Hãy khuyến khích phát triển điện ảnh nghệ thuật !
Đó không chỉ là lời kêu gọi, nó còn là 1 lời khẩn cầu! Lời khẩn cầu này càng ngày càng cần thiệt được vang lên ở nhiều nơi, khi mà xu hướng làm film thương mại đơn thùân đang xuất hiện trở lại . Đây là 1 vấn đề không thể coi nhẹ về mặt định hướng phát triển cũng như thực tiễn film ảnh.
Sở dĩ phải nêu lên vấn đề này là bởi có khá nhiều ý kiến trong việc đánh giá sự phát triển điẹn ảnh hôm nay, đặc biệt là về các xu hướng vận động của điện ảnh.
Vấn đề sự lấn lướt củađiện ảnh thương mại đối với điện ảnh nghệ thuật chưa được nhìn nhận 1 cách thống nhất.1 loại ý kiến cho rằng film thương mại của ta đang phát triển khá lộn xộn, đang bộc lộ không ít mặt trái, có xu hướng kinh doanh đơn thuần, coi nhẹ nghệ thuật và người xem. 1 loại ý kiến khác thì khẳng định film thương mại là 1 dòng song song với film nghệ thuật dù có những hiện tượng nêu trên, nhưng ở mức độ nào đó, chúng cũng góp phần vào sự vận động tất yếu của nền điện ảnh Việt Nam.
Sự thật là thế nào? Film thương mại là 1 hiện tượng hay 1 xu hướng? Dòng chảy của nó sẽ đi tới đâu?Nó đáp ứng những nhu cầu gì của đời sống nói chung và khán giả nói riêng?
Câu trả lời , trong hoàn cảnh hiện nay, thực không dễ dàng.Tuy vậy, cũng xin nêu ra vài nhận xét chủ quan với mong muốn tìm hiểu diện mạo và bước đi của nền điện ảnh Việt Nam.
Qua sách báo, tư liệu hay những ý kiến của nhiều người ( bởi vì lúc đó, nói thật, là tôi cũng chưa nhận thức được ), khi đi từ bao cấp sang tiếp cận cơ chế thị trường, điẹn ảnh Việt Nam mà cụ thể là các nghệ sĩ, những người làm điện ảnh vấp phải hàng loạt vấn đề mới mẻ và hình thành 1 tâm lý e dè, lúng túng.Thói quen bao cấp đâu phải 1 lúc mà bỏ ngay được.Sau cái chững lại, có tính chất cú shock về tâm lýđó, điện ảnh Việt Nam đã bắt nhịp được với tiết tấu của đời sống thị trường.Cái động lực sát sườn là phải sống để làm nghệ thuật đã chi phối đại đa số các nhà làm điện ảnh ( tất nhiên là trừ những người có hậu phương vững chắc) và dần dà khiến hình thành 1 xu hướng film ăn khách.
Cái được về kinh tế của 1 số film loại này thời kì đầu đã kích thích những nhà làm film lao vào vòng thương mại hoá với tiêu chuẩn đầu tiên là phải bán được, phải có khách và phải thu lãi bằng mọi cách. Để đạt được tiêu chí này, họ phải khá kì công tập hợp những người đẹp, những minh tinh cấp quốc gia, trẻ đẹp, khai thác họ triệt để; phải săn lùng những kịch bản ăn khách,, khai thác dã sử, tìm hiểu khuynh hướng film thương mại nước ngoài;tìm hiểu các thủ pháp câu khách, đánh thức và kích thích thị hiếu khán giả, thoả mãn óc tò mò và thói quen giải trí của khán giả
Và thế là các seri film dã sử kỳ tình, võ hiệp, tâm lý éo le, hình sự, kinh dị lần lượt xuất hiện với tốc độ chóng mặt.Như 1 cậu học trò vừa thụ động vừa ngang ngạnh, điện ảnh của ta hay nói đúng hơn là phần lớn film mì ăn liền của ta đã nhai lại 1 cách hưng phấn những gì xuất hiện dài dài ở nước ngoài.
Thế nhưng người xem đích thực cảm thấy nó dang dở, nó pha tạp, nó là 1 thân thể tạp pí lù của những chi tiết được thổi phồng đến mức gượng gạo.Với những đối tượng khán giả đã được tiếp xúc nhiều với film ảnh, với chưởng ngoại, ái tình ngoại thì những cái gì đựơc biểu đạt ở film ta ( chưởng ta, tình yêu ta ) trở thành những bóng hình nhạt nhoà.
Film dã sử thì coi thường lịch sử , chú tâm vào những pha múa kiếm, đánh võ tẻ nhạt hay tình yêu éo le.Film hình sự, tâm lý thì cũng cái típ ngàn đời là điều tra, đưổi bắt, võ vẽ, dao găm nhưng mạch film thì ít được tôn trọng.Rồi khi khán giả bắt đầu thấy nhàm, thấy chán thì những nhà làm film liền lên cấp chi tiết bằng những phô trương thân thể, những cảnh huống bi ai ép buộc, những pha kinh dị như chặt đầu người (film Sơn thần thuỷ quái), bóng ma vất vưởng ( film Xác chết trên cao nguyên), chẹt xe ( Sau những giấc mơ hồng) Lẽ nào film ta cứ phải lần theo cái vết xe đổ đó.
Phải chăng làm film thương mại, film ăn khách là phải có những chi tiết đó?
Không.Ta cũng từng chứng kiến hàng triệu khán giả say mê với Trên những chặng đường(Bungari) ,17 khoảnh khắc mùa xuân ( Liên Xô cũ), Bạch Tuộc ( Italia), Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Nô tì Izaura và hàng loạt film trong và ngoài chính sử của Trung Quốc gần đây Những film đó, theo quan niệm của người phương Tây và cả ở ta hoàn toàn là những film thương mại.Vậy mà đâu cần những cảnh đầu rơi máu chảy, đâu cần nhiều cảnh mát mẻ câu khách ( như trong Lọ Lem Hè Phố, Lấy Vợ Sài Gòn…ở ta).Ngay cả với film Bạch Tuộc, trong 1 bối cảnh đậm đặc như vậy, ta cũng thấy sự đấu trí là chủ yếu chứ đâu phải là đấu lực
Đó là bàn đến những film thương mại cách đây gần chục năm và cũng đã lui vào dĩ vãng.Trở lại vấn đề cần quan tâm, tôi cho rằng có 1 xu hướng film thương mại, 1 dòng film thương mại đang phát triển thiếu định hướng.Cho đến hôm nay, ngay cả những người làm film loại nàycũng không thể đoán chắc rằng dòng film thương mại này sẽ trôi đến đâu.Không phủ nhận thương mại là 1 yếu tố , 1 tính chất của điện ảnh( cũng như bất cứ loại hình nghệ thuật nào ) bởi rất hiếm những người làm nghệ thuật để chơi 1 cách đơn thuần.
Thế nhưng, trước hết, điện ảnh là 1 nghệ thuật.Phải trả lại cho nó chức năng là loại hình nghệ thuật trước khi coi nó là hàng hoá dù là hàng hóa đặc biệt.Với tác phẩm điện ảnh, không thể dùng cách cân đo, đong đếm bình thường mà thông qua lời, lỗ kinh tế mà phải chú trọng hơn đến hiệu quả nghệ thuật, đến tác dụng nâng cao thị hiếu và tâm hồn khán giả.Quá chạy theo lỗ lãi, chúng ta sẽ hạ thấp vai trò của điện ảnh trong sự phát triển đất nứơc.
Điện ảnh nước ta đang tiếp cận thị trường để tìm ra lối thoát.Nhưng thoát bằng dòng film thương mại đơn thuần quả là điểu bất ổn.Xu hướng thương mại hoá điện ảnh chẳng chóng thì chày sẽ đi đến đoạn cuối của nó với những biểu hiện hết sức lệch lạc, trần tục.
2003-2023