Chào các bạn thành viên moviesboom thân mến. Là một thành viên mới của moviesboom, tôi xin phép gửi đến các bạn một số thông tin về Dự án Điện ảnh tại ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn HN. Dự án này là một cơ hội học tập và làm việc miễn phí cho các bạn yêu điện ảnh.
QUỸ FORD KHUYẾN KHÍCH TÀI NĂNG BIÊN KỊCH, PHÊ BÌNH LÝ LUẬN ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH.
Dự án Điện ảnh – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khóa thứ ba của Dự án Điện ảnh là khóa học miễn phí cho tất cả các sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học ở Hà Nội, thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội và ngoại ngữ, khóa học dự tính sẽ khai giảng vào ngày 1 tháng 11 năm 2007. Dự án kéo dài ba năm, mỗi năm một khóa học 10 tháng toàn thời gian nhằm phát triển những tài năng viết trẻ về điện ảnh và truyền hình. Học viên của khóa học sẽ được trao học bổng dựa trên kết quả học tập và tinh thần tham gia các hoạt động của dự án.
Dự án Điện ảnh mang các tiêu chuẩn quốc tế về biên kịch và phê bình lý luận điện ảnh đến Việt Nam qua việc áp dụng các phương pháp giảng dạy của Mỹ, với giáo trình đã được dịch sang tiếng Việt. Các môn học được giảng dạy bởi những nhà làm phim và tác gia thành công của Việt Nam. Ngoài ra, khóa học còn được đón tiếp nhiều giảng viên thỉnh giảng từ Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu. Khóa học đầu tiên khai giảng vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 và đã kết thúc vào tháng 10 năm 2006. Hạn cuối nộp đơn đăng ký khóa học năm nay là thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2007.
Không giống với bất cứ chương trình nào ở Việt Nam, Dự án Điện ảnh sẽ là hình mẫu cho việc hình thành một ngành đào tạo thạc sĩ cũng và cử nhân về điện ảnh tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Dự án đào tạo sinh viên một cách chuyên nghiệp về kỹ năng viết biên kịch, phê bình lý luận điện ảnh và truyền hình với phương châm “viết để học và học để viết”. Khóa học toàn thời gian trong 10 tháng đòi hỏi sinh viên phải tham gia các buổi chiếu phim, nghiên cứu và phải năng động, tích cực tham gia các giờ học trên lớp cũng như thực hành viết bài thường xuyên.
Bên cạnh đó, khóa học còn có những buổi gặp gỡ và nói chuyện với các nhà làm phim trong nước và nước ngoài như: Đặng Nhật Minh, Phạm Nhuệ Giang, Bùi Thạc Chuyên, Ngô Quang Hải, Ngô Thị Bích Hạnh, giáo sư David James từ trường Đại học Điện ảnh và truyền hình Nam California ở Los Angeles (USC) và nhà làm phim nổi tiếng của Hàn Quốc, ông Park Kwangsu, giám đốc Thị trường phim Châu Á ở Pusan, cô Phoebe Huang, nhà biên kịch đến từ Đài Loan, anh Apichatpong, một đạo diễn trẻ tài năng của điện ảnh Thái Lan.
Dự án Điện ảnh tạo điều kiện cho sinh viên tiến hành nghiên cứu qua mạng Internet, và khuyến khích các sinh viên xuất sắc chuẩn bị cho việc tìm kiếm học bổng du học. Trong khóa học thứ nhất, 2 sinh viên giỏi đã được nhận học bổng tham dự Liên hoan phim quốc tế Pusan 2006 vào tháng 10 vừa qua ở Hàn Quốc, và trong tháng 11 năm 2006, hai sinh viên khác đã được gửi đến thư viện phim Fukuoka ở Nhật bản để phát triển công trình nghiên cứu khóa luận của họ. Tháng 5 vừa qua, 2 thành viên khác của dự án cũng nhận được học bổng toàn phần của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam để theo học bằng thạc sĩ về sản xuất phim ở đại học USC, California, Mỹ.
Khóa học thứ ba sẽ tiếp nhận 15 sinh viên ngành biên kịch và 15 sinh viên ngành phê bình lý luận sau khi họ vượt qua kì thi đầu chính là một bài viết sau khi xem phim và một bài thi tiếng Anh. Kì thi sẽ được tổ chức vào giữa tháng 10 năm 2007.
Chương trình học của Dự án gồm 5 môn học bắt buộc trong suốt sáu tháng (học cả ngày) : Lịch sử điện ảnh thế giới, Nghệ thuật điện ảnh (Phong cách phim), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, và Giờ thực hành “Tin vắn”, đây thời gian sinh viên tự làm một tờ nội san của riêng họ, tờ nội san này đã được đưa lên trang web bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt (http://www.tinvan.org). Ngoài 5 môn học chung nói trên, hai ngày một tuần, sinh viên chia làm hai nhóm, học theo từng chuyên môn với nhiều bài viết thực hành. Trong hai giờ học chuyên môn này, sinh viên được học những kỹ năng viết chuyên nghiệp cả trên lý thuyết và thực hành với sự hướng dẫn của các giáo viên có kinh nghiệm. Bốn tháng cuối của khóa học là thời gian sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được các giảng viên, là những nhà điện ảnh chuyên nghiệp định hướng nghề nghiệp và giúp đỡ tận tình.
Sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học ở Hà Nội, các ngành khoa học xã hội nhân văn hay ngoại ngữ đều có quyền tham gia đăng ký khóa học này trước ngày 10 tháng 10 năm 2007. Tất cả học viên của khóa học còn được trợ cấp về mặt tài chính hàng tháng. Các bạn hãy điền đầy đủ thông tin vào bản đăng ký dưới đây và gửi về địa chỉ email của dự án.
Phòng 705 – Nhà E
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
336 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tel/Fax: 84.04.557.3244
E-mail: [email protected]
Website: http://tinvan.org
###
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ms. Vũ Quỳnh Hà
Trợ lý Tư vấn dự án
Tel/Fax: 84.04.557.3244
Mobile: 098 345 1183
Email: [email protected]
Hoặc
Ms. Hoàng Cẩm Giang
Trợ lý văn phòng
Tel/Fax: 84.04.557.3244
Mobile: 098 309 3539
Email: [email protected]
BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ KHÓA HỌC BIÊN KỊCH,
LÝ LUẬN PHÊ BÌNH ĐIỆN ẢNH
Đọc kỹ, đánh dấu (X) vào mục bạn thấy phù hợp và điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký sau. Gửi về địa chỉ hòm thư hoặc địa chỉ email trên trước ngày 10.10.2007.
*Chú ý: Thí sinh bắt buộc phải làm một bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào.
Tên: ..………………………………………………Sinh ngày…………………………………………..
Địa chỉ liên hệ ……………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………
Nam ………./ Nữ …………………………..
Email:…………………………………………………………………………
Tốt nghiệp đại học……………………………………………năm……………………………………
Chuyên ngành:………………………………………………………………
Công việc hiện tại: ……………………………………………………………
Kinh nghiệm làm việc:……………………………………………………
1. Bạn có học ngoại ngữ nào không?
Không …………/ Có, tiếng ……………….Trình độ:……………………………………………….
2. Bạn có làm khoá luận tốt nghiệp không?
Không ……….
Có, tên đề tài là …………………………………………………………………………………………….
3. Nếu được chọn một trong hai chuyên ngành, bạn sẽ chọn chuyên ngành nào dưới đây:
– Lý luận, phê bình điện ảnh …
– Biên kịch điện ảnh ………
4. Bạn có thể tham dự 6 tháng lên lớp liên tục ở Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn được không?
Có vì……………………………………………………………………………………………………
Không, vì ………………………………….………………………………………………………..
5. Bạn có thể thực hiện một đề án tốt nghiệp trong 4 tháng tiếp theo với giáo viên hướng dẫn để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khoá học về Điện ảnh không?
Có, vì …………………………………………………………………………………………………..
Không ……………………………………………………………………………………………….
6. Bạn có thể cùng với những sinh viên khác và một giáo viên hướng dẫn làm một tờ tập san trong suốt khoá học được không?
Có, vì………………………………………………………………………………………….. ………..
Không, vì ………………………………………………………………………………………………
7. Bạn có thể sử dụng máy tính không?
Có ……………, trình độ:………………………………………………../ Không ……………………
8. Bạn có thể tham dự các buổi chiếu phim của khoá học tại nhiều địa điểm khác nhau ở Hà Nội được không?
Có, vì ………………………………………………………………………………………………..
Không, vì………………………………………………………………………………
9. Bạn có phương tiện đi lại không?
Có, xe ………………../ Không …………..
10. Bạn có muốn hay có ý định đi du học không?
Có, vì…………………………………………………………………………………….. …………..
Không, vì……………………………………………………………………………… …………….
11. Bạn có nghĩ là mình có đủ tính kỷ luật để làm đề tài nghiên cứu theo từng nhóm hoặc riêng từng cá nhân không?
Có, vì………………………………………………………………………………. ………….
Không, vì …………………………………………………………………………………
12. Bạn có đủ tự tin để thuyết trình trước lớp và bày tỏ quan điểm riêng của mình không?
Có, vì…………………………………………………………………………………….. …………
Không, vì ………………………………………………………………………………
2003-2023