Năm 2003, Anh hùng có thể được xem là một trong những bộ phim được chờ đợi nhất, không chỉ vì số tiềng đầu tư kỉ lục đối với một bộ phim Trung Hoa mà còn là vì danh tiếng của ê-kíp làm phim, của dàn diễn viên trong phim hứa hẹn sẽ cho ra đời một tác phẩm điện ảnh hay và hấp dẫn người xem. Tuy vậy, sau khi được trình chiếu, đã có nhiều ý kiến khac nhau về bộ phim, có người coi nó như một kiệt tác võ thuật đương đại, có người lại nói đó là một bước thục lùi và đạo diễn họ Trương không thích hợp với thể loại phim võ thuật. Những ý kiến trái ngược khác nhau sẽ còn được nói đến dài dài. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi chỉ xin được nêu lên cảm nhận của mình về một số vấn đề sau khi xem Anh hùng
1. Tỉ thí võ công
Là một phim võ thuật nên không thể nói đến võ công, đặc biệt là các trận tỉ thí trong phim. Có rất nhiều trận tỉ thí võ công trong Anh Hùng, nhưng tôi đặc biệt yêu thích ba trận tỉ thí sau đây:
Đầu tiên là trận đánh giữa Vô Danh và Trường Khâm, một trận đánh quá đẹp và hào hùng giữa hai cao thủ sử dụng hai loạI binh khí có đặc điểm khác nhau là kiếm và trường thương. Theo tôi, đây là cảnh đánh tuyệt nhất trong phim, không chỉ vì hai nhân vật do hai diễn viên bậc thầy chuyên đóng phim võ thuật thủ vai, mà còn là khung cảnh trận đấu diễn ra dưới những hạt mưa rơi trong điệu đàn bi tịch, những chiêu thức lúc nhu, lúc cương, lúc nhanh, lúc chậm, cuốn hút ngườI xem, đặc biệt là Trường Khâm, anh này có những động tác ra chiêu cực đẹp, không chê vào đâu được.
Tiếp theo là cảnh Như Nguyệt đi trả thù cho chủ nhân, tuy rằng sự chênh lệch võ công của Như Nguyệt vớI Phi Tuyết là quá lớn, nhưng cái đẹp ở đây là đẹp về màu sắc, giữa một rừng cây lá vàng nổI bật lên hai bóng áo đỏ ẩn hiện bay lượn rồi sau đó là sự chuyển đổi khung cảnh từ màu vàng sang một màu đỏ quá tuyệt vời, được biết để thực hiện cảnh này ngườI ta đã phải đi nhặt một số lượng lá vàng đáng kể để rồi sau đó phảI tốn công nhuộm đỏ cho từng chiếc lá, và công sức đó đã tạo ra một trong những đoạn phim đẹp nhất mà tôi từng được xem.
Cảnh thứ ba là trận đánh giữa hai đại cao thủ là Tàng Kiếm và Vô Danh, không như những trận tỉ thí khác, trận đấu chỉ là sự so tài cao thấp, không ganh đua, không có sát khí. Giữa một khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh và rộng lớn, hai cao thủ thi triển khinh công và võ công lướt nhẹ trên mặt hồ, cái tôi thích nhất ở đây là những khung hình quay từ dưới nước nhìn lên, bóng hình hai người mờ mờ ảo ảo qua mặt nước, trận đấu bất phân thắng bại và chỉ có thể kết thúc khi một giọt nước vô tình văng vào mặt của Phi Tuyết, một kết thúc nhẹ nhàng và lãng mạng.
Những cảnh đánh nhau, những trận tỉ thí trong Anh hùng đều được dàng dựng công phu và đẹp mắt, không làm thất vọng những khán giả yêu thích võ thuật đã mong chờ.
2. Thích khách và công việc ám sát
Câu chuyện Kinh Kha hành thích Tần Vương đã đi vào giai thoạI lịch sử, thái tử Yên đã phải hy sinh một ngườibạn tri kỉ và coi như hy sinh luôn một tri kỉ khác là Kinh Kha khi nhờ anh này đi ám sát Tần vương, một điệp vụ không ngày quay lại. Trong Anh hùng, hành thích Tần vương thậm chí còn tốn nhiều công sức hơn nhiều, Vô Danh thuyết phục Trường Khâm, một thích khách bị truy nã, diễn một màng kịch trước các tay kiếm nước Tần, sau một trận đấu nghẹt thở, Trường Khâm giả vờ bị một nhát kiếm của Vô Danh đâm chết mà nhờ đó, anh được tiếp cận Tần vương trong vòng 100 bước. Chưa hết, Vô Danh còn phảI lặng lội sang tận nước Triệu xa xôi để thuyết phục cho được Tàng Kiếm và Phi Tuyết, một cặp thích khách nổI tiếng, hy sinh một trong hai người để có thể tiếp cận được Tần vương trong vòng 10 bước, như vậy mới thi triển được tuyệt chiêu bao năm rèn luyện để giết Tần vương!
Tuy nhiên, việc ám sát Tần vương của Tàng Kiếm và Phi Tuyết mớI là câu chuyện kinh thiên động địa làm ngườI xem không khỏi giật mình. Không cần nhiều mưu kế, vô cùng tự tin ở võ công của mình sau khi lãnh hộI được bí kíp gia truyền, Tàng Kiếm và Phi Tuyết đã xông thẳng vào cung điện của Tần vương mà hơn 3000 cấm vệ quân thiện chiến không thể nào ngăn cản nổI !!! Chuyện này làm ám ảnh ông vua nước Tần tới nổi ông cho dọn dẹp lại cung điện và lúc nào cũng mặc áo giáp bảo vệ, ăn ngủ không yên với đám thích khách.
Kết quả công việc ám sát ra sao? Kinh Kha bị giết chết, Vô Danh sau khi ngồi uống rượu nói chuyện cùng Tần vương đã hiểu ra đạo lí cao siêu mà chấp nhận bỏ cuộc để nhận lấy cái chết, Tàng Kiếm sớm lãnh ngộ được đạo lí thiên hạ nên tha cho Tần vương để rồi mang theo mối hận của Phi Tuyết cho tới chết, Trường Khâm thì ẩn cư để tưởng nhớ đến những người bạn thích khách của mình. Quả thật cuộc đờI thích khách không thể có ngày vui
3. Ai là Anh hùng ???
Vô Danh sống và lớn lên trên đất Tần, ăn của nước Tần, mặc của nước Tần nhưng vẫn không bao giờ quên mình là con dân nước Triệu, anh khổ luyện võ công, luyện một độc chiêu mà phảI tốn 10 năm trời, cả cuộc đời chỉ có một mục đích duy nhất là hành thích Tần vương, trả thù cho nước Triệu, quả là một anh hùng.
Phi Tuyết tuy chỉ là phận nữ nhi nhưng cũng liều chết mà xông thẳng vào cung vua cùng ngườI tình hành thích Tần vương vì ngoạI nợ nước, cô còn mối thù nhà, còn gánh trên vai trách nhiệm, khí khái của cha cô, một vị tướng quân, cô thật là một anh hùng trong giới nữ nhi vậy.
Tàng Kiếm là một kiếm sĩ phiêu bạt giang hồ, không màng thế sự, anh gặp gỡ và yêu PhiTuyết rồi lãnh ngộ được võ học tối cao từ trong thư pháp, anh vì ngườI tình mà cùng đi hành thích Tần vương nhưng cũng vì hiểu được đạo lí và sự vĩ đạI của tần vương mà tha cho ông, dù biết sẽ làm tổn thương tình yêu của Phi Tuyết, thứ duy nhất mà anh có trong cuộc đời, thật anh hùng biết bao!
Trường Khâm chấp nhận giao cả tính mạng cho Vô Danh, một người chưa quen biết vì anh tin vào đường kiếm của Vô Danh, có thể đâm không chết mình và có thể đâm chết Tần vương, một sứ mệnh mà anh không thể thực hiện, anh cũng là một anh hùng, và còn nữa những học giả nước Triệu không màng tên của nước Tần, vẫn có thể ngồi viết chữ vì cung tên nước Tần có thể giết được người dân nước Triệu nhưng không thể giết được chữ viết nước Triệu, không thể giết được tinh thần người nước Triệu, còn nữa những binh sĩ nước Tần, họ chiến đấu hùng dũng, họ luôn đồng thanh hô vang tên hiệu của nước Tần mỗI khi ra trận, khi cổ vũ cho kiếm sĩ nước Tần, họ tạo ra một khí thế hùng hồn không thể tả, tất cả những người trên, dù là người dân nước Triệu hay là binh sĩ nước Tần, họ đều mang trong mình khí khái của một ngườI anh hùng. Có thể nói, trong Anh hùng ai cũng là anh hùng,
4. Thiên hạ, tư tưởng vượt thời đạI của Tần Thủy Hoàng
Tôi đặc biệt ấn tượng với nhân vật Tần vương, diễn viên Trần Đạo Minh đã thể hiện một Tần vương quá tuyệt vời, một Tần vương đầy nghi ngờ, sợ sệt khi bị Tàng Kiếm hành thích, một Tần vương điềm tĩnh, ngạo nghễ khi đối mặt với Vô Danh. Tần vương vốn dĩ cũng chỉ là một ông vua, như bao ông vua khác, mong muốn nước của mình là nước mạnh nhất, không phảI cuốI sợ trứơc một kẻ thù nào và khi đã đủ mạnh, lại muốn thống trị các nước khác, muốn mở mang bờ cõi thêm rộng lớn, tham vọng là không bao giờ chấm dứt. Nhưng điều gì khiến ông trở thành vĩ đạI??? Khi nghe Vô Danh kể chuyện xin chữ kiếm của Tàng Kiếm, biết được chữ kiếm có cả thảy 29 cách viết và Tàng Kiếm viết theo cách thứ 30, chưa kịp nghĩ đến cái ý nghĩa của chữ kiếm kia, ông đã bật thốt lên tại sao có một chữ mà lại phải viết quá nhiều cách như vậy, thật là rắc rối? Lúc nào ta thống nhất được thiên hạ, ta sẽ chỉ sử dụng một cách viết duy nhất cho tiện, một ý nghĩ hết sức đơn giản và có phần ngây thơ như trẻ con nhưng đó là một tư tưởng vượt thời đại, ở thời của ông, mấy ai nghĩ đến được! Trong quá trình thâu tóm các nước, dần dần Tần vương đã nhận thức được và hình thành hệ tư tưởng tiên tiến, hiểu được nỗI đau của một người không thể so sánh được nổi đau của thiên hạ. Tàng Kiếm và sau này là Vô Danh vì biết được sự vĩ đại của ông mà từ bỏ ý định giết ông, chỉ có ông là có thể thống nhất được thiên hạ, chấm dứt được đau khổ của thiên hạ. Trong lịch sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng bị coi là bạo chúa với nhiều tộI ác nhưng người ta cũng không thể phủ nhận được công trạng của ông trong việc thống nhất Trung Hoa, thống nhất luật pháp, chữ viết, đường xá, và còn nhiều công trạng khác Theo tôi, với những gì đã làm được, Tần Thủy Hoàn thật vĩ đại và xứng đáng là anh hùng trong những anh hùng.
Thật ra, ngoài một số vấn mà anh Neo đã nói, tôi còn có thể kể ra nhiều vấn đề khác của bộ phim, những điều không thỏa đáng, sự dư thừa của nhân vật Như Nguyệt mà việc không thành công khi không đoạt được các giảI thưởng lớn đã nói lên tất cả. Nhưng đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã có được cái ông muốn là một bộ phim võ thuật đầu tay, có được cái ông cần là một bộ phim có thể đạt hiệu quả kinh tế. Với những pha biểu diễn võ thuật, với âm thanh được dàn dựng hoành tráng, với màu sắc đẹp như trong một cuộc triển lãm tranh hoạ, Trương Nghệ Mưu đã làm được tất cả những gì ông ấp ủ khi thực hiện Anh hùng và theo tôi, Anh hùng không phải là một tác phẩm điện ảnh để phê bình mà là một tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức. Trương Nghệ Mưu có thể tự hào vớI tác phẩm của mình, ngườI Trung Quốc có thể tự hào khi xem Anh hùng.
2003-2023