đi chăng nữa. Bởi thế nên kỷ cương của Võ Sĩ Đạo có câu:

                                      ” Chính nghĩa là tất cả, cuộc sống không đáng gì”.

                                      Vì thế có thể nói về bản chất đạo đức của Samurai như sau:

                                      Chiếu theo tinh thần của kỷ cương Võ sĩ đạo, nhiều trường hợp đòi hỏi Samurai phải hy sinh mạng sống của mình bất kỳ lúc nào. Samurai phải nhận rõ cuộc sống không đáng gì trong những lúc ấy, như kinh “HAGAKURE” :

                                      “Võ Sĩ Đạo nghĩa là con đường chết. Khi đứng trước sự chọn lựa thì chỉ có một trong hai con đường thôi: hãy chọn con đường đi đến cái chết. Đừng bàn luận gì hết! Hãy chỉ nghĩ về con đường mà ta đã chọn và hãy bước tới”.

                                      Tư liệu trích từ “Samurai – hiệp sĩ miền Viễn Đông – của tác giả Wolfgang Tarnowsky)

                                      CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH SAMURAI

                                      Việc giáo dục Samurai được bắt đầu từ tuổi còn rất nhỏ. Thay vì kể những câu chuyện cổ tích thần tiên, cha mẹ thường kể cho con cái nghe về cuộc chiến tranh Gempai và những chuyện tang thương khác đã diễn ra trong lịch sử nước Nhật. Trong những câu chuyện đó, những anh hùng Samurai đầy lòng quả cảm bao giờ cũng chiến thắng rực rỡ trước kẻ thù hoặc nhận lấy cái chết một cách oanh liệt. Những câu chuyện ấy, theo suy nghĩ của người lớn, chúng sẽ kích thích trẻ em sớm hơn lên trở thành những con người được coi là anh hùng dân tộc mà chúng hằng bái phục.

                                      Nhưng để trở thành Samurai đích thực mà chỉ muốn thôi còn chưa đủ. Đào tạo chiến binh là một công việc lâu dài và gian khó, đòi hỏi phải luyện tập chuyên cần và công phu mỗi ngày. Theo cái nhìn của chúng ta hiện nay thì đó quả là điều vô cùng khắc nghiệt.

                                      Trước hết, đứa con trai được dạy biết chủ động điều khiển cơ thể và tình cảm của mình. Với lòng thương yêu con cái hết mực, các bậc cha mẹ vẫn không muốn chúng kêu ca dù cơ thể bị đau đớn, thậm chí bị đói rét hoặc phải sống trong điều kiện khốn khổ. Nếu đứa con trai để chảy nước mắt thì lập tức bị mẹ la mắng gay gắt về tội đớn hèn.

                                      Ý chí sắt đá, tính cách mạnh, khả năng phục tùng kỷ luật hà khắc được đem dạy không chỉ bằng những lời giáo huấn, răn đe mà còn bằng mọi điều kiện sống của Samurai tương lai. Chẳng hạn các nam thiếu niên bị đánh thức dậy lúc trời tờ mờ sáng, để cho chơi trong phòng không có lò sưởi và bỏ đói khá lâu. Những thử thách khốc liệt khác còn chờ đợi chúng khi chúng lớn lên và đủ tuổi để được gởi đi học chữ nghĩa ở đền thờ hay chùa.

                                      Bọn trẻ buộc phải đi và về trên một đoạn đường rất xa trong bất kỳ thời tiết nào. Mưa không có áo choàng. Mùa đông còn phải đi chân đất. Sau đó chúng phải học cách thắng nỗi hoảng sợ: Bị bỏ một mình giữa nghĩa địa suốt cả đêm, có khi phải ngồi gác những cái xác bị chặt đầu hoặc treo cổ.

                                      Cùng lúc rèn luyện ý chí theo cách đó, bọn trẻ được dạy cách sử dụng vũ khí. Việc này được bắt đầu từ một nghi thức long trọng: người chiến binh tương lai, mà lúc này mới có 5 tuổi ấy được trao một thanh kiếm. Những môn học đầu tiên, cơ bản là bơi lội, phi ngựa, Jiu-jitsu (võ tự vệ tay không). Sau khi môn đệ đã học được các môn sơ đẳng đó rồi mới chuyển qua bài bắn cung, đánh côn và kiếm. Ngoài ra chàng thiếu niên cần phải có những thói quen thật tốt khác như bơi trong khi bị trói chân, trói tay

                                      ^^^ trói chân + trói tay thì chết chắc, bơi sao được ^^, đây nên hiểu là trói chân HOẶC trói tay ^^

                                      hoặc mặc binh giáp, biết vượt sông bằng dây thay vì cầu và không hề lui bước trước sóng lũ.

                                      Lúc 15 tuổi, khi hết học, chàng trai ấy phải tỏ ra là một Samurai thực thụ: Biết thản nhiên như cây rừng, chắc như bàn thạch, lạnh như mây mù, nhanh như gió, quyết định dữ dằn trong tấn công như lửa. Nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên thì mới được gia nhập quân ngũ một cách chính thức.

                                      Nghi thức nhập môn được gọi là GEMPUKU, bắt đầu từ việc người hậu tuyển phải từ bỏ tên gọi quen thuộc ở nhà và nhận một tên mới. Sau đó người ta sẽ cạo phần trước đầu cho nhẵn tới tận chỏm. Tóc còn lại phía sau gáy sẽ được bện thành đuôi sam gọi là MAGE (được tẩm nhựa màu rồi được cột quay trở ra phía truớc), kế đến người chiến binh trẻ sẽ được trao phù hiệu cấp bậc mới: 2 thanh kiếm (một ngắn, một dài), một nón đội đầu hằng ngày có quang đầu bên ngoài (eboshi), một nón chóp (Kammury) để mang trong những dịp long trọng.

                                      Những đứa con trai của Samurai lính thường thì chỉ học những bài đó tại gia hoặc trong một trường tư hào nào đó là cùng. SHOGUN, DAIMIO và những nhân vật thuộc tầng lớp trên thì cử con em mình tới các trường có hạng của quốc gia. Ngoài võ nghệ ra, các môn sinh phải học các bài văn trong đạo Khổng, toán, nhạc, y dược, thi ca và thư pháp nữa. Như vậy có nghĩa là, khi những Samurai trẻ có học vấn rời khỏi nhà trường thì họ chẳng những là những chiến binh tuyệt vời mà còn là những người có học thức cao đủ khả năng cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống.

                                    • #88157
                                      zazu
                                      Participant

                                        Công nhận sưu tầm kì công thật, bài viết làm tui mở mang nhiều về kiến thức.

                                      • #88158
                                        mikeymyer
                                        Participant

                                          Có nói về Ronin ko bạn?

                                        • #88159
                                          kery6102003
                                          Participant

                                            bạn mizuha đang làm project mà còn post bài dài như dzậy thật là cực khổ cho bạn. cứ từ từ mà post nghen bạn. tụi mình chờ được mà

                                          • #88160
                                            mizuha
                                            Participant

                                              To mikeymyer: Ronin ? Là nhân vật Anime hay nhân vật lịch sử nào vậy bạn ? Nếu nhân vật đó thuộc về Samurai hay về lĩnh vực võ thuật khác thì sorry, tôi ko biết vì ít nghiên cứu về lĩnh vực này (Kể cả Anime)

                                              To kery6102003: Project vẫn đang làm ^^, mấy cái này làm xong từ tháng trước, giờ post từ từ, cứ chờ đi bạn ^^

                                            • #88161
                                              meorung
                                              Participant

                                                Tui có người quen đi Nhật nói là trà đạo đặc biệt ở sự cầu kì, tinh tế chứ mùi vị thì…hổng có ngon. Chắc là do quen thôi ha. Ở VN chè Thái Nguyên là nhất, Tuyết San gì đó, phải ko?

                                              • #88162
                                                kery6102003
                                                Participant

                                                  còn tuỳ vào cảm nhận của từng người thui bạn ui. bác mình đi nhật về khen trà đạo quá trời ah. bác nghiền luôn. hồ ở bên đấy suốt ngày uống hoài

                                                • #88163
                                                  sagit_angel
                                                  Participant

                                                    Bạn ui, ninja hồi xưa có phải cũng xuất phát từ samurai ko zậy? Bạn có tài liệu gì về ninja ko?

                                                  • #88164
                                                    mizuha
                                                    Participant

                                                      To sagit_angel: Ko, ko phải đâu bạn ơi ! Ninja là ninja, samurai là samurai. Chắc sẽ có một bài viết về ninja (sẽ đề cập sau)

                                                      Sắp nộp Project rồi, tuần này đóng cửa ở nhà, no PM, ok ^^

                                                    • #88165
                                                      mikeymyer
                                                      Participant

                                                        Uống cà fê là sướng nhất

                                                      • #88166
                                                        kery6102003
                                                        Participant

                                                          hihi thế thì còn nói gì là nghệ thuật với truềyn thống nữa hả bạn

                                                        • #88167
                                                          sagit_angel
                                                          Participant

                                                            Thì hiện nay còn mấy người con gái Nhật biết pha trà đạo đâu. Thời buổi công nghiệp ai cũng hối hả mà.

                                                          • #88168
                                                            mizuha
                                                            Participant

                                                              TRANG BỊ CỦA CÁC SAMURAI

                                                              BINH GIÁP:

                                                              Binh giáp của samurai là những vật sáng tạo hết sức độc đáo của những người thợ quân giới Nhật. Bắt đầu từ thế kỉ XIII, họ đã bảo vệ thân thể của mình bằng những bộ giáp sắt, được làm từ những tấm lá và vẩy kim lọai. Những tấm giáp sắt biến những người dũng sĩ có vũ trang thành một con rối không cuối gập người được. Thậm chí, chuyển dịch không quen phải nhờ người khác giúp. Áo giáp nặng đến mức người mang nó lên mình ngựa phải cột chặt vào yên. Một khi con người sắt ấy bị ngã ngựa, coi như không làm sao đứng lên được nữa. Trang bị của chiến binh Nhật -kể từ đồ lót đến bao tay- ít nhất cũng đến 23 món rời rạc, không gắn nối với nhau. Trong đó có những tấm lá chắn bằng kim loại ốp trước ngực và sau lưng, còn chân tay là những giáp trụ bảo vệ cẳng tay và đầu gối. Trọng lượng toàn bộ trang bị trên người nặng tới 12kg. Những thứ binh giáp này, sở dĩ không cản trở họ di chuyển là vì chúng không gắn với nhau một cách gò bó. Cái ưu điểm này là các chi tiết tạo thành hình thù giống vẩy cá, cái nọ xếp lên cái kia. Người chiến binh Nhật phải tập luyện thành thục để tới khi mặc giáp bào không còn sợ bị tên cắm vào ngực, tránh được đường gươm mũi giáo, đồng thời cũng không cần đến sự giúp đỡ của ai mỗi khi di động. Họ có thể ngồi lên yên ngựa, có thể nhảy, leo trèo, bơi lội. Sau cuộc chiến thì người chiến binh có thể cởi giáp bào ra gói gọn gàng trong một túi hành trang hoặc rương dã chiến có chân chống. Việc vận chuyển do đó vừa thuận tiện vừa nhẹ nhàng.

                                                              Thế nhưng giáp bào cần có không chỉ cốt bảo vệ thân người. Loại sơn màu, phát sáng, những chi tiết trang bị rất khéo léo, những phù hiệu đủ màu sắc gắn vào bộ giáp còn cho thấy rõ cấp bậc của người mặc. Chỉ nguyên cái việc mặc nó thôi, nhiều khi cũng khiến cho kẻ thù kinh hãi rồi. Như những bộ cánh trên vai samurai, chiếc mũ sắc rộng vành trang trí những kiểu kì ảo cũng đủ gây cho kẻ địch nhụt chí chiến đấu. Đặc biệt ghê gớm là mặt nạ. Khi mang lên, kẻ thù chỉ thấy đôi mắt nảy lửa cũng đủ kinh hòang, bạt vía.

                                                              Cách mặc::

                                                              Khố bằng vải gai, bên ngoài choàng một chiếc quần liền ống, thít kimomo mỏng bên ngòai. Sau đó là chiếc quần dài chiết ống, bên trong xà cạp và cột dây chặt.

                                                              Để bảo vệ, ống chân bên ngoài còn bọc một lớp da có dát vảy sắt, hai bên đùi là một lớp da quấn. Tay mang bao tay, ở mu bàn tay có dát sắt. Bao tay, bao ống chân nhiều khi cũng được dát sắt. Chỉ sau khi có đủ bộ bên trong ấy, samurai mới mặc giáp sắt. Đó là bộ giáp bao vùng ngực, quanh đùi như chiếc váy, quanh vai cũng có lớp bảo vệ như đôi cánh.

                                                              Dây da, đoản kiếm, bao đựng vũ khí, kiếm dài hầu như ai cũng có đủ. Cuối cùng samurai đội trên đầu một chiếc mũ bằng da mềm, một mặt nạ bằng da, và nón sắt trang trí lộng lẫy cầm trên tay.

                                                              KIẾM – LINH HỒN CỦA SAMURAI

                                                              Khác với các hiệp sĩ nước ngòai, nhất là phương Tây, samurai thường dùng những loại kiếm hơi cong, chứ không thẳng đuộc. Nhẹ chứ không nặng. Kiếm Nhật với những kiểu lưỡi rất tao nhã, những hình trang trí trên lưỡi và chuôi thật lộng lẫy và còn cột dây lụa đủ màu trông rất đẹp. Vinh quang thần thánh trước hết dành cho những lưỡi kiếm Nhật. Người thợ giỏi dày dạn kinh nghiệm thường cũng phải ngồi cả một tuần lễ để làm ra được thanh kiếm ấy. Để đúc kiếm tốt người ta thường dùng những loại sắt thép với đủ độ rắn khác nhau. Kết quả là đã tạo ra những loại thép cao cấp. Lưỡi kiếm đặc biệt từ đó là không gãy, không mẻ, cong quằn và sắc như dao cạo.

                                                              Trước khi nhận được kiếm từ tay người đúc vũ khí, samurai phải biết cặn kẽ mọi tính chất ưu việt của nó. Để được điều đó, anh ta có quyền thử kiếm. Trên gò cát, người ta đem một phạm nhân lãnh án tử hình hoặc một tên tội phạm đã chết nằm ngửa. Ngưởi thử phải dùng kiếm chặt đứt đôi ra. Nếu đạt được với chỉ một nhát thỉ thanh kiếm ấy được giao cho samurai này.

                                                              Thường có mấy loại kiếm Nhật khác nhau. Có loại samurai đeo cùng giáp trụ, loại khác với lễ phục sang trọng. Thường kiếm Nhật bao giờ cũng đeo theo cặp, gọi là daishio (với một thanh ngắn, một thanh dài). Kiếm chiến đấu gọi là Tati và Tanto. Tati được đeo bằng dây, bên thắt lưng về bên trái. Tati chuôi rất dài, do đó có thể nắm bằng hai bàn tay. Tanto là đoản kiếm, chỉ dài khoảng 30 cm. Được cắm vào thắt lưng phía trước bụng để dễ dàng rút khỏi vỏ. Khi samurai gỡ bộ áo giáp ra, mặc thường phục vào, họ đồng thời cũng đổi luôn cặp daishio, chiến đấu bằng Kantana và Wakazashi dân sự. Cả hai kiếm này đều đeo ở thắt lưng. Kiếm dài Kantana hao hao giống Tati. Nó chỉ không có bộ phận phụ để đeo bên hông, còn Wakazashi là một loại Tanto với bề khối lớn hơn.

                                                              Daishio đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống samurai. Nó chứng minh chủ của mình thuộc tầng lớp trên. Ngoài ra samurai còn coi daishio tượng trưng cho danh dự và phẩm giá của mình, do đó họ chỉ mang Katana khi nghi thức yêu cầu, lúc yết kiến nhà vua, trong cuộc hợp và ở nhà. Còn Wakazashi thì ngay cả ở nhà họ cũng không rời xa nữa, trừ phi ngủ hoặc tắm. Nhưng trong bất kể trường hợp nào thanh kiếm cũng ở sát họ.

                                                              CÁC LOẠI VŨ KHÍ KHÁC

                                                              Ngoài kiếm ra, samurai còn rất hay dùng một loại quạt thép, gọi là Tessan (giống Serizawa) chung với đoản kiếm kojiuka nhằm đoạt kiếm và làm hoa mắt đối thủ hoặc cũng có khi đánh như đoản côn. Dao găm – tức jiutte – cũng được coi là loại vũ khí cổ điển. Nó thường có chiều dài khoảng 30cm, tính từ ách trở lên. Cán có đốc hình móc câu. Dùng jiutte quen và giỏi có thể đánh gãy kiếm hoặc làm bật ra khỏi tay kẻ thù.

                                                              Nhiều samurai rất thích dùng dây xích dài và mỏng chừng 4m, có gắn chò ở đầu – gọi là kusari. Khi cuộn xích lại thì nó chỉ có một nắm, tưởng đâu không mấy nguy hại nhưng khi được tung ra đúng lúc thì có thể hạ gục kẻ thù trong chớp mắt. Còn một loại kusari khác, kiểu chùy dây gọi là kusari tamriki, gồm một quả chùy thép ở đầu này, dây xích còn đầu kia nối vào tay cầm bằn gỗ.

                                                              Ngoài ra samurai nào cũng biết dùng côn. Nhưng phổ biến hơn cả vẫn là thương và cung. Cung của Nhật có hai đặc điểm là rất dài (từ 180-220cm) và không cân xứng. Điểm đặt tên bắn thường hay lệch so với các cung khác. Cung của samurai được làm bằng một loại trúc đặc biệt có khả năng bật mạnh làm tên bay xa. Khi một mũi tên bắn ra có thể hạ gục kẻ thù cách đó 300m. Mục tiêu di động có kích thước cỡ con chó nhà. Người xạ thủ giỏi có thể bắn chết trong khoảng cách 150m.

                                                              Khi ra trận, kho đạn cho mỗi samurai là 25 mũi tên có lông đuôi và được xếp trong ống treo nơi bả vai phía sau lưng. Phần lớn mũi tên được làm bằng thép đầu nhọn. Trong ống có khi cũng được trang bị tên lửa. Khi tên này va vào mục tiêu có thể xẹt ra lửa. Thường được bắn vào mái nhà, cổng thành gỗ làm chúng cháy ngay tức thì.

                                                              Loại vũ khí cơ bản thứ ba của samurai là mâu, dáo. Nó được dùng nhiều nhất vào thế kỉ XIV, khi các chiến binh còn chưa dùng ngựa, mà phần lớn đều chạy bộ. Samurai nào dùng mâu giỏi thường rất được trọng vọng. Cán mâu làm bằng loại gỗ đặc biệt. Mũi mâu được chế tạo rất công phu, tỉ mỉ, tỉa tót và trang trí rất đẹp. Cũng thường là do các thợ làm kiếm giỏi làm ra.

                                                              Loại phổ biến nhất là yari. Thường một đầu mâu có dao hai lưỡi, còn đầu kia là mũi nhọn bằng thép. Như vậy khi chiến đấu, mâu được coi là loại vũ khí lợi hại vì đánh được cả hai đầu. Có nhiều kiểu yari khác nhau: có loại chạc hai, chạc ba, đầu rìu, mũi dao, câu liêm… Có khi người ta dùng loại mâu bằng loại quả gai gồm một bầu sắt chỉa ra những mũi kim tua tủa, gây những vết thương rất hiểm.

                                                              Giống yari còn có loại gọi là naghinata – rất lợi hại và nguy hiểm. Nó sắc như lưỡi dao cạo, phần đầu như lưỡi kiếm. Samurai giỏi dùng loại này gạt mũi tên bay tới.

                                                              VŨ KHÍ PHÁT HỎA

                                                              Lần đầu tiên samurai nhìn thấy loại vũ khí phát hỏa là vào năm 1543. Khi ấy có một tàu buôn của Bồ Đào Nha cập bến một đảo Nam NB. Thuyền trưởng đã tặng cho daimio địa phương vài khẩu súng mutke, loại nhồi đạn qua nòng để bắn, phổ biến ở châu Âu. Sau khi người Bồ Đào Nha trình bày cho các samurai biết khả năng của loại súng này, và chỉ họ cách nhồi thuốc có đạn chì rồi bắn đi bằng ngòi đốt ra làm sao, daimio đã ban lệnh cho người của mình làm theo mẫu ống phun lửa chết người đó. Những người thợ thực hiện nhiệm vụ này rất nhanh và khéo. Qua nửa năm sau đã có đủ súng cho 600 người. Tin báo đi về loại vũ khi lợi hại có một không hai này nhanh chóng lan đi khắp nước Nhật. Chẳng bao lâu sau, tại các kinh thành lớn đã xuất hiện những người thợ làm súng mutke giỏi. Cách Osaka không xa, tại kinh thành nhỏ bé ven biển là Sankai, người ta đã tổ chức được cách sản xuất hàng lọat. Nobunaga Oda đã trang bị cho các đạo quân của mình lọai súng này, khi ông mở cuộc hành quân nhằm chấm dứt các cuộc thanh toán lẫn nhau thuộc thời các tỉnh phân tranh và thống nhất NB. Thắng lợi của biện pháp này đã vượt mọi mong chờ trong cuộc chiến quyết định tại Nagashino, 3000 lính được vũ trang bằng súng mutke của ông đã phát hỏa hàng loạt hết sức chính xác, hạ thủ được cả một đạo kị binh. Bài học mạnh đến mức những người kế nhiệm Oda là Toyotomi hideyoshi và Ieyashu Tokugawa đã đánh giá rất cao loại vũ khí này. Họ cho rằng nhờ nó mà đã đạt được những thắng lợi lớn lao trong việc kế tục sự nghiệp của Nobunaga và đưa nước Nhật đến sự thống nhất toàn vẹn.

                                                              Vậy là vũ khí phát hỏa đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật. Dẫu thế nó cũng chẳng bao giờ chiếm được ưu thế trong quân sự. Những chiến binh có tiếng vẫn thường cố gắng tìm cách tránh dùng chúng trong binh nghiệp của mình. Cũng dễ hiểu: đánh nhau dùng súng này là trái ngược với bản chất võ sĩ đạo. Theo tinh thần này, người ta phải tiến đến trước mặt kẻ thù và việc thắng thua, do vậy cũng rõ ràng. Sử dụng những cây súng xưa đã biến họ thành những kẻ đánh lén hoặc đánh ồ ạt. Vô hình chung nghệ thuật võ sĩ bị loại xuống thứ hạng yếu. Do đó, ở Nhật người ta không chủ trương hoàn thiện loại vũ khí lợi hại này.

                                                            • #88169
                                                              mizuha
                                                              Participant

                                                                NGHỆ THUẬT KENJUTSU

                                                                Như ta đã biết, samurai coi nghệ thuật kenjutsu là nghệ thuật cao cường, tuyệt đại đa số trường hợp thắng lợi là do tài sử dụng vũ khí hoàn thiện, đánh giá tình thế tỉnh táo, phản ứng chớp nhoáng và ra đòn chính xác, chứ không phải là tấn công thô bạo. Mục đích của nghệ thuật kenjutsu này là ở chỗ đoạt thắng lợi bằng đòn chớp nhoáng để giải quyết cuộc tấn công của đối thủ với một nhát chém cổ hoặc chọc thẳng sườn.

                                                                Samurai phải học nghệ thuật Kenjutsu từ bé và rèn giũa nó trong suốt cả cuộc đời bằng các buổi luyện tập hết sức gian khổ. Để đạt được sự hoàn thiện trong nghệ thuật chiến đấu ấy, samurai nào có điều kiện thì sau khi học xong những bài cơ bản thì đi học một trong vô số các trường công / tư được các võ sư Kenjutsu tài danh mở ra trên khắp nước Nhật. Việc dạy ở trường này bắt đầu ở việc nắm bắt cho giỏi các thế kiếm – nghĩa là trong bất cứ tư thế nào, ví dụ từ lúc đang qùy gối nhảy dựng lên đồng thời nắm chuôi kiếm chính xác và vung đúng tư thế chiến đấu.

                                                                Ngay từ khi còn là môn sinh dự bị, các bài học đã được phức tạp hóa rồi. Từ những bài dễ chuyển sang những bài khó trong thời gian rất ngắn, cho nên môn sinh chẳng những phải có tài phản ứng chớp nhóang, khéo léo, đánh chính xác mà còn phải nắm được khả năng biết rõ ý định của đối phương. Các chàng trai được đưa vào các bài tập dành cho người lớn rất sớm. Ở đây, thoạt tiên họ đấu với nhau bằng gậy gỗ, sau đó là kiếm cùn, cuối cùng là kiếm sắc. Trong giai đoạn này, samurai phải học được 16 đòn cơ bản của Kenjutsu: xuống, lên, thẳng cánh, lượn, chém… Chỉ khi nào môn sinh nắm chắc đường kiếm này, họ mới được phép bắt tay vào các bài tấn thoái khác nhau. Cuộc sống của samurai trên chiến địa, phụ thuộc vào những đường kiếm này.

                                                                Mức cao nhất trong tài nghệ Kenjutsu này là việc nghiên cứu thuật đánh song kiếm khi người chiến binh tương lai biểu diễn bằng các đường kiếm trong cuộc chiến đông người. Ở đây cần có môt tài năng tháo vát, mau lẹ như các nghệ sĩ nhào lộn. Rất nhiều samurai tỏ ra giỏi giang về nghệ thuật này. Nổi tiếng nhất có lẽ là Kami – ijumi Ishenokami Hidetsuna (1392-1490), người đặt ra môn Kenjutsu này. Người ta kể là ông đã một mình chọi với 16 đối thủ có vũ trang dáo dài, cuối cùng ông đã thắng hết.

                                                              • #88170
                                                                mizuha
                                                                Participant

                                                                  THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI SAMURAI

                                                                  Vào năm 1672, thời của Shingunate Tokugawa (1603-1867) ở Nhật xuất hiện một cuốn sách có tên là Onna Daigaku, tức là lời răn cao cả đối với đàn bà. Tác phẩm cơ bản này được người ta cho là của Yokiken Kaibara(1630-1714), ghi lại lối sống lí tưởng của người phụ nữ Nhật trong suốt mấy trăm năm.

                                                                  Đây là một số dòng được ghi trong cuốn sách:

                                                                  “Người đàn bà không nhìn nhận một đấng quân vương nào chính đáng. Cho nên họ phải coi chồng mình như là vị chủ và phải phục vụ với tất cả lòng tôn kính”.

                                                                  “Nghĩa vụ cao cả vĩnh viễn của người vợ là phục tùng”.

                                                                  “Là người vợ thì không bao giờ được ngơi tay làm việc, phải luôn giữ nguyên lối sống của mình. Buổi sáng dậy sớm trước tất cả mọi người, buổi tối nghỉ sau tất cả”.

                                                                  “Người vợ bao giờ cũng phải làm việc như con ở. Không bao giờ được đẩy bất cứ việc gì cho người khác. Phải lo may đồ cho bố mẹ chồng, nấu ăn cho họ, phải tuyệt đối phục tùng chồng. Phải giặt giũ, sắm sửa quần áo cho chồng, phải nuôi con, thu vén mọi thứ cho chồng”.

                                                                  “người vợ làm được như vậy thì đời sống người vơ sẽ được ấm êm, lâu bền, gia đình hòa thuận”.

                                                                  Nói tóm lại người vợ của samurai phải là người chịu đựng, can đảm, trung hậu, tuyệt đối phục tùng chồng..

                                                                  Nhiều người trong chúng ta cho đó là cuộc sống buồn thảm, cơ cực. Nhưng bản thân những người vợ của samurai lại không nghĩ như vậy. Vả lại thế giới của họ từ tấm bé đã đóng khung trong nhà, quanh quẩn với gia đình. Nhưng ở đó họ không hề bị hắt hủi mà lại rất được tin cẩn và qúy mến. Kỳ thực, những cô vợ của samurai là những người sinh trưởng trong gia đình samurai. Như vậy có nghĩa là cả cuộc đời họ đã gắn bó với lối sống võ sĩ đạo và chuẩn bị làm vợ, làm mẹ cũng trên tinh thần như vậy và coi đó là tương lai duy nhất của mình.

                                                                  Cũng không nên nghĩ rằng, việc giáo dục một người con gái chỉ đóng khung trong đức tính nhẫn nhục, như lời ghi trong Onna Daigaku. Ngược lại, người vợ của samurai từ tấm bé đã được học cách sử dụng vũ khí với các anh em trong nhà. Bởi gặp trường hợp cần thiết, họ cũng cần cầm vũ khí để bảo vệ gia đình và ngôi nhà của mình. Do đó từ nhỏ các cô gái đã học cách sử dụng thương yari, bằng mâu Naghinata, dao găm utine. Và đoản kiếm kaiken là thứ từ nhỏ những người con gái Nhật luôn mang theo bên người.

                                                                  Không chỉ samurai mà cả những người vợ của họ cũng được dạy cho thái độ cảm tử, coi thường cái chết. Chính tinh thần và tính cách ấy nói lên mức độ thuần túy của những người đàn bà Nhật ra sao. Nếu họ bị ức hiếp hay một sự nhục nhã mà cần bảo toàn danh dự thì thường họ không hề ngần ngại mà rút kiếm ngắn trong người ra tự sát.

                                                                  SEPPUKO (HARAKIRI) – CUỘC HÀNH TRÌNH VỀ BÊN KIA THẾ GIỚI

                                                                  Năm 1333, thời đại đầu tiên của chính quyền Kamakura đã kết thúc bi thảm. Khi các kẻ bạo loạn xông vào kinh thành thì các nhà nổ lửa đùng đùng. Những người bảo vệ Kamakura rút lui về nghĩa địa thuộc đền Toshyo. Tại đó, để tránh nhục shogun, gia đình, họ hàng ông ta cùng 800 thuộc hạ trung thành đã rút đoản kiếm lần lượt tự rạch bụng tự sát. Cuộc tự sát tập thể này chứng minh về sự thay đổi sâu sắc diễn biến trong nhân sinh samurai sau nửa thế kỉ họ thống trị.

                                                                  Trong các phẩm giá truyền thống của samurai như trung thành, dũng cảm, khiêm tốn, thắng thắn, ta còn thấy thêm cái gì đó mới mẻ, ác liệt, đó chính là sự phủ nhận sự sống và hướng về cái chết trong hòan cảnh bị hạ nhục. Sự lãnh đạm tuyệt đối và lòng tin chắc nịch về cái chết nhẹ tựa lông hồng là một biểu hiện cao đạo của samurai.

                                                                  Thái độ đối với sự sống và cái chết này xét cho cùng đã là điều được ghi trong kỉ cương của võ sĩ đạo mà một trong những nhà tư tưởng của samurai đã đưa lên thành đạo đức mới với công thức được nhắc đi nhắc lại nhiều lần:

                                                                  “Võ sĩ đạo có nghĩa là con đường chết. Khi phải lựa chọn giữa hai con đường thì hãy chọn con đường dẫn đến cái chết.”

                                                                  Việc tự sát đối với samurai đã biến thành nghĩa vụ danh dự. Chúng ta từng biết đến những sự kiện bi thảm về Kamakura: sau khi bị thất bại mà bị bắt làm tù binh là một sự nhục nhã ghê gớm, do vậy nhiều samurai ở cấp bậc cao đã tự sát.

                                                                  Samurai tự sát không phải chỉ để rửa nhục cá nhân, mà còn có lý do khác. Hãy nhớ lại kỉ cương của võ sĩ đạo coi lòng trung thành của samurai đối với chủ soái bao giờ cũng là phẩm giá chủ yếu. Nhiều samurai, nhất là những ai trung thành với daimio của mình, vẫn cho rằng nghĩa vụ đòi hỏi cái chết vì chủ soái. Do vậy nhiều khi sau cái chết của các samurai bề trên thì những tôi trung cũng tình nguyện chết theo làm cho NB luôn bị chìm trong làn sóng tự sát. Nhiều khi hiện tượng này như dịch bệnh tràn lan. Nó khiến cho chính phủ shogun, bakufu phải ban lệnh cấm tự sát.

                                                                  Nguyên nhân tự sát thứ ba gắn với nhận thức nghĩa vụ. Có khi samurai rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo lý hết sức phức tạp. Một mặt, samurai không được chống đối chủ soái của mình. Nhưng mặt khác, nếu chủ súy thực hiện việc gì đó không đích đáng, thiếu nghĩa hiệp mà samurai không thể bịt mắt làm ngơ được. Trong tình trạng như thế samurai phải làm thế nào? Họ giải quyết bằng cách tự sát công khai. Đó là lý do có tính thuyết phục hơn hết. Bởi tự sát như tín hiệu phản kháng, công khai lên án những hành vi của chủ soái. Nhiều khi hành vi này buộc bề trên xem xét lại.

                                                                  Tất nhiên cái chết trước lưỡi rìu đao phủ là vô cùng nhục nhã với samurai. Do đó trước khi hành hình, các samurai được phép tự sát ngay trong khi làm lễ hành hình. Người ta cho là như vậy – trước mắt những người cao cấp – coi như chuộc lại lỗi lầm và danh dự của samurai.

                                                                  Mãi đến năm 1868, chưa có một người ngoại quốc nào được chứng kiến tận mắt nghi lễ này. Nhưng không lâu sau khi Thiên hoàng khôi phục được trọn vẹn quyền binh, đại diện của các sứ quán ngoại quốc đã được mời chứng kiến nghi lễ harakiri của một sĩ quan Nhật. Ông này đã làm nhục quốc thể khi anh ta bắn vào các trú khu của ngoại kiều tại Hiogo.

                                                                  Một trong những chứng nhân này là đệ nhị tham vụ sứ quán Anh tại Nhật Bản. Ông đã mô tả đầy đủ chi tiết về sự kiện này trong tác phẩm “ Những chuyện kể về cố đô Nhật Bản”

                                                                  Người lãnh án là Taki Zenzaburou, một võ quan của hoàng thân Bizen, và buổi lễ tự xử do đích thân Thiên hoàng xuống chiếu thi hành, được tổ chức vào lúc 10h30 tối tại đền Seifuku, tổng hành dinh của binh đội Satsuma đóng tại Hiogo. Bảy rnhân chứng đại diện cho các phái bộ ngoại quốc có mặt.

                                                                  Sân đền đầy binh lính đứng thành nhóm, quanh các đống lửa lớn. Bảy người nước ngoài được đưa vào phòng đợi, một lúc sau, thống đốc hạt Hiogo bước vào, ghi tên các vị đại diện rồi thông báo cho họ biết có 7 nhân chứng tham dự nhân danh thiên hoàng. Sau đó ít phút, họ được mời tháp tùng bảy nhân chứng Nhật Bản bước vào chánh điện, nơi cử hành nghi lễ.

                                                                  Sau ít phút, Taki Zenzaburou khoác lễ phục có hai cánh áo đặc biệt may bằng vải sợ gai, chỉ mặc trong các dịp trọng đại bước vào. Cùng đi với ông là một kaishaku và 3 sĩ quan, họ khoác Jimbaori với cổ và tay áo dệt bằng vải kim sắc.

                                                                  Từ kaishaku không đồng nghĩa với từ “đao phủ”. NgườI giữ chức trách này là 1 bậc chính nhân quân tử. Trong nhiều trường hợp, chức trách này do một người bà con hay bằng hữu của kẻ thọ hình đảm đương. Trong trường hợp đây, vị kaishaku này là một đồ đệ của Zenzaburou, được các thân hữu của ông chọn ra trong đám họ do tài năng kiếm thuật của anh ta.

                                                                  Với người kaishaku hộ tống bên tay trái, Zenzaburou khoan thai tiến đến trước mặt các nhân chứng Nhật Bản, hai người cúi đầu thi lễ rồi cũng thi lễ với các nhân chứng ngoại quốc. Cả hai nhóm nhân chứng đều trịnh trọng đáp lễ.

                                                                  Thong thả và rất mực đĩnh đạt, người thọ hình leo lên bục, phủ phục trước bàn thờ chính 2 lượt, ngồi vào thế tĩnh toạ theo kiểu Nhật, đầu gối và các ngón chân chạm đất, thân mình tựa trên hai gót chân – một vị thế mà ông duy trì cho đến lúc chết, lưng quay về phía bàn thờ chính. Viên kaishaku ngồi bên trái ông.

                                                                  Một vị sĩ quan tiến tới cái giá – kiểu giá đựng các của tế lễ trong đền chùa. Trên giá, bọc trong giấy là một thanh Wakizashi, một loại đoản kiếm hay dao găm của người Nhật, dài 24 cm, mũi và lưỡi bén như dao cạo. Ông phủ phục, trao đoản kiếm cho người thọ hình. Người này kính cẩn tiếp kiếm, 2 tay nâng lên ngang đầu, rồi đưa kiếm ra trước mặt.

                                                                  Sau động tác cúi đầu và lời thú tội, người thọ hình buông cho phần trên y phục trôi xuống phía thắt lưng, trong tư thế mình trần đến rốn. Thật cẩn trọng, ông quấn hai tay áo xuống phía dưới đầu gối để giữ cho mình khỏi bị té ngửa, vì một bậc quân tử mã thượng Nhật Bản cần phải chết ở tư thế ngã sấp.

                                                                  Ông nâng kiếm lên trước mặt, trong khoảnh khắc, dường như ông ta tập trung tư tưởng lần cuối cùng, thế rồi ông thọc sâu đoản kiếm vào bụng, phía dưới thắt lưng, ông chậm rãi rạch kiếm suốt qua bên phải, xoáy kiếm giữa chừng vết thương, khẽ vạch lên trên. Suốt lúc thực hiện động tác đau đớn đó, ông tuyệt nhiên không hề động đậy lấy một bắp thịt trên mặt.

                                                                  Khi rút lưỡi kiếm ra, ông nghiêng người tới trước và lần đầu tiên, một nét đau đớn thoáng qua khuôn mặt, nhưng ông không thốt lên tiếng nào. Ngay lúc đó, kaishaku, kẻ trong suốt thời gian qua vẫn nép người bên cạnh ông và theo dõi nhất cử nhất động của ông, đứng bật lên, trụ yên thanh kiếm giữa thinh không khoảng một giây đồng hồ, rồi lưỡI kiếm loé lên như ánh chớp, một tiếng “phụp” nặng nề, dễ sợ vang lên, theo sau là tiếng rơi. Một nhát kếm đã chấm dứt cơn đau đớn, cái đầu lìa khỏi cổ.

                                                                  Viên kaishaku rạp người thi lễ, lau kiếm bằng một miếng giấy mà anh đã chuẩn bị sẵn và rời khỏi bục. Thanh kiếm dính máu được trịnh trọng mang đi – một bằng chứng đẫm máu của một cuộc xử quyết.

                                                                  Loạt bài Samurai xin được phép kết thúc tại đây (Theo ý kiến riêng của tôi, nhưng ko biết có bạn nào cần hỏi thêm thông tin gì ko ạ ?). Bài sau sẽ đề cập đến “Vai trò của giấy trong xã hội Nhật Bản”

                                                                • #88171
                                                                  mizuha
                                                                  Participant

                                                                    BÙA HÊN

                                                                    Crane (hạc giấy)

                                                                    Chắc hẳn các bạn ai cũng đã biết qua câu chuyện tình 1000 con hạc giấy. Nhưng đây mới là câu chuyện thật ở nước Nhật về cô bé Sadako và sự ra đời của hạc giấy nổi tiếng khắp thế giới.

                                                                    Câu chuyện của Sadako

                                                                    Sadako sinh năm 1943. Sadako chỉ mới 2 tuổi khi trái bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima, nước Nhật, vào ngày 6/8/1945. Khi lớn lên, Sadako là một cô bé mạnh mẽ và dũng cảm, cô còn đam mê thể thao. Vào năm 1955, khi cô 11 tuổi, trong một lần tập dượt cho một cua chạy đua lớn, Sadako bỗng thấy chóng mặt và ngất đi. Sadako đã bị nhiêm chứng bệnh Leukemia, một chứng bệnh gây ra bởi bom nguyên tử. Bạn thân của Sadako kể cho cô nghe về truyền thuyết Nhật Bản là ai mà xếp được 1000 con hạc giấy sẽ được một điều ước. Sadako cầu mong thượng đế sẽ ban cho cô một điều ước để cô có thể trở nên khỏe mạnh để Sadako có thể chạy trở lại. Sadako bắt đầu xếp hạc và làm xong hơn 1000 con hạc giấy trước khi qua đời vào ngày 25/10/1955, khi cô chỉ mới 12 tuổi. Mặc dù bệnh tật nhưng Sadako không bao giờ chịu bỏ cuộc. Cô cứ tiếp tục làm hạc đến ngày cô chết. Cảm thương bởi lòng dũng cảm và sức mạnh của cô, bạn bè Sadako đã đăng thành một quyển sách về những bức thư mà Sadako đã viết. Họ cũng có mong muốn là sẽ có thể xây lên một đài tưởng niệm Sadako và những đứa trẻ đã chết trong trận bom nguyên tử ngày trước. Những người trẻ tuổi, thanh thiếu niên trên toàn nước Nhật đã quyên góp tiền để xây lên đài tưởng niệm. Năm 1958, một tượng đài của Sadako giơ lên cao một con hạc vàng đã được xây lên, hoàn thành và ra mắt ở Công viên Hòa Bình Hiroshima (Hiroshima Peace Park). Trẻ em cũng thường ước nguyện điều ước mà đã được khắc ở dưới chân bức tượng “Đây là tiếng khóc của chúng tôi, đây là lời cầu nguyện của chúng tôi, Hòa bình trên toàn thế giới”. Ngày nay, mọi người trên toàn cầu vẫn xếp hạc và gửi chúng đến tượng đài Sadako ở Hiroshima.

                                                                    Chính vì câu chuyện ở trên, hạc giấy trở thành biểu tượng của hòa bình và may mắn không chỉ ở Nhật và cho tất cả mọi người.

                                                                    [http://www.sadako.org/gif/statue2.g…]

                                                                    [http://www.nakashima.co.jp/pacific/…]

                                                                    MANEKI NEKO (mèo mờI khách)

                                                                    Những chú mèo ngồI trên những trong những cửa sổ bày hàng, trên các quầy rượu và những khu thương mạI khác,vẫy tay chào khách. Khi đưa tay phảI lên là chú mờI gọI thần tài, tay trái là mờI khách

                                                                    Một số con có nhiều màu khác nhau để cho bạn được may mắn hơn. Nhưng phổ biến nhất là loài mèo tam thể ( tri – color ). Theo như các nghiên cứu về di truyền học thì tỉ lệ mèo tam thể đực rất ít. Chính vì vậy mà mèo tam thể được coi là biểu tượng đem lại may mắn, nhất là đối với những người làm nghề thuỷ thủ. Ngoài ra còn có maneki neko màu trắng ( biểu thị sự tinh khiết ) maneki neko màu đen ( xua đuổi tà ma ) màu vàng ( biểu hiện của tiền bạc) màu đỏ ( biểu hiện của sự hiếu khách, tình yêu ).

                                                                    Trên cổ mỗi con maneki neko đều có một cái dây nhỏ và một cái chuông. Điều này có từ thời Edo ( 1603 – 1868 ) vì khi đó mèo là một con vật nuôi khá đắt tiền. Các quý bà thường đeo chuông vào cổ mèo để giữ cho nó khỏi chạy mất.

                                                                    Ở Nhật, có một số truyền thuyết lý giải về nguồn gốc của chú mèo Maneki. Trong số 7 truyền thuyết về chú mèo Maneki Neko, xin giới thiệu cho bạn 3 truyền thuyết nổi tiếng nhất.

                                                                    Truyền thuyết về đền thờ “Goutokuji”

                                                                    Vào đầu thời kỳ Edo (thế kỷ thứ 17), có một ngôi đền đổ nát ở Setagaya, phía Tây Tokyo. Vị trụ trì ở đây nuôi một chú mèo, tên là Tama, thỉnh thoảng ông lại than thở với Tama về tình cảnh nghèo khổ của mình :” Tama, mặc dù nghèo khổ nhưng tao vẫn nuôi mày, thế nên mày có thể làm gì cho ngôi đền này được ko?”. Một ngày nọ, Naotaka Ji – tướng công của cùng Hikone (phía Tây của Nhật bản gần Kyoto) mắc mưa gần ngôi đền trên đường đi săn về. Trong khi đang tránh mưa dưới một gốc cây lớn trước cổng đền, Naokata nhận ra rằng có một chú mèo đang mời ông bước vào cổng đền. Và ngay khi ông rồi khỏi cây theo lời mời gọi của chú mèo, cái cây đã bị sét đánh đổ. Mạng sống của Naotaka đã được chú mèo Tama cứu sống. Tình cờ như thế. Naokata trở nên than thiết với người trụ trì. Và ngôi đền đổ nát được chỉ định là ngôi đền của gia đình Ii và đổi tên nó là Goutokuji. Đền Goutokuji trở nên thịnh vượng từ lúc Ii trở về sau. Chú mèo Tama đã cứu sống Naokata khỏi sấm sét, và cứu ngôi đền thoát khỏi tình trạng nghèo khó lúc đó. Sau khi Tama chết, nó được chôn ở nghĩa trang cho mèo trong đền Goutokuji và chú mèo Maneki đã được tạo ra để nhớ đến công của Tama

                                                                    Truyền thuyết về cô gái “Usugumo” ở “Yhoshiwara”

                                                                    Vào thời kỳ Edo, có một số nơi giải trí dành cho đàn ông gọi là Yuukaku là nơi có nhiều nhà giải trí theo kiểu Nhật, và một trong những khu vực nổi tiếng đó là Yosiwara ở phía đông Tokyo. Nói đại khái thì có hai loại phụ nữ làm việc ở đó để làm bạn với khách, một là người nữ chiêu đãi một cách chuyên nghiệp được huấn luyện để đánh đàn và nhảy múa được gọi là geisha, và người còn lại là làm gái gọi là Yuujo. Và nữ chiêu đãi cao nhất cho những tầng lớp giàu có nhất, đặc biệt được huấn luyện ở nhiều môn nghệ thuật được gọi một cách kính cẩn là Tayuu. Vào giữa thời đại Edo (thế kỷ 18), có một nữ Tayuu ở Yasiwara có tên là Usugumo. Cô nổi tiếng là người yêu mèo và luôn giữ con mèo bên cạnh mình bất kỳ lúc nào. Một đêm nọ, khi cô đang muốn đi toilet thì chú mèo của cô cứ làm phiền cô và kéo chiếc dây quấn quanh váy của cô. Mặc dù cô cố gắng đuổi nó đi nhưng con mèo vẫn ko ngừng quậy phá. Quá lo lắng vì hành động của chú mèo, Usugumo kêu cứu, và người chủ căn nàh đã vội vàng chặt đứt đầu chú mèo bằng thanh kiếm của mình vì nghi ngờ rằng đó là con mèo ma quái. Sau khi đầu chú mèo rời khỏi cổ trong khi đang cắn và giết một con rắn lớn đang nhắm vào Usugumo ở đó. Chú mèo đã hy sinh bản thân mình để cứu sống chủ. Usugumo đã than khóc vì lỗi giết nhầm chú mèo yêu quý của mình. Để an ủi cô, một trong những người khách của cô đã tặng cô một bức tượng làm bằng cây quế. Và bức tượng đó chính là nguồn gốc của chú mèo Maneki Neko.

                                                                    Truyền thuyết về bà già ở “Imado”

                                                                    Vào cuối thời đại Edo (thế kỷ 19), có một bà già sống ở Imado, phía đông Tokyo. Bà nuôi một chú mèo, nhưng vì quá nghèo khổ nên bà ko thể giữ nó được. Vì thế bà nói với vhú mèo rằng: “Bà xin lỗi, bà phải bỏ con trong hoàn cảnh nghèo khổ như thế này”. Vào một đêm nọ, con mèo hiện lên trong giấc mơ của bà và nói “Bà hãy làm bức tượng hình của con. Nó se~ mang lại may mắn cho bà đấy”. Khi bà lão làm tượng con mèo, nhiều khách hàng ghé đến và mua chúng và bà có thể để dành tiền. Những bức tượng hình con mèo đã giải phóng bà khỏi sự nghèo khổ chính là nguồn gốc của chú mèo Maneki Neko.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    O – TAFUKU

                                                                    Bùa này ngườI ta tin rằng sẽ trừ tà và tai họa, đem lạI nhiều may mắn. Bà còn có tên là ofuku_san hoặc okame. Khi bà ngồI gần Fukusuke, hai vị sẽ mang lạI hạnh phúc cho các cặp vợ chồng

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    FUKUSUKE

                                                                    Vị thần lùn đầu to này là thần tài. Tóc ngài được búi trên đầu. Ngài mặc bộ kamishimo (sắc phục của giớI samurai và lễ phục của giớI bình dân vào thờI Edo) mặt và tai ngài thật to. Giái tai to là dấu hiệu của sự giàu có.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    HELLO KITTY

                                                                    Bùa hên cho các cô lấy cảm hứng từ một con mèo được ưa thích. Điện thờ Togo ở quận Harajuko tạI Tokyo là nơi đầu tiên bán bùa này cách đây gần 20 năm

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    BÚP BÊ DARUMA

                                                                    Búp bê Daruma là hình ảnh của Đức Bồ Đề Đạt Ma, ngườI sáng lập phái Thiền tông tạI Trung Quốc. Dù bạn có làm ngài ngã bao nhiêu lần đi nữa, ngài sẽ ngồI dậy ngay lập tức, vì thế Daruma chỉ sự kiên trì và bền trí. Do đó, ngườI ta tin rằng búp bê này mang lạI lợI lộc, thắng cử, thi đậu.

                                                                    Không chỉ đem lại phước lộc mà doll Daruma còn là biểu tượng và cách người Nhật Bản theo dõi thành tích của mình. Khi mua doll Doruma về, Daruma sẽ không có mắt, khi người mua đạt được thành tích nào đó, họ sẽ dán một con mắt của Daruma lên. Mỗi Daruma doll tượng trưng cho hai thành tích. Đó là lí do tại sao có nhiều gia đình Nhật Bản “sưu tầm” Daruma doll, đơn giản vì họ muốn giữ lại “bằng chứng” cho những gì mình đạt được trong một năm. Đa số người Nhật sử dụng Daruma bằng đá, để có thể vẽ con mắt vào thay vì dán lên. Như thế sẽ dễ xóa đi mà không cần phải mua Daruma doll khác (tốn tiền). Doll Daruma cũng rất nổi tiếng nên được sử dụng để làm lật đật, búp bê, người trông nom linh hồn (truyền thuyết)…

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    HIME DARUMA

                                                                    Nếu được tặng một trong những con búp bê này trong dịp sinh nhật của mình, các cô gái tin rằng mình sẽ lấy chồng trong vòng 2 năm.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    SENDAI SHIRO

                                                                    Ở vùng tohoku, miền Bắc Nhật Bản, hầu như ai cũng thích Sendai Shiro vì tin rằng ngài đem đến tài lộc. Quả đã có nhân vật như thế, sinh tạI Sendai vào cuốI thờI Edo. Tục truyền rằng hễ ngài vào tiệm nào là tiệm đó phát đạt, vì thế ai cũng thích ngài đến.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    CON LỬNG

                                                                    NgườI bình dân tin rằng ngườI cầm tinh con lửng thì hay thèm rượu. Vì thế, những quán rượu thường đặt một tượng con lửng ở cửa ra vào.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    ThờI xưa ngườI ta thường cúng ngựa cho đền chùa khi họ muốn xin một việc quan trọng. Tục này đổI thành tục vẽ hình ngựa trên một mảnh gỗ rồI đem cúng (mảnh gỗ tượng trưng cho chuồng ngựa).

                                                                    Hình dưới đây là cảnh những mảnh gỗ được sắp xếp ở những ngôi chùa.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    BILLIKEN

                                                                    Gã tí hon này nổI tiếng ngay lập tức sau khi Mĩ đến Nhật vào năm 1911. NgườI ta nói rằng nếu bạn gãi lòng bàn chân của anh ta trong khi nói một điều ước, bạn sẽ được toạI nguyện.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    MŨI TÊN HAMAYA

                                                                    NgườI ta cho rằng mũi tên này có nhiều công dụng như trừ tà và hộ trì gia đạo. Nhiều ngườI mua những mũi tên này khi đi lễ vào dịp đầu năm.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                    CHÓ HARIKO

                                                                    Chó thường rất mắn đẻ. Điều này giảI thích tạI sao con chó này là bùa hên cho phụ nữ đang mang thai tạI Nhật. Chó hariko còn tượng trưng cho hi vọng cháu bé sẽ được hộ trì, lớn lên mạnh khoẻ.

                                                                    [http://www2.accvn.net/board/uploads…]

                                                                  • #88172
                                                                    mizuha
                                                                    Participant

                                                                      Sắp goodbye với cái nick này rồi, thế là ko được onl hàng tuần nữa gòi, buồn wé…

                                                                      ẨM THỰC NHẬT BẢN

                                                                      -Người ta nói rằng người Nhật “ăn bằng mắt”. Thật vậy, thức ăn của người Nhật luôn được trình bày để làm vui mắt và kích thích sự thèm ăn. Họ dùng nhiều loại đĩa bát với đủ mọi hình dáng khác nhau từ trước khi người phương Tây vượt qua được cái giới hạn chặt chẽ của mình với các loại đĩa tròn .Về hương vị và trên hết là phong cách trình bày, nó phản ánh tính cách và văn hóa người Nhật.

                                                                      1/ Mì

                                                                      -Mặc dù gạo là nguồn tinh bột chính, nhưng người Nhật lại thích ăn mì hơn. Họ có rất nhiều loại mì khác nhau, từ loại udon to dày xù xù

                                                                      [http://www.guiamiguelin.com/japon/u…]

                                                                      đến loại soba nhỏ xíu như tơ.

                                                                      [http://kk.kyodo.co.jp/pr/juon/sanch…]

                                                                      Soba vẫn thỉnh thoảng được ăn nguội, dầm trong nước tương cùng vài cọng hành chẻ điểm xuyết trong tô. Ngoài ra trong những lễ hội ăn uống, còn có món mì nước độc nhất vô nhị. Mì nước được đổ vào máng tre để những người ăn đói ngấu dùng đũa vừa gắp vừa húp những sợi mì khi chúng chảy qua.

                                                                      2/ Rau củ

                                                                      -Rau củ Nhật Bản gần giống với rau củ châu Âu và châu Á. Chúng bao gồm loại lấy lá như rau chân vịt, lấy quả như cà tím, loại lấy hoa, lấy thân, lấy rễ. Có nhiều loại xa lạ với người phương Tây như fuki (khoai môn), daikon (1 loại củ cải) và thậm chí cả lá cây hoa cúc. Daikon xắt mỏng được coi là món ăn độc đáo của người Nhật, được ngâm chua hay để trang trí thức ăn.

                                                                      -Một loại củ chứa tinh bột khác thường và được yêu thích là konyakku. Người ta cho là nó xuất xứ từ Indonesia và ngày nay được trồng tại 1 số vùng ở Nhật Bản. Konyakku được ăn sống, luộc hay làm thành bột. Mặc dù giá khá cao nhưng nó rất được ưa thích.

                                                                      -Yam-1 một món ăn mà người Nhật gọi là “khoai tây núi”.

                                                                      [http://www.ncsweetpotatoes.com/imag…]

                                                                      Yam rất hay xuất hiện trong các bữa ăn, chúng thường được nướng trong lò hay hấp lên.

                                                                      3/ Cá

                                                                      Ăn cá là niềm đam mê của người Nhật. Hầu hết người Nhật đều biết 1 thứ có thể gọi là thời gian biểu ăn cá: Khi nào thì ăn cá hồi sông, khi nào thì ăn cá hồi biển, khi nào thì ăn cá ngừ đại dương. Vì thế mà họ có rất nhiều món ăn chế biến từ cá. Những con cá nướng trên khay kim loại gọi là teppan, cá luộc trong nước tương, bánh cá và cá viên. Cá khô và cá ướp bonito (katshuo-bushi) thường dùng trong món súp miso (tương đậu nành sệt) và cá lạng thành miếng mỏng dùng để tô điểm cho món ăn. Món gia vị nổi tiếng nhất là món nước chấm đậm đặc làm từ cá luộc.

                                                                      -Người Nhật thích món cá sống, sasimi,

                                                                      [http://www.oodate.or.jp/user/shimod…]

                                                                      một món cao lương mĩ vị đắt tiền được dùng như món khai vị, dùng với wasabi,

                                                                      [http://www.bkkmenu.com/news/img/was…]

                                                                      một loại mù tạt hăng xè của Nhật Bản, cộng thêm cả những lát gừng thái mỏng nữa.

                                                                      4/ Hải sản khác

                                                                      -Ngoài cá, người Nhật còn ăn các loại hải sản khác nữa, trong đó có rong biển. Rong biển là nguồn cung cấp chính các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trong thực đơn hàng ngày của họ. Lươn cũng là 1 loại thức ăn đặc biệt. Kabayaki (lươn nướng) là món ăn khoái khẩu.

                                                                      [http://www.habi.ne.jp/fujita/kabaya…]

                                                                      Đầu tiên lươn được hấp chín rồi đêm nướng vàng và đặt trên mâm cơm. Người Nhật còn gọi tôm panda là tôm anh đào vì màu sắc hồng nhạt của nó.

                                                                      5/ Thịt

                                                                      -Thịt lợn được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua ngả Triều Tiên, và những món thịt lợn ngon nhất vì thế đều ở phía nam. Họ có món sườn lợn (tonkatsu) và nhiều món khác, nhưng thường thì thịt lợn không xuất hiện trong thực đơn chính ở Nhật Bản.

                                                                      -Người Nhật chỉ ăn thịt bò như 1 món đặc biệt. Sukiyaki, những miếng thịt mỏng nấu với rau được ăn trước bữa tối là 1 món như vậy. Họ đã sáng chế món thịt bò kobe cho những khẩu vị đặc biệt của họ. Những con bò được vỗ béo và xoa bóp làm cho mỡ tản đều trong bắp thịt. Khi nấu chín, những hạt mỡ vón lại nằm rải rác khắp miếng thịt. Thịt bò kobe có lẽ là thứ thịt bò đắt nhất thế giới.

                                                                      -Thịt hươu là 1 trong những món khá khác thường của Nhật Bản. Người ta cho rằng loại hươu ngon nhất là ở Hokkaido, nơi hươu nai ăn những loại cỏ có tính thảo dược. Người Nhật cũng khoái khẩu món thịt ngựa. Giống như người Đức hay người Pháp, người Nhật thích hương vị và sớ thịt khác lạ của món thịt ngựa. Thỉnh thoảng họ còn ăn thịt ngựa sống như món sashimi

                                                                      6/ Trứng

                                                                      -Người Nhật có cách riêng của họ trong cách chế biến trứng. Chawan-mushi

                                                                      [http://www.otsumami-land.com/images…]

                                                                      nghĩa đen là “hấp cách thủy”) là món trứng đánh với gia vị rồi đem hấp. Trong các thành phố, các okonomiya (cửa hiệu trứng ốp-lếp) cung cấp cho khách ăn 1 thực đơn hoa cả mắt về các món ốp-lếp.

                                                                      7/ Tofu-Đậu phụ

                                                                      -Khi những người theo đạo Phật hạn chế ăn thịt thì đậu nành-1 loại thực phẩm có chứa nhiều đạm thực vật-trở thành 1 món ăn phổ biến. Tofu (đậu phụ,tàu hủ) là món ăn được phổ biến rộng rãi khắp nước Nhật.

                                                                      [http://www.bob-an.com/recipe/dailyj…]

                                                                      Đậu phụ được ăn nguội hoặc ăn nóng, nó cũng có thể được chế biến như món nước uống hay thức ăn, như món ăn với cơm hoặc món ăn tráng miệng, bữa ăn của người Nhật sẽ ko thành bữa ăn nếu ko có món đậu phụ.

                                                                      -Làm đậu phụ đã trở thành nghệ thuật của người Nhật. Các chùa chiền ganh đua nhau trong việc sáng chế ra các loại đậu phụ thượng hạng, và từ đó mà sinh ra thứ “đậu phụ mịn như lụa, tàu hủ non” của người Nhật. Một món khác thường được phục vụ trong các quán ăn là món “đậu nướng”, 1 miếng đậu nướng với nước chấm đặc và ngọt cùng một lát cá nướng đặt lên trên.

                                                                      8/ Shabu-Shabu và Tempura

                                                                      -Các món hầm nói chung được những người đi ngoài trời lạnh về thích ăn. Ở Nhật Bản cũng vậy, nhiều món hàm của Nhật được chế thêm tương. Họ gọi chúng là nimono. Có hàng trăm món hầm, tất cả đều ngon lành như món thịt kho tàu của người Hoa hay món gà nấu rượu của người Pháp. Người Nhật có 1 kiểu “nồi hầm” hay cái lẩu gọi là shabu-shabu, hay là cái “lục xục”. Từ này ko có nghĩa gì cả, nó chỉ là tiếng nước sôi lục xục, và người ta nhúng những miếng thịt và rau sống vào trong nước đó cho chín rồi ăn.

                                                                      -Tempura là tôm, cá, cà tím nhúng vào 1 loại bột đặc biệt rồi đem rán vàng. Người Nhật học món này từ người Bồ Đào Nha và thêm vào từ vựng ăn uống của họ 1 từ Bồ Đào Nha tempora (những món ăn đỡ miệng), rồi sau gọi chệch đi thành tempura. Người Bồ theo Công giáo kiêng thịt vào ngày thứ Sáu, vì thế họ gọi món cá tẩm bột chiên là “món ăn tạm”.

                                                                      9/ Đồ chua và gia vị thảo mộc

                                                                      -Các món ăn Nhật Bản có hương vị nhẹ nhàng, vì thế họ chế ra những món kích thích vị giác rất mạnh, đó là vô số các món đồ chua -tsukemono. Củ cải và dưa chuột muối chua-giòn tan, ngon lành, khác lạ, với 1 chút vị chua chua cay cay- để thêm vào cái cảm giác hoàn hảo cho các món ăn Nhật Bản. Những thảo mộc và gia vị của người Nhật rất gắt nhưng tinh tế, và chúng giữ 1 vai trò quan trọng trong nghệ thuật nấu nướng của người Nhật.

                                                                      10/Okonomiyaki

                                                                      Okonomiyaki, bánh xèo được bán rất khuya trong những quầy hàng như thế này.

                                                                      [http://www.greggman.com/japan/matsu…]

                                                                      Người bán hàng đốt cái chảo thật nóng rồi đổ bột vào, cho thêm gia vị rồi gấp nó lại. Rưới thêm 1 ít nước sốt và thế là thực khách đã có 1 chiếc bánh nóng bỏng ngon lành.

                                                                      11/ Sake

                                                                      -Sake là loại đồ uống có cồn chủ yếu ở Nhật Bản.

                                                                      [http://www.eatsushi.com/img/article…]

                                                                      Nó được làm từ gạo và được uống nóng, dù một vài loại Sake được uống lạnh. Ngày nay uống Sake lạnh đang được coi là mốt mới.

                                                                      [http://www.kadoyahonten.co.jp/items…]

                                                                      Một loại Sake ngọt-mirin được người ta uống thường xuyên. Nhiều loại đặc biệt như amazake, 1 loại Sake ngọt, và 1 loai khác có ngâm bộ vây cá ở trong.

                                                                      [http://www2.saganet.ne.jp/kappa/ama…]

                                                                    • #88173
                                                                      mizuha
                                                                      Participant

                                                                        SUSHI

                                                                        1/ Từ món ăn Sushi….

                                                                        -Nói đến ẩm thực Nhật Bản, món đầu tiên phải nhắc đến là Sushi. Vượt lên trên phạm vi 1 món ăn truyền thống, bên cạnh Sumo và Kimono, Sushi đã trở thành 1 trong 3 biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc.

                                                                        -Thật ngạc nhiên khi biết rằng món ăn mang phong vị Nhật Bản sâu sắc, có lịch sử từ hơn 1000 năm trước này, lại được chế biến từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và thân thuộc với người dân đảo quốc: Cá tươi sống và cơm.

                                                                        [http://www.globalgourmet.com/food/k…]

                                                                        -Vào khoảng thế kỉ thứ 7, cơm chỉ được dùng nén bên ngoài cá tươi để muối cá. Sau 2 tháng đến 1 năm là có thể lấy cá muối ra ăn. Sau này, công đoạn muối được rút ngắn bằng cách trộn dấm gạo với cơm và người ta bắt đầu phát hiện ra hương vị độc đáo của lớp cơm chua bên ngoài khi ăn kèm với cá. Bước nhảy của Sushi được thực hiện vào cuối thế kỉ 19, khi nghệ nhân Hanaya Yohei đến từ Ido Tokyo gói 1 lát cá tươi sống trong 1 lớp cơm chua tạo thành 1 món ăn nhanh phục vụ khách ngay tại quầy. Loại thức ăn này nhanh chóng trở thành 1 loại Sushi phổ biến nhưng như thế có nghĩa Sushi luôn có gỏi cá như nhiều người lầm tưởng. Chính xác nhất, Sushi là sự kết hợp giữa cơm chua và các thành phần gia vị khác.

                                                                        – Cơm chua là loại cơm rắn hơn 1 chút so với cơm nấu bình thường. Muốn vậy, cơm phải nấu bằng nước nóng với ít nước hơn và quan trọng nhất là cơm phải được làm nguội nhanh khi vừa chín tới bằng cách đảo qua đảo lại trong các thùng gỗ to, sau đó cơm đã nguội được tẩm với dấm gạo. Trong văn hóa Nhật Bản, Sushi được nâng lên 1 loại hình nghệ thuật vì cách bày biện của món ăn này cũng quan trọng như hương vị của nó. Các nghệ nhân làm Sushi ở các vùng khác nhau trên đất nước Nhật gói tay, cuốn hay đổ khuôn rồi cắt thành các lát vừa ăn bày biện trên các đĩa tạo ra nhiều màu sắc tự nhiên và các hình thù khác nhau ở giữa các lát cắt như hình con bướm, con chuồn chuồn, hay hình bông hoa. Mỗi nghệ nhân bày theo phong cách của riêng mình và họ phải mất nhiều năm trời khổ luyện công phu để sáng tạo ra các món Sushi “ngon từ mắt ngon đi”.

                                                                        [http://www.amnh.org/museum/food/ima…]

                                                                        2/……đến nghệ thuật nyotaimori

                                                                        -Một trong những đỉnh cao của nghệ thuật bày biện món ăn này là bữa tiệc nyotaimori. Tiếng Nhật, nyotaimori có nghĩa là “ cơ thể được trang điểm của 1 người đàn bà”. Các nghệ nhân sẽ bày những miếng Sushi trên khắp thân mình của người thiếu nữ (Geisha). Nói 1 cách đơn giản, vai trò của cô gái là làm chiếc khay sống đựng thức ăn. Trên thân thể cô gái, người ta bày những miếng cá tươi có lót cơm chua ở khắp những nơi nào có thể như ngực, bụng, chân…Những năm xa xưa, ở Nhật, các Geisha thực hành nyotaimori cũng như nghệ thuật viết chữ đẹp, nghi thức dùng trà hay chơi đàn dây samisen. Nói chung là rất được ca ngợi. Nyotaimori dưới con mắt của người yêu truyền thống, là sự biểu hiện của sự phục vụ đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.

                                                                        -Geisha được lựa chọn cho nyotaimori phải là những cô gái hết sức kiên nhẫn. Họ sẵn sàng và có đủ thể lực để nằm bất động tới 4 tiếng đồng hồ mặc cho thái độ của khách hàng có thế nào đi nữa. Ngay từ năm 16 tuổi, các cô đã được luyện tập hết sức khắt khe. Chúng ta hãy nghe lời kể của 1 trong những nghệ nhân nyotaimori về sự chuẩn bị cực kì công phu cho 1 bữa tiệc đặc biệt này.

                                                                        [http://membres.lycos.fr/isgtokyo/ac…]

                                                                        -Để chuẩn bị cho 1 bữa tiệc nyotaimori, Geisha phải dành hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ để tắm rửa 1 cách tỉ mỉ. Lông ở chân và nách phải được tỉa tót hoặc cạo thẩm mĩ. Không được sử dụng bất kì 1 xà phòng có mùi thơm nào để tắm. Lý do là ko được để ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn. Sau lần tắm nước nóng đầu tiên, Geisha được xát lên người 1 loại xà phòng đặc biệt và tất nhiên là nó cũng ko có mùi thơm. Tiếp theo, người ta dùng 1 túi vải đựng cám xát kĩ để tẩy bỏ lớp biểu bì chết của da. Sau đó là tắm nước nóng lần 2, rồi lại tắm 1 lượt nước lạnh để kết thúc. Mục đích của lần tắm nước lạnh là để tránh đổ mồ hôi. Vậy là xong! Vấn đề bây giờ là các nghệ nhân sẽ sắp món theo truyền thống của từng loại Sushi.

                                                                        -Có 1 qui định bất thành văn về cách sắp xếp trên cơ thể của Geisha. Chẳng hạn, cá trình sẽ được xếp trên các bộ phận kín của cô gái vì theo quan niệm của người Nhật, cá trình ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Cá hồi đặt ở vùng tim vì nó được xem như là thứ cung cấp sức mạnh cho người ăn….Tuy nhiên, đấy là cách sắp xếp ngày xưa thôi. Bây giờ thì đã khác. Người ta xếp Sushi chủ yếu là theo cách trang trí cho đẹp mắt ở từng bộ phận trên khắp cơ thể của Geisha. Mái tóc xõa ra, trải xung quanh đầu được phủ đầy hoa. Những quy định ước lệ về cách sắp xếp cũ hầu như đã bị mai một.

                                                                        -Mặc dù vẫn được ca tụng như là một trong những nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao của Nhật Bản song nyotaimori giờ đây đang bị lên án khá nhiều. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là 1 thú ăn chơi đàng điếm. Có vẻ quan niệm này đang được dư luận Nhật Bản đồng tình vì cho rằng nó hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ Nhật Bản. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì người ta cũng dễ dàng thống nhất là bữa tiệc nyotaimori thực sự là 1 thú chơi xa xỉ và quá tốn kém. Giá cho 1 bữa tiệc 2 Geisha ở Nhật hiện vào khoảng 4000 USD, chưa kể đồ uống. Không phải ai cũng có thể thưởng thức!!!

                                                                        -Nhưng các bạn thì vẫn có thể có 1 cách khác để thưởng thức Sushi. Bạn không cần đến Nhật Bản mà ngay giữa Thủ đô Hà Nội cũng có thể tận hưởng được cảm giác ấy tại Nhà hàng Edo ở Khách sạn Deawoo Hà Nội. Đương nhiên là ở đây thì bạn ko thể nào được chiêm ngưỡng bữa tiệc nyotaimori đâu. Nhưng ko sao! Bạn sẽ được anh Hiroyuki Ikeda, bếp trưởng bếp Nhật, người đã làm quen với món ăn truyền thống này từ năm 15 tuổi, khuyên bạn dùng Sushi kèm với tương đậu nành hay tương cải, gừng và xì dầu.

                                                                        -Đồ uống có thể là 1 chén rượu Sake ấm hoặc lạnh tùy sở thích của bạn, 1 chén rượu Shoju hay 1 tách trà xanh truyền thống cũng ko kém phần thi vị.

                                                                        -Bạn hãy nhớ, để thưởng thức Sushi, bạn phải vận dụng đến cả khứu giác, thị giác, và vị giác. Thật không có gì thú vị hơn là được tận mắt trầm trồ dõi theo 1 nghệ nhân tài ba thao tác như múa các công đoạn của món Sushi, rồi ngay sau đó, lại được thưởng thức hương vị ngon và lạ của tác phẩm nghệ thuật đẹp như vẽ này.

                                                                      • #88174
                                                                        xoaichamme
                                                                        Participant

                                                                          Groundcandy sensei …Là ai vậy bạn? Vẽ truyện gì vậy?

                                                                          Tui rất thik Nhật Bản…Chắc tại giàu

                                                                          Giỡn thui…Điều tui thik nhứt ở Nhật là 3 thứ

                                                                          Samurai- Ng Nhật luôn có tinh thần Samurai và tui nghĩ họ đạt được thành công như vầy là nhờ tinh thần này

                                                                          Hải sản- chắc bởi vậy mà sống thọ dễ sợ…Thực fẩm luôn tươi sống mát lành

                                                                          Fim ảnh- Nhật rất mạnh về thể loại kinh dị …Chắc tại khuôn mặt của ng Nhật nó lừ lừ sao sao á và hình ảnh màu sắc cũ kĩ ố vàng của Nhật rất fù hợp…Mà tui thì thik fim kinh dị..Dù rất sợ…

                                                                          Dạo này nghe ng ta nhắc nhiều đến geisha Nhật nữa như 1 hình thức truyền thống của Nhật

                                                                        • #88175
                                                                          becky
                                                                          Participant

                                                                            wow… wé hay Tui cũng đang tìm thông tin về Nhật Bản kẻm ơn mizuha nhìu nhìu nha!

                                                                            groundcandy sensei là một user cũ của MB nick là groundcandy, bạn ấy rất nhiệt tình trong phần anime nhưng dạo gần đây thì hết thấy bạn ấy rồi

                                                                          • #88176
                                                                            mizuha
                                                                            Participant

                                                                              Geisha Nhật Bản – cái nhìn xuyên suốt lịch sử

                                                                              I, Ngắn gọn về các giai đoạn của giới Geisha Nhật Bản

                                                                              – Thập niên 70 của thế kỷ 18: Hình thành giới Geisha – hay còn gọi là kỹ nữ với mục đích phục vụ nhu cầu giải trí. Còn được gọi là Geiko, sau mới đổi thành Geisha

                                                                              – Năm 1779, bắt đầu sử dụng chế độ đánh thuế thu nhập đối với giới Geisha

                                                                              – Năm 1841, hành nghề Geisha bị coi là phạm pháp và bị cấm, cũng được coi như 1 biện pháp của giới chức nhằm cải thiện đạo đức xã hội.

                                                                              – Thập niên 50 của thế kỉ 19: Sau gần 10 năm bị cấm đoán, Geisha trở lại với tư cách 1 phần của đời sống Văn hóa Nhật Bản

                                                                              – Từ năm 1860 đến trong vòng vài năm đầu của thập niên 90 thế kỉ 19: Thời kỳ hoàng kim của Geisha NB

                                                                              – Từ 1910 đến những năm 1940: Sự phổ biến của Geisha bắt đầu lắng xuống vì lý do văn hóa hiện đại bắt đầu xâm nhập và thống trị Nhật Bản, cùng với nó là sự thăng hoa của nhạc Jazz

                                                                              II, Lịch sử ra đời của Geisha

                                                                              Trong thời kỳ phong kiến Nhật Bản, dưới thực trạng đất nước chiến tranh liên miên, giới võ sĩ (Samurai) và Quý tộc bắt đầu nảy sinh nhu cầu muốn tìm quên chiến tranh và nghĩa vụ quân sự trong những trò giải trí. Trong suốt thế kỉ 18, những người gánh lấy nhiệm vụ mua vui cho kẻ khác này hầu như là đàn ông. Chỉ tới những năm đầu của thập niên 70 thế kỉ 18, 1 vài phụ nữ vốn làm công việc khiêng trống mới len chân vào thế giới này. Họ được gọi là “Geiko” và được coi như thủy tổ của giới Geisha Nhật.

                                                                              Vài năm sau, việc kiếm sống bằng cách đi mua vui cho kẻ khác, nhảy nhót, hát múa, diễn kịch và nhào lộn của 1 bộ phận đàn ông và đàn bà trong xã hội trở nên rất được kính trọng. Sau đó, Geisha, với ý nghĩa cao quý “Những con người nghệ thuật” thường được gắn liền với phụ nữ vì sự thanh tao và vẻ đẹp về thể hình của họ ngày càng trở nên được yêu thích và phổ biến.

                                                                              Tuy thế, một số nữ làm việc mua vui tiêu khiển này lại biết rất ít, thậm chí có thể gọi là hầu như không biết gì về chuyện hát hò, nhảy múa hay 1 vài nghệ thuật truyền thống khác của Nhật Bản. Họ, những người dần được gọi chung bằng 1 danh từ khác “Yujo”, chỉ biết cách thỏa mãn nhu cầu sinh lý của giới mày râu và rồi được coi như những gái lầu xanh chuyên nghiệp

                                                                              Lưu ý nhỏ, là thời đó (thời phong kiến – khoảng thế kỉ 17), người vợ chỉ quan hệ với chồng khi nào đó là phục vụ cho mục đích sinh con đẻ cái)

                                                                              Chế độ thả cửa với hoạt động ăn chơi nhảy múa truỵ lạc của giới Geisha và Yujo dần làm nảy sinh 1 số vấn đề về đạo đức xã hội. Điều này lý giải cho việc vì sao đến khoảng đầu thế kỉ 19, hành nghề Geisha và Yujo trở thành phạm pháp và hoàn toàn bị cấm đoán. Chính quyền trị vì buộc phải làm thế để chấn chỉnh lại đất nước đang trên đà suy đồi trầm trọng về đạo đức.

                                                                              Mặc cho đạo luật này, Geisha vẫn được coi như giới đi đầu trong các hoạt động giải trí, thời trang, âm nhạc và 1 số khuynh hướng truyền thống NB khác.

                                                                              Một vài Geisha thậm chí còn được coi như những nữ anh hùng vì sự cảm tử của họ trong việc che giấu những tội phạm chính trị Nhật (mà thi thoảng là nhân tình của họ )

                                                                              Từ năm 1860 đến thập niên 90 của thế kỉ 19 – thời đại Hoàng Kim của Geisha, Geisha được xem như 1 biểu tượng đích thực của cái gọi là Linh hồn Nhật Bản, đại diện cho những thứ gì tuyệt mỹ và hoàn hảo nhất của đất nước Mặt Trời mọc, hình ảnh của họ làm đẹp thêm cho Tổ Quốc

                                                                              Có thể so sánh Geisha thời Hoàng Kim đó với những ngôi sao nhạc Trẻ bây giờ, họ đựơc yêu mến, thần tượng bởi những cô gái trẻ cùng thời, thậm chí được thần thánh hóa.

                                                                              Nhưng có thịnh ắt có suy, vào những năm đầu của thế kỷ 20, sự ảnh hưởng của trào lưu hiện đại hóa NB và đi cùng với nó là sự xuất hiện của nữ tiếp viên quán bar – với cái tên Jokyu đã đe dọa nghiêm trọng tới sự được trọng dụng của Geisha trong xã hội. Tới những năm 30 của thế kỷ trước, Geisha bị coi là lỗi mốt khi khuynh hướng nhạc Jazz và công nghiệp hóa tràn sang Phương Đông. Các quận Geisha (tìm hiểu thêm khi đọc Kaze Hikaru) trước đây rất phổ biến thì nay có thể coi là “của hiếm” và phải chịu 1 mức tiền rất lớn nếu muốn tiếp tục hoạt động.

                                                                              Thời buổi này rất khó tìm thấy những Geisha thực thụ, đa phần chỉ là các cô “Psuedo Geisha” với kĩ nghệ đội tóc giả và quấn Kimono trong vòng có 5 phút chủ yếu để phục vụ trí tò mò của du khách phương Tây, hoặc quá quắt hơn là những cô gái lầu xanh lạm dụng cái tên Geisha để câu khách.

                                                                              III, Lối sống của Geisha và con đường để trờ thành 1 Geisha

                                                                              [http://www.allon.com/sas/images/gei…]

                                                                              Geisha là công việc cả cuộc đời, và vì thế quá trình luyện tập theo lối sống của Geisha đối với nữ cũng bắt đầu từ độ tuổi rất nhỏ. Trước và trong suốt thời gian diễn ra Thế Chiến II, cha mẹ bán những cô con gái nhỏ của mình tới các khu nhà dành cho Geisha. May mắn thay, vào thời buổi bây giờ, 1 đứa bé gái có quyền chọn lựa giữa việc sẽ dành cả đời mình cho 1 sự nghiệp “bình thường” hay là dấn thân vào 1 quãng đời khác đầy gian khổ thách thức, quãng đời của 1 Geisha.

                                                                              Cuộc đời của 1 Geisha rất phức tạp và đòi hỏi 1 sự cống hiến cao. Có thể so sánh với việc cô con gái yêu trong 1 gia đình nào đó vừa có ước mơ làm 1 Whitney Houston mới, làm tổng thống và làm 1 cô vũ công balle quý tộc.

                                                                              Nhưng những cô gái có đủ dũng khí để học tất cả những thứ kể trên vẫn phải trải qua 1 kỳ phỏng vấn gắt gao trước khi được chấp thuận gia nhập ngôi nhà dành cho Geisha để bắt đầu quá trình luyện tập. Thông thường người chịu trách nhiệm chi trả phí học tập cũng như các loại phí tổn quần áo, thuê phòng ở trong Nhà lớn này là người bảo trợ cho Geisha đó, chủ yếu là những người phụ nữ quý tộc. Sau khoảng 5 hay 6 năm bắt đầu luyện tập về phần âm nhạc, nhảy múa và cách phục sức, sẽ có 1 buổi lễ được tổ chức nhằm chính thức công nhận 1 cô gái nào đó trở thành 1 maiko. Maiko là những cô gái trẻ vẫn thường được người ta tưởng lầm là Geisha với những bộ kimono sặc sỡ, phấn trang điểm màu trắng, và cặp môi nhỏ màu đỏ máu.

                                                                              Con gái trở thành Geisha đủ lông đủ cánh, đa số khi bước vào tầm tuổi từ 20, đều phải trải qua buổi lễ này bằng cách thay đổi kiểu cổ áo kimono – đại lễ đối với Geisha được gọi tên “Erigae”

                                                                              Xin lưu ý 1 chút: việc thay đổi kiểu cổ áo Kimono cũng có 1 ý nghĩa, nó đánh dấu sự “trưởng thành” về mặt sinh lý của 1 thiếu nữ, hay nói khác đi nó thông báo việc cô ta không còn trinh trắng nữa. Ngày nay, Geisha có quyền tự do từ chối những việc nằm ngoài phạm trù đạo đức trên)

                                                                              Mặc dù phần lớn người dân Nhật Bản thích đi đến các quán Bar trong những dịp kỉ niệm, nhưng cũng có những người thích kiếm tìm những buổi biểu diễn của Geisha thực thụ

                                                                              Khách viếng thăm có thể sắp xếp lịch hẹn tại nhà lớn Geisha với bà chủ, hoặc Okami. Okami thỉnh thoảng cũng được biết đến với cái tên Okaasan hoặc “Mẹ” theo ngôn ngữ của Geisha sống dưới mái nhà.

                                                                              Những cô Geisha biểu diễn phục vụ cho những mục đích xã hội, dù là trong Nhà Trà (chủ yếu là ở đây), trong quán ăn hay 1 bữa tiệc cá nhân nào đó, đều phải có 1 trình độ giao tiếp nhất định, biết cách tâng bốc cái tôi của khách nam giới, làm cho họ có cảm giác họ luôn đúng, thậm chí ngay cả khi họ hát sai nhạc của 1 ca khúc nào đó.

                                                                              Geisha phải làm cho khách cảm thấy xứng đáng với cái số tiền họ bỏ ra ~ mức khởi điểm là $150 một người.

                                                                              IV, Những quy định dành cho 1 Geisha

                                                                              [http://phototravels.net/japan/jg-01…]

                                                                              Không được dậy muộn hơn 10 giờ sáng. Tắm rửa và giặt quần áo, đánh răng kỹ càng và sau đó phải đi cầu nguyện đấng thuỷ tổ. Trước tiên, ra chào những người chị lớn hơn và mẹ với 1 sự kính trọng tuyệt đối, và kế đó là chào hỏi những người bạn cùng tuổi và nhỏ tuổi hơn. Đừng có làm việc gì tắc trách vào buổi sáng, hãy chỉ chú tâm vào hoàn thành các bổn phận và nhiệm vụ của mình, và rồi cô sẽ có thời gian nghỉ ngơi đôi chút trong suốt bữa tiệc biểu diễn phục vụ đám khách mời thứ rượu gạo truyền thống của Nhật Bản.

                                                                              Phải luôn tiếp đãi khách với 1 nụ cười hoàn hảo nhất, nhưng nhớ cẩn thận tránh để lộ quá nhiều hàm răng. Mọi việc đều cần phải có 1 sự hoàn hảo theo nguyên tắc đã định trước. Nếu 1 cô gái quá 20 tuổi, cô ta sẽ bị cho là quá già để học tất cả những quy tắc bất di bất dịch của 1 Geisha. Những cô bé gái với mong ước trở thành Geisha thực thụ đều phải học những bước khởi đầu ở độ tuổi rất nhỏ, với 1 chế độ tập luyện hà khắc.

                                                                              Không được phép cãi lại mẹ hoặc chị gái ở tiệm làm đầu. Không được ăn những thứ quà vặt mua trên đường, bởi vì điều này được quy kết là đồng nghĩa với tính tuỳ tiện và luộm thuộm. Trong lúc chờ làm xong tóc, không nên phí phạm thời gian mà tốt nhất là tranh thủ tập hát và nhảy múa.

                                                                              Phải giữ mái tóc theo đúng kiểu truyền thống đơn giản của 1 Geisha, những thứ gì quá bắt mắt hoặc khác người đều được xem là biểu hiện của 1 cô gái xấu. Luôn giữ mái tóc được sạch sẽ, vì 1 mái tóc bẩn thỉu là 1 nỗi ô nhục lớn cho khổ chủ.

                                                                              Tắm muộn nhất vào lúc 3 giờ chiều. Đặc biệt chú ý cách trang điểm sao cho đúng, bởi trang điểm sai chỗ thể hiện sự hấp tấp vội vã, 1 khuôn mặt trang điểm hoàn hảo cần sự chăm chút cẩn thận và có 1 sự chính xác nhất định.

                                                                              V, Geisha và Tình Yêu

                                                                              Một thực tế là sau khi tốn đa số thời gian của bản thân vào việc học các môn Nghệ Thuật truyền thống, 1 Geisha chẳng còn bao nhiêu thời gian cho các mối quan hệ riêng tư. Việc 1 Geisha nào đó có quan hệ tình ái yêu đương với người bảo hộ của mình là khá phổ biến, bởi người bảo hộ cũng đồng thời là người chăm lo mua sắm cho Geisha về mọi mặt, bao gồm quà cáp quần áo. Geisha rất hiếm khi lấn quá sâu vào chuyện tình ái với khách hàng, cho dù đó là nguyện vọng của khách hàng đi chăng nữa, bởi điều này được đánh giá không tốt.

                                                                              Nếu người khách hàng yêu cầu 1 nụ hôn, thì Geisha bắt buộc phải chấp thuận dù thế nào đi nữa. Nhưng nếu người đàn ông không có nguyện vọng gì khác hơn là chuyện chung đụng, anh ta (ông ta) thường quay sang đòi hỏi với những cô gái chỉ bán thứ đó, hay nói khác đi là những cô gái lầu xanh.

                                                                              Bầu bạn với Geisha nghĩa là được ở trong 1 thế giới tuyệt vời, nơi đó bạn không thể làm điều gì sai trái đi ngược với đạo đức, đó, đơn thuần là nơi người ta tìm đến khi muốn chạy trốn hiện thực trong 1 khoảng thời gian ngắn, và đắm mình vào những điệu múa Geisha hoàn hảo, hoàn mỹ và thiên đường.

                                                                              VI, Những bông hoa tuyệt mỹ – Cách trang điểm của Geisha xưa và nay

                                                                              [http://home2.accvn.net/HYDFC/Privat…]

                                                                              Một Maiko (xin đọc lại phần II) luôn phải trang điểm rất cẩn thận và chậm rãi. Trong quá khứ, khuôn mặt trắng đặc trưng của Geisha được tạo nên bằng những chất rất độc hại; còn ngày nay, việc trang điểm đã được hiện đại hoá theo lối công nghiệp với nhiều chất hoá học an toàn hơn cho làn da.

                                                                              Khi bắt đầu trang điểm, trước tiên, 1 chất liệu dính sẽ được bôi lên mặt maiko nhằm bảo đảm chất bột trắng sẽ chảy đều khắp khuôn mặt. Sau khi loại bột nói trên được đắp lên mặt với tốc độ chậm, tới lượt đôi mắt được vẽ đường viền, đỏ hoặc đen tuỳ thuộc. Cặp môi nhỏ màu đỏ được sơn đè lên cặp môi tự nhiên của cô gái nhằm đem lại cho cô ta vẻ trẻ con, hơi giống 1 cô gái đang hờn dỗi nữa.

                                                                              Đôi khi đoạn da đằng sau cổ được giữ nguyên màu tự nhiên mà không trang điểm gì cả. Cách trang điểm với gam màu trắng đè lên da không chỉ tạo độ tương phản với ánh sáng, mà còn khá là hợp thị hiếu của phương Tây, cũng đồng thời có phảng phất hàm ý về tình ái.

                                                                            • #88177
                                                                              mizuha
                                                                              Participant

                                                                                *Geisha ở Nhật, sự khác biệt về phong cách*

                                                                                1/ Geisha ở Kyoto :

                                                                                Họ sống vô cùng kín đáo và tách biệt trong 1 khu nhà trà lớn ( tea house ) dưới sự quản ý vô cùng nghiêm ngặt. Vật liên lạc duy nhất giữa địa điểm này với thế giới bên ngoài là chiếc điện thoại. Chỉ có những khách mời đặc biệt mới được đi vào tòa nhà này, và để có được vinh dự đó người ta cũng phải trả cái giá cắt cổ lên tới 3000 đô la ( cho 1 đêm giải trí ).

                                                                                Trước khi trở thành 1 geisha, các thiếu nữ phải học rất nhiều điều, họ sống chung với các geisha và được dạy dỗ như 1 geisha thật sự để có thể tự tiếp thu và phát triển suy nghĩ, hiểu biết về văn hóa Nhật. Họ được gọi là các maiko, ngày nay số Maiko còn tồn tại ở Nhật là rất nhỏ.

                                                                                Cuộc sống của các Geisha và maiko vô cùng kỉ luật, họ phải dậy từ sáng sớm, sau khi ăn sáng ( bữa sáng của họ luôn là cơm, với thực đơn khá nhẹ nhàng như trứng, rau có thay đổi mỗi ngày) họ tới 1 căn phòng riêng để trang điểm cho buổi học tới .

                                                                                Việc trang điểm hàng sáng bắt buộc với khuôn mặt thoa đầy phấn trắng, lông mày được vẽ cẩn thận và đôi môi đỏ hồng.Sau khi trang điểm họ sẽ tới phòng học, ở đây họ được các bậc thầy về văn hóa nghệ thuật hướng dẫn.

                                                                                Đòi hỏi bắt buộc đối với 1 geisa là họ phải hiểu biết cặn kẽ về văn hóa nước nhà và thông thuộc các loại hình nghệ thuật truyền thống. Mỗi buổi học hàng sáng bắt đầu với khoảng thời gian tập đánh trống, nhịp trống giữa các geisha yêu cầu phải nhịp nhàng và dứt khóat. Mỗi ngày họ sẽ được đánh theo những kiểu khác nhau, đi dần vào khám phá giới hạn của sự khéo léo, tìm đến những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống.

                                                                                Buổi chiều đến là lúc các geisha và maiko bước vào phòng trang điểm thật sự. Để chuẩn bị làm việc, họ phải bôi lên mình thứ sáp trắng như vôi. Loại sáp này có độ bám rất chắc và mịn, được bôi lên khắp mặt ( kể cả lông mày và môi) cho tới cổ và suốt 2 vai.

                                                                                Dụng cụ bôi là những cây bút lông to, dẹt , rộng khoảng 2 đốt ngón tay, được quện vào sáp trắng đánh nhuyễn như chất lỏng rồi bôi nhiều lớp lên da ( loại sáp này ko độc ). Tóc cũng được quấn lại và cố định chắc trên đầu bằng 1 tấm lưới nhỏ.

                                                                                Sau khi bôi mặt, họ dùng 1 loại son đặt biệt khó phai tô môi và kẻ mắt. Cuối cùng đội bộ tóc giả to , dày lên đầu. Sau những buớc trang điểm căn bản là lúc họ thể hiện tài khéo léo của mình bằng việc kết hợp vẻ đẹp của những cây trâm đủ màu với mái tóc đầy kiểu cách. Chỉ còn 1 công đoạn cuối cùng là mặc Kimono, các Geisha bắt đầu tỏa đi khắp các hàng, quán ăn.

                                                                                Nhiệm vụ của Geisha là mua vui cho khách, họ tiếp chuyện, đàn, hát và múa những giai điệu truyền thống. Để trở thành 1 geisha thật sự, các maiko được đào tạo rất kỹ những điệu múa cổ truyền và điều tối quan trọng là cử chỉ của họ phải thật duyên dáng, nữ tính kèm theo nụ cười tươi tắn cởi mở.

                                                                                1 tuần chỉ có 1 ngày các Geisha và Maiko được nghỉ ngơi, họ được phép ăn vận bình thường và trang điểm bình thường. Tuy vậy ngày nghỉ này cũng ko phải tự do hoàn toàn đối với các maiko, họ vẫn có 1 người đi theo giám sát phòng trừ việc bị hại bất ngờ và mất đi sự trinh trắng.

                                                                                2/Geisha ở Tokyo :

                                                                                Khác với Kyoto, nhịp sống của người dân Tokyo vội vã hơn. Kèm theo sự du nhập của văn hóa phương Tây trong thời kỳ mở cửa, văn hóa và hình tượng Geisha ở đây cũng có nhiều thay đổi. Cuộc sống của họ tự do và có thể nói là khá thoải mái, duy chỉ có việc họ phải ở chung căn hộ với các mama-san ( người quản lý các Geisha).

                                                                                Các mama-san thường rất thoải mái trong sinh hoạt, công việc của họ là liên lạc với các trụ sở quản lí Geisha để biết được lịch hẹn kèm địa điểm các Geisha phải tới tiếp khách. Các trụ sở này đều nằm dưới sự quản lý của chính phủ, họ là trung tâm môi giới giữa khách hàng và các Geisha.

                                                                                Mỗi Geisha đều có 1 hợp đồng lao động, sau khi hành nghề, tên của họ được đánh dấu bằng các thẻ gỗ treo trên bảng phân công lịch hàng ngày. Nhờ những thẻ này mà người môi giới có thể nắm được rõ Geisha nào đang ốm, đi du lịch hoặc đã đặt chỗ trước mà đặt hàng cho khách.

                                                                                Thường thường, các Geisha có cuộc sống tự do thoải mái tới tầm gần 6h tối. Họ phải đến các hiệu làm đầu để mang tóc giả về trang điểm trước 6 h mà bắt đầu làm việc. 1 ngày làm việc của Geisha chính xác là vào lúc kim đồng hồ điểm 6h tối (ko bao giờ muộn), với các Geisha, đến muộn là 1 điều vô cùng tối kỵ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm mất lòng khách và theo 1 nghĩa nào đó là xem thường đối tác ( ở đây là khách)!

                                                                                Các geisha ở Tokyo ko tự trang điểm mà được sự giúp đỡ của những chuyên gia hóa trang riêng, họ có thể đến chỗ làm bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe kéo, taxi…

                                                                                Bắt đầu bữa tiệc, 1 Geisha có kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ đứng ra múa, hát trước tiếng đàn của điệu múa truyền thống mà 1 Geisha khác sẽ chơi. Chỉ những bữa tiệc trang trọng và đặc biệt thì nghi thức này mới được chú ý đến nhiều. Không khí lúc đó luôn trang nghiêm và sâu lắng.

                                                                                Kết thúc khúc dạo đầu, khách bước vào phần chính của buổi tiệc, các geisha bắt đầu xuất hiện để bưng các món ăn lên bàn tiệc. Nhiệm vụ của họ là tiếp chuyện và chơi với khách ( nếu ko muốn nói là chơi như những đứa trẻ). Có khá nhiều trò chơi phổ biến như oằn tù tì, đi vòng quanh trong điệu nhạc và cướp gối khi tiếng nhạc dứt. Các Geisha luôn phải giữ cho không khí của buổi tiệc thật vui vẻ bằng những câu truyện cười hoặc các trò chơi thú vị, đó cũng đồng thời là ý nghĩa sự có mặt của Geisha.

                                                                                Có một điều khá thú vị là các du khách luôn thấy Geisha mặc những bộ stumugi ( Kimono cổ truyền), và tóc giả khác nhau ko kể bao nhiêu lần gặp lại họ. Có thể nói điều này cũng là 1 cách làm mới mình truyền thống của các Geisha. Khi buổi tiệc kết thúc ( thường khoảng tầm 8 giờ tối), các geisha tiễn từng người ra tận cửa và cúi chào duyên dáng.

                                                                                1 buổi tối như vậy thường các chủ cửa hàng thu lợi rất nhiều ( vì chi phí cho 1 buổi tối có sự góp mặt của các geisha là rất lớn), tiền hoa hồng và tiền công được chia ra theo quy định như sau :

                                                                                20% tiền hoa hồng cho người môi giới ( ko tính thuế)

                                                                                20% cho các mama-san ( có thể trả tiền tươi hoặc để trong tài khỏan)

                                                                                60% còn lại thuộc về các geisha ( thường là để trong tài khoản ở ngân hàng)

                                                                                Những Geisha tâm huyết về nghề đều sống 1 cuộc sống đầy kỉ luật, khi họ còn xuân sắc thì dành tuổi xuân đi mua vui cho đời, có ai biết, đằng sau lớp phấn và nụ cười ý nhị duyên dáng kia là 1 cuộc đời, 1 tâm hồn lặng lẽ đến nhừơng nào ? Khi hóa thân thành geisha người đàn bà có thể quên đi tất cả, nhưng khi còn lại 1 mình họ chẳng có ai. 1 mái nhà hạnh phúc ư ? những đứa trẻ vui đùa? tất cả chỉ là ảo tưởng, cuộc sống ấy, con người ấy đã đi vào văn hóa Phù Tang

                                                                                Cũng như có người đã ví sau khi Geisha trang điểm như họ đã hóa thân thành loài kim Điệp ( bướm mạ vàng) vô cùng nổi tiếng của thế kỉ 19, Geisha, những người đồng liêu bên cạnh các Samurai bằng sự lặng thầm của họ đã góp phần ko nhỏ trong việc xây dựng hình tượng sứ xở Hoa Anh Đào.

                                                                                Bởi tại sao họ ko phiền trách ? Họ… chính là đất nước Mặt Trời…

                                                                              • #88178
                                                                                girlant
                                                                                Participant

                                                                                  Tui iu Nhật Bản nhất cũng vì họ luôn biết yêu chính đất nước họ .

                                                                              Viewing 36 reply threads
                                                                              • The forum ‘Anime’ is closed to new topics and replies.

                                                                              MoviesBoOm

                                                                              2003-2023

                                                                              Skip to toolbar