Reply To: KIM DUNG….con người của huyền thoại….

#43791
admin
Keymaster

    Sự khởi đầu

    Kim Dung được xem là một “nhân vật truyền kỳ” của văn học Trung Hoa và một cái tên đầy thuyết phục trong bảnh danh sách “Những nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20”. Còn với độc giả người ta gọi ông với một cái tên rất võ hiệp “Kim Dung đại hiệp”.

    Với 15 bộ tiểu thuyết, ông trở thành người bạn quen thuộc của nhiều thế hệ độc gỉa mê tiểu thuyết võ hiệp. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Kim Dung lan toạ rất rộng, có thể nói rằng : ở đâu có người Trung Hoa thì ở đó có người đọc những tác phẩm của ông. Không chỉ có thế, tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung còn được dịch ra 8 thứ tiếng khác nhau như Anh, Nhật, Hàn, Việt Nam…..Từ “văn học lưu hành”, tiểu thuyết võ hiệp kim Dung được nâng lên thành “văn học điện đường”, được trường Đại học Bắc Kinh đưa vào nghiên cứu như một dòng văn học chính thống, mà người ta quen gọi là “Kim học”.

    Kim Dung sinh năm 1924 tại thị trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang. Năm 8 tuổi, ông làm quen với tiểu thuyết võ hiệp qua tác phẩm “Hoàng giang nữ hiệp” của nhà văn Cổ Minh Đạo; sau đó là những tác phẩm “Giang hồ kỳ hiệp truyện”, “Cận đại hiệp nghĩa anh hùng truyện”….của Bình Giang Bất Tiêu Sanh. Có thể nói, chính những tác phẩm này đã nuôi dưỡng trong cậu bé Tra Lương Dung một niềm đam mê lớn : sáng tác tiểu thuyết võ hiệp. Thế nhưng phải đợi đến năm 31 tuổi (1955), niềm đam mê ấy mới trở thành hiện thực với tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên : “Thư kiếm ân cừu lục”. Bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đó.

    “Thư kiếm ân cừu lục” được đăng nhiều kỳ suốt một năm trên nhật báo Buổi chiều mới – Hong Kong, giúp Kim Dung tôn định “cơ nghiệp văn học võ hiệp”. Năm 1957, tác phẩm “Xạ điêu anh hùng truyện” xuất hiện trên Thương báo Hương cảng. 1959, Kim Dung sáng lập Minh báo và “Thần điêu hiệp lữ” được tung ra đễ “câu” độc giả. Cùng năm ấy, một tác phẩm khác của ông là “Tuyết sơn phi hồ” được giới thiệu trên báo Buổi chiều mới. 1961, độc giả Minh báo được thưởng thức liên tiếp 3 tác phẩm “Ỷ thiên đồ long ký” , “Uyên ương đao” , “Bạch mã khiếu tây phong”. 1963, Minh báo tiếp tục giới thiệu tác phẩm mới “Thiên long bát bộ”, còn độc giả tuần báo Đông Nam Á được đọc tácphẩm “Liên thành quyết”. 1965, Kim Dung ra thêm nguyệt san Minh báo, hút khách bằng tác phẩm “Hiệp khách hành”. 1967, Minh báo phát hành thêm tuần báo và “con cờ” chủ lực để tạo sự chú ý của độc giả là tác phẩm “Tiếu ngạo giang hồ”. 1972, sau khi hoàn thành tác phẩm “Lộc Đỉnh Ký”, Kim Dung tuyên bố phong bút, không viết tiểu thuyết võ hiệp nữa. Chỉ tính riêng tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã sáng tác 15 bộ, trong đó có 12 bộ truyện dài và 3 bộ truyện vừa, tổng cộng 36 cuốn.

    Never Again

    MoviesBoOm

    2003-2023

    Skip to toolbar