*HỎI TỘI LÊ HOÀNG
Đúng ra cũng chẳng nên bàn về đề tài Lọ Lem Hè Phố và Lê Hoàng làm gì nữa ,nhưng sau khi đọc bài trả lời PV trên báo TT thì tôi thấy không thể không “vạch mặt ” Lê Hoàng về cái sự “tà đạo” của ông này.
Việc yêu cầu “gửi câu hỏi bằng văn bản ” chứ không trả lời trực tiếp với PV của báo TT ,một mặt cho thấy LH cần có sự chuẩn bị, tính toán rất kỹ về câu trả lời của mình , một mặt chio thấy ông không đủ can đảm để đối đầu trực diện với những người muốn tranh luận và ông chỉ trả lời có 1/10 câu mà báo TT gửi đến,”vì nó có liên quan tới mục đích làm phim. Các câu hỏi khác, theo tôi, không thuộc chủ đề này”.Tôi không biết 9 câu hỏi còn lại của TT ra sao nhưng nếu là một người minh bạch và thẳng thắn thì không lý gì phải thoái thác như vậy( 9/10 câu).
Trong phần trả lời của mình ,LH có nói: “Gái nhảy và cả Lọ Lem hè phố có khán giả vì đầu tiên họ tin những gì phim nói trong đó, sau đấy họ thấy thích cách thể hiện và cuối cùng họ hơi ngẫm nghĩ về những điều hai phim ấy muốn gửi gắm”.
Xin nói ngay, TT chỉ đặt câu hỏi về LLHP (kịch bản LH) , nên việc LH lôi cả GN (KB: NGuỵ NGữ) vào là 1 kiểu lập lờ đánh lận con đen.
LH à , tôi nghĩ ông thừa biết về “tam đoạn luận” nên lý do ông đưa ra về việc LLHP “có khán giả” như vậy là hoàn toàn ngụy biện. Phim của ông có khán giả thứ nhất là nhờ công rất lớn ở sự tuyên truyền của báo chí, thứ hai là nhờ ra đúng thời điểm.Ai cũng thấy Tết là dịp phát hành phim quá thuận lợi .Nhớ trước đây , thời Tám Tàng Về Làng chẳng hạn, các chủ phim đã phải tranh giàng rất ác liệt để được xếp phim chiếu vào dịp Tết ( lúc mọi người cực kỳ rảnh rỗi, khi “không biết làm gì ” là rất dễ rủ nhau vô rạp coi ciné) , nhưng chủ phim nào thắng thì cũng chỉ được xếp chiếu đến mùng 4 Tết là phải nhường rạp cho phim khác rồi .Thế nên việc LLHP “có khách” cũng là chuyện thường tình, chẳng thể đem đó ra để nói nó là 1 phim thành công.Thực ra so với GN thì LLHP thất bại nặng nề, thời điểm chiếu đẹp hơn rồi còn ăn theo GN môt cách trơ trẽn (2 phim không liên quan gì đến nhau nhưng cũng ráng nhét được cái tên GÁI NHẢY vô, câu khách bất chấp thủ đoạn)mà doanh thu thì chưa bằng phân nửa.
Ông nói:”vấn đề trong phim cơ bản là hiện thực. Nếu hiểu hiện thực là “có gì quay nấy” hoặc “không né tránh” thì mới chỉ hiểu một nửa”.Nói thiệt nghe, khán giả chẳng cần hiểu một nửa hay hai nửa “hiện thực” như ông nói ,cái họ cần là khi xem phim không phải chứng kiến những sai sót ngây ngô và những màn quảng cáo đạo lộ như vậy. Tôi nghĩ những khán giả bình thường còn vậy thì “dân trong nghề” (ví dụ như mấy cô cave hay những người hay đi vũ trường, “chơi bời “) thì họ còn phải phì cười tới mức nào. Khi coi phim của Martin Scorsese nhiều lúc tôi tự hỏi không biết thằng cha này có chơi với dân mafia không mà làm mấy phim hình sự đen coi “thiệt” đến vậy .Tôi không có ý so sánh LH với MS nhưng mà làm phim kiểu như ông mà nói là “hiện thực” thì đến đứa con nít nó cũng thấy chối tai.
Ông nói:”Cách thể hiện của cả hai phim so với thế giới chẳng gì ghê gớm, nhưng so với công thức làm phim của chúng ta thì chắc chắn có nhiều khác lạ. Đó là diễn viên giỏi, quay phim đẹp, lời thoại hóm hỉnh, tiết tấu nhanh, tình huống bất ngờ… Để có những thứ tưởng đơn giản ấy, tập thể làm phim chắc chắn cần có sự tích lũy, học hỏi và nghiêm túc lao động ở một mức độ cần thiết”.
Cái này ngoài việc để cho những ai đã xem LLHP rồi sẽ tự nhận xét, tôi chỉ xin dẫn lại lời của nhà quay phim Phạm Hoàng Nam:” Đây là một bộ phim thất bại về mặt nghề nghiệp…Làm về múa mà không hiểu gì nghệ thuật múa, làm về “gái” mà không hiểu gì về “gái”, làm về ca nhạc mà không hiểu gì về sân khấu và đời sống ca nhạc, làm về khách sạn sang trọng mà không hiểu gì về khách sạn, làm về báo mà không hiểu gì về báo, làm về xe hơi mà không hiểu gì về xe hơi, làm về quảng cáo mà không hiểu gì về quảng cáo… Nó cũng chẳng có một đột phá gì trong phương pháp thể hiện hoặc thủ pháp nghệ thuật điện ảnh. Tôi tự nhận chúng tôi đã thực hiện bộ phim này một cách vội vã, tùy tiện và thiếu hiểu biết về thực tế đời sống”(nguồn: báo Người Lao Động) và trước đây ông Nam cũng cho biết là có lúc mình phải quay LLHP mà “không có KB phân cảnh” (nguồn :Vietnamnet). Lao động như vậy mà gọi là “có sự tích lũy” và ” nghiêm túc” sao ông LH?
Ông nói:”Văn nghệ của chúng ta là nền văn nghệ phục vụ quần chúng. Tất nhiên, quần chúng có nhiều thành phần, nhưng lớp người xem bình thường, lớp thanh niên con em nhân dân lao động rõ ràng là một đối tượng mà người nghệ sĩ khi sáng tác bằng tiền nhà nước, tức là tiền thuế của nhân dân, không được phép bỏ qua. Không có thứ văn hóa nào chỉ sống bằng xuất khẩu………Chúng ta làm phim “cho ai?”, “bằng tiền ai?” rõ ràng phải là một trách nhiệm cần hiểu cho thấu đáo chứ không “chiếu cố”. Là một đạo diễn của Hãng phim Giải Phóng trực thuộc Nhà nước, tôi đã chọn con đường này và tôi muốn đi tới cùng! “.
Ông nói như vậy thì thứ nhất là ông đạo đức giả .Sao ông phải đem quần chúng ra để bao biện cho mình vậy,có giỏi thì làm cho người ta những phim cao cấp mà vẫn có sức thu hút quần chúng đi , thay vì lôi người ta đến rạp bằng những chiêu thức rẻ tiền để hạ thẩm mỹ thưởng thức nghệ thuật của khán giả xuống.Làm như vầy là ông đã “cướp” tiền của quần chúng đến 2 lần lận đó. Trước đây,khi làm ra những phim không có khán giả, ông có tự hỏi mình “làm phim cho ai , bằng tiền ai” không?Sao lúc đó ông không chọn “con đường này” mà nay mới dám mạnh miệng dạy dỗ người ta? Thứ hai là nói như vậy không khác gì qui tội các ĐD khác (làm phim không ăn khách) là được “chiếu cố” bằng tiền thuế của nhân dân. Ông lôi cả “nhân dân” vào thì thật hiểm đó ,cái tội của ông người ta gọi là “đâm sau lưng chiến sĩ” , một điều mà chỉ những kẻ tiểu nhân mới làm.
*HỎI TỘI BÁO CHÍ VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÍ
Nói đến sự thành công của LLHP thì không thể không nhắc tới sự a dua của báo chí và ,tôi nghĩ, có cả sự đồng tình của các nhà quản lí.Có lẽ không thể đếm hết những bài viết của báo chí về phim này. Đó cũng là lẽ thường đối với một bộ phim đã có “phần đầu” gây được sự chú ý nơi khán giả, nhưng điều bất thường ở đây là trong cả rừng bài viết đó không có lấy một bài dám chê LLHP, cả trước và sau khi phim chiếu . Và chỉ tới khi Boom nêu những sai sót nặng nề của LLHP một cách quyết liệt thì các báo mới bắt đầu vào cuộc. Tôi không nghĩ trình độ thưởng thức phim ảnh của các nhà báo lại thua các Boomer, nhưng có lẽ vì thấy LLHP vẫn có đựoc doanh thu cao hơn các phim khác nên họ tiếp tục ủng hộ.
Các anh chị làm báo chắc vẫn nhớ thời phim video “mì ăn liền” làm mưa làm gió chứ ? Thời đó tuy báo chí đả phá dòng phim này rất dữ dội nhưng không hiểu sao nó vẫn ra đời hàng loạt và lấp đầy các rạp (?). Chính những bộ phim như vậy cộng với các serie phim bộ của HK, Đài Loan đã dìm thị hiếu thẩm mỹ của số đông khán giả xuống.Không thể trách khán giả vì khi ấy chúng ta quả có đang thiếu những phim mang tính giải trí ,nhưng thiếu không có nghĩa là chấp nhận các sản phẩm giải trí bằng mọi giá và vô tội vạ như vậy. Hậu quả là khán giả bắt đầu bỏ rạp vì mất lòng tin. Đúng ra các nhà báo phải tỉnh táo thấy được điều đó để không dúm dụm vào tâng bốc LLHP.Niềm tin khi đã mất đi thì thật khó mà lấy lại , đằng này nó lại bị mất tới 2 lần . Ở nước ngoài có những tờ báo vẫn luôn viết những bài phê bình chê nhưng bộ phim nổi đình nổi đám , tôi nghĩ điều quan trọng là việc chúng ta viết đúng hay sai thôi, nếu viết đúng thì không sợ gì độc giả không ủng hộ.Nay thì các anh chị đã góp phần làm cho “nửa triệu người xem VN, phần lớn là lớp trẻ” một lần nữa mất niềm tin vào điện ảnh nước nhà qua việc ca ngợi một bộ phim mà những khán giả bình thường như họ cũng phải phì cười và sẽ mang cái tâm lí ” phim thứ dữ của VN thì cũng chỉ có vậy”.Các ĐD trẻ thì cũng vì vậy mà một số người bắt đầu đi theo con đường đó ( Vũ Ngọc Đãng-Những Cô Gái Chân Dài), với suy nghĩ “đơn giản” hơn về một bộ phim thành công. Điện ảnh VN sẽ ra sao nếu mọi ĐD đều để tiêu chí ăn khách đè bẹp những giá trị khác? Thẩm mỹ của khán giả VN sẽ ra sao nếu chỉ biết đến rạp xem những phim có “gái” ? Chúng ta phải làm sao để điện ảnh VN có một sức khỏe mạnh mẽ và ổn định chứ “chơi doping” kiểu này thì nguy hại quá.
P.S: Xin đừng bắt lỗi về cái từ “hỏi tội”.
2003-2023